Đến nội dung

Hình ảnh

Gặp gỡ vị Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2011- PGS Toán học 29 tuổi Phạm Hoàng Hiệp

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
- Con đường đến với toán học của vị PGS đẹp trai, trẻ nhất 2011 Phạm Hoàng Hiệp hoàn toàn tình cờ và GS Ngô Bảo Châu chính là thần tượng để anh noi theo và học tập.

Sinh ra trong một gia đình có bố là kỹ sư thuỷ lợi, mẹ là giáo viên cấp 3, khi còn nhỏ Phạm Hoàng Hiệp chưa bao giờ có ý nghĩ mình sẽ theo đuổi ngành Toán học.

PGS Phạm Hoàng Hiệp nhớ lại: “Tôi bắt đầu thực sự học Toán khi cuối năm lớp 9, tôi đọc một quyển sách về Số học mà bố tôi mua cho trước đó rất lâu. Sau khi đọc hết quyển sách, tôi thực sự cảm thấy Toán học rất thú vị. Sau đó tôi nghĩ rằng học tại Trường ĐH Sư phạm thì vừa có thể nghiên cứu, vừa có thể giảng dạy”.


Hình đã gửi
Vị PGS trẻ tuổi nhất Việt Nam 2011 cũng rất đẹp trai và lịch lãm
Là một người thầy, PGS Hiệp cho rằng chỉ những gì người ta thấy dễ hiểu, đơn giản và trực giác được thì họ mới thấy nó thú vị và sử dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Vì vậy anh luôn cố gắng làm cho Toán học trở lên đơn giản, dễ hiểu.

Nói về mối liên hệ giữa tư duy toán học và sự phát triển đất nước, PGS Hiệp cũng nhận thấy rằng toán học ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ảnh hưởng đến tư duy của tất cả mọi người trong xã hội. Nếu chúng ta làm cho chương trình Toán học trực quan, gắn với thực tiễn, dễ hiểu, đơn giản. Khi đó mọi học sinh đều có tư duy tốt thì họ sẽ là nhân tố giúp đất nước phát triển.

Bên cạnh rất nhiều thanh niên sống có hoài bão, lý tưởng, anh không khỏi lo âu khi cho rằng một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có xu hướng có lối sống hưởng thụ. Sau khi mở cửa, kinh tế đất nước thay đổi, đó có thể là lý do làm các bạn trẻ có thể bị choáng ngợp với cuộc sống vật chất xa hoa.

Tuy nhiên, vị PGS trẻ nhất 2011 cũng quả quyết: “Nhưng tôi cho rằng khi có tuổi, họ sẽ thay đổi và nhận ra giá trị của tri thức”.

Cũng như rất nhiều thanh niên trẻ tuổi khác, những lúc rảnh rỗi PGS Hiệp cũng thường dành thời gian với niềm đam mê trái bóng tròn hay thư giãn với những câu chuyện cười thú vị. Anh cũng thường xuyên theo dõi báo chí đặc biệt là các trang báo về giáo dục và kinh tế đất nước.

Con đường học tập và nghiên cứu của PGS Hiệp cũng gặp được nhiều may mắn khi anh được học với nhiều GS nổi tiếng như GS. Nguyễn Văn Khuê, GS. Lê Mậu Hải… Sau đó anh có cơ hội làm việc với các GS. Urban Cegrell ở ĐH Umea, Thụy Điển, GS. Ahmed Zeriahi và GS. Vicent Guedj, ĐH Toulouse, Pháp.


Hình đã gửi
PGS Phạm Hoàng Hiệp cùng đồng nghiệp và người thầy nước ngoài
Vị PGS trẻ tuổi này cũng chia sẻ thần tượng của anh chính là GS Ngô Bảo Châu và GS. Jean-Pierre Demailly, bởi đây là những nhà toán học có tầm hiểu biết rộng và là một nhà sư phạm tuyệt vời.

Nhiều người cho rằng, để có được thành công lớn như anh khi tuổi đời còn rất trẻ mới 29 tuổi thì phải có những bí quyết học tập của riêng mình còn anh thì chỉ cười và chia sẻ: “Chúng ta chịu khó làm việc thì mọi thứ tự nhiên sẽ đến”.

Việc cân bằng giữa cuộc sống vật chất và theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu toán học cũng khiến anh trăn trở rất nhiều. Bản thân PGS Hiệp suy nghĩ ở Việt Nam thì khó mà tập trung làm việc được vì có quá nhiều thứ bận tâm như gia đình, con cái, … Vì vậy thỉnh thoảng anh lại ra nước ngoài một thời gian để có không gian yên tĩnh làm việc và có tiền cho gia đình.

Để có được thành công như ngày hôm nay, cũng không thể không nhắc đến công lao của “hậu phương” vững chắc phía sau anh. Đó là người vợ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh có thể nghiên cứu và học tập.

Đối với vị PGS trẻ tuổi này, khát vọng tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các lĩnh vực khác nhau trong Toán học luôn cháy bỏng. “Khi đã lớn tuổi, tôi sẽ cố gắng viết lại tất cả những gì tôi hiểu một cách đơn giản nhất với hy vọng giúp cho những ai muốn tìm hiểu về Toán ở Việt Nam”, PGS trẻ nhất Việt Nam 2011 chia sẻ.

VTC News


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 13-11-2011 - 16:24

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh