Đến nội dung

Hình ảnh

Dao động và sóng điện từ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Tất cả những vấn đề về DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ sẽ được trao đổi ở đây nhằm bổ trợ cho các bạn ôn thi ĐẠI HỌC
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#2
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Mở đầu chủ đề này vậy
Bài 1:
Một tụ xoay có điện dung biến thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay theo hàm bậc nhất từ giá trị ${C_1} = 10pF \to {C_2} = 370pF$ tương ứng với góc quay từ ${0^o} \to {180^o}$.Tụ được mắc với một cuộn dây có $L=2\mu H$ để tạo thành mạch chọn sóng của máy thu.Để thu được sóng điện từ có bước sóng $18,84 m$ thì phải xoay tụ góc bao nhiêu
$A:30 ^o$
$B:20 ^o$
$C:40 ^o$
$D: 60 ^o$
Bài 2:Cho mạch điện $RLC$ nối tiếp ,dòng điện trong mạch có biểu thức :$i = 2\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)(A)$.Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây đẫn trong $\dfrac{1}{4}$ chu kì kể từ lúc dòng điện bị triệt tiêu là
\[A:\dfrac{1}{{50\pi }}C\]
\[B:\dfrac{1}{{100\pi }}C\]
\[C:\dfrac{1}{{150\pi }}C\]
\[D:0\]
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#3
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
bài 1 ra đáp án là 20 độ nhé.máy mình ko biết làm sao mà ko gõ được latex.khi nào gõ được mình giải cả 2 bài cho bạn

#4
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
bài 2 ra đáp án B nhé

#5
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Nhắc nhở bạn hoangcuong12a3 một lần nữa bạn mà không viết rõ lời giải ra mà chỉ đưa đáp án.Không phù hợp với mục tiêu của những chủ đề này thì mình sẽ có biện pháp đấy
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#6
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Bài 1
C tỉ lệ với góc xoay lên $c=\alpha k+b$
$\alpha =0=>C=10pF$ =>b=10
$\alpha =180=>C=370pF =>k=\frac{370-10}{180}=2$
vậy : $C=2k+10$ (1)
Có $\lambda _{1}=2\pi c\sqrt{LC_{1}}=8.4m$
$\lambda _{0}=2\pi c\sqrt{LC_{0}}$=18.84m
$=>(\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{0}})^{2}=\frac{C_{1}}{C_{0}}=>C_{0}=50$
thay vào ta (1) => $\alpha =20$
=> B

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangcuong12a3: 09-01-2012 - 21:21


#7
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
bài 2
Có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây là q mà i=q' => q là một nguyên hàm của i
vậy xét trong một chu kỳ vì thời gian là bé lên dq = idt .gọi $t_{1}$ là thời điểm dòng điện qua mạch bị triệt tiêu ta có :
$2cos(100\pi t_{1}+\frac{\pi }{6})=0=>(100\pi t_{1}+\frac{\pi }{6})=\frac{\pi }{2}=>t_{1}=\frac{1}{300}s$
thời điểm sau $t_{1}$ là $t_{2}=t_{1}+\frac{T}{4}=\frac{1}{300}+\frac{1}{4}\frac{2\pi }{100\pi }=\frac{1}{120}s$
điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây từ $t_{1}$ đến $t_{2}$ là :$\Delta q=\int_{t_{1}}^{t_{2}}idt=\int_{t_{1}}^{t_{2}}2cos(100\pi t+\frac{\pi }{6})dt=\frac{2}{100\pi }sin(100\pi t+\frac{\pi }{6})$.thế cận vào => $\Delta q=\frac{1}{50\pi }C$ => A

#8
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Bài 3:Mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung $10\mu F$ và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L=0,1H$.Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ là $4V$ thì cường độ dòng điện trong mạch là $0,02 A$.Hiệu điện thế cực đại ở hai bản tụ là
$A:4 V$
$B:5 V$
$C:2\sqrt 5 V$
$D:5\sqrt 2 V$
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#9
lovely_kunju_1803

lovely_kunju_1803

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 31 Bài viết

Bài 3:Mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung $10\mu F$ và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L=0,1H$.Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ là $4V$ thì cường độ dòng điện trong mạch là $0,02 A$.Hiệu điện thế cực đại ở hai bản tụ là
$A:4 V$
$B:5 V$
$C:2\sqrt 5 V$
$D:5\sqrt 2 V$


Năng lượng dao động điện từ:
W =$ \frac{Cu^2}{2}$+$ \frac{Li^2}{2}$ =$ \frac{CU_0^2}{2}$ = $10^-4 $ (J)
$ \to U_0 = \sqrt {20} = 2\sqrt 5 $ (V) -> Đáp án C

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lovely_kunju_1803: 12-01-2012 - 20:38

....The key to success is to focus our conscious mind on things we desire not things we fear....

...................................................

.......................

No name. It 's me


#10
lovely_kunju_1803

lovely_kunju_1803

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 31 Bài viết
Bài 4:
Cho mạch dao động LC, cuộn dây có độ tự cảm L=0,2H, tụ điện có điện dung C=5$\mu$F. Thời điểm ban đầu tụ điện có điện tích cực đại q=$Q_0$. Hỏi sau khoảng thời gian nhỏ nhất bằng bao nhiêu, ănng lượng từ tường gấp 3 lần năng lượng điện trường:
A:$t=\frac{10^{-3}\pi }{3}$
B:$t=\frac{10^{-3}\pi }{6}$
C:$t=\frac{10^{-3}\pi }{2}$
D:$t=\frac{10^{-3}\pi }{4}$

....The key to success is to focus our conscious mind on things we desire not things we fear....

...................................................

.......................

No name. It 's me


#11
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
năng lượng từ tường = 3 lần năng lượng điện trường cũng giống nhau động năng = 3 lần thế năng trong dddh => vật ở vị trí $q=\frac{Q_{0}}{2}$
t = 0 đang ở $Q_{0}$.thời gian di chuyển từ $Q_{0}$ về $\frac{Q_{0}}{2}$ là $\frac{T}{6}s$
=> t = $\frac{T}{6}s=\frac{2\pi \sqrt{0.2x5x10^{-6}}}{6}=\frac{10^{-3}\pi }{3}s$
=> A




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh