Đến nội dung

Hình ảnh

Ôn thi Toán thế nào cho hiệu quả?

- - - - - on thi hieu qua toan hoc kinh nghiem dap an de thi kinh nghiem hoc mon toan

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
happinessthrough

happinessthrough

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Lại sắp có một kỳ thi học kỳ mới rồi, các bạn sinh viên lại tất bật cho ôn luyện sao cho đạt được kết quả cao nhất. Nhiều bạn đang còn băn khoăn không biết mình nên ôn luyện thế nào và bắt đầu từ đâu??? Bài viết này mình sẽ chia sẻ một số góp ý giúp các bạn có thể ôn luyện tốt trong kỳ thi.

- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo trình. Chuẩn kiến thức, kỹ năng được xem như một yêu cầu cụ thể để hướng dẫn các bạn triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, quá tải. Còn sách giáo trình được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất.

Hình đã gửi

- Cố gắng ôn đến đâu thì chắc đến đó đừng quá hấp tấp mà ôn trước quên sau

Hình đã gửi

Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm.

- Ôn nhóm cũng là cách hay để giải những bài tập khó gặp phải trong quá trình học hay luyện làm đề thi của các năm trước.

Hình đã gửi

- Chọn và phân bổ thời gian học cho hợp lý để cho trí não bớt căng thẳng.

Với những góp ý ở trên hy vọng giúp ích nhiều cho các bạn trả lời câu hỏi ôn thi thế nào cho hiểu quả?. Chúc các bạn vui!!!

Nguồn:http://happinessthrough.wordpress.com/

Một số bài viết liên quan:



#2
conlocsanco

conlocsanco

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết
mình thấy ôn thi học kỳ thì còn tuỳ vào lớp
Nếu là lớp 11, 12 thì chúng ta không nên quá chú tâm vào ôn thi học kỳ, vì có một số phần thi học kì mà không thi đại học, chúng ta nên chú tâm vào ôn thi đại học nhiều hơn
Thầy giáo mình bảo thi học kỳ không phải ôn, đích chúng ta là ôn thi đại học

#3
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Còn lớp 10 thì sao ạ :D

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#4
trangiahung

trangiahung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
hãy bắt học và ôn bài từ ngay ngày khai giảng,thì chuyện thi cử chỉ là bình thường.......(như cân đường hộp sữa :)))

#5
bebebong

bebebong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Học đến đâu chắc đến đó là an toàn nhất. Bạn đừng để nước đến chân mới nhảy nhé!

#6
minhminhpp

minhminhpp

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Kỳ thi Tuyển sinh CD-ĐH đang đến gần, và chính khoảng thời gian ôn tập còn lại này cực kỳ quan trọng đối với kết quả cuối cùng của sĩ tử.

>> Cách ổn định tâm lý mùa thi
>> Tích cực học tập để thi đỗ đại học
>> Kinh nghiệm làm bài thi môn Địa lí

Thời gian này teen 12 song song với ôn thi ĐH còn phải chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT, các bạn thường cảm thấy áp lực phải chuẩn bị rất nhiều kiến thức chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn. Nhưng không hẳn cứ học càng nhiều thứ càng tốt, mà quan trọng là học cái gì và học như thế nào? Nhiều bạn vẫn có những suy nghĩ chưa thật chính xác về phương pháp ôn thi ĐH thế nào cho hiệu quả, có thể kể đến 3 lỗi sai hay gặp nhất đối với sĩ tử trong giai đoạn nước rút quan trọng này:

Hình đã gửi


Tìm và giải những dạng bài khó và lạ

Ngay lúc này mà bạn vẫn còn đi tìm những dạng bài tập cực lạ, cực khó để giải với quan niệm “thi ĐH thì phải học những thứ cao siêu”… Nếu đúng vậy thì bạn đang bị lầm to đấy!

Thật ra, thi ĐH cũng không phải toàn những dạng bài tập khó hay đánh đố như bạn nghĩ. Tuy có một vài câu khó nhưng nó không đóng vai trò quyết định đến khả năng trúng tuyển của bạn. Vì đa số những câu rất khó ấy cũng không nhiều bạn giải được, nó nhằm xác định vị trí thủ khoa, á khoa chẳng hạn. Nói như thế không có nghĩa đi thi gặp những câu quá hóc búa thì bạn được phép bỏ qua dễ dàng, nhưng thật sự trong lúc ôn tập, bạn không nên cứ chăm chăm tìm giải những dạng bài như vậy.Bạn nên xác định mục tiêu chính của bạn là gì? Là đạt điểm đủ để trúng tuyển.

Vì thế bạn phải tập trung vào những dạng bài tập quen thuộc, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa. 50% đề thi cũng chỉ gói gọn trong những kiến thức và bài tập cơ bản, phần còn lại là dạng nâng cao hơn nhưng đa số cũng chỉ phát triển trên nền kiến thức, dạng bài tập cơ bản. Hơn nữa, khi vào thi, bạn phải chắc chắn làm đúng những dạng bài, câu hỏi quen thuộc để có thể lấy trọn điểm những phần đó, hơn là cứ tập trung giải bài khó trong khi những câu dễ hơn, chắc ăn hơn thì lại để sai vì bất cẩn,chủ quan. Ví dụ phần Khảo sát hàm số hay bài tập về số phức… trong đề Toán thường là bài tập cho điểm (tất nhiên khi bạn học lưc trung bình trở lên và làm cẩn thận ). Nếu để mất điểm ở những phần này ,bạn sẽ mất đi khoảng 30% cơ hội so với các bạn khác.

Còn nếu lực học của bạn thật sự giỏi và có mục tiêu chinh phục những trường top đầu thì bạn có thể thử sức với những dạng bài hóc búa, lạ hơn, nhưng vẫn phải ghi nhớ một điều: Không được mất quá nhiều thời gian giành cho việc giải những bài tập này khi chưa chắc chắn hoàn thành xong những dạng bài quen thuộc,căn bản. Phải vững từ gốc thì ngọn mới cao mới vững được, nên học từ cơ bản rồi dần dần nâng cao lên.

Cố gắng dung nạp nhiều kiến thức mới

Như đã nói ở trên, thời gian giành để hệ thống lại tất cả kiến thức đã được học chứ không phải nhằm bổ sung thêm quá nhiều kiến thức mới. Ví dụ nhiều bạn đang cố gắng đọc thêm sách tham khảo, hay bất cứ nguồn tài liệu nào mà bạn có được, không cần biết khả năng để đề thi ra trong phần kiến thức đó là hầu như không xảy ra. Thậm chí nhiều bạn còn cố gắng học cả những dạng bài của các năm trước mà năm nay đã bỏ, vì “lỡ đâu vẫn còn thì sao??”.

Lời khuyên ở đây là hãy ôn tập và hệ thống những gì đã học, hay có thể nhờ thầy cô giúp rà soát lại những gì bạn chưa nắm rõ. Và khi quyết định tự học thêm những nội dung mới mà bạn cho là cần thiết thì nên tham khảo ý kiến thầy cô, vì có thể nội dung đó không nằm trong đề thi.

Giải tất cả những đề thi mà bạn có

Giải đề là một kỹ năng và một khâu quan trọng gần như sau cùng của quá trình ôn thi, giúp bạn thực hành cũng như rà soát lại những thứ đã học. Nhưng lúc này, bạn không nên chỉ tập trung giải quá nhiều đề thi và đặc biệt phải biết chọn đề thích hợp để làm thử. Nhiều bạn vì quá lo lắng nên thấy bất cứ bạn nào luyện thi ở trung tâm nào, thầycô nào, miễn có đề thi thử là mượn photo để giải. Điều này có thể chấp nhận được nếu chúng ta có dư thời gian, nhưng ngay thời kỳ nước rút này thì không nên.

Vì việc giải quá nhiều dạng đề không cần biết có phù hợp hay không chỉ khiến bạn mất thời gian và rối tung lên. Tâm trạng của bạn có thể tồi tệ hơn, còn kiến thức thì lộn xộn hơn khi bạn chú tâm vào giải những đề thi vô thưởng vô phạt ấy.

Lời khuyên ở đây là nên làm thử để thi ĐH của một hay vài năm gần đây, làm sao để bạn quen với cấu trúc một đề thi ĐH và biết phân phối thời gian làm bài.

Tóm lại, thời gian còn đủ để bạn hệ thống và rà soát lại những kiến thức đã học, đặc biệt phải nắm vững những dạng bài tập cũng như lý thuyết cơ bản, rồi đến nâng cao dần. Bình tĩnh , tự tin,học đúng phương pháp và xác định đúng mục tiêu là bí quyết để bạn có một mùa nước rút thành công.

Nguồn: Mực Tím



#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Theo thầy Nguyễn Sơn Hà, trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội thì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, học sinh cần hiểu và nhớ những kiến thức sau.

Cụ thể, học sinh phải nhớ và hiểu và vận dụng được tất cả các công thức trong sách giáo khoa (SGK) THPT lớp 12. Ôn tập hệ thống các dạng toán trong SGK và sách bài tập môn Toán lớp 12. Sử dụng tài liệu Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2011 – 2012 của Nhà xuất bản giáo dục. Tham khảo một số đề thi tốt nghiệp THPT môn toán cùng đáp án và thang điểm của những năm gần đây để biết mức độ kiến thức của một đề thi tốt nghiệp THPT. Tham khảo cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Toán của Bộ GD - ĐT năm 2010 và nội dung giảm tải môn toán THPT được Bộ GD - ĐT thông báo đầu năm học 2011-2012.

Theo hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp thì trọng tâm kiến thức thi tốt nghiệp tập trung ở chương trình lớp 12 nhưng phần lớn các bài toán THPT đều liên quan đến việc rút gọn một biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất, giải phương trình và bất phương trình bậc hai, giải hệ phương trình, giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, giải phương trình vô tỉ, giải bất phương trình vô tỉ, giải phương trình và bất phương trình tích. Học sinh cần nắm vững các kiến thức, kĩ năng nói trên và một số kiến thức liên quan ở lớp 7, 8, 9, 10 như: quy tắc phá ngoặc, quy tắc nhân hai đa thức, quy tắc chia đa thức cho đa thức (tình huống thường gặp là chia tam thức bậc hai cho nhị thức bậc nhất), định lí về dấu của nhị thức bậc nhất, định lí về dấu của tam thức bậc hai.

Theo GDVN



#8
mangvietnam

mangvietnam

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Tốt nhất là học hết những kiến thức cơ bản trong sách giao khoa là được cần gì cao siêu đề thi toàn tương tự sách giáo khoa hết mà

#9
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

10 điều cần nhớ khi làm đề toán



1. Định hướng đề: Khi được phát đề thi, thí sinh nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập trong đề để phân loại các câu hỏi. Phải xác định được những bài nào dễ, bài nào khó. Thông thường từ câu 1 cho đến câu 4 là những câu dành cho học sinh đại trà, câu số 5 (câu cuối cùng) thường là câu nâng cao. Thí sinh nên dùng bút phân loại ra mức độ khó dễ của từng bài. Khi làm bài phải làm từ những bài dễ nhất đến khó nhất. Như vậy thí sinh sẽ nắm chắc điểm của những bài đó và tạo sự tự tin để làm tiếp những bài khó hơn. Tạo được sự thoải mái, có cảm giác “sẽ làm được” trong phòng thi là một yếu tố rất quan trọng để giúp thí sinh hoàn thành tốt nhất bài thi. Thí sinh phải luôn tâm niệm “Mình đang đi thi chứ không phải đang làm bài tập trên lớp” do đó làm được bài nào phải chắc điểm bài đó. Không nên làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm mất thời gian của những bài khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ vì một (hoặc hai điểm) của bài toán đó mà mất tám chín điểm ở những bài khác.

2. Không làm tắt: Nhiều học sinh khá, giỏi thường mất điểm ở những bài toán dễ chỉ vì tính tài tử. Khi giải các bài toán, thí sinh nên viết tất cả những bước cơ bản để thực hiện bài toán đó trong bài làm. Vì khi chấm, cán bộ sẽ theo ba-rem có sẵn để chấm. Nếu thí sinh bỏ qua một vài phép toán, nhiều khi sẽ không được chấm mức điểm tối đa cho bài đó mặc dù kết quả cuối cùng chính xác.

3. Nhận dạng bài tập: Khi đứng trước một bài toán cụ thể, thí sinh cần phân biệt chính xác thuộc dạng toán nào. Các bài tập trong đề thi tuyển sinh ĐH thường được ra theo các dạng bài tập cơ bản đã có trong sách giáo khoa (chúng tôi đã nói kỹ trong bài trước) tuy nhiên có thể hình thức câu hỏi sẽ khác. Ví dụ: Trong SGK thường có dạng bài tập là tìm nghiệm của một hệ phương trình nào đó. Nhưng trong đề thi có thể lại được ra là tìm điều kiện để một số hệ phương trình có chung một nghiệm. Thực ra hai bài toán này đều có cách giải như nhau.

4. Không nên làm trước vào giấy nháp: Giấy nháp là công cụ để hỗ trợ tính toán. Vì vậy, với những bài toán mà thí sinh đã định hướng được cách giải thì không nên giải hoàn toàn trên giấy nháp rồi mới viết vào giấy thi. Làm như vậy vừa mất thời gian vừa dễ sai sót. Bởi vì khi giải trực tiếp bài toán là “viết ra những gì ở trong đầu” thí sinh rất chủ động. Còn khi chép lại (kể cả chép những gì mình vừa viết) thí sinh lại trở thành thụ động vì vậy rất dễ viết nhầm, bỏ sót. Do đó, chỉ sử dụng giấy nháp ở những phần cần tính toán.

5. Có thể làm "nhảy cóc": Thông thường trong một câu hỏi thường có nhiều câu hỏi nhỏ. Ví dụ câu 3 có câu 3a, 3b, 3c. Đối với những câu hỏi kiểu này thì phần lớn những kết quả của bài trước sẽ trở thành điều kiện cho bài sau. Tuy nhiên nếu không làm được bài trước thí sinh có thể thừa nhận kết quả của bài trước để làm bài sau. Như vậy, thí sinh vẫn được tính điểm cho những câu làm được. Khi bị “tắc” ngay từ bài đầu tiên thì không nên “bỏ qua” luôn mà phải xem kỹ những câu tiếp theo có làm được không.

6. Cẩn trọng với lời giải: Giải một bài toán không chỉ là các con số và kết quả tính toán mà lời giải cũng có ý nghĩa quan trọng. Lời giải không chỉ là liên kết giữa các phép toán mà còn chứng tỏ tư duy của người làm bài đó có chính xác, có thật sự hiểu bài toán hay không. Do vậy, lời giải cần phải viết cô đọng rành mạch nhưng không cộc lốc. Những bài thi có lời giải như vậy sẽ nhận được “cảm tình” của người chấm.

7. Cẩn thận khi biến đổi hệ phương trình: Thí sinh luôn gặp phải hệ phương trình và bất phương trình trong các bài thi. Khi biến đổi một hệ, thí sinh phải đặc biệt chú ý không nên biến đổi cả một hệ mà phải biến đổi lần lượt theo các phương trình, sau đó mới tổng hợp lại cho kết quả của hệ. Làm như vậy sẽ có hai điều lợi: Thứ nhất bản thân thí sinh sẽ dễ dàng kiểm soát được các bước thực hiện bài toán, không bị nhầm lẫn. Thứ hai người chấm cũng hiểu được các bước thực hiện của thí sinh và đúng ba-rem điểm.

8. Làm được đến đâu viết đến đó: Với những bài khó, nếu chỉ làm được một phần mà chưa làm được trọn vẹn thì thí sinh cũng nên viết vào bài làm. Vì những phần đã làm được nếu đúng theo ba-rem chấm thì vẫn được điểm.

9. Không nên nộp bài khi chưa hết giờ: Nếu làm xong bài sớm thí sinh cũng không nên nộp bài mà phải kiểm tra lại. Rất nhiều thí sinh khi về nhà kiểm tra lại mới phát hiện được những chỗ làm sai. Khi làm một lúc rất nhiều bài toán thì rất dễ mắc sai sót. Trước hết phải làm thử lại các phép tính. Thứ hai là kiểm tra lỗi về ngữ pháp, diễn đạt. Nếu còn nhiều thời gian thí sinh có thể viết lại một bài thi khác thật rõ ràng, rành mạch.

10. Cuối bài phải kết luận: Cuối mỗi bài toán nên có một phần kết luận. Có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay chưa. Theo các giáo viên có kinh nghiệm chấm bài thi ĐH, thì bỏ phần kết luận là một trong những lỗi khá phổ biến của các thí sinh.

Sưu tầm



#10
vincen

vincen

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Mình thấy ôn tập tốt môn Toán cho các kỳ thi, các bạn cần ôn tập từ sớm, vì mình thấy môn toán khá xuyên suốt, thi từ chương trình lớp 10. Tốt nhất là bạn nên chia theo các chuyên đề để ôn tập, ví dụ :hàm số và đồ thị, phương trình lượng giác,... sau đó đến thời gian cuối thì luyện đề. Ngày xưa mình học như thế rất hiệu quả. Cô giáo mình cho ôn tập 1 loạt từ năm lớp 11, lớp 12 dò lại 1 lần, sang kỳ 2 chủ yếu là luyện đề và củng cố kỹ năng làm bài+ luyện thêm phần nào bạn còn yếu nữa. Ngày xưa ko rành dùng mạng, ko biết cô kiếm đâu ra lắm đề thi thử như thế cho mình luyện, mà còn rất cập nhật @_@ Năm nay đứa em thi đại học, mình ngồi tìm đề cho cậu ta, thế là phát hiện ra 1 trang cực kỳ hay, cung cấp đề thi đáp án các năm trước và rất nhiều đề thi thử tốt nghiệp và đại học. Mọi người cung tham khảo nhé http://dapandethi2012.com/

Thấy các nhóc cấp 3 sôi sục thi TN, đại học làm mình nhớ ngày xưa đi học thêm, học lò ôn thi quá... Chúc các em năm nay thi tốt nghiệp THPT tốt và đỗ đại học nhé ^^

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vincen: 30-05-2012 - 17:16


#11
anhthu1111

anhthu1111

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Ôn thi như thế nào cho hiệu quả?

1. (Onthi.net.vn) Ôn tập những gì?
Hãy viết ra danh sách những chủ điểm có thể đưa ra trong kỳ thi. Sau đó lập ra một sơ đồ những thứ bạn định sẽ ôn tập. Sẽ là không thực tế nếu bạn ôm đồm tất cả chi tiết các bài học. Khi chọn lọc chủ đề cần ôn tập hãy chú ý:

- Có những mảng kiến thức chủ chốt nào mà đề thi năm nào cũng ra?

- Mỗi bài thi có khoảng bao nhiêu dạng bài?

- Có những loại câu hỏi nào các năm trước đã ra mà năm nay vẫn có khả năng tiếp tục ra lại?

- Bạn thích thú và học khá môn nào nhất?

2. Thời gian ôn tập?

- Hãy quyết định xem bạn cần bao nhiêu ngày để học một môn. Nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa phải để mang lại cảm giác vui mừng khi thực hiện được. Nếu đặt mục tiêu quá cao bạn sẽ dễ bị thất vọng và chán nản. Hãy thưởng cho mình mỗi khi làm tốt công việc.

- Nên đầu tư nhiều thời gian vào những môn bạn học yếu hơn. Hãy chia môn học đó thành nhiều phần nhỏ để dễ giải quyết. Việc tránh né chỉ làm bạn học kém hơn môn đó.

- Luôn luôn nhớ rằng bao giờ quá trình ôn thi cũng có 3 giai đoạn: học, hiểu và tự kiểm tra. Hãy phân bố thời gian hợp lý cho mỗi giai đoạn.

- Kế hoạch ôn tập của bạn nên được sử dụng một cách linh hoạt. Có những môn bạn có thể hoàn thành trước kế hoạch hoặc cần thêm thời gian cho những môn khó, nhiều bài tập. Hơn nữa, hãy nhớ nghỉ ngơi và thư giãn giữa các môn học.

3. Ôn tập như thế nào?
Bạn càng trực tiếp tác động và học tập môn học, làm cho nó thành kiến thức của bạn và liên hệ nó với kiến thức cũ thì môn học càng có ý nghĩa và dễ nhớ đối với bạn. Chiến lược sau đây sẽ rất có ích cho bạn:

- Đầu tiên hãy xem qua tài liệu, tập trung vào các bảng biểu, tiêu đề, tóm tắt và kết luận để có được cái nhìn tổng thể.

- Đặt ra câu hỏi hoặc những điểm quan trọng mà bạn hy vọng tìm ra câu trả lời trong bài đọc.

- Đọc tài liệu có chọn lọc và gạch ra giấy những ý chính.

- Tóm tắt ý chính bằng cách liệt kê những từ khóa, lập biểu đồ, sơ đồ, gắn kết ý trong bài với các nguồn khác.

- Tự kiểm tra bằng cách trích ra hoặc xem lại bài tóm tắt ngay sau khi đọc tài liệu hoặc sau những ngày giải lao.

Tạo sơ đồ hình cây có thể giúp bạn tiếp cận bài học ở nhiều góc độ khác nhau còn những ghi chép trong vở giúp bạn tư duy một cách tuyến tính. Hãy làm cho quá trình học trở nên dễ nhớ và sinh động bằng cách sử dụng các loại bút màu, bút đánh dấu và các từ khoá và hình vẽ.
4. Tự kiểm tra, đánh giá.

- Dùng các thẻ nhớ tóm tắt lại các con số và sự kiện quan trọng. Đặt chúng ở chỗ dễ nhìn nhất hoặc dán lên tường xung quanh phòng bạn.

- Thu thập và tập trả lời những câu hỏi của các kỳ thi trước. Có thể lúc đầu bạn cảm thấy lo lắng vì chưa biết phải làm thế nào. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và xem xét mối quan của những câu hỏi với kiến thức đã học. Chúng thuộc phần nào, chương nào, dạng bài tập nào, v.v... Sau đó liệt kê ngắn gọn những điểm bạn còn yếu hoặc chưa hiểu rõ. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận ra chỗ hổng kiến thức và chủ động tìm ra câu trả lời thay vì thụ động nhồi nhét một mớ kiến thức trong sách.

- Hãy tập trả lời các câu hỏi trong điều kiện như ở phòng thi. Nếu có thể, bạn hãy nhờ bạn bè hoặc thầy cô đặt ra câu hỏi và chấm điểm cho bạn. Nhiều học sinh viên ngại khâu tự kiểm tra này vì sợ đạt kết quả thấp. Tuy nhiên, thà biết được sự thật này và tìm cách khắc phục còn hơn là bị điểm kém sau kỳ thi chính thức!

5. Động lực học tập.
Suy cho cùng, điều quan trọng nhất vẫn là bạn có muốn ôn thi tốt hay không. Có nhiều học sinh cho rằng ôn thi chỉ là nghĩa vụ còn kết quả ra sao không quan trọng. Muốn có kết quả cao, bạn cần cố gắng hết sức và đặt mục tiêu để phấn đấu. Hãy nhớ rằng thi cử mang lại lợi ích và kết quả không cho ai khác mà là cho chính bạn!

6. Chọn thầy để học ôn thi

Tại trang Ôn thi trực tuyến Onthi.net.vn, bạn sẽ được học tập với các giảng viên, chuyên gia luyện thi hàng đầu Việt Nam đến từ Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều trường đại học danh tiếng khác.
Chỉ cần tham gia học thử một chuyên đề (hoàn toàn miễn phí) là bạn sẽ cảm nhận ngay được sự khác biệt và tính hiệu quả Onthi.net.vn mang lại cho bạn.
Còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để mang vinh quang về cho bản thân và gia đình bạn nhé.

Theo Hoàng Châu - Thanh Niên

#12
vantrang89

vantrang89

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
1. (Onthi.net.vn) Ôn tập những gì?
Hãy viết ra danh sách những chủ điểm có thể đưa ra trong kỳ thi. Sau đó lập ra một sơ đồ những thứ bạn định sẽ ôn tập. Sẽ là không thực tế nếu bạn ôm đồm tất cả chi tiết các bài học. Khi chọn lọc chủ đề cần ôn tập hãy chú ý:

- Có những mảng kiến thức chủ chốt nào mà đề thi năm nào cũng ra?

- Mỗi bài thi có khoảng bao nhiêu dạng bài?

- Có những loại câu hỏi nào các năm trước đã ra mà năm nay vẫn có khả năng tiếp tục ra lại?

- Bạn thích thú và học khá môn nào nhất?

2. Thời gian ôn tập?

- Hãy quyết định xem bạn cần bao nhiêu ngày để học một môn. Nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa phải để mang lại cảm giác vui mừng khi thực hiện được. Nếu đặt mục tiêu quá cao bạn sẽ dễ bị thất vọng và chán nản. Hãy thưởng cho mình mỗi khi làm tốt công việc.

- Nên đầu tư nhiều thời gian vào những môn bạn học yếu hơn. Hãy chia môn học đó thành nhiều phần nhỏ để dễ giải quyết. Việc tránh né chỉ làm bạn học kém hơn môn đó.

- Luôn luôn nhớ rằng bao giờ quá trình ôn thi cũng có 3 giai đoạn: học, hiểu và tự kiểm tra. Hãy phân bố thời gian hợp lý cho mỗi giai đoạn.

- Kế hoạch ôn tập của bạn nên được sử dụng một cách linh hoạt. Có những môn bạn có thể hoàn thành trước kế hoạch hoặc cần thêm thời gian cho những môn khó, nhiều bài tập. Hơn nữa, hãy nhớ nghỉ ngơi và thư giãn giữa các môn học.

3. Ôn tập như thế nào?
Bạn càng trực tiếp tác động và học tập môn học, làm cho nó thành kiến thức của bạn và liên hệ nó với kiến thức cũ thì môn học càng có ý nghĩa và dễ nhớ đối với bạn. Chiến lược sau đây sẽ rất có ích cho bạn:

- Đầu tiên hãy xem qua tài liệu, tập trung vào các bảng biểu, tiêu đề, tóm tắt và kết luận để có được cái nhìn tổng thể.

- Đặt ra câu hỏi hoặc những điểm quan trọng mà bạn hy vọng tìm ra câu trả lời trong bài đọc.

- Đọc tài liệu có chọn lọc và gạch ra giấy những ý chính.

- Tóm tắt ý chính bằng cách liệt kê những từ khóa, lập biểu đồ, sơ đồ, gắn kết ý trong bài với các nguồn khác.

- Tự kiểm tra bằng cách trích ra hoặc xem lại bài tóm tắt ngay sau khi đọc tài liệu hoặc sau những ngày giải lao.

Tạo sơ đồ hình cây có thể giúp bạn tiếp cận bài học ở nhiều góc độ khác nhau còn những ghi chép trong vở giúp bạn tư duy một cách tuyến tính. Hãy làm cho quá trình học trở nên dễ nhớ và sinh động bằng cách sử dụng các loại bút màu, bút đánh dấu và các từ khoá và hình vẽ.
4. Tự kiểm tra, đánh giá.

- Dùng các thẻ nhớ tóm tắt lại các con số và sự kiện quan trọng. Đặt chúng ở chỗ dễ nhìn nhất hoặc dán lên tường xung quanh phòng bạn.

- Thu thập và tập trả lời những câu hỏi của các kỳ thi trước. Có thể lúc đầu bạn cảm thấy lo lắng vì chưa biết phải làm thế nào. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và xem xét mối quan của những câu hỏi với kiến thức đã học. Chúng thuộc phần nào, chương nào, dạng bài tập nào, v.v... Sau đó liệt kê ngắn gọn những điểm bạn còn yếu hoặc chưa hiểu rõ. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận ra chỗ hổng kiến thức và chủ động tìm ra câu trả lời thay vì thụ động nhồi nhét một mớ kiến thức trong sách.

- Hãy tập trả lời các câu hỏi trong điều kiện như ở phòng thi. Nếu có thể, bạn hãy nhờ bạn bè hoặc thầy cô đặt ra câu hỏi và chấm điểm cho bạn. Nhiều học sinh viên ngại khâu tự kiểm tra này vì sợ đạt kết quả thấp. Tuy nhiên, thà biết được sự thật này và tìm cách khắc phục còn hơn là bị điểm kém sau kỳ thi chính thức!

5. Động lực học tập.
Suy cho cùng, điều quan trọng nhất vẫn là bạn có muốn ôn thi tốt hay không. Có nhiều học sinh cho rằng ôn thi chỉ là nghĩa vụ còn kết quả ra sao không quan trọng. Muốn có kết quả cao, bạn cần cố gắng hết sức và đặt mục tiêu để phấn đấu. Hãy nhớ rằng thi cử mang lại lợi ích và kết quả không cho ai khác mà là cho chính bạn!

6. Chọn thầy để học ôn thi

Tại trang Ôn thi trực tuyến Onthi.net.vn, bạn sẽ được học tập với các giảng viên, chuyên gia luyện thi hàng đầu Việt Nam đến từ Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều trường đại học danh tiếng khác.
Chỉ cần tham gia học thử một chuyên đề (hoàn toàn miễn phí) là bạn sẽ cảm nhận ngay được sự khác biệt và tính hiệu quả Onthi.net.vn mang lại cho bạn.
Còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để mang vinh quang về cho bản thân và gia đình bạn nhé.

Theo Hoàng Châu - Thanh Niên

#13
myni89

myni89

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Dưới đây là 6 "bảo bối" được tham khảo từ các tài liệu khoa học về phương pháp học tập và ôn thi sao cho "học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu" cũng như bí quyết thư giãn và giữ gìn sức khoẻ... hy vọng sẽ hỗ trợ ít nhiều cho các bạn trẻ trong mùa thi.

1 - Học tập

Ðó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Bài vở lớp 12 cũng như ở đại học thì nhiều. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa.

Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ.

Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.

2 - Ôn thi

Phương pháp tập đọc nhanh:

- Ðọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô

- Ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vàn bộ nhớ.

Không nên học thuộc lòng:

- Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.
- Vì thế muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.


Phương pháp ôn thi hiệu quả: Chọn hình thức ôn thi trực tuyến qua mạng vừa giảm tối đa chi phí, vừa chủ động về thời gian học tập, đồng thời có cơ hội chọn được những giáo viên giỏi nhất để ôn tập. Một gợi ý thú vị cho bạn đó là trang ôn thi trực tuyến: www.onthi.net.vn.
Hình đã gửi
Ôn thi đúng phương pháp để có cơ hội dành chiến thắng

3 - Thư giãn

Nhiều SV-HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên.

Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:

- Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy cần phải có thời gian thư giãn. Ðừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm.

- Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.

Tìm niềm vui trong học tập:

- Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bới những vấn đề nào đó.

4 - Ăn uống

Người xưa có câu "ăn vóc, học hay". Vậy ăn "vóc" như thế nào để học "hay", thi dễ đậu?

Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhớ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Ðó là:

- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút...): chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétylcholine là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.

- Ðậu nành: chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Ðể bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid min quan trọng là arginine và cystine.

- Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glulamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.

- Cà chua, cà rốt: chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp... Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.

- Các loại rau quả giàu vitamin C: như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền... giúp cơ thể giảm mệt mỏi.

Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp...) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt.

Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất.

Thuốc bổ đa sinh tố - khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.

5 - Chống stress

Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.

Vì sao cần giữ giấc ngủ?

Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thằng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc.

Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.

Tránh mệt mắt:

Ðể tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.

6 - Cha mẹ hỗ trợ con ôn thi

Trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, SV-HS thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo.

Hoàng Châu
Nguồn: Thanh Niên

#14
myni89

myni89

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
7 kinh nghiệm ôn thi thành công nhất
Ôn thi là thời gian vất vả nhất với học sinh, bởi chỉ trong một giai đoạn ngắn, các học sinh phải tiếp thu, sắp xếp một khối lượng kiến thức lớn ở nhiều môn. Vậy, làm thế nào để ôn thi có hiệu quả nhất trong thời gian nước rút?

>> Ôn thi như thế nào cho hiệu quả?

>> Phương pháp ôn thi hiệu quả

Dưới đây là 7 kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất:

1. Tự ôn thi, bởi đây là cách rèn luyện tư duy độc lập, nâng cao hiệu quả học tập, làm giàu tri thức cho bản thân. Thực tế đã chứng minh, hầu hết những học sinh đỗ đại học, thậm chí đỗ thủ khoa trong các kỳ thi đều dành phần lớn thời gian tự học, tự ôn thi. Tuy nhiên, không phải cứ ngồi vào bàn học càng lâu càng tốt, mà quan trọng là phải tập trung, phân chia thời gian học các môn trong ngày hợp lý. Cần xen kẽ việc học với thời gian thư giãn, giải trí.
Hình đã gửi
2. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ năng được xem như một yêu cầu cụ thể để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất.

3. Ôn đến đâu, chắc đến đó. Mặc dù thời gian thi đang đến gần nhưng cũng đừng quá hấp tấp mà dẫn đến ôn trước quên sau. Trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”. Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “sĩ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.

4. Sử dụng phương thức ôn thi trực tuyến, hình thức này cho phép bạn học được nhiều với thầy, cô giáo, giải được nhiều dạng bài tập khác nhau, chủ động thời gian học tập. Đặc biệt, kiến thức ôn tập thường được các giáo viên giỏi tổng hợp một cách cô đọng nhất, giúp bạn dễ dàng bao quát chương trình. Bạn có thể tham khảo hình thức ôn thi đặc biệt này tại trang Onthi.net.vn.

5. Luyện các đề thi năm trước. Đề thi chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất, vì vậy khi luyện đề thi học sinh không những nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu mà còn nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi sao cho nhanh và chính xác nhất. Đây cũng là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi kỳ thi.

6. Nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng. Buổi tối nên bắt đầu học từ 19 giờ tới 23 giờ là đi ngủ. Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến 6 giờ thì nghỉ. Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung kiến thức nhất. Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.

7. Trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy, học sinh nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình vừa học trong đầu để xem thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính, đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học.


Tóm lại, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đang đến rất gần, để ôn tập thật tốt, đạt hiệu quả cao nhất các bạn học sinh lớp 12 nên vận dụng những kinh nghiệm trên để có thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh sắp tới.

Hoàng Châu

Nguồn: Thanh Niên





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: on thi, hieu qua, toan hoc, kinh nghiem, dap an, de thi, kinh nghiem, hoc mon toan

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh