Đến nội dung

Hình ảnh

thắc mắc về cách tính hằng số c trong các phép kiểm định

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
Nguyen thanh Tuyen

Nguyen thanh Tuyen

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Mình có 1 số thắc mắc như sau:

1. Đối với phép kiểm định về kì vọng:

Nếu đối thiết là µ < µ0 hoặc µ > µ0 thì ta tính c theo công thức f(c) = g.

Nếu đối thiết là µ ≠ µ0 thì ta tính c theo công thức 2f(c) = g + 1.

(Với f là hàm pp chuẩn).

Trong khi đó bài giải của các bạn trên lớp mình lúc nào cũng sử dụng công thức 2f(c) = g + 1.

Vậy cách nào là đúng.

2. Đối với phép kiểm định về phương sai:

Nếu đối thiết là s < s0 thì ta xác định c theo công thức c2(c) = α. Và phép kiểm định bác bỏ giả thiết H khi z < c.

Nếu đối thiết là s > s0 thì ta xác định c theo công thức c2(c) = 1 - α. Và phép kiểm định bác bỏ giả thiết H khi z > c.

Nếu đối thiết là s ≠ s0 thì ta xác định hai số a và b sao cho c2(a) = α/2 và c2(b) = 1 – α/2. Với phép kiểm định bác bỏ giả thiết H khi z < a hoặc z > b.

(Với c2 là hàm phân phối khi bình phương có bậc tuỳ trường hợp).

Nhưng bài làm của các bạn trên bảng luôn sử dụng công thức c2(c) = 1 – α/2 và kiểm định bình thường.

Vậy, cách nào là đúng? Nếu cả hai đều đúng thì mình sử dụng cách trên khi thi có được không ?


Ngoài ra bạn nào biết thì có thể hướng dẫn cụ thể hơn cho mình về việc xác định tham số r trong phép kiểm định về luật phân phối, và đối với kiểm định phân phối Possion thì λ được xác định như thế nào ?

Cảm ơn!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh