Đến nội dung

Hình ảnh

Nhà toán học nổi tiếng làm phim về tình yêu

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

NHÀ TOÁN HỌC NỔI TIẾNG LÀM PHIM VỀ TÌNH YÊU



Vừa qua, giới toán học lý thuyết trên thế giới truyền miệng nhau về chuyện một nhà toán học nổi tiếng đi…làm phim. Ông là ai?

Hình đã gửi

Frenkel đã cùng sản xuất và đạo diễn với Rein Graves đồng thời đóng luôn vai chính trong một bộ phim ngắn 26 phút, có tên là Rites of Love and Math (Nghi thức của tình yêu và toán học).
Nhìn vẻ bề ngoài điển trai, lãng tử của Edward Frenkel, ít ai biết rằng ông là một… nhà toán học.
Thậm chí, ông còn là một giáo sư (GS) toán học nổi tiếng. Không chỉ nổi tiếng vì lĩnh vực nghiên cứu hiện tại chính làChương trình Langlands (lĩnh vực mà GS Ngô Bảo Châu đang nghiên cứu), ông còn là một trong những người xông xáo về mảng hình học và vật lý toán của chương trình này. Giờ đây, ông còn nổi tiếng hơn nữa khi tham gia đóng phim và thậm chí còn là…đạo diễn.

Từ giáo sư toán học xuất sắc nghiên cứu Chương trình
Langlands

Trong lĩnh vực toán học, đặc biệt là Chương trình Langlands, ai cũng biết đến Edward Frenkel. Ông là một GS trẻ tuổi tại khoa Toán của trường Đại học Berkeley.
Sinh vào tháng 5 năm 1968 tại Nga trong một gia đình gốc Do Thái, trải qua thời niên thiếu, ông đã không được nhận vào Đại học tổng hợp Moscow. Tác giả Mark Saul trong bài viết đăng trên thông báo của Hội Toán học Mỹ (Notices of The AMS) cho rằng, vì là người Do Thái nên Frenkel bị đánh trượt. Sau đó, ông vào trường ĐH Dầu khí Dublin và học toán ứng dụng.
Vào những năm 80 của thế kỉ trước, nhà toán học lỗi lạc I.M. Gelfand đã tổ chức một seminar “huyền thoại” và Frenkel đã tham dự seminar này khi còn là sinh viên.
Tại đây, ông đã được gặp GS Feigin và GS Fuchs và có những công trình toán đầu tiên trong đời.
Cùng với GS Feigin, ông đã công bố một số kết quả về Đại số Kac-Moody và đưa ra một định lý gọi là đẳng cấu Feigin-Frenkel để từ đó, nhà toán học Vladimir Drinfeld (giải thưởng Fields năm 1994) đã sử dụng để tấn công bài toán về tương ứng Langlands hình học.
Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1989, Frenkel đã được đến thăm trường Havard, ông đã được nhận làm nghiên cứu sinh của khoa Toán trường đại học danh giá này.
Nhận bằng tiến sĩ tại Havard năm 1991, Edward trở thành phó giáo sư tại trường này, sau đó, từ năm 1997 đến nay, ông là GS của khoa Toán đại học Berkeley.
Nghiên cứu về cầu nối giữa lý thuyết biểu diễn, vật lý toán và hình học đại số, Frenkel bắt đầu quan tâm nhiều đến chương trình Langlands và sự liên quan của chương trình Langlands đến lý thuyết biểu diễn, hình học và vật lý.
Trên trang web của mình, ông tâm sự:
“Trong 7 năm vừa qua, tôi đã tập trung điều hành một dự án nghiên cứu về việc khảo sát chương trình Langlands hình học, mối quan hệ của nó với các lĩnh vực khác nhau của toán học và cả vật lý.”
Cùng với hai nhà toán học khác, Frenkel đã chứng minh được giả thuyết về tương ứng Langlands hình học cho nhóm GL(n).
Khám phá thú vị của ông gần đây là mối liên kết giữa tương ứng Langlands hình học và những sự đối ngẫu trong lý thuyết trường lượng tử.
Ngoài ra, ông còn là biên tập của các tạp chí toán uy tín nhất như: Inventiones mathematicae, Bullentin of AMS, Letters in Mathematical Physics,… Ông được nhận giải thưởng danh tiếng Hermann Weyl năm 2002.
Năm vừa rồi, GS Frenkel cùng GS Langlands và GS Ngô Bảo Châu đã công bố công trình mới: Formule des traces et fonctorilaité : le début d’un programme (tạm dịch là: Công thức vết và hàm tử: sự bắt đầu của một chương trình).
Một công trình khác viết riêng với GS Bảo Châu gần đây nhất là: Geometrizion of the trace formula (Hình học hóa của công thức vết).
Đến diễn viên kiêm đạo diễn
Một chuyện hài hước khiến nhiều đồng nghiệp khá bất ngờ, đó là GS Frenkel đi…làm phim.
Năm ngoái, Frenkel đã cùng sản xuất và đạo diễn với Rein Graves đồng thời đóng luôn vai chính trong một bộ phim ngắn 26 phút, có tên là Rites of Love and Math (Nghi thức của tình yêu và toán học).
Bộ phim này dựa trên cảm hứng từ phim “Nghi thức của tình yêu và cái chết” (Yukoku) của Yukio Mishima. Bộ phim đã được công chiếu ở Paris vào tháng 4/2010 và tham dự Liên hoan phim Quốc tế Sitges vào tháng 10/2010.
Bộ phim “Nghi thức của tình yêu và toán học” là một câu chuyện ngụ ngôn về chân lý và vẻ đẹp, tình yêu và cái chết và có cả toán học cùng nghệ thuật xăm mình ở trong đó.
Hình đã gửi
Bộ phim “Nghi thức của tình yêu và toán học

Chuyện kể về một tình yêu lãng mạn giữa một nhà toán học và một cô gái Nhật với câu hỏi xuyên suốt bộ phim. Đó là: “Có một công thức toán học của tình yêu bất tử hay không?”.
Tờ Le Monde nói về phim này như sau: “…một bộ phim ngắn tuyệt vời…bộ phim cho thấy một cái nhìn lãng mạn khác thường của nhà toán học”.
Còn tờ Examiner San Francisco mô tả bộ phim là một “sự kết hợp các màu đỏ, trắng và đen thuần túy, sự giản đơn, cảnh quay, âm nhạc,…tất cả chúng đều mượn sự logic đến sự đối xứng và ẩn dụ của toán học trong khi cố gắng vượt qua các rào cản của điện ảnh thông thường với nét quyến rũ mê hoặc…”
Frenkel và nhà làm phim tài năng người Pháp Graves đã tình cờ gặp nhau tại Paris, họ thấy hợp nhau và đã quyết định làm một bộ phim thể hiện vẻ đẹp của toán học.

Năm 2010, bộ phim đã được trình chiếu ở rất nhiều nơi, từ Paris đến Đại học California tại Berkeley, từ Tây Ban Nha đến Nhật và nó cũng gây một số tranh cãi. Nhiều người bảo Frenkel là ngông nhưng có lẽ ông chỉ muốn chứng tỏ rằng: nhà toán học cũng có thể làm tốt được nhiều việc khác.

Nhưng vấn đề là làm sao để chuyển tải điều đó mà không cần đến những con số hay phép tính. Ý tưởng tạo ra những hình xăm công thức toán đã đến với họ, những hình xăm được xăm trên mình của một phụ nữ đẹp sẽ là điểm nhấn của phim.
Năm 2010, bộ phim đã được trình chiếu ở rất nhiều nơi, từ Paris đến Đại học California tại Berkeley, từ Tây Ban Nha đến Nhật và nó cũng gây một số tranh cãi. Nhiều người bảo Frenkel là ngông nhưng có lẽ ông chỉ muốn chứng tỏ rằng: nhà toán học cũng có thể làm tốt được nhiều việc khác.
Vừa rồi, Edward Frenkel còn cộng tác với nhà văn Thomas Farber để cho ra một kịch bản phim mang tên “Bài toán hai vật thể” nói về sự gặp gỡ của một nhà văn và một nhà toán học.
Về việc một nhà toán học “kiêm” luôn những ngành nghề khác trong lịch sử toán học cũng không quá lạ.
Chẳng hạn Leibniz – tác giả phép tính vi tích phân cùng với Newton – vốn là một luật gia, hay Fermat cũng là một luật sư.
Chỉ có điều trong thời đại chuyên môn hóa như ngày nay thì trường hợp Frenkel đúng là đặc biệt, một lĩnh vực quá thuần túy lý thuyết như chương trình Langlands lại có thể có một…đạo diễn phim. Không rõ sắp tới, ông có “trình làng” bộ phim nào nữa hay không?

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh