Đến nội dung

Hình ảnh

Nhận xét , hậu BOM2005


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Các bạn thân mến,

Cuộc thi BOM2005 lần đầu tiên tổ chức đã kết thúc, nhưng vì một vài lý do nào đó, mà có nhiều thành viên của diễn đàn chưa nghe, biết đến. Topic này sẽ là nơi để các bạn đó nhận xét, cho ý kiến của mình về các bài dự thi. Tuy có muộn, nhưng những lời nhận xét về bài dự thi này đều rất có ý nghĩa cho chủ nhân của mỗi bài viết, và cho cuộc thi BOM của diendantoanhoc.net

#2
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Đây là bài nhận xét của thầy ngôctử

Ấn tượng đầu tiên là các bạn giỏi quá. Không những các bạn có kiến thức toán rất đáng nể so với lứa tuổi của mình (phần lớn là HS PT ?) mà khả năng diễn đạt cũng rất tốt. Qua bài viết các bạn đã thể hiện được một trí tuệ sắc sảo, và hơn thế, thể hiện rất rõ một tấm lòng mê say rất mực. Tôi nhớ đến một giai thoại về Lê Quí Đôn: Có người khen ông : Nghe bác tả nhãn Hưng Yên mà thấy thèm. Ông đáp: Đệ mong bác sau khi đọc bài của đệ thấy thèm, tìm quả mà ăn. Ăn xong thấy ngon, tìm cây mà trồng. Có được thế mới thực là bài văn hay. Phải chăng chúng ta vết về vẻ đẹp toán học nhằm thấy được rõ hơn vẽ đẹp ấy, từ đó yêu thích và đến với toán để tìm hiểu, khám phá nó? Nếu thế thì có lẽ các bài viết đã thành công, bởi có tiếng nói nào thuyết  phục hơn tiếng nói của trái tim? Nhiệt tình của các bạn qua từng trang viết đầy tâm huyết sẽ là mồi châm nhiều ngọn lữa nhiệt tình đang âm ỉ trong lòng nhiều người đọc – tôi tin chắc điều đó.

Chúng ta hãy đi sâu vào một số bài viết.

*
Nhiều bạn đã đánh giá cao bài viết B7, nên tôi xin bắt đầu từ bài này, và thử đóng vai phản biện nhé?

Đọc bài này tôi có cảm giác tác giả như cậu con trai mới lớn lần đầu hò hẹn với người yêu. Trong lòng bao nhiêu tình tứ muốn thổ lộ nhưng cứ lúng ta lúng túng nói không nên lời, hoặc nên lời thì không hết ý, thậm chí không đúng ý mình muốn nói. Tác giả muốn nói gì qua:

  Vẻ đẹp toán học có thể đến từ những điều rất bình dị . Sự cao sang về trình độ đôi khi làm thui chột nó

Ai học toán mà không từng cố tìm cách giải khác với cách giải đã biết từ bạn, từ thầy hay từ sách? Và có niềm vui nào sánh bằng khi tìm ra được cách giải đẹp hơn – tức đơn giản hơn?. Lê Bá Khánh Trình được đánh giá cao trong kì thi IMO XXI (1979) chính nhờ cách giải rất sơ cấp cho bài toán hình học. Vì rằng không phải vẽ đẹp toán học có thể đến từ những điều rất bình dị chính sự giản dị là vẽ đẹp của toán học. Và tìm ra được cái đẹp giản dị đó thường thể hiện sự cao siêu về trình độ chứ làm sao mà sự cao sang về trình độ đôi khi làm thui chột nó ? Toán đẹp ở sự giản dị. Và ở sự tiết kiệm nữa. Ở đâu mà bạn có thể tìm thấy sự tiết kiệm đến lạ lùng Hình chữ nhật là tứ giác có ba góc vuông ? Chỉ ba là đủ, không cần bốn.
Trong vô số các thí dụ có thể, tác giả chọn lựa được những ví dụ khá đắt để minh họa tư tương của mình. Toán học đẹp ở chổ không chịu lùi bước trước khó khăn nhưng cũng không ngu ngốc lì lợm húc đầu vào núi, mà dám có những sáng tạo táo bạo để giúp vượt qua trở ngại. Ví dụ số ảo. Ví dụ phương pháp giả thiết tạm - tạm thời giả thiết một điều có vẽ vô lí để từ đó phân tích tìm ra cách giải bài toán. Tuy nhiên có chủ quan quá không khi cho rằng

Em đã tìm thấy được vẻ đẹp toán học thực sự qua phương pháp giả thiết tạm ,có thể nói đó là phương pháp tư duy trừu tượng đầu tiên trong quá trình học toán tiểu học

Bạn có thấy phát biểu trên đây có phần mâu thuẫn với một tư tưởng chủ đạo của bài viết: không cứ phải có trình độ cao mới có thể thấy được vẽ đẹp của toán học ? Vâng, không phải đến bài toán giả thiết tạm mới có thể là lần đầu tiên thấy được vẽ đẹp của toán học, của tư duy trừu tượng đâu. Bạn thử cùng tôi xem một em bé lớp Một học toán nhé.
Ta hãy dạy em học phép toán đầu tiên – phép toán cộng. Trên tay tôi là bộ bài túlơkhơ. Tôi lần lượt đưa cho em từng hai cây một, yêu cầu em tính tổng số điểm các cây bài. Ví dụ cây 4 và cây 6. Ban đầu em lần lượt đếm từng điểm trên cây thứ nhất: một, hai, ba, bốn; rồi đếm tiếp qua cây thứ hai: năm, sáu … Dần dần em bỏ qua không đếm cây bài thứ nhất mà đếm tiếp ngay qua cây bài thứ hai: năm, sáu, bảy … Cuối cùng, sau một số lần đủ nhiều, em không bắt đầu từ cây bài nhỏ (có số điểm nhỏ) nữa mà là từ cây bài lớn, cho dầu đưa cho em cây nhỏ trước.
Chẵng phải em đã tìm ra cách giải ngày càng gọn hơn bài toán, và cuối cùng đã phát hiện ra tính chất giao hoán của phép cộng đấy ư? Những tràng cười nắc nẻ khoái chí của em mỗi khi tìm được cách giải đẹp hơn (so với mẹ làm đối chứng bên cạnh chẵng hạn) chẵng phải đã thể hiện niềm vui toán học nơi em?
Cái đẹp của Toán bàng bạc khắp nơi - trong bài toán cộng lớp một, trong một giả thiết chưa có lời giải của lí thuyết số, … vấn đề là làm sao thấy đựoc, làm sao giúp cho người khác cũng thấy được cái đẹp đó.
Tác giả bài viết tỏ ra có những trải nghiệm nhất định, đã phát hiện ra những nét đẹp đây đó của toán và đã rất nhiệt tình muốn truyền đạt những cảm nhận của mình với người đọc. Tuy nhiên sự say mê quá mức đã đẩy bạn đến chổ thần thánh hóa Toán. Ngay từ giòng mở đầu "Cuộc sống không có toán học chả khác nào bông hoa hồng không có hương thơm". Rồi sau đó là tâm sự không dám mơ thành nhà toán học , những khẳng định nặng cảm tính mà thiếu cơ sở:

Những toan tính là tầm thường trước toán học. Vậy thì ta thử hỏi xem trong số những người có ý định rời bỏ toán học liệu họ có tìm đâu một sức mạnh tinh thần , một nguồn vui tương xứng như thế - câu trả lời chắc bạn đọc biết rõ

Tôi yêu Toán, thấy hạnh phúc khi giải được một bài toán khó. Nhưng tôi tin anh bạn thi sĩ của tôi cũng hạnh phúc không kém khi tìm được một tứ thơ hay, một từ đắc địa.

Quả chàng trai này tỏ ra khá lúng túng trong lần đầu hò hẹn với người yêu. Nhưng … ai mà chẵng thế?



#3
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Tặng các bạn bài này trong cuốn sách "Ông hoàng và người đày tớ của khoa học" của Tiến sĩ Toán học Xuân Trung - NXB Kim Đồng 1997.
Nếu ai hỏi bạn rằng bạn học vật lí để làm gì thì chắc là bạn sẽ trả lời được ngay: "Tôi học vật lí để tìm hiểu quy luật của tự nhiên, của các cơ chế máy móc và sau này, lớn lên tôi sẽ tham gia vào công cuộc cải tạo tự nhiên". Bạn cũng sẽ không cần suy nghĩ nhiều khi người ta hỏi bạn về các môn khoa học khác như sinh vật, hoá học... thậm chí cả lịch sử, địa lí nữa. Nhưng...

"Bạn học toán để làm gì?" lại là một câu hỏi bất ngờ. Gặp câu hỏi đó có lẽ nhiều bạn sẽ lúng túng. Thế mà vật lí, hoá học, sinh vật học, lịch sử... lại cất tiếng chào đời khá muộn so với toán học. Toán học đã gần gũi với con người trong khoảng thời gian khá dài và nó sẽ vĩnh viễn gắn bó với chúng ta. Và không chỉ riêng với chúng ta, những người trên Trái Đất, toán học vĩnh viễn gắn bó với bất kì sinh vật nào ở bất kì nơi nào trong vũ trụ, nếu như sinh vật đó có hệ thần kinh cao cấp, biết tư duy, biết tác động vào thế giới xung quanh, cải tạo thế giới đó, bắt nó phục vụ cho mình.

Khi mà con người nguyên thuỷ biết cầm hòn đá ném muông thú kiếm thịt ăn thì những khái niệm đầu tiên về toán học đã ra đời; họ đã có thể phân biệt giữa lớn và nhỏ, giữa nhiều và ít... Dĩ nhiên đó mới chỉ là những bước chập chững đầu tiên để bước vào một công trình xây dựng vĩ đại và lâu dài, đầy gian khổ, nhưng cũng đầy tự hào: xây dựng lâu đài toán học nguy nga.

Thế giới toán học chứa đầy những sự diệu kì. Nhưng loài người vượt qua ngàn vạn chông gai, thế hệ này tiếp bước thế hệ khác nỗ lực khai phá thế giới đó không chỉ vì mục đích hiếu kì. Toà lâu đài toán học đẹp đẽ được xây dựng bằng mồ hôi, bằng nước mắt, thậm chí bằng máu của biết bao nhà khoa học dũng cảm không phải là vật để chúng ta ngắm nghía cho thoả chí tò mò. Nó mang một mục đích cao cả, mang một sứ mệnh thiêng liêng: góp phần cải tạo thiên nhiên, cải tạo cuộc sống cho chúng ta.

Cũng như tất cả các khoa học chân chính khác, toán học phát sinh từ cuộc sống, và mọi thành tựu của nó đều hướng về cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống.

Nói chung, tất cả các ngành khoa học khác thường trực tiếp phục vụ cuộc, còn toán học thì đi đến cuộc sống bằng hai con đường. Con đường thứ nhất là trực tiếp phục vụ cuộc sống. Những bộ môn toán đảm đương trách nhiệm này được xếp vào toán học ứng dụng. Theo con đường thứ hai, toán học thông qua các ngành khoa học khác như vật lí , hoá học, thiên văn học, sinh vật học,vv... để đi đến với cuộc sống.

Các bạn thân mến! Đại dương khoa học từ trước tới nay và từ nay về sau vẫn sẽ mãi mãi là một lĩnh vực lôi cuốn những người trẻ tuổi ham hiểu biết, say sưa tìm kiếm. Nếu bạn đã quyết định giong thuyền vượt biển để đi đến những chân trời mới lạ của khoa học thì bạn hãy mạnh bạo giương cao cánh buồm toán học - ông hoàng và người đày tớ của khoa học - như mọi người thường nói. Với cánh buồm rộng lớn đó, bạn sẽ có đủ lòng tin để mau chóng tới đích.
Các bạn thử cho biết xem bạn học toán để làm gì và toán học liên quan đến các môn khoa học khác như thế nào nhé!

#4
Ghét Toán

Ghét Toán

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
Mình nhận ra một điều hình như đã trở thành quy luật từ lâu: Trong mắt người đang yêu, thì người mà họ yêu là người đẹp nhất.

Các bạn rất yêu toán! Còn mình thì Không !!!
Không có cái gì là sai!
Không có cái gì là đúng!
Cái gì đúng? Cái gì sai?

#5
Ghét Toán

Ghét Toán

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Mình nhận ra một điều hình như đã trở thành quy luật từ lâu: Trong mắt người đang yêu, thì người mà họ yêu là người đẹp nhất.

Các bạn rất yêu toán! Còn mình thì Không !!!

Vậy tại sao bạn lại đăng ký thành viên trên này ?

Bạn không đọc kĩ câu trích dẫn của mình sao? Chính vì không yêu toán nên mình tin sẽ có cái nhìn khách quan hơn về nó :forall

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ghét Toán: 25-12-2005 - 21:47

Không có cái gì là sai!
Không có cái gì là đúng!
Cái gì đúng? Cái gì sai?

#6
clmt

clmt

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết
Tôi nghĩ chúng ta nên để c.thi kéo dài hơn (có thể 3,4 tháng).Tuy nhiên các bạn có thể xem ý kiến của tôi về tổ chức 1 cuộc thi như thế,nhưng có qui mô hơn rất nhiều tại box góp ý cho DDTH
trách nhiệm và nghĩa vụ luôn đi đôi với tài năng.Càng tài năng thì trách nhiệm và nghĩa vụ với xã hội càng phải cao.

#7
CTptnk

CTptnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
không biết mình viết bài này có thể cho là spam hay không nhưng quả thật cuộc thi BMO này mình lần đầu biết đến (dù tham gia diễn đàn cũng nhiều tháng rồi) vì vậy, mình rất muốn anh lập ra bõ này có thể nói rõ về cuộc thi BMO.
THANK!

Giải bóng đá PTNK11 - NKeauge - Nơi tình yêu bắt đầu
Mọi nhã ý tài trợ cho giải đấu phát triển lâu dài xin liên hệ email: [email protected]





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh