Đến nội dung

Hình ảnh

Topic các bài về trường hợp bằng nhau của $ \Delta$ và Chương III Hình lớp 7


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 126 trả lời

#21
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Nói thật thì anh học lên cao rồi, giờ gặp lại mấy bài tam giác bằng nhau cũng không nhớ rõ cách làm lắm :D . Toàn dùng cách lớp 9,10.
Tặng topic 2 bài nho nhỏ: :P
Bài 8: Cho $\vartriangle ABC$ cân tại A có $\angle BAC=30^o$ và $BC=\sqrt 2$. Trên AB lấy D sao cho $\angle ACD=15^o$. Tính AD?
Bài 9: Cho $\vartriangle ABC$ trực tâm H. D là trung điểm của BC. Đường thẳng (d) qua H vuông góc với HD cắt AB,AC thứ tự tại E,F. CM: $HE=HF$.

Bài 9 có nhiều cách, sơ sơ anh có 4 cách từ lớp 7 lên lớp 10. :)


Mình xơi bài 8 trước nhé kết quả $AD=1$ :)

p/s: bao giờ qua máy tính mình trình bày chi tiết sau :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 19-03-2012 - 22:34

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#22
anhxtanh9x

anhxtanh9x

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Bài của L Lawliet mình mới nghĩ ra lời giải bằng tam giác đồng dạng, lâu không làm toán 7 nên giờ chả nhớ cách làm nữa

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anhxtanh9x: 20-03-2012 - 15:42

gào thét trong toilet

#23
sherry Ai

sherry Ai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 173 Bài viết

Mình xơi bài 8 trước nhé kết quả $AD=1$ :)

p/s: bao giờ qua máy tính mình trình bày chi tiết sau :)

vậy thì cho mình trình bày chi tiết bài 8 luôn
Kẻ CH vuông góc với AB tại H.
$\bigtriangleup ABC$ cân tại A có góc A bằng 30
=> $\widehat{B}=\frac{180^{\circ}-30^{\circ}}{2}=75^{\circ}$
$\bigtriangleup BHC$ vuông tại H áp dụng tỉ số lượng giác ta có :
HC=BC. sinB=$\sqrt{2}.75$= $\frac{1+\sqrt{3}}{2}$
$\bigtriangleup AHC$ vuông tại H
=> HA=HC. cot 30=$\frac{3+\sqrt{3}}{2}$
$\widehat{HDC }$ là góc ngoài của $\bigtriangleup ADC$
=> $\widehat{HDC }$= $30^{\circ}+15^{\circ}=45^{\circ}$
=> $\bigtriangleup HDC$ vuông cân
=> HD=HC=$\frac{1+\sqrt{3}}{2}$
=> AD= AH-HD=$\frac{3+\sqrt{3}}{2}$ - $\frac{1+\sqrt{3}}{2}$=1

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sherry Ai: 20-03-2012 - 22:29


#24
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

vậy thì cho mình trình bày chi tiết bài 8 luôn
Kẻ CH vuông góc với AB tại H.
$\bigtriangleup ABC$ cân tại A có góc A bằng 30
=> $\widehat{B}=\frac{180^{\circ}-30^{\circ}}{2}=75^{\circ}$
$\bigtriangleup BHC$ vuông tại H áp dụng tỉ số lượng giác ta có :
HC=BC. sinB=$\sqrt{2}.75$= $\frac{1+\sqrt{3}}{2}$
$\bigtriangleup AHC$ vuông tại H
=> HA=HC. cot 30=$\frac{3+\sqrt{3}}{2}$
$\widehat{HDC }$ là góc ngoài của $\bigtriangleup ADC$
=> $\widehat{HDC }$= $30^{\circ}+15^{\circ}=45^{\circ}$
=> $\bigtriangleup HDC$ vuông cân
=> HD=HC=$\frac{1+\sqrt{3}}{2}$
=> AD= AH-HD=$\frac{3+\sqrt{3}}{2}$ - $\frac{1+\sqrt{3}}{2}$=1

Bài 8 không cần nặng thế này đâu.
Gợi ý: Vẽ bên trong $\vartriangle ABC$, $\vartriangle BDC$ vuông cân tại D.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#25
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Bài 8 không cần nặng thế này đâu.
Gợi ý: Vẽ bên trong $\vartriangle ABC$, $\vartriangle BDC$ vuông cân tại D.


CHính xác cách làm của mình rồi đó....nhưng thiết lập 1 hệ phương trình đại số thì có lẽ sợ các bạn lớp 7 sẽ gặp vấn đề khi giải :icon6:

Sẽ ra 2 nghiệm AD = 1 và AD= -1
i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#26
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Cho tam giác $ABC$ , $\widehat{B}=\widehat{C}=40^{\circ}$. Kẻ phân giác BD . Chứng minh $BD+DA=BC$

Bài này cũng trong trường hợp bằng nhau của tam giác mà . Sao bạn không post lên Topic các bài về trường hợp bằng nhau của tam giác .? Nếu di chuyển được thì càng tốt .
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#27
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Trân trọng thông báo :
Mình sẽ sửa tiêu đề topic các bài về trường hợp bằng nhau của tam giác thành Topic các bài về trường hợp bằng nhau của $\Delta$ Chuong III Hình 7 .

Vì lí do : Hôm nay mình xem Chương III Hình thấy đây là một chương khá khó nên quyết định sửa tiêu đề toipc .
Mong các bạn thông cảm về sự thay đổi đột xuất này
Mọi bài liên quan đến nội dung của tiêu đề topic này thì các bạn có thể post ở đây . Cho mục Hình học của diễn đàn đỡ nặng đi .

P/s: mình có quá tham lam bài của chương III không ? :closedeyes: :closedeyes:
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#28
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Bài 10 : Cho hai điểm $A$ và $B$ nằm về hai phía của đường thẳng $d$ . Tìm điểm $C$ thuộc đường thẳng $d$ sao cho $AC+CB$ là nhỏ nhất .

Bài này em nghĩ chắc chắn là $A;B;C$ thẳng hàng nhưng không biết làm thế nào để ra kết quả đó . Có anh nào vẽ hình kèm theo lời giải thì càng tốt , dễ hình dung .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Bong hoa cuc trang: 29-03-2012 - 10:58

Bôi đen : => Kudo Shinichi

#29
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Bài 10 : Cho hai điểm $A$ và $B$ nằm về hai phía của đường thẳng $d$ . Tìm điểm $C$ thuộc đường thẳng $d$ sao cho $AC+CB$ là nhỏ nhất .

Bài này em nghĩ chắc chắn là $A;B;C$ thẳng hàng nhưng không biết làm thế nào để ra kết quả đó . Có anh nào vẽ hình kèm theo lời giải thì càng tốt , dễ hình dung .


Hình đã gửi

Có lẽ anh nghĩ thế này là lập luận đúng kiểu lớp 7 :icon6:

Xét trường hợp $C$ (C1) không nằm thẳng hàng với $AB$
Suy ra 3 điểm A,B,C luôn tạo thành 1 tam giác
Xét tam giác ABC sử dụng BĐT tam giác ta thấy $AC+CB \geq AB$

Suy ra $AC+CB$ $min$ khi và chỉ khi $AC+CB=AB$
Hay $C$ thuộc $AB$ (A,C,B thẳng hàng)

Vậy: $C$ là giao điểm của $(d)$ với đoạn $AB$ thì $AC+CB$ là nhỏ nhất

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 29-03-2012 - 20:45

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#30
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết
Mình xin được đóng góp 2 bài hình lớp 7, mong mọi người đóng góp nhiệt tình.
Bài 1: Cho $\Delta ABC$ có $O$ giao điểm của ba đường trung trực. $I$ trung điểm $BC$, $H$ là trực tâm của tam giác. Chứng minh $OI=\frac{1}{2}AH$
Bài 2: Cho $\Delta ABC$, trên cạnh $AB$ lấy các điểm $E,F$ sao cho $AE=BF$. Qua $E$ và $F$ kẻ các đường thẳng song song với $AC$ lần lượt cắt $BC$ tại $G$ và $H$. Chứng minh : $EG+FH=AC$

:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#31
ngoc980

ngoc980

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 84 Bài viết
Bài 2:
Qua G kẻ GK song song AB suy ra GK=AE=BF và EG=AK (1)
$\Delta FBH và \Delta KGC$ có:
BF=GK
$\widehat{KGC}=\widehat{FBH}$
$\widehat{GKC}=\widehat{BAC}=\widehat{BFH}$
$\Rightarrow \Delta FBH=\Delta KGC$(G-C-G)
$\Rightarrow $ FH=KC(2)
Từ (1) và(2) suy ra đpcm

Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.


#32
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Phủi bụi topic này cái nào :)).
Bài 7: Cho tam giác nhọn ABC, phân giác trong AD cắt BC tại D. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho $\angle EDC=\angle DAC$. CMR: BD=DE (CM = cách của lớp 7 nha mọi người không được sử dụng tứ giác nội tiếp đâu :P)

Đề sai
Hình đã gửi
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#33
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Không ai giải bài của mình à :(.


Bạn kiểm tra lại và sửa rồi mọi người sẽ làm :)
i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#34
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Bài anh liệu như vậy có đủ dữ kiện không ? Nếu đủ thì Chủ nhật tuần này em giải .

Hồi anh đi ôn HSG tỉnh thầy đố bài đấy bảo nếu giải bằng kiến thức lớp 9 thì chỉ khoảng 5 dòng thôi còn nếu sử dụng kiến thức lớp 7 thì cần vẽ thêm đường phụ, mà em biết rồi đấy vẽ đường phụ trong hình học rất khó mà lại thú vị ;).

Thích ngủ.


#35
ngoc980

ngoc980

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 84 Bài viết
Bài 1: Cho $\Delta ABC$ có $O$ giao điểm của ba đường trung trực. $I$ trung điểm $BC$, $H$ là trực tâm của tam giác. Chứng minh $OI=\frac{1}{2}AH$
Em giải thế này mọi người xem đúng không nhé!
Trên tia đói của tia OB lấy K sao cho O là trung điểm của BK .Nối CK, AK
Ta có OI song song và bằng $\frac{1}{2}$ KC và KC song song AH (Do AH song song OI).Vậy bg ta chỉ cần chứng minh KC=AH
Lấy M là trung điểm của AB suy ra OM song song và bằng 1/2 AK suy ra CH song song AK (vì OM song song CH)
Vậy tứ giác AHCK có AH song song Ck; CH song song AK suy ra AH=CK $\Rightarrow$ đpcm

Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.


#36
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Bài 1: Cho $\Delta ABC$ có $O$ giao điểm của ba đường trung trực. $I$ trung điểm $BC$, $H$ là trực tâm của tam giác. Chứng minh $OI=\frac{1}{2}AH$
Em giải thế này mọi người xem đúng không nhé!
Trên tia đói của tia OB lấy K sao cho O là trung điểm của BK .Nối CK, AK
Ta có OI song song và bằng $\frac{1}{2}$ KC và KC song song AH (Do AH song song OI).Vậy bg ta chỉ cần chứng minh KC=AH
Lấy M là trung điểm của AB suy ra OM song song và bằng 1/2 AK suy ra CH song song AK (vì OM song song CH)
Vậy tứ giác AHCK có AH song song Ck; CH song song AK suy ra AH=CK $\Rightarrow$ đpcm


Sao lại bài 1 ? Mà trong bài có cụm từ tứ giác AHCK , cái cụm từ này dễ hiểu nhưng mà anh có lời giải khác không vì từ này nó hơi trìu tượng . :ohmy: :ohmy:
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#37
ngoc980

ngoc980

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 84 Bài viết
Chỗ đó mình sử dụng tính chất đoạn chắn song song mà

Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.


#38
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Đề sai
Hình đã gửi

Nhờ anh Hân mà em mới thấy đề sai trầm trọng, xin lỗi các bạn đã và đang xem topic này :). Đề đúng:
Cho tam giác $ABC$ nhọn, phân giác trong $AD$ của $\measuredangle BAC$ cắt $BC$ tại $D$, lấy điểm $E$ trên cạnh $AC$ sao cho $\measuredangle CDE=\measuredangle BAC$. CMR: $BD=DE$.

Thích ngủ.


#39
sherry Ai

sherry Ai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 173 Bài viết
Bài 1: Cho ΔABCO giao điểm của ba đường trung trực. I trung điểm BC, H là trực tâm của tam giác. Chứng minh OI=12AH
BàiBài 1 mình lại có cách cm # như thế này mọi người xem có đúng ko nha:
từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt AO tại K. Gọi E là trung điểm của AC
=> OE là đường trug trực của AC.
Dễ thấy OE//CK mà E là trug điểm của AC nên O là trung điểm của AK (*)
Ta thấy BH//CK ( cùng vuông với AC) (1)
VÌ O là giao 3 đường trung trực nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .
lại có tam giác ACK vuông tại C có O là trung điểm của AK nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ACK
từ 2 điều trên => tứ giác ABKC nội tiếp => góc ABK = 90
=> BK//CH ( cùng vuông với AB) (2)
từ (1) và (2) => BHCK là hình bình hành.
mà I là trung điểm BC nên I là trung điểm KH (**)
Từ (*)(**)=> OI là đường trung bình của tam giác KAH nên OI= 1/2AH

Cách này mình nghĩ là dài hơn nhưng mình thấy nó cũng là một cách hơn nữa mình học lớp 9 quen sử dụng kiến thức lớp 9 hơn nên cứ trình bày cách trên cho mọi người cùng xem mong cho ý kiến.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sherry Ai: 01-04-2012 - 16:06


#40
levanngoctran

levanngoctran

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 64 Bài viết
Bài của anh L Lawliet em xin giải thế này, có gì sai sót mong anh chỉnh sửa :icon6:
Trên cạnh AB lấy điểm F sao cho AF=AE.
Xét $\bigtriangleup AFD$ và $\bigtriangleup AED$ ta có:
AF=AE ( theo cách lấy).
$\angle BAD$ = $\angle CAD$ ( AD là tia phân giác của $\angle BAC$).
AD là cạnh chung
Suy ra: $\bigtriangleup AFD$ = $\bigtriangleup AED$ (c.g.c) (1)
Ta có $\angle DFA$ = $\angle DEA$ (góc tương ứng)
Ta lại có có: $\angle DFA$ + $\angle DFB$ = $180^{\circ}$
Suy ra : $\angle DFB$ = $180^{\circ}$ - $\angle DFA$ (2)
Ta có : $\angle DEA$ + $\angle DEC$ = $180^{\circ}$
Suy ra : $\angle DEC$ = $180^{\circ}$ (3)
Từ (1); (2); (3) ta suy ra : $\angle DFB$ = $\angle DEC$ (4)
Ta có $\bigtriangleup ABC$ : $\angle B$ + $\angle C$ + $\angle BAC$ = $180^{\circ}$
Suy ra: $\angle B$ = $180^{\circ}$ - $\angle C$ - $\angle BAC$
Ta có : $\angle BAC$ = $\angle DC$
Nên : $\angle B$ = $180^{\circ}$ - $\angle C$ - $\angle EDC$ (5)
Ta có : $\bigtriangleup EDC$ : $\angle EDC$ + $\angle C$ + $\angle DEC$ = $180^{\circ}$
Suy ra : $\angle DEC$ = $180^{\circ}$ - $\angle C$ - $\angle EDC$ (6)
Từ (5) và (6) suy ra : $\angle B$ = $\angle DEC$
Mà $\angle DFB$ = $\angle DEC$ nên : $\angle B$ = $\angle DFB$
Suy ra : $\bigtriangleup DFB$ cân tại D .
Suy ra : BC = FD.
Ta có : $\bigtriangleup AFD$ = $\bigtriangleup AED$ (cm trên)
Suy ra : FD=DE . Suy ra : BD=DE (đpcm)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi levanngoctran: 02-04-2012 - 17:57

TRÂN LÊ




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh