Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG tỉnh Bến Tre 2011-2012


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Vòng 1 (180 phút)


Bài 1 (3 điểm). Giải hệ:
$$\begin{cases} x^2+y^2-2x-2y+1=0 \\ x(x-2y+2)=-1 \end{cases}$$

Bài 2 (3 điểm). Tìm hệ số của số hạng $x^{10}$ trong khai triển của $(1+x+x^2+x^3)^{15}$.

Bài 3 (3 điểm). Cho đa giác bảy cạnh đều $ABCDEFG$.
Chứng minh: $\dfrac{1}{AB}=\dfrac{1}{AC}+\dfrac{1}{AD}$.

Bài 4 (3 điểm). Cho các số thực $x,y,z \in [0,1]$.
Chứng minh: $x^2+y^2+z^2 \le x^2y+y^2z+z^2x+1$.

Bài 5 (4 điểm). Cho phương trình $x^{2n}-3x+2=0$ (1) trong đó $n$ là số tự nhiên lớn hơn 1.
1. Chứng minh rằng ứng với mỗi $n$, (1) có đúng một nghiệm $x_n \in [0,1]$.
2. Gọi $(x_n)$ với $n=2,3,4,...$ là dãy số có được theo trên. Chứng minh rằng dãy số đơn điệu và bị chặn.

Bài 6 (4 điểm). Cho hình lập phương $ABCDA_1B_1C_1D_1$ có cạnh bằng 1; $M$ là điểm di động trên đường chéo $BD_1$ của hình lập phương. Tìm giá trị nhỏ nhất của $MA+MD$.

---------------------------


Vòng 2 (180 phút)


Bài 1 (4 điểm). Ngũ giác đều $ABCDE$ có cạnh bằng 1 có tâm là $O$. Phép quay tâm $O$ với góc quay $\varphi$ biến ngũ giác ABCDE thành ngũ giác $A_1B_1C_1D_1E_1$. Tính diện tích phần chung $S$ của hai ngũ giác theo $\varphi$. Tìm giá trị nhỏ nhất của S.

Bài 2 (4 điểm). Giải hệ phương trình:
$$\begin{cases} (x+y)^3=z \\ (y+z)^3=x \\ (z+x)^3=y \end{cases}$$.

Bài 3 (4 điểm). Cho $x,y,z$ là các số thực lớn hơn $-1$.
Chứng minh:
$$\dfrac{1+x^2}{1+y+z^2}+\dfrac{1+y^2}{1+z+x^2}+\dfrac{1+z^2}{1+x+y^2} \ge 2$$.

Bài 4 (4 điểm). Cho các dãy số $\{a_n\}, \{b_n\}$ với $n=0,1,2,3...$ thỏa các điều kiện sau:
i) $a_0=b_0=1$;
ii) $a_{n+1}=a_n+b_n$ với mọi $n \in \mathbb N$;
iii) $b_{n+1}=3a_n+b_n$ với mọi $n \in \mathbb{N}$
1. Tìm công thức tổng quát của $a_n, b_n$.
2. Chứng minh rằng tồn tại một hằng số thực $k$ sao cho $n|k.a_b-b_n|<2$ với mọi $n$.

Bài 5 (4 điểm). Tìm tất cả các hàm số $f:[0;+\infty) \to [0;+\infty)$ thỏa $f(f(x))+7f(x)=18x$ với mọi $x \ge 0$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 26-10-2011 - 19:42

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
tuithichtoan

tuithichtoan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết
Bài 3: (Vòng 2)
Có $x;y;z>-1\Rightarrow 1+y> 0$
Áp dụng BĐT AM_GM có:
$\dfrac{1+x^{2}}{1+y+z^{2}}\geq \dfrac{1+x^{2}}{1+z^{2}+\dfrac{1+y^{2}}{2}}\geq \dfrac{2(1+x^{2})}{2(1+z^{2})+(1+y^{2})}$
Tương tự với 2 phân thức còn lại.
Đặt $a=1+x^{2}; b=1+y^{2}; c=1+z^{2}$
Ta cần phải chứng minh:
$\dfrac{2a}{b+2c}+\dfrac{2b}{c+2a}+\dfrac{2c}{a+2b}\geq 2$
Hay $\dfrac{a}{b+2c}+\dfrac{b}{c+2a}+\dfrac{c}{a+2b}\geq 1$
Có $\dfrac{a}{b+2c}+\dfrac{b}{c+2a}+\dfrac{c}{a+2b}$
$=\dfrac{a^{2}}{a(b+2c)}+\dfrac{b^{2}}{b(c+2a)}+\dfrac{c^{2}}{c(a+2b)}$
$\geq \dfrac{(a+b+c)^{2}}{a(b+2c)+b(c+2a)+c(a+2b)}$
$=\dfrac{(a+b+c)^{2}}{3(ab+bc+ca)}\geq 1$ (Đ.P.C.M)
Dấu "=" xảy ra khi x=y=z=1

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuithichtoan: 26-10-2011 - 22:28

Refresh..........................
I'll always smile.
Try my best.

#3
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết
Bài 4 ( vòng 1)
${x^2} + {y^2} + {z^2} \ge {x^2}y + {y^2}z + {z^2}x + 1$
$ \Leftrightarrow x^{2}(y-1)+xz^{2}+1+y^{2}z-y^{2}-z^{2}\geq 0$
ta có$ f(x)=x^{2}(y-1)+xz^{2}+1+y^{2}z-y^{2}-z^{2}$
ta có $ f(x)\geq min{f(0),f(1)}$
$ f(0)=1+y^{2}z-y^{2}-z^{2}=(1-z)(1+z-y^{2})\geq 0$(luôn đúng)
$ f(1)=y+y^{2}z-y^{2}=y(1+yz-y)\geq 0$(luôn đúng)
Vậy bất đẳng thức trên luôn đúng
Bài hệ giả sử $x \ge y \ge z$ là xong.

Mod: Bạn Didier gõ cẩn thận hơn và viết hoa đầu dòng nhé! :tongue:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 26-10-2011 - 23:44


#4
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết
Bài 2: (vòng 2)
Giả sử $x \ge y \ge z$, ta có:
$\begin{array}{l}
x \ge z \Rightarrow {\left( {y + z} \right)^3} \ge {\left( {x + y} \right)^3} \Rightarrow z \ge x\\
\Rightarrow x = z \Rightarrow x = y = z
\end{array}$

$x \ge z \ge y$, ta có:
$\begin{array}{l}
x \ge y \Rightarrow {\left( {y + z} \right)^3} \ge {\left( {z + x} \right)^3} \Rightarrow y \ge x\\
\Rightarrow x = y \Rightarrow x = y = z
\end{array}$

Vậy ta có:
$8{x^3} - x = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = y = z = 0\\
x = y = z = \dfrac{1}{{2\sqrt 2 }}\\
x = y = z = \dfrac{{ - 1}}{{2\sqrt 2 }}
\end{array} \right.$

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#5
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết

Vòng 1 (180 phút)





Bài 1 (3 điểm). Giải hệ:
$$\begin{cases} x^2+y^2-2x-2y+1=0 \\ x(x-2y+2)=-1 \end{cases}$$

Câu đầu mà không ai chém à? :tongue:
Ta có hệ tương đương:

\[\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + {y^2} - 2x - 2y + 1 = 0\\
{x^2} - 2xy + 2x + 1 = 0
\end{array} \right.\]
Lấy (1) trừ (2) :
$$\begin{array}{l}
\Rightarrow {y^2} + 2xy - 4x - 2y = 0\\\Leftrightarrow y(y + 2x) - 2(2x + y) = 0\\\Leftrightarrow (y + 2x)(y - 2) = 0\\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}y + 2x = 0\\y = 2\end{array} \right.\end{array}$$
* Với $y=2$ thay vào pt thứ 2 suy ra $x=1$.
Thử lại thấy đúng.
* Với $y+2x=0$
Ta thấy pt (1) tương đương:${\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1$
$$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\left( {x - 1} \right)^2} \le 1\\
{\left( {y - 1} \right)^2} \le 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
0 \le x \le 2\\
0 \le y \le 2
\end{array} \right.$$
Suy ra:$2x + y \ge 0$ . Dấu = không xảy ra. ( Đỡ phải thay :tongue: )
Vậy $x=1;y=2$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 26-10-2011 - 23:47

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#6
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Bài 5 (4 điểm). Tìm tất cả các hàm số $f:[0;+\infty) \to [0;+\infty)$ thỏa $f(f(x))+7f(x)=18x$ với mọi $x \ge 0$. (1)

Ta có: VT của (1) là một hàm tuyến tính nên ta giả sử tồn tại hàm số: $f\left( x \right) = ax + b,\,x \ge 0$

Thay vào (1) ta được: $$a\left( {ax + b} \right) + b + 7\left( {ax + b} \right) = 18x \Leftrightarrow \left( {{a^2} + 7a} \right)x + ab + 8b = 18x$$

Đồng nhất hệ số: $\left\{ \begin{array}{l}
{a^2} + 7a = 18\\
ab + 8b = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{a^2} + 7a - 18 = 0\\
\left[ \begin{array}{l}
b = 0\\
a = - 8
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
a = 2\\
b = 0
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
a = - 9\\
b = 0
\end{array} \right.
\end{array} \right.$

Suy ra: $f\left( x \right) = 2x\,\,\, \vee \,\,\,\,f\left( x \right) = - 9x$. Thấy 2 hàm số này thỏa (1). Vậy hàm số cần tìm là $f\left( x \right) = 2x\,;\,f\left( x \right) = - 9x$.

#7
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết



---------------------------






Vòng 2 (180 phút)

Bài 4 (4 điểm). Cho các dãy số $\{a_n\}, \{b_n\}$ với $n=0,1,2,3...$ thỏa các điều kiện sau:
i) $a_0=b_0=1$;
ii) $a_{n+1}=a_n+b_n$ với mọi $n \in \mathbb N$;
iii) $b_{n+1}=3a_n+b_n$ với mọi $n \in \mathbb{N}$
1. Tìm công thức tổng quát của $a_n, b_n$.
2. Chứng minh rằng tồn tại một hằng số thực $k$ sao cho $n|k.a_b-b_n|<2$ với mọi $n$.

Pt(3)
Ta có $ b_{n+1}=3a_{n}+b_{n}=2a_{n}+a_{n+1}(theo (2))$
Thay vào (2)có $ a_{n+1}= a_{n}+2a_{n-1}+ a_{n}=2a_{n}+2a_{n-1}$
Đến đây sử dụng$ (1)$và pt đặc trưng để giải
anh xusint cho hỏi bài trên của anh nếu dùng phương pháp ấy thì hình như phải chứng minh là 2 hàm duy nhất tm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Didier: 27-10-2011 - 12:59





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh