Đến nội dung

Hình ảnh

[Chia sẻ] Giải PT chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 15 trả lời

#1
Minhnguyenquang75

Minhnguyenquang75

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 244 Bài viết
Trong chương trình Toán THCS các bạn được học và làm quen với nhiều loại pt chứa ẩn trong dấu GTTĐ. Bài viết này giúp các bạn có thêm 1 số phương pháp cơ bản để xét pt loại này:

Phương pháp 1: Chia khoảng trên trục số
Ta xét dấu các biểu thức trong dấu GTTĐ để khử dấu gttđ
VD1: Giải pt:
$ |2x-1|+|2x-5|=4--(1) $
Giải:
Ta lập bảng khử dấu gttđ:
bangxetdau.png
Từ đó ta xét 3 trường hợp sau:
- Xét $x< \dfrac{1}{2}$
(1) trở thành $-4x+6=4\Leftrightarrow x< \dfrac{1}{2}$, không phụ thuộc vào khoảng đang xét
- Xét $\dfrac{1}{2}\leq x< \dfrac{5}{2}$, (1) trở thành $4=4$ đúng với mọi x khoảng đang xét
- Xét $x\geq \dfrac{5}{2}$:
(1) trở thành $4x-6=4 \Leftrightarrow x=\dfrac{5}{2}$, thuộc vào khoảng đang xét
Kết luận: Nghiệm của pt (1) là $\dfrac{1}{2}\leq x\leq \dfrac{5}{2}$
Mách nhỏ: Để khỏi nhầm lẫn trong việc lập bảng khử dấu giá trị tuyệt đối, các bạn hãy nhớ lấy câu: "Trái khác, phải cùng" tức là: Bên trái nghiệm của biểu thức sẽ mang dấu khác (trái) với biếu thức ta nhìn thấy, bên phải nghiệm của biểu thức sẽ mang dấu cùng với biểu thức ta nhìn thấy.

Phương pháp 2: Phương pháp biến đổi tương đương
Ta áp dụng 2 phép biến đổi cơ bản sau:
1) $|a|=b\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} b\geq 0\\ \left[\begin{array}{l} a=b \\ a=-b \\ \end{array}\right.\\ \end{matrix}\right.$
2) $|a|=|b|\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} a=b \\ a=-b \\ \end{array}\right.$
VD: Giải pt:
$|x-1|=|3x-5|-(2)$
Giải:
Áp dụng phép biến đổi 2 ta có:
$(2)\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x-1=3x-5\\x-1=-3x+5\\ \end{array} \right.$
$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=2\\x=\dfrac{3}{2}\\ \end{array} \right.$
Kết luận: pt (2) có 2 nghiệm $x_{1}=2;x_{2}=\dfrac{3}{2}$
Nhận xét: Ta có thể sử dụng phương pháp 1 để giải phương trình (2)

Phương pháp 3: Đặt ẩn phụ
VD: Giải pt:
$|x^{2}-5x+5|=-2x^{2}+10x-11-(3)$
Giải:
$(3)\Leftrightarrow |x^{2}-5x+5|=-2(x^{2}-5x+5)-1$
Đặt $t=x^{2}-5x+5$ thì pt trở thành $|t|=-2t-1$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} -2t-1\geq 0\\ \left[ \begin{array}{l} t=-2t-1 \\ t=2t+1 \\ \end{array} \right.\\ \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} t\leq \dfrac{1}{2}\\ \left[ \begin{array}{l} t=-\dfrac{1}{3} \\ t=-1 \\ \end{array} \right.\\ \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow t=-1$
$\Leftrightarrow x^{2}-5x+5 =-1 \Leftrightarrow x^{2}-5x+6 =0$
$\Leftrightarrow$$ x=2$;$x=3$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenquang75: 21-12-2011 - 18:45


#2
Minhnguyenquang75

Minhnguyenquang75

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 244 Bài viết
Phương pháp 4: Sử dụng đồ thị

Nguyên tắc: Nghiệm của pt $f(x)=g(x)$ chính là hoành độ điểm chung của 2 đồ thị $y=f(x)$ và $y=g(x)$

VD: Biện luận số nghiệm của pt: $|x-1|+|x+1|+|x|=m$
Giải:
Trước hết vẽ đồ thị hàm số $y=|x-1|+|x+1|+|x|$
+ Lập bảng khử dấu gttđ
bangkhudau.png
+ Vẽ đồ thị trên từng khoảng, chú ý các điểm đặc biệt A(-1;3) ; B(0;2) ; C(1;3).
Số nghiệm của pt đúng bằng số điểm chung của đường thẳng $y=m$ với đồ thị vừa vẽ
Đồ thị
dothi.png
Từ đồ thị ta có:
• Nếu $m<2$ thì pt vô nghiệm
• Nếu $m=2$ thì pt có nghiệm duy nhất
• Nếu $m>2$ thì pt có 2 nghiệm phân biệt

Phương pháp 5: Sử dụng bất đẳng thức

Nguyên tắc: Sử dụng bất đẳng thức để so sánh f(x) và g(x). Từ đó tìm nghiệm của pt f(x)=g(x)


VD: Giải pt: $|x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}=1$
Giải:
Nhận thấy ngay $x=2003$ và $x=2004$ là nghiệm thỏa mãn của pt
• Nếu $x>2004$ thì $x-2003>1$ nên $|x-2003|>1\Rightarrow |x-2003|^{5}>1\Rightarrow |x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}>1$. Chứng tỏ pt không có nghiệm thỏa mãn $x>2004$
• Nếu $x<2003$ thì $x-2004<-1$ nên $|x-2004|>1\Rightarrow |x-2004|^{7}>1\Rightarrow |x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}>1$. Chứng tỏ $x<2003$ không phải là nghiệm
• Nếu $2003<x<2004$ thì:

$\left\{\begin{matrix} 0<x-2003<1\\ -1<x-2004<0\\ \end{matrix}\right.$
nên
$\left\{\begin{matrix} |x-2003|^{5}<|x-2003|=x-2003\\ |x-2004|^{7}<|x-2004|=2004-x\\ \end{matrix}\right.$
Do đó $|x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}<(x-2003)+(2004-x)=1$. Chứng tỏ $2003<x<2004$ cũng không là nghiệm thỏa mãn của pt
Tóm lại, pt chỉ có 2 nghiệm như đã nhận thấy

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenquang75: 22-12-2011 - 18:49


#3
thinhrost1

thinhrost1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 316 Bài viết

Thanks for sharing :)



#4
4869msnssk

4869msnssk

    Bá tước

  • Thành viên
  • 549 Bài viết

em có ài toán này mọi người thử giải:

giải và biện luận phương trình sau $4\left |x+1 \right |-\left | x-2 \right |-3\left | x+2 \right |=0$


 B.F.H.Stone


#5
lovemath99

lovemath99

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

em có ài toán này mọi người thử giải:

giải và biện luận phương trình sau $4\left |x+1 \right |-\left | x-2 \right |-3\left | x+2 \right |=0$

 

Có tham số đâu mà bảo người ta biện luận.

 

Lập bảng xét dấu ra ta phân được 4 th:

 

TH1: $x<-2$ ta được pt:

 

$-4(x+1)-(2-x)+3(x+2)=0$

 

TH2: $-2 \le x < -1$

 

$-4(x+1)-(2-x)-3(x+2)=0$

 

TH3: $-1 \le x <2$

 

$4(x+1)-(2-x)-3(x+2)=0$

 

TH4: $x \ge 2$

 

$4(x+1)-(x-2)-3(x+2)=0$

 

Giải rồi đối chiếu dk .....



#6
4869msnssk

4869msnssk

    Bá tước

  • Thành viên
  • 549 Bài viết

Có tham số đâu mà bảo người ta biện luận.

 

Lập bảng xét dấu ra ta phân được 4 th:

 

TH1: $x<-2$ ta được pt:

 

$-4(x+1)-(2-x)+3(x+2)=0$

 

TH2: $-2 \le x < -1$

 

$-4(x+1)-(2-x)-3(x+2)=0$

 

TH3: $-1 \le x <2$

 

$4(x+1)-(2-x)-3(x+2)=0$

 

TH4: $x \ge 2$

 

$4(x+1)-(x-2)-3(x+2)=0$

 

Giải rồi đối chiếu dk .....

tóm LẠI KẾT QUẢ LÀ GÌ 


 B.F.H.Stone


#7
4869msnssk

4869msnssk

    Bá tước

  • Thành viên
  • 549 Bài viết

có lẽ nhầm một chút khi gõ đầu bài  :mellow:

ta có $PT\leq \left | 3x+6 \right |-3\left | x+2 \right |\leq 0$(1)

bằng cách áp dụng BĐT quen thuộc $\left | A \right |-\left | B \right |\leq \left | A-B \right |$

để cm bđt trên ta có $\left | A \right |-\left | B \right |\leq \left | A-B \right | \Rightarrow (\left | A \right |-\left | B \right |)^{2}\leq \left | A-B \right | ^{2}\Leftrightarrow 2AB\leq 2\left | AB \right |$(LUÔN ĐÚNG ) 

dấu bằng  xảy ra khi và chỉ khi $AB\geq 0$

hoặc $\left | A \right |-\left | B \right |\leq \left | A-B \right | \Leftrightarrow \left | A \right |\leq \left | B \right |+\left | A-B \right |$

TA DỄ DÀNG THẤY BĐT TRÊN ĐÚNG

dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $B.(A-B)\geq 0\Leftrightarrow AB\geq B^{2}$

ÁP dụng vào (1) ta có:

+) dấu bằng xảy ra  khi và chỉ khi $x\geq 2$ hoặc $x\leq -1$

+) dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $x\geq 2$ hoặc $x\leq -2$

mời mọi người thảo luận 


 B.F.H.Stone


#8
minhhieuchu

minhhieuchu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

.............................................................................


:icon12:  Số 11 Ams 2 basketball team   :icon12: 

(~~)  HỌC...   (~~)

(~~)  HỌC nữa...   (~~)

(~~)  HỌC mãi...   (~~)

:icon6:  98er   :icon6:

:namtay  PHẢI THI ĐỖ!!  :)))))))   :namtay
:wub:  :wub:
  :wub:  :wub:  :wub:  :wub:  :wub: 


#9
tientran1802

tientran1802

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

Bài viết hay quá, em đang gặp rắc rồi với việc tìm min, max trong GTTD.



#10
Flying Elephant

Flying Elephant

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Giải bài này hộ em.
Giải và biện luận số nghiệm của phương trình:

|2x- 3x -2| = 5a - 8x -2x2

:(  :(  :(  :(  :(  :(



#11
vanduongts

vanduongts

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 113 Bài viết

Phương pháp 4: Sử dụng đồ thị

VD: Biện luận số nghiệm của pt: $|x-1|+|x+1|+|x|=m$
Giải:
Trước hết vẽ đồ thị hàm số $y=|x-1|+|x+1|+|x|$
+ Lập bảng khử dấu gttđ
attachicon.gifbangkhudau.png
+ Vẽ đồ thị trên từng khoảng, chú ý các điểm đặc biệt A(-1;3) ; B(0;2) ; C(1;3).
Số nghiệm của pt đúng bằng số điểm chung của đường thẳng $y=m$ với đồ thị vừa vẽ
Đồ thị
attachicon.gifdothi.png
Từ đồ thị ta có:
• Nếu $m<2$ thì pt vô nghiệm
• Nếu $m=2$ thì pt có nghiệm duy nhất
• Nếu $m>2$ thì pt có 2 nghiệm phân biệt

Phương pháp 5: Sử dụng bất đẳng thức


VD: Giải pt: $|x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}=1$
Giải:
Nhận thấy ngay $x=2003$ và $x=2004$ là nghiệm thỏa mãn của pt
• Nếu $x>2004$ thì $x-2003>1$ nên $|x-2003|>1\Rightarrow |x-2003|^{5}>1\Rightarrow |x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}>1$. Chứng tỏ pt không có nghiệm thỏa mãn $x>2004$
• Nếu $x<2003$ thì $x-2004<-1$ nên $|x-2004|>1\Rightarrow |x-2004|^{7}>1\Rightarrow |x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}>1$. Chứng tỏ $x<2003$ không phải là nghiệm
• Nếu $2003<x<2004$ thì:

$\left\{\begin{matrix} 0<x-2003<1\\ -1<x-2004<0\\ \end{matrix}\right.$
nên
$\left\{\begin{matrix} |x-2003|^{5}<|x-2003|=x-2003\\ |x-2004|^{7}<|x-2004|=2004-x\\ \end{matrix}\right.$
Do đó $|x-2003|^{5}+|x-2004|^{7}<(x-2003)+(2004-x)=1$. Chứng tỏ $2003<x<2004$ cũng không là nghiệm thỏa mãn của pt
Tóm lại, pt chỉ có 2 nghiệm như đã nhận thấy

bai nay co cach giai khac khong



#12
quangtit

quangtit

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

giải hộ em /3x-2/-/2x-1/<3

giải phương trình theo phương pháp 1: chia khoảng trên trục số 



#13
JellyFish

JellyFish

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết

 /3x-2/-/2x-1/<3

 

x                 (- vô cùng)                            1/2                                    2/3                                (+ vô cùng)

                     

/3x-2/                                  -3x+2              /               -3x+2                0            3x-2

/2x-1/                                  -2x+1             0                 2x-1                /             2x-1

 

 

 

TH1:           x <= 1/2                            :-3x+2+2x-1<3 <=> x>2( loại) vì đk là x<=1/2                      

TH2:        1/2 <x<= 2/3                        :-3x+2-2x+1<3 <=> x>0                                    //        Giao no với đk ta đc tập no (1/2; 2/3 ngoặc vuông

TH3:           x>2/3                                :3x-2-2x+1<3   <=> x<4                                   //         Giao no với đk ta đc tập no(2/3;4)

 

 

 

 

=> Hợp no hai TH2 và 3 ta đc no chung: (1/2;4)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi JellyFish: 17-03-2017 - 20:12


#14
Ngoc Tran YB

Ngoc Tran YB

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết

sách Đại số 10 hay lắm ạ !Ai không hiểu mua về đọc thì best


Sự nỗ lực là tên gọi khác của kì tích   
Thực ra mình muốn học ở Y HN trong 4 năm nữa
Thực ra hai điều trên không liên quan
Cảm ơn đã đọc
Nhưng thôi đọc làm gì nữa hết rồi mà :closedeyes:
  :closedeyes: 
uahhhhhh 
:mellow:
  :mellow:  :mellow:  :mellow:  :mellow: 
mình Best thần kinh ruiiiiiiii.giá như thế giới không con nào thần kinh như mình phải tốt đẹp hơn không 


#15
binh2610

binh2610

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

giải hộ mình với plssssssss || 2 x mũ 2 - 5x +3| - | x - 1|| >x -2



#16
Chatara Kui

Chatara Kui

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 13 Bài viết

Bạn có thắc mắc gì thì đăng vào box này : https://diendantoanh...ung-học-cơ-sở/ 

Mọi người sẽ giúp bạn <3

 

giải hộ mình với plssssssss || 2 x mũ 2 - 5x +3| - | x - 1|| >x -2






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh