Đến nội dung

Hình ảnh

Topic các bài về trường hợp bằng nhau của $ \Delta$ và Chương III Hình lớp 7


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 126 trả lời

#1
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Giới thiệu chung về topic




Chào mọi người!




Để các bạn học sinh THCS học tốt môn Toán, nhất là môn hình học, một vấn đề mà các bạn lâu nay tưởng là dễ nhưng không phải như vậy . Đây là nơi giới thiệu các bài về trường hợp bằng nhau của tam giác , một chuyên đề rất hay và bổ ích , các bạn có thể sưu tầm các bài toán khó liên quan đến trường hợp bằng nhau của tam giác để đưa lên mọi người cùng giải . Topic này không hạn chế ở việc giải những bài tập cơ bản mà còn phải biết " chế biến " nó thành những bài toán khó và phức tạp hơn . Đây là lần đầu lập topic nên mình rất mong được các bạn ủng hộ topic này . Xin chân thành cám ơn !


Sau đây mình xin bắt đầu một số bài toán sau :
Bài 1 : Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{B} = \widehat{C}$ . Tia phân giác của góc $A$ cắt $BC$ tại $D$ .
$CMR$ :
$a)$ $\Delta ADB = \Delta ADC$
$b)$ Cho $\widehat{BAC}$ = $90^{\circ}$ . $BC = 5cm$ $AC = 4cm$ . Tính $AB$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Bong hoa cuc trang: 22-03-2012 - 21:02

Bôi đen : => Kudo Shinichi

#2
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết
Mình làm cho đỡ buồn thôi..anh em đừng bảo mình ham bài dễ nhé :(

Bài 1:
a)
Dễ thấy tam giác ABC cân tại A
Có AD là phân giác nên suy ra AD cũng là đường trung tuyến :icon6:
$=> D là trung điểm BC$

từ đó c/m được $\Delta A D B = \Delta A D C (c.c.c)$

b)
tam giác ABC cân có AC = AB mà AC = 4cm (gt)
nên AB = 4cm chứ sao

p/s: câu b cho cái góc $\widehat{BAC} = 90$ và BC = 5cm làm gì vậy ???? phải giả sử hoặc là nếu chứ nhỉ sao lại cho......thực tế khó mà dựng đc tam giác ABC với cái kiểu cho như vậy :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 15-02-2012 - 18:25

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#3
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

p/s: câu b cho cái góc $\widehat{BAC} = 90$ và BC = 5cm làm gì vậy ???? phải giả sử hoặc là nếu chứ nhỉ sao lại cho......thực tế khó mà dựng đc tam giác ABC với cái kiểu cho như vậy :icon6:

Đúng vậy . Đây chính là đáp án . Cụ thể hơn nhá :
Không tồn tại tam giác $\Delta ABC$ với $\widehat{A}$ = $90^{\circ}$ ; $BC$ = $5cm$ và $AC$ = $4cm$ . (Câu b thực chất là để đánh lạc hướng nếu không vẽ hình ) .
Bài 2 :
Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{A}$ = $60^{\circ}$ . Các tia phân giác của góc $B$ và $C$ cắt nhau ở $I$ và cắt $AC$ , $AB$ theo thứ tự ở $D$ và $E$ . $CMR$ $ID$ và $IE$ .

P/s : Bài 2 là bài tập về nhà của mình nhưng mình chưa biết hướng giải như thế nào . Mong mọi người cùng giải .
( nhầm đã sửa )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Bong hoa cuc trang: 20-02-2012 - 10:46

Bôi đen : => Kudo Shinichi

#4
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Đúng vậy . Đây chính là đáp án . Cụ thể hơn nhá :
Không tồn tại tam giác $\Delta ABC$ với $\widehat{A}$ = $90^{\circ}$ ; $BC$ = $5cm$ và $AC$ = $4cm$ . (Câu b thực chất là để đánh lạc hướng nếu không vẽ hình ) .


MÌnh vượt qua bẫy bài này mà không cần hình vẽ đó , bạn không like 1 cái đi :icon6:

À mà xem lại bài 2 đi bạn nhé :mellow: hình như đề có vấn đề

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 16-02-2012 - 18:03

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#5
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Giải : ( cuối cùng mới nghĩ ra ) .
- Từ $I$ kẻ $IK$ là tia phân giác của $\widehat{BIC}$ , ta có :
<=> $\widehat{BIK} = \widehat{KIC}$ $(1)$
Ta có :
+) $\widehat{BIE} = \widehat{DIC}$ ( cặp góc đối đỉnh ) (*)
+) $\widehat{BIE} +\widehat{BIK}+\widehat{KIC}=180^{\circ}$
Mà $\widehat{BIK} = \widehat{KIC}$ (từ (1)) nên :
$\widehat{BIE} =\widehat{BIK}=\widehat{KIC}=\widehat{DIC}$(từ (*)) (**) .
p/s : thôi ăn cơm trưa cái đã , chiều rảnh post tiếp .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Bong hoa cuc trang: 20-02-2012 - 10:55

Bôi đen : => Kudo Shinichi

#6
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Phần tiếp theo :
Xét $\Delta EBI$ và $\Delta KBI$ có :
$BI$ chung
$\widehat{ABD}= \widehat{CBD}$ ($gt$)
$\widehat{BIK}= \widehat{CIK}$ ( từ (**) )
=> $\Delta EBI$ = $\Delta KBI$ $(g.c.g)$
=> $IE=IK$ ( cặp cạnh tương ứng ) $(2)$
Xét $\Delta DIC$ và $\Delta KIC$ có :
$IC$ chung
$\widehat{DCI}=\widehat{KCI}$ $(gt)$
$\widehat{DIC}=\widehat{KIC}$ ( từ (**) )
=> $\Delta DIC$ = $\Delta KIC$ $(g.c.g)$
=>$IK=ID$ ( cặp cạnh tương ứng ) $(3)$
Từ $(2)$ và $(3)$ có :
$IK=ID=IE$
=>$ID$=$IE$ $(đpcm)$
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#7
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Bài 3 : Chứng minh rằng nếu $2$ tam giác bằng nhau thì 2 đường cao tương ứng cũng bằng nhau
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#8
levanngoctran

levanngoctran

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 64 Bài viết
Bài 3 theo mình là như thế này ta cho 2 tam giác bằng nhau ABC và DEF. AH là đường cao ở tam giác ABC (H thuộc BC) và DP là đường cao ở tam giác DEF.
xét hai tam giác vuông ABH và DEP ta có
AB=DE( tam giác ABC= tam giác DEF)
Góc B= góc E ( tam giác ABC= tam giác DEF)
Suy ra: Tam giác ABH= tam giác DEF (cạnh huyền- góc nhọn)
Suy ra AH= DP( cạnh tương ứng)
Có gì sai sót mong mọi người bỏ qua

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi levanngoctran: 20-02-2012 - 22:59

TRÂN LÊ

#9
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Bài 4 : Cho $\Delta ABC=\Delta DEF$ . Kẻ các tia $AY$ ; $BX$ ; $CZ$ lần lượt là các tia phân giác của $\widehat{A};\widehat{B};\widehat{C}$ . Vẽ tia $DG$ ; $EH$ ; $FI$ cũng lần lượt là các tia phân giác của $\widehat{D};\widehat{E};\widehat{F};$ . $CMR$ :
$AY$ = $DG$
$BX$ = $EH$
$CZ$ = $FI$ .
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#10
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Dễ dàng c/m được $\angle ABY=\angle DEG$
$\Delta ABY=\Delta DEG(g.c.g)$
$=> AY=DG$
C/m tương tự, ta có $BX$ = $EH$, $CZ$ = $FI$ .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 25-02-2012 - 21:05


#11
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Bài 5 : (Giải theo cách trong chương Tập 2 SGK Toán 7)
Cho $\Delta ABC$ đều . Các đường cao là $AH;BK;CF$ gặp nhau tại $O$ .
$a)$ $CMR$ : $AH=BK=CF$
$b)$ $CMR$ : $\widehat{BAH}=\widehat{CAH}$
$c)$ $CMR$ : $OA=OB=OC$
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#12
sherry Ai

sherry Ai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 173 Bài viết
a)dễ thấy $\bigtriangleup AFC=\bigtriangleup CHA$ (ch_gn)
=>AH=CF
cm tương tự CF=BK
=> AH=BK=CF
b)$\bigtriangleup ABC$ đều nên AH là đường cao đồng thời là đường phân giác (*)
=> $\widehat{BAH}=\widehat{CAH}$
hoặc có thể chứng minh $\bigtriangleup ABH=\bigtriangleup ACH$ (ch_gn)
c) có nhiều cách giải ngắn gọn hơn nhưng ở đây do yêu cầu giải theo cách lớp 7 nên mình làm hơi dài 1 chút.
Từ (*) => AH đồng thời là đường trung trực mà O thuộc AH
=> OB=OC
chứng minh tương tự OA=OB
=> OA=OB=OC

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sherry Ai: 06-03-2012 - 20:00


#13
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

a)dễ thấy $\bigtriangleup AFC=\bigtriangleup CHA$ (ch_gn)
=>AH=CF
cm tương tự CF=BK
=> AH=BK=CF
b)$\bigtriangleup ABC$ đều nên AH là đường cao đồng thời là đường phân giác (*)
=> $\widehat{BAH}=\widehat{CAH}$
hoặc có thể chứng minh $\bigtriangleup ABH=\bigtriangleup ACH$ (ch_gn)
c) có nhiều cách giải ngắn gọn hơn nhưng ở đây do yêu cầu giải theo cách lớp 7 nên mình làm hơi dài 1 chút.
Từ (*) => AH đồng thời là đường trung trực mà O thuộc AH
=> OB=OC
chứng minh tương tự OA=OB
=> OA=OB=OC

Theo mình thì :
Vì $\Delta ABC$ đều nên các đường cao $AH;BK;CF$ cũng là tia phân giác =>$O$ là trọng tâm của $\Delta ABC$ =>$OA=OB=OC$ . Cách này chỉ cần lập luận thôi là đã suy ra 3 đoạn thẳng bằng nhau (Cách này nhanh hơn) . Nhưng dù sao thì cách của "bé sherry Ai" cũng đáng để mình tham khảo thêm .
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#14
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Bài 6 : Cho $\Delta ABC$ . Các tia phân giác của $\widehat{B}$ và $\widehat{C}$ cắt $AB$ và $AC$ lần lượt tại $M$ và $N$ . $BM\cap CN\equiv I$ . Qua $I$ kẻ đoạn thẳng $DE//BC$ ($D\epsilon AB ; E\epsilon AC$) . $CMR$ : $DE=EC+BD$
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#15
sherry Ai

sherry Ai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 173 Bài viết

Bài 6 : Cho $\Delta ABC$ . Các tia phân giác của $\widehat{B}$ và $\widehat{C}$ cắt $AB$ và $AC$ lần lượt tại $M$ và $N$ . $BM\cap CN\equiv I$ . Qua $I$ kẻ đoạn thẳng $DE//BC$ ($D\epsilon AB ; E\epsilon AC$) . $CMR$ : $DE=EC+BD$

Mình làm luôn :D
Vì DE // BC nên $\widehat{DIB}=\widehat{IBC}$
mà $\widehat{IBC}=\widehat{IBD}$
nên $\widehat{DIB}=\widehat{DBI}$
=> $\bigtriangleup DIB$ cân tại D
=> DB=DI
chứng minh tương tự EI=EC
do đó: DE=DI+IE=DB+EC (đpcm)

#16
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Phủi bụi topic này cái nào :)).
Bài 7: Cho tam giác nhọn ABC, phân giác trong AD cắt BC tại D. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho $\angle EDC=\angle DAC$. CMR: BD=DE (CM = cách của lớp 7 nha mọi người không được sử dụng tứ giác nội tiếp đâu :P)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 16-03-2012 - 21:43

Thích ngủ.


#17
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

sao không thấy ai post bài nữa nhỉ topic vắng vẻ quá

Chắc mọi người nghĩ đây là kiến thức không quan trọng . Theo mình thì đây là bài về cơ bản , muốn nâng cao phải chắc cơ bản . Rất mong các bạn ủng hộ topic này nhiều hơn nữa , chứ không phải chỉ có các thành viên Mylovemath ; levanngoctran ; BlackSelena ; sherry Ai ; L Lawliet ủng hộ . Xin chân thành cám ơn mọi người !!

Phủi bụi topic này cái nào :)).
Cho tam giác nhọn ABC, phân giác trong AD cắt BC tại D. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho $\angle EDC=\angle DAC$. CMR: BD=DE (CM = cách của lớp 7 nha mọi người không được sử dụng tứ giác nội tiếp đâu :P)


Từ "Phân giác trong $AD$" có nghĩa là như thế nào ? $AD$ là tia phân giác của $\widehat{BAC}$ à ?
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#18
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Nói thật thì anh học lên cao rồi, giờ gặp lại mấy bài tam giác bằng nhau cũng không nhớ rõ cách làm lắm :D . Toàn dùng cách lớp 9,10.
Tặng topic 2 bài nho nhỏ: :P
Bài 8: Cho $\vartriangle ABC$ cân tại A có $\angle BAC=30^o$ và $BC=\sqrt 2$. Trên AB lấy D sao cho $\angle ACD=15^o$. Tính AD?
Bài 9: Cho $\vartriangle ABC$ trực tâm H. D là trung điểm của BC. Đường thẳng (d) qua H vuông góc với HD cắt AB,AC thứ tự tại E,F. CM: $HE=HF$.

Bài 9 có nhiều cách, sơ sơ anh có 4 cách từ lớp 7 lên lớp 10. :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 16-03-2012 - 21:48

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#19
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết
Cho tam giác $ABC$ , $\widehat{B}=\widehat{C}=40^{\circ}$. Kẻ phân giác BD . Chứng minh $BD+DA=BC$

:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#20
nk0kckungtjnh

nk0kckungtjnh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 254 Bài viết
Trên BC lấy F sao cho BD=BF (1). =>> $\angle BFD$=80 độ.=>>$\angle DFC=100^{o}=>>\angle FDC=40^{o}=>> \Delta DFC$ cân tại F.=>> DF=FC.
Từ D kẻ DE ($E\varepsilon BC$) sao cho $\angle DEB=100^{o}$.=>> $\angle BDE=60^{o}$
Ta có $\angle BDA=60^{o}$
=>>$\Delta BDA=\Delta BDF (c.g.c)$
=>> DA=DF.
Ta có: $\angle DFE=\angle DEF=80^{o}$ =>> tam giác EDF cân tại D =>> DE=DF=FC (2)
Từ (1) và (2) =>> BD+AD=BF+FC=BC (ĐPCM)

             Hãy Đánh Bại Những Gì Yếu Đuối Để Biết Rằng


         Nỗ Lực Hơn Hẳn Tài Năng

- Nhân Chính -

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh