Đến nội dung

Hình ảnh

Norbert Wiener

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Norbert Wiener
Hình đã gửi
N. Vine sinh ngày 16/11/1894 tại thành phố Côlumbia bang Missuri (Mỹ), trong một gia đình Do Thái. Cha ông, Lêô Vine (1862-1939) sinh ở Bêtôxtôka (trước kia là vùng thuộc Nga), hồi trẻ học ở Đức, sau sang Mỹ. Tại Mỹ, sau nhiều lần chìm nổi ông đã trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng. Khi còn ở Côlumbia, ông đã là giáo sư ngôn ngữ hiện đại của trường Đại học Tổng hợp Missuri, sau đó trở thành giáo sư tiếng Xlavơ kỳ cựu nhất của Mỹ tại Trường ĐH Tổng hợp Havard thuộc thành phố Kembrid bang Massachuxet gần Boston. Ông đã gây được nhiều ảnh hưởng tốt đén N. Vine.
Từ nhỏ Vine đã thể hiện nhiều năng khiếu xuất sắc. Cha cậu đã dạy con theo một chương trình đặc biệt. Chú bé Vine mới 7 tuổi đã đọc Đácuyn và Đantơ, 11 tuổi chú tốt nghiệp trung học, 14 tuổi học cao đẳng và nhận bằng bác học đầu tiên là thạc sĩ khoa nghệ thuật.
Sau đó Vine học ở trường Đại học Tổng hợp Havard như một nghiên cứu sinh và năm 17 tuổi anh trở thành phó tiến sĩ khoa nghệ thuật; 18 tuổi (năm 1913) anh đỗ tiến sĩ triết học với các chuyên đề về logic toán. Tại Havard, Vine nghiên cứu triết học dưới sự hướng dẫn của Dj. Xantaiana và Dj. Rôix.
Trường Đại học Tổng hợp Havard đã tạo điều kiện vật chất cho vị tiến sĩ trẻ tuổi tham quan học vấn ở châu Âu vào những năm 1913-1915. Vine đã đến Trường Đại học Tổng hợp Kembrid Anh và Gơttingghen ở Đức, nhưng sau đó, do chiến tranh nên anh phải trở lại Mỹ và kết thúc chuyến đi bổ sung học vấn của mình tại Trường Đại học Tổng hợp Côlumbia ở Niuioc. Tại trường Đại học Tổng hợp Kembrid, Vine đã theo học Béctơrăng Rútxen nổi tiếng, người mà thời kỳ đầu thế kỷ đã có uy tín rất lớn trong lĩnh vực logic toán.. Vine cũng đã từng theo học Dj. Khardi, một chuyên gia về lý thuyết số. Vine viết trong cuốn hồi ký của mình như sau: ìRutxen đã cho tôi biết ý đồ thông minh là nếu bạn vũ trang cho mình kiến thức về logic toán và triết học về toán thì bạn có thể biết một cái gì đấy trong lĩnh vực toán học”.
Tại Gơttingghen, Vine đã theo học nhà toán học Đức vĩ đại nhất Đ. Hinbe, nghe bài giảng của nhà triết học E. Gusserl.
Giai đoạn làm việc của Vine bắt đầu từ năm 1915. lúc đầu anh làm trợ giáo tại tổ bộ môn Triết học ở Havard, nhưng chỉ được một năm. Ông đã từng làm phóng viên, có lần đã định gia nhập quân đội…Sau cùng, nhờ sự giúp đỡ của nhà toán học F. V. Oxguđ, bạn của cha ông, Vine đã tìm được việc tại trường Đại học bách khoa Masschuxet. Năm 1919, ông được công nhận là giảng viên khoa toán và cho đến cuối đời Vine vẫn làm việc ở đó. Năm 1926, Vine làm lễ cưới Margarita Engeman, một phụ nữ Mỹ gốc Đức.
Theo Vine thì những năm 1920-1925 là thời kỳ ông say sưa với toán học. Ông có khát vọng giải các vấn đề phức tạp của vật lý và kỹ thuật bằng những phương pháp toán học trừu tượng hiện đại. Ông nghiên cứu lý thuyết chuyển động Brao, thử sức mình trong lý thuyết thế, đi sau vào giải tích điều hòa tổng quát nhằm áp dụng cho lý thuyết thông tin. Kiến thức bách khoa của Vine được tích lũy dần dần, chậm chạm nhưng chắc chắn.
Năm 1932 Vine (khi đó đã là giáo sư chính thức) đã có danh tiếng xứng đáng trong hàng ngũ các nhà bác học châu Âu và châu Mỹ. Ông hướng dẫn học trò viết luận án; xuất bản những cuốn sách giá trị về toán học như: ìGiải tích điều hòa tổng quát”, ìĐịnh lý Taubre”, ìTích phân Phuriê và một vài ứng dụng”,…; cùng nghiên cứu với nhà toán học Đức E. Gopf về trạng thái cân bằng của các sao và đưa vào khoa học ìPhương trình Vine-Gopf”. Một công trình khác nữa Vine viết cùng với nhà toán học Anh R. Peli ìBiến đổi Phuriê trong vùng ảo”. Cuốn sách này đang viết dở thì Pile bị chết trong một lần trượt tuyến, sau đó Vine viết tiếp với nhà bác học Trung Quốc Li và V. Bus. Trong những năm 1935-1936 Vine là phó chủ tịch hội toán học Mỹ.
Thời kỳ 1920-1930 Vine thường sang châu Âu làm quen với nhiều nhà bác học trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông sống khá lâu ở Kembrid và Gơttinhghen, tham gia vào những hội nghị toán học quốc tế, đặc biệt quan hệ với những nhà bác học lớn đương thời như: M. Prese, I. Ađammar, N. Bo, Dj. Golden, Dj. Bernal.
Năm 1935-1936 Vine thăm Trung Quốc và giảng bài tại Trường Đại học Tổng hợp Bắc Kinh. Mối quan hệ của ông với các nhà bác học ngày càng được củng cố và mở rộng, điều này đã gây được ảnh hưởng tốt đến sự nghiệp khoa học của Vine. Thời kỳ này Vine 40 tuổi và kiến thức của nhà bác học đang nở rộ. Ông đã hồi tưởng: ìNhững công trình của tôi bắt đầu kết quả, tôi đã kịp đăng hàng loạt những vấn đề tự nghiên cứu và đã làm xong việc chuẩn bị cho một hướng phát triển moéi mà trong khoa học sẽ có chỗ cho nó”. Chính khuynh hướng này đã đưa Vine đến sự hình thành khoa học về điều khiển.
Trong thời gian đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945), Vine nghiên cứu lý thuyết về mạng điện, kỹ thuật tính toán. Chậm hơn một chút nhưng không phụ thuộc gì vào A. N. Kolmogorop, Vine đã phát biểu lý thuyết nội suy và ngoại suy của những quá trình ngẫu nhiên tĩnh. Vine đã cống hiến cho hướng phát triển lý thuyết ìlọc”, một lý thuyết được áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật. Trong thời gian ở Mêchxich (1945-1947) Vine đã nêu lên sự cần thiết phải hình thành một ngành khoa học thống nhất nhằm nghiên cứu các quá trình nhận, giữ và nhào nặn thông tin, các quá trình điều khiển và kiểm tra. Ông đề nghị đặt tên cho ngành khoa học mới mẻ và đầy tương lai là xibecnêtic. Chính C. Sennon cũng có công lớn trong việc hình thành xibecnêtic, nhưng Vine là người đầu tiên truyền bá ý nghĩa của điều khiển học trong toàn bộ hẹ thống nhận thức của con người.
Mặc dù còn có nhiều quan điểm hạn chế trong quan điểm về triết học, về xã hội, nhưng Vine đã thể hiện đúng đắn vai trò của một nhà khoa học trong thời kỳ hiện đại. Ông luôn luôn đấu tranh cho việc áp dụng những thành tựu khoa học vào mục đích hòa bình. Vine hết sức phản đối việc tách rời lý luận với thực hành trong khoa học chân chính. Bản thân Vine có một lòng say sưa vô hạn những vấn đề khoa học phức tạp, những nghịch lý và những giả thuyết rắc rối.
Vine mất ngày 19/3/1964 tại Xtôckhôn.
(Theo sách ìCon số và tư duy” của A. M. Konđratov (Xuân Trung dịch), Nxb KH&KT, HN, 1975)
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh