Đến nội dung

Hình ảnh

Đề kiểm tra chọn đội tuyển lớp 10

10A2 - Lê Quý Đôn - Đà Nẵng

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
wallunint

wallunint

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

Đề kiểm tra chọn đội tuyển
Thời gian: 180 phút




Bài 1: Tìm tất cả các số nguyên $a,b$ sao cho $\dfrac{{{a}^{2}}b+b}{a{{b}^{2}}+9}$ là số nguyên.

Bài 2: Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}=3$. Chứng minh rằng:
$$ \dfrac{1}{2-a}+\dfrac{1}{2-b}+\dfrac{1}{2-c} \ge 3 $$

Bài 3: Trên mặt bàn có 2009 đồng xu có kích thước như nhau, mỗi đồng xu có 2 mặt xanh và đỏ. Tất cả các đồng xu đều ngửa mặt xanh lên trên. Bây giờ, ta sẽ tiến hành lật các đồng xu lên. Mỗi lần lật, ta được phép lật 4 đồng bất kì. Hỏi sau 2010 lần như thế, ta có thể lật tất cả các đồng xu thành mặt đỏ được không ? Giải thích.

Bài 4: Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $\left( O \right)$ và một điểm $M$ bất kì trong tam giác. Các cạnh $AM,BM,CM$ lần lượt cắt đường tròn tại ${{A}_{1}},{{B}_{1}},{{C}_{1}}$. Tiếp tuyên của đường tròn tại ${{A}_{1}},{{B}_{1}},{{C}_{1}}$ cắt $BC,CA,AB$ tại ${{A}_{2}},{{B}_{2}},{{C}_{2}}$. Chứng minh rằng ${{A}_{2}},{{B}_{2}},{{C}_{2}}$ thẳng hàng.

Bài 5:
Một con Robot được đặt trên mặt phẳng tọa độ $Oxy$ tại ô có $(2009,2010)$. Khi di chuyển, Robot sẽ tiến tới ô có tọa độ $(x',y')=\left( \dfrac{x+y}{2},\dfrac{2xy}{x+y} \right)$ với $(x,y)$ là tọa độ của Robot trước khi di chuyển. Chứng minh rằng, Robot không thể di chuyển vào bên trong vòng tròn có tâm là gốc tọa độ $O$ và có bán kính là 2840.


ps: Còn một bài phương trình rất khó nhưng mình quên mất đề zz sẽ post vào lần khác.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi wallunint: 28-10-2011 - 21:10

Vì cuộc sống luôn thay màu .... !!!


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5019 Bài viết
Bài 3:
Gọi S(n) là số đồng tiền có mặt ngửa là màu đỏ sau khi lật n lượt.
S(0)=0.
Nhận xét: Khi lật 4 đồng xu bất kì lên, sẽ có 5 TH:
1, lật 4 đồng mặt xanh thành đỏ. Khi đó, $S(n)=S(n-1)+4$.
2, lật 3 đồng mặt xanh thành đỏ, 1 đồng mặt đỏ thành xanh. Khi đó, $S(n)=S(n-1)+3-1=S(n-1)+2$.
3, lật 2 đồng mặt xanh thành đỏ, 2 đồng mặt đỏ thành xanh. Khi đó, $S(n)=S(n-1)+2-2=S(n-1)+2$.
4, lật 1 đồng mặt xanh thành đỏ, 3 đồng mặt đỏ thành xanh. Khi đó, $S(n)=S(n-1)+1-3=S(n-1)-2$.
5, lật 4 đồng mặt đỏ thành xanh. Khi đó, $S(n)=S(n-1)-4$.
Trong mọi trường hợp, $S(n) \equiv S(n) (\bmod 2) \Rightarrow $ S(n) luôn là số chẵn.
Mà yêu cầu đề là S(n)=2009. Vậy không thể thực hiện được.

Bài 2:

\[bdt \Leftrightarrow \sum {\left( {\dfrac{1}{{2 - a}} - \dfrac{1}{2}} \right) \geqslant \dfrac{3}{2} \Leftrightarrow } \sum {\dfrac{{2 - \left( {2 - a} \right)}}{{4 - 2a}}} \geqslant \dfrac{3}{2}\]

\[ \Leftrightarrow \sum {\dfrac{a}{{4 - 2a}}} \geqslant \dfrac{3}{2}\]
Đặt \[S = a + b + c > 0 \Rightarrow {S^2} \leqslant 3\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right) \Rightarrow S \leqslant 3\]

\[\sum {\dfrac{a}{{4 - 2a}}} \geqslant \dfrac{{{{\left( {a + b + c} \right)}^2}}}{{4\left( {a + b + c} \right) - 2\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)}} = \dfrac{{{S^2}}}{{4S - 6}}\]
Nên ta cần cm
\[\dfrac{{{S^2}}}{{4S - 6}} \geqslant \dfrac{3}{2} \Leftrightarrow 2{S^2} \geqslant 12S - 18 \Leftrightarrow {S^2} - 6S + 9 \geqslant 0 \Leftrightarrow {\left( {S - 3} \right)^2} \geqslant 0\]
Bài toán cm xong.

Bài 5:
Gọi ${A_n} = \left( {{x_n};{y_n}} \right)$ là tọa độ của Robot sau khi di chuyển n-1 lần.
Ta có:
\[\left\{ \begin{gathered} {x_1} = 2009;{y_1} = 2010 \\ {x_{n + 1}} = \dfrac{{{x_n} + {y_n}}}{2};{y_{n + 1}} = \dfrac{{2{x_n}{y_n}}}{{{x_n} + {y_n}}} \\ \end{gathered} \right.\]
Dễ thấy \[{x_{n + 1}}{y_{n + 1}} = {x_n}{y_n}\]
Lại có:

\[x_{n + 1}^2 + y_{n + 1}^2 = {\left( {\dfrac{{{x_n} + {y_n}}}{2}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{{2{x_n}{y_n}}}{{{x_n} + {y_n}}}} \right)^2} \geqslant 2\sqrt {{{\left( {\dfrac{{{x_n} + {y_n}}}{2}} \right)}^2}.{{\left( {\dfrac{{2{x_n}{y_n}}}{{{x_n} + {y_n}}}} \right)}^2}} \]

\[ \Rightarrow x_{n + 1}^2 + y_{n + 1}^2 \geqslant 2{x_n}{y_n} \Rightarrow O{A_{n + 1}} \geqslant \sqrt {2{x_n}{y_n}} \]

\[ \Rightarrow O{A_{n + 1}} \geqslant \sqrt {2{x_1}{y_1}} > \sqrt {{{2840}^2}} = 2840 \Rightarrow Q.E.D\]

Bài 4:
Ta có:
\[ \vartriangle A_2BA_1 \sim \vartriangle A_2A_1C (g.g) \]
\[ \Rightarrow \dfrac{A_2B}{A_2A_1}=\dfrac{A_2A_1}{A_2C}=\dfrac{BA_1}{A_1C} \]
\[ \Rightarrow \dfrac{A_2B}{A_2A_2}.\dfrac{A_2A_1}{A_2C}=\left( {\dfrac{BA_1}{A_1C}} \right) ^2 \]
Mà $A_2$ nằm ngoài đoạn BC nên

\[\dfrac{{\overline {{A_2}B} }}{{\overline {{A_2}C} }} = {\left( {\dfrac{{{A_1}B}}{{{A_1}C}}} \right)^2}\]
Tương tự, suy ra:

\[\dfrac{{\overline {{A_2}B} }}{{\overline {{A_2}C} }}.\dfrac{{\overline {{B_2}C} }}{{\overline {{B_2}A} }}.\dfrac{{\overline {{C_2}A} }}{{\overline {{C_2}B} }} = {\left( {\dfrac{{{A_1}B}}{{{A_1}C}}} \right)^2}.{\left( {\dfrac{{{B_1}C}}{{{B_1}A}}} \right)^2}.{\left( {\dfrac{{{C_1}A}}{{{C_1}B}}} \right)^2} (1)\]
Lại có:
\[ \vartriangle MBA_1 \sim \vartriangle MAB_1(g.g) \]
\[ \Rightarrow \dfrac{BA_1}{AB_1}=\dfrac{MB}{MA} \]
Tương tự, suy ra

\[\dfrac{{B{A_1}}}{{{B_1}A}}.\dfrac{{C{B_1}}}{{{C_1}B}}.\dfrac{{A{C_1}}}{{{A_1}C}} = \dfrac{{MB}}{{MA}}.\dfrac{{MC}}{{MB}}.\dfrac{{MA}}{{MC}} = 1\]

\[ \Rightarrow \dfrac{{\overline {{A_2}B} }}{{\overline {{A_2}C} }}.\dfrac{{\overline {{B_2}C} }}{{\overline {{B_2}A} }}.\dfrac{{\overline {{C_2}A} }}{{\overline {{C_2}B} }} = 1 \Rightarrow Q.E.D\]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi wallunint: 28-10-2011 - 23:27

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh