Đến nội dung

Hình ảnh

mấy bài dãy số vừa tìm được trên mạng

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết
http://trungtuan.wor...0/04/topic-385/

Bài 1. Cho $ p>1$ số thực dương $a_i$. Chứng minh rằng các dãy số $(s_n),(x_n)$ cho bởi
$s_n=\dfrac{a_1^n+a_2^n+\cdots+a_p^n}{p} và x_n=\sqrt[n]{s_n}$ tăng.
Bài 2. Cho dãy bị chặn $(a_n) $thỏa mãn điều kiện $a_{n+1}\geq a_n-\dfrac{1}{2^n}\,\,\forall n\geq 1$. Chứng minh rằng dãy này hội tụ.
Bài 3. Chứng minh hai dãy $(a_n),(b_n) $xác định bởi
$ a_n=-2\sqrt{n}+\sum_{i=1}^n\dfrac{1}{\sqrt{i}} và b_n=-2\sqrt{n+1}+\sum_{i=1}^n\dfrac{1}{\sqrt{i}}$ là hội tụ.
Bài 4. Cho dãy $(a_n)$ thỏa mãn $ 0<a_n<1\,\,\forall n\geq 1$ và
$a_n(1-a_{n+1})>\dfrac{1}{4}\,\,\forall n\geq 1$.
Chứng minh rằng dãy này hội tụ và tìm giới hạn của nó.
Bài 5. Cho dãy $(a_n)$ xác định bởi $a_0=0,a_1=\dfrac{1}{2}$ và
$a_{n+1}=\dfrac{1}{3}(1+a_n+a_{n-1}^3)\,\,\forall n\geq 1$.
Chứng minh rằng dãy này hội tụ và tìm giới hạn của nó.
Bài 6. Chứng minh rằng hai dãy $(a_n),(b_n)$ hội tụ.
Trong đó $a_n=\sum_{i=1}^n\dfrac{1}{i^2},b_n=\sum_{i=1}^n\dfrac{1}{i^i}$.
Bài 7. Chứng minh rằng dãy (a_n) xác định bởi
$a_n=\dfrac{1}{\sqrt{n(n+1)}}+\dfrac{1}{\sqrt{(n+1)(n+2)}}+\cdots+\dfrac{1}{\sqrt{(2n-1)2n}}$
là dãy số hội tụ.
Bài 8. Tìm giới hạn của dãy (a_n) trong mỗi trường hợp
$1/. a_1=1,a_2=2,a_{n+2}=\sqrt{a_n}+\sqrt{a_{n+1}}$;
$2/. a_1=9,a_2=6,a_{n+2}=\sqrt{a_n}+\sqrt{a_{n+1}}$.
Bài 9. Chứng minh rằng hai dãy (a_n),(b_n) sau có cùng giới hạn
$1/. 0<b_1<a_1,a_{n+1}=\dfrac{a_n+b_n}{2},b_{n+1}=\sqrt{a_nb_n}$;
$2/. 0<b_1<a_1,a_{n+1}=\dfrac{a_n^2+b_n^2}{a_n+b_n},b_{n+1}=\dfrac{a_n+b_n}{2}$;
$3/. 0<b_1<a_1,a_{n+1}=\dfrac{a_n+b_n}{2},b_{n+1}=\dfrac{2a_nb_n}{a_n+b_n}$.
Bài 10. Chứng minh rằng dãy (s_n) xác định bởi
$ s_n=\dfrac{n+1}{2^{n+1}}\left(\dfrac{2}{1}+\dfrac{2^2}{2}+\cdots+\dfrac{2^n}{n}\right)$
Bài 11. Cho dãy bị chặn (a_n) thỏa mãn
$ a_{n+2}\leq\dfrac{1}{3}a_{n+1}+\dfrac{2}{3}a_n\,\,\forall n\geq 1$.
Chứng minh rằng dãy số này hội tụ.
Bài 12. Cho hai dãy $ (a_n) và (b_n)$ xác định bởi
$a_n=\left(1+\dfrac{1}{n}\right)^n,b_n=\left(1+\dfrac{1}{n}\right)^{n+1}\,\,\,\forall n\geq 1$.
Chứng minh rằng $(a_n) $tăng còn $(b_n)$ giảm. Từ đó suy ra
$\left(1+\dfrac{1}{n}\right)^n<e<\left(1+\dfrac{1}{n}\right)^{n+1}\,\,\,\forall n\geq 1$.
Bài 13. Cho dãy$ (a_n)$ xác định bởi
$ a_n=\left(1+\dfrac{x}{n}\right)^n\,\,\forall n\geq 1$.
Chứng minh rằng dãy số này tăng kể từ lúc nào đó.
Bài 14. Chứng minh hai dãy (a_n) và (b_n) xác định bởi
$ a_n=\dfrac{1}{1}+\dfrac{1}{2}+\cdots+\dfrac{1}{n}-\ln (n+1)\,\,\,\forall n\geq 1$
Và $ b_n=\dfrac{1}{1}+\dfrac{1}{2}+\cdots+\dfrac{1}{n}-\ln n\,\,\,\forall n\geq 1$
hội tụ và có cùng giới hạn.
Bài 15. (VMO 2011) Cho dãy số thực $ (a_n) $xác định bởi $a_1=1$ và
$ a_n=\dfrac{2n}{(n-1)^2}\cdot\sum_{i=1}^{n-1}a_i\,\,\forall n\geq 2$.
Với mỗi số nguyên dương n, đặt $ y_n=x_{n+1}-x_n$. Chứng minh rằng dãy số $ (y_n)$ có giới hạn hữu hạn khi$ n\to +\infty$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Didier: 09-10-2011 - 13:58


#2
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Xin làm mấy bài vậy.

Bài 4. Cho dãy $(a_n)$ thỏa mãn $ 0<a_n<1\,\,\forall n\geq 1$ và ${a_{n + 1}}(1 - {a_n}) \ge \dfrac{1}{4}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \forall n \ge 1$
Chứng minh rằng dãy này hội tụ và tìm giới hạn của nó.

(Đề này mới đúng?)

Ta có: ${a_{n + 1}}(1 - {a_n}) \ge \dfrac{1}{4}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \ge {a_n}\left( {1 - {a_n}} \right) \Rightarrow {a_{n + 1}}(1 - {a_n}) \ge {a_n}\left( {1 - {a_n}} \right)$

$ \Rightarrow {a_{n + 1}} \ge {a_n}\,\,\,\left( {0 < {a_n} < 1} \right) \Rightarrow \left( {{a_n}} \right)$ là dãy tăng và bị chặn nên hội tụ.

Đặt $x = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {a_n} \Rightarrow x\left( {1 - x} \right) \ge \dfrac{1}{4} \Leftrightarrow {x^2} - x + \dfrac{1}{4} \le 0 \Leftrightarrow {\left( {x - \dfrac{1}{2}} \right)^2} \le 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{2}$

Vậy $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {a_n} = \dfrac{1}{2}$.

Bài 7. Chứng minh rằng dãy (a_n) xác định bởi
$a_n=\dfrac{1}{\sqrt{n(n+1)}}+\dfrac{1}{\sqrt{(n+1)(n+2)}}+\cdots+\dfrac{1}{\sqrt{(2n-1)2n}}$
là dãy số hội tụ.

Gợi ý:

Có $\dfrac{1}{{n + 1}} + ... + \dfrac{1}{{2n}} < \dfrac{1}{{\sqrt {n\left( {n + 1} \right)} }} + ... + \dfrac{1}{{\sqrt {\left( {2n - 1} \right)2n} }} < \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{{n + 1}} + ... + \dfrac{1}{{2n}}$

Mặt khác: $\ln \dfrac{{2n + 1}}{n} < \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{{n + 1}} + ... + \dfrac{1}{{2n}} < \ln \dfrac{{2n}}{{n - 1}}$

Từ 2 KQ trên có đpcm và khi đó $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {a_n} = \ln 2$
P/s: Mỏi tay quá, mấy bài 9, 12, 13 post sau. Cho hỏi yêu cầu của bài 10.

#3
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết
anh thử post thêm lời giải bài VMO nữa đi
mà cho em hỏi có cần cm$ lim(1+\dfrac{1}{n})^{n}=e$ trong toán ThHPT ko anh


#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

anh thử post thêm lời giải bài VMO nữa đi

$n \ge 1:\,{a_{n + 1}} = \dfrac{{2\left( {n + 1} \right)}}{{{n^2}}}\sum\limits_{i = 1}^n {{a_i}} = \dfrac{{2\left( {n + 1} \right)}}{{{n^2}}}\left( {\dfrac{{{{\left( {n - 1} \right)}^2}}}{{2n}} + 1} \right){a_n} = \dfrac{{\left( {n + 1} \right)\left( {{n^2} + 1} \right)}}{{{n^3}}}{a_n}$

$ \Rightarrow \dfrac{{{a_{n + 1}}}}{{n + 1}} = \left( {1 + \dfrac{1}{{{n^2}}}} \right)\dfrac{{{a_n}}}{n}\,\,\forall n \ge 1$

Khi đó, $\forall n \ge 2:\,{y_n} = {a_{n + 1}} - {a_n} = \left( {\dfrac{{\left( {n + 1} \right)\left( {{n^2} + 1} \right)}}{{{n^3}}} - 1} \right){a_n} = \dfrac{{{n^2} + n + 1}}{{{n^2}}}.\dfrac{{{a_n}}}{n}$

$ = \left( {1 + \dfrac{{n + 1}}{{{n^2}}}} \right)\prod\limits_{k = 1}^{n - 1} {\left( {1 + \dfrac{1}{{{k^2}}}} \right)} \,\,\,\,(1)$

Do đó, với ${y_1} = {a_2} - {a_1} = 3 \Rightarrow {y_n} > 0\,\,\forall n \ge 1,{y_1} < {y_2}$ và $\forall n \ge 3$

$\dfrac{{{y_n}}}{{{y_{n - 1}}}} = \dfrac{{{n^2} + n + 1}}{{{n^2}}}.\dfrac{{{{\left( {n - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {n - 1} \right)}^2} + n}}\left( {1 + \dfrac{1}{{{{\left( {n - 1} \right)}^2}}}} \right) = 1 + \dfrac{2}{{{n^4} - {n^3} + {n^2}}} > 1$

Suy ra $\left( {{y_n}} \right)$ là dãy tăng. (2)

$\forall n \ge 2:\,\,n + 1 < {n^2}\,,\,\,\prod\limits_{k = 1}^{n - 1} {\left( {1 + \dfrac{1}{{{k^2}}}} \right)} \le {\left( {1 + \dfrac{{\sum\limits_{k = 1}^{n - 1} {\dfrac{1}{{{k^2}}}} }}{{n - 1}}} \right)^{n - 1}}$, từ (1) ta được: ${y_n} < 2{\left( {1 + \dfrac{{\sum\limits_{k = 1}^{n - 1} {\dfrac{1}{{{k^2}}}} }}{{n - 1}}} \right)^{n - 1}}\,\,\,\forall n \ge 2\,\,\,\,\,\,\,(3)$

Lại có: $\sum\limits_{k = 1}^{n - 1} {\dfrac{1}{{{k^2}}}} < 1 + \sum\limits_{k = 2}^{n - 1} {\dfrac{1}{{k\left( {k - 1} \right)}}} = 1 + \sum\limits_{k = 2}^{n - 1} {\left( {\dfrac{1}{{k - 1}} - \dfrac{1}{k}} \right)} = 2 - \dfrac{1}{{n - 1}} < 2\,\,\,\forall n \ge 3\,$

$\left( 3 \right) \Rightarrow {y_n} < 2{\left( {1 + \dfrac{2}{{n - 1}}} \right)^{n - 1}} < 2{e^2}\,\,\,\forall n \ge 2\,\, \Rightarrow \left( {{y_n}} \right)$ bị chặn trên, kết hợp với (2) ta có đpcm.

mà cho em hỏi có cần cm$ lim(1+\dfrac{1}{n})^{n}=e$ trong toán ThHPT ko anh

Cái này anh nhớ không nhầm thì đã có định lý trong SGK nên không cần chứng minh đâu.

#5
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

anh thử post thêm lời giải bài VMO nữa đi

$n \ge 1:\,{a_{n + 1}} = \dfrac{{2\left( {n + 1} \right)}}{{{n^2}}}\sum\limits_{i = 1}^n {{a_i}} = \dfrac{{2\left( {n + 1} \right)}}{{{n^2}}}\left( {\dfrac{{{{\left( {n - 1} \right)}^2}}}{{2n}} + 1} \right){a_n} = \dfrac{{\left( {n + 1} \right)\left( {{n^2} + 1} \right)}}{{{n^3}}}{a_n}$

$ \Rightarrow \dfrac{{{a_{n + 1}}}}{{n + 1}} = \left( {1 + \dfrac{1}{{{n^2}}}} \right)\dfrac{{{a_n}}}{n}\,\,\forall n \ge 1$

Khi đó, $\forall n \ge 2:\,{y_n} = {a_{n + 1}} - {a_n} = \left( {\dfrac{{\left( {n + 1} \right)\left( {{n^2} + 1} \right)}}{{{n^3}}} - 1} \right){a_n} = \dfrac{{{n^2} + n + 1}}{{{n^2}}}.\dfrac{{{a_n}}}{n}$

$ = \left( {1 + \dfrac{{n + 1}}{{{n^2}}}} \right)\prod\limits_{k = 1}^{n - 1} {\left( {1 + \dfrac{1}{{{k^2}}}} \right)} \,\,\,\,(1)$

Do đó, với ${y_1} = {a_2} - {a_1} = 3 \Rightarrow {y_n} > 0\,\,\forall n \ge 1,{y_1} < {y_2}$ và $\forall n \ge 3$

$\dfrac{{{y_n}}}{{{y_{n - 1}}}} = \dfrac{{{n^2} + n + 1}}{{{n^2}}}.\dfrac{{{{\left( {n - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {n - 1} \right)}^2} + n}}\left( {1 + \dfrac{1}{{{{\left( {n - 1} \right)}^2}}}} \right) = 1 + \dfrac{2}{{{n^4} - {n^3} + {n^2}}} > 1$

Suy ra $\left( {{y_n}} \right)$ là dãy tăng. (2)

$\forall n \ge 2:\,\,n + 1 < {n^2}\,,\,\,\prod\limits_{k = 1}^{n - 1} {\left( {1 + \dfrac{1}{{{k^2}}}} \right)} \le {\left( {1 + \dfrac{{\sum\limits_{k = 1}^{n - 1} {\dfrac{1}{{{k^2}}}} }}{{n - 1}}} \right)^{n - 1}}$, từ (1) ta được: ${y_n} < 2{\left( {1 + \dfrac{{\sum\limits_{k = 1}^{n - 1} {\dfrac{1}{{{k^2}}}} }}{{n - 1}}} \right)^{n - 1}}\,\,\,\forall n \ge 2\,\,\,\,\,\,\,(3)$

Lại có: $\sum\limits_{k = 1}^{n - 1} {\dfrac{1}{{{k^2}}}} < 1 + \sum\limits_{k = 2}^{n - 1} {\dfrac{1}{{k\left( {k - 1} \right)}}} = 1 + \sum\limits_{k = 2}^{n - 1} {\left( {\dfrac{1}{{k - 1}} - \dfrac{1}{k}} \right)} = 2 - \dfrac{1}{{n - 1}} < 2\,\,\,\forall n \ge 3\,$

$\left( 3 \right) \Rightarrow {y_n} < 2{\left( {1 + \dfrac{2}{{n - 1}}} \right)^{n - 1}} < 2{e^2}\,\,\,\forall n \ge 2\,\, \Rightarrow \left( {{y_n}} \right)$ bị chặn trên, kết hợp với (2) ta có đpcm.

mà cho em hỏi có cần cm$ lim(1+\dfrac{1}{n})^{n}=e$ trong toán ThHPT ko anh

Cái này anh nhớ không nhầm thì đã có định lý trong SGK nên không cần chứng minh đâu.

#6
ohmymath

ohmymath

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Em mới học dãy số; mong các anh chỉ giúp em cách làm dạng này:
Tìm dạng của $ U_1$ để dãy sau là dãy hội tụ: $U_{n+1}=U_n(U_n-1)$

#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Em mới học dãy số; mong các anh chỉ giúp em cách làm dạng này:
Tìm dạng của $ U_1$ để dãy sau là dãy hội tụ: $U_{n+1}=U_n(U_n-1)$

Anh giải như thế này.

Đặt: ${u_1} = a$. Từ giả thiết ta có: ${u_{n + 1}} - {u_n} = - u_n^2 \le 0 \Rightarrow {u_{n + 1}} \le {u_n} \le ... \le {u_2} \le {u_1} = a$

Bằng cách vẽ đồ thị hàm số $y = f\left( x \right) = x\left( {1 - x} \right)$ và xét tập ảnh của các miền tương ứng qua ánh xạ $x \mapsto x\left( {1 - x} \right)$ ta có các trường hợp.

TH1: $0 \le a \le 1$. khi đó ${u_2} = a\left( {1 - a} \right) \ge 0 \Rightarrow 0 \le {u_2} \le {u_1} \le 1 \Rightarrow 0 \le {u_n} \le 1,\,\,\forall n \in {N^*}$

Dãy $\left( {{u_n}} \right)$ không tăng và bị chặn dưới bởi số 0 nên tồn tại $\lim {u_n} = A$ hữu hạn $\left( {A \in \left[ {0;1} \right]} \right)$. Chuyển qua giới hạn ta được: $A = A\left( {1 - A} \right) \Leftrightarrow A = 0$.

Vậy nếu $0 \le a \le 1$ thì $\lim {u_n} = 0$ (dãy $\left( {{u_n}} \right)$ hội tụ).

TH2: $a < 0;\,a > 1$. Khi đó ${u_2} < 0 \Rightarrow {u_3} < 0$. Tương tự có ${u_n} < 0,\,\forall n \in {N^*},n \ge 2$. Nếu $\left( {{u_n}} \right)$ bị chặn dưới thì tồn tại $\lim {u_n} = A$, $\left( {A < 0} \right)$. Chuyển qua giới hạn ta được: $A = A\left( {1 - A} \right) \Leftrightarrow A = 0$ không thỏa điều kiện.

Vậy với $a < 0;\,a > 1$ thì $\lim {u_n} = - \infty $. Do đó $0 \le a \le 1$ hay $0 \le {u_1} \le 1$ là dạng cần tìm.

#8
ohmymath

ohmymath

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Hu Hu anh ơi; bài anh làm là $U_{n+1}=U_n,(1-U_n)$, Bài đấy em làm được rồi.
Nhưng bài này là $U_{n+1}=U_n,(U_n-1)$ cơ mà :((

#9
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Xin lỗi! Anh đọc đề ẩu quá. Anh làm lại bài đó nhé.

Em mới học dãy số; mong các anh chỉ giúp em cách làm dạng này:
Tìm dạng của $ U_1$ để dãy sau là dãy hội tụ: $U_{n+1}=U_n(U_n-1)$


Bằng cách vẽ đồ thị hàm số $y = f\left( x \right) = x\left( {x - 1} \right)$ và xét tập ảnh của các miền tương ứng qua ánh xạ $x \mapsto x\left( {x - 1} \right)$ ta có các trường hợp.

TH1: ${u_1} > 2$. Bằng quy nạp, chứng minh được ${u_n} < {u_{n + 1}},\,\forall n \in {N^*}$ (em tự CM được chứ). Vậy $\left( {{u_n}} \right)$ tăng. Nếu bị chặn thì tồn tại $\lim {u_n} = A > 2$. Chuyển qua giới hạn ta được: $A = A\left( {A - 1} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
A = 0\\
A = 2
\end{array} \right.$ không thỏa điều kiện. Vậy $\left( {{u_n}} \right)$ không bị chặn trên, tức $\lim {u_n} = + \infty $.

TH2: ${u_1} < - 1 \Rightarrow {u_2} = {u_1}\left( {{u_1} - 1} \right) > 2$. Tương tự ta cũng được $\lim {u_n} = + \infty $ với giả sử dãy bắt đầu từ ${u_2}$.

TH3: $0 \le {u_n} \le 1$.
Có ${u_{2n + 1}} = {u_{2n}}\left( {{u_{2n}} - 1} \right) = {u_{2n - 1}}\left( {{u_{2n - 1}} - 1} \right)\left[ {{u_{2n - 1}}\left( {{u_{2n - 1}} - 1} \right) - 1} \right]$

$$ \Rightarrow {u_{2n + 1}} - {u_{2n - 1}} = u_{2n - 1}^3\left( {{u_{2n - 1}} - 2} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$

Chứng minh: $0 \le {u_{2n - 1}} \le 1,\,\,\forall n \in {N^*}$ (bằng quy nạp, em CM nhé!)

Kết hợp với (1) ta được: ${u_{2n + 1}} < {u_{2n - 1}} \Rightarrow \left( {{u_{2n + 1}}} \right)$ là dãy giảm và bị chặn dưới bởi số 0. Do đó tồn tại $\lim {u_{2n - 1}} = A,\,\,\left( {0 \le A \le 1} \right)$. Chuyển qua giới hạn ta được: $A = A\left( {A - 1} \right)\left[ {A\left( {A - 1} \right) - 1} \right] \Leftrightarrow A = 0$.

Mà ${u_{2n}} = {u_{2n - 1}}\left( {{u_{2n - 1}} - 1} \right) \Rightarrow \lim {u_{2n}} = A = 0$. Vậy khi ${u_1} \in \left[ {0;1} \right]$ thì $\left( {{u_n}} \right) \to 0$.

TH4: $1 < {u_1} < 2$. Khi đó
* Nếu $\exists k:{u_k} \in \left[ {0;1} \right]$ thì coi dãy bắt đầu từ ${u_k}$, ta có $\lim {u_n} = 0$.

* Nếu $\forall k \in {N^*}$ ta luôn có ${u_k} \notin \left[ {0;1} \right]$ thì do $1 < {u_1} < 2$ nên ${u_2} \in \left( {0;2} \right)$. Mà ${u_2} \notin \left[ {0;1} \right] \Rightarrow {u_2} \in \left( {1;2} \right)$. Tương tự ta cũng có ${u_n} \in \left( {1;2} \right),\,\,\forall n \in {N^*}$. Từ đó ${u_{n + 1}} - {u_n} = {u_n}\left( {{u_n} - 2} \right) < 0 \Rightarrow \left( {{u_n}} \right)$ giảm và bị chặn dưới bởi số 0 nên tồn tại $\lim {u_n} = A,\,\,\left( {1 < A < 2} \right)$. Chuyển qua giới hạn ta được: $A = {A^2} - A \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
A = 0\\
A = 2
\end{array} \right.$ vô lý.

Vậy với ${u_1} \in \left( {1;2} \right)$ thì$\lim {u_n} = 0$.

TH5: ${u_1} = 2 \Rightarrow {u_n} = 2,\,\,\forall n \in {N^*} \Rightarrow \lim {u_n} = 2$

TH6: ${u_1} = - 1 \Rightarrow {u_2} = 2$ theo TH5, ta có $\lim {u_n} = 2$.

TH7: ${u_1} \in \left( { - 1;0} \right) \Rightarrow 0 < {u_2} < 2$ theo TH3TH4, ta có $\lim {u_n} = 0$.

Vậy $ - 1 \le {u_1} \le 2$ là các giá trị cần tìm.

#10
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Anh Thành pro ghê. Đúng là 1 trong những nhân tài của VMF ta. :tongue: .
Tại hạ ngu nguội, mong Thành đại ca chỉ giáo tường tận bài này.
Em làm ra được đáp án giống đáp số nhưng thấy vẫn chưa ổn :( :( :( .
Anh chỉ giáo nha.
Bài 1:( khá quen )
Cho dãy :\[\{ {u_n}\} :\left\{ \begin{array}{l}
{u_1} = 1\\
{u_{n + 1}} = {u_n} + \dfrac{1}{{{u_n}}}
\end{array} \right.\]
Tính $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{{u_n}}}{{\sqrt n }}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 10-10-2011 - 23:24

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#11
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Em quá lời rồi. Thôi, anh vào bài toán luôn. Bài này dùng định lý Stolz là được.

Bài toán: Cho dãy :\[\{ {u_n}\} :\left\{ \begin{array}{l}
{u_1} = 1\\
{u_{n + 1}} = {u_n} + \dfrac{1}{{{u_n}}}
\end{array} \right.\]
Tính $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{{u_n}}}{{\sqrt n }}$
Giải:

Dễ thấy ${u_n} \ge 1$ và ${u_{n + 1}} - {u_n} = \dfrac{1}{{{u_n}}} > 0 \Rightarrow {u_{n + 1}} > {u_n}$ suy ra $\left\{ {{u_n}} \right\}$ là dãy tăng và không bị chặn trên nên $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = + \infty $

Đặt: ${x_n} = u_n^2;{y_n} = n \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {y_n} = + \infty $

Khi đó: $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{{x_n} - {x_{n - 1}}}}{{{y_n} - {y_{n - 1}}}} = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{u_n^2 - u_{n - 1}^2}}{{n - \left( {n - 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{u_{n - 1}^2 + \dfrac{1}{{u_{n - 1}^2}} + 2 - u_{n - 1}^2}}{{n - n + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {\dfrac{1}{{u_{n - 1}^2}} + 2} \right) = 2$

Theo định lý Stolz, ta được: $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{{x_n}}}{{{y_n}}} = 2 \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{u_n^2}}{n} = 2 \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{{u_n}}}{{\sqrt n }} = \sqrt 2 $.

Vậy $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \dfrac{{{u_n}}}{{\sqrt n }} = \sqrt 2 $.

#12
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết
bài của Viêtf có thể giải theo cách khác
áp dung TB Cesaro có
dễ thấy $ \beta =\dfrac{1}{2}\rightarrow \gamma =2$
vậy xét $ u_{n+1}^{2}-u_{n}^{2}=2+\dfrac{1}{u_{n}^{2}}$
dễ thấy $ u_{n}$ là dãy tăng mà giả sử $\lim_{u_{n}}=a$
khi ấy $ a=a+\dfrac{1}{a} $vô nghiệm vậy nên$ u_{n}\rightarrow \infty$
$ \Rightarrow limu_{n+1}^{2}-u_{n}^{2}=2$
vậy áp dụng cesaro thì$ lim\dfrac{u_{n}^{2}}{n}=2$
vậy $ lim\sqrt{\dfrac{u_{n}^{2}}{n}}=\sqrt{2}$
@ Viêtfrog stolz là định lí của đại học hình như không được dùng ở bậc THPT
@ anh xusinst có tài liệu nào hay về dãy số không share cho bọn em với

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Didier: 11-10-2011 - 18:49


#13
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Thanks Didier đã đưa ra thêm một cách. Didier chú ý! Định lý Stolz được dùng ở THPT nhưng chỉ gặp ở các kỳ thi HSG.

Định lý Trung bình Cesaro: Nếu dãy số $\left\{ {{x_n}} \right\}$ có giới hạn hữu hạn là a thì dãy số các trung bình $\left\{ {\dfrac{{\sum\limits_{i = 1}^n {{x_i}} }}{n}} \right\}$ cũng có giới hạn là a.

Định lý này có thể phát biểu dưới dạng tương đương như sau: Nếu $\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \left( {{x_{n + 1}} - {x_n}} \right) = a$ thì $\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \dfrac{{{x_n}}}{n} = a$.

Hai định lý Stolz Trung bình Cesaro nhìn vào thì tương tự nhau.

@ Didier: anh chỉ có một quyển sách về Dãy số thôi, nhưng giờ nó không đi theo anh nữa rồi :D

#14
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết

Thanks Didier đã đưa ra thêm một cách. Didier chú ý! Định lý Stolz được dùng ở THPT nhưng chỉ gặp ở các kỳ thi HSG.

Định lý Trung bình Cesaro: Nếu dãy số $\left\{ {{x_n}} \right\}$ có giới hạn hữu hạn là a thì dãy số các trung bình $\left\{ {\dfrac{{\sum\limits_{i = 1}^n {{x_i}} }}{n}} \right\}$ cũng có giới hạn là a.

Định lý này có thể phát biểu dưới dạng tương đương như sau: Nếu $\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \left( {{x_{n + 1}} - {x_n}} \right) = a$ thì $\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \dfrac{{{x_n}}}{n} = a$.

Hai định lý Stolz Trung bình Cesaro nhìn vào thì tương tự nhau.

@ Didier: anh chỉ có một quyển sách về Dãy số thôi, nhưng giờ nó không đi theo anh nữa rồi :D

wordpress cua thầy trungtuan mình hay vào đọc trộm share kho sách cho moị người
http://trungtuan.wor...ai-nguyen/sach/





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh