Đến nội dung

Hình ảnh

đề thi thử đại học của trường mình


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
Phần chung:
Câu I: cho hàm số: $ y=f(x)=\frac{2x-1}{x+2} $
1. khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số
2. viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số sao cho khoảng cách từ giao điểm 2 đường tiệm cận tới tiếp tuyến đó là lớn nhất
câu II:
1. Giải phương trình:
$ sin4x+2cot2x=cotx-tanx $

2. Giải phương trình:
$ 2^{x^2-2x}-1=4(2^{-x}-2^{x-x^2})$

Câu III: tính tích phân:
$ \int_0^1(x^3+3x^2+2).e^xdx $
Câu IV:
Cho hình hộp thoi ABCD.A'B'C'D' có tất cả các cạnh bằng a, biết AC' vuông góc với mp(A'BD) và
$ AC'=a\sqrt{6} $. tính thể tích khối hộp.
câu V: cho a,b,c là độ dài 3 cạnh tam giác và S là diện tích tam giác đó.CMR:
$ 9a^2+5b^2-3c^2 \geq 4\sqrt{3}.S $

Phần riêng:
A. Theo chương trình chuẩn:
câu VIa:
1. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho tam giác ABC biết A(1;2). B(-2;3) và trực tâm H(0;4).
viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
2. Trong không gian với hệ trục Oxyz cho mặt phẳng (P): x-2y+2z+1=0 và các điểm A(3;1;0); B(-1;3;2);
C(-3;2;1). tìm điểm M thuộc (P) sao cho $ |vt{MA}+vt{MB}+2vt{MC}| $ đạt giá trị min.
câu VIIa:
từ các chữ số {1;2;3;4;5;6;7;8} lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau,
tính tổng của các số đó
B. theo chương trình nâng cao:
Câu VIb:
1. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa đô Oxy cho đường tròn ©: $ x^2+y^2-2x-6y+6=0 $ và điểm M(3;1)
gọi A,B là các tiếp điểm của các tiếp tuyến đi qua M của ©. viết phương trình đường tròn nội
tiếp tam giác MAB.
2. Trong không gian với hệ trục Oxyz cho 2 đường thẳng
$ (d_1): \frac{x-1}{2}=\frac{y-2}{1}=\frac{z+1}{1}; (d_2): \frac{x-2}{1}=\frac{y}{-2}=\frac{z}{1} $.
tìm giao điểm của 2 đường thẳng trên và viết phương trình các đường phân giác của các góc tạo bởi 2 đường thẳng đó
câu VIIb: tính giới hạn:

$ lim_{x \rightarrow 0}\frac{\sqrt[2011]{1+2011x}-\sqrt[2012]{1+2012x}}{x^2} $
p/s: đề này mình làm chắc được khoảng 6 điểm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 04-03-2012 - 20:47

Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#2
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết
Em có thể để file đề qua file PDF hay Word được không ? Anh đang sưu tầm mấy đề thi thử ĐH :D Thanks trước.
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#3
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
thế thì anh phải đợi thôi, có gì tối mai em up lên cho, tối nay bận rồi
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#4
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

1. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho tam giác ABC biết A(1;2). B(-2;3) và trực tâm H(0;4).Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Hướng em làm bài này như thế này đầu tiên mình tìm tọa độ điểm C sau đó viết pt của AB,BC,AC rồi viết phương trình phân giác. Từ đây tìm được tọa độ tâm $\to$ phương trình đường tròn.
Em thấy làm như thế này thì rất dài :ohmy:(hơn 2 trang giấy). Liệu có cách nào ngắn hơn không :namtay

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 04-03-2012 - 21:17

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#5
thaomta

thaomta

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết

Hướng em làm bài này như thế này đầu tiên mình tìm tọa độ điểm C sau đó viết pt của AB,BC,AC rồi viết phương trình phân giác. Từ đây tìm được tọa độ tâm $\to$ phương trình đường tròn.
Em thấy làm như thế này thì rất dài :ohmy:(hơn 2 trang giấy). Liệu có cách nào ngắn hơn không :namtay

he, đề yêu cầu viết phương trình đường tròn ngoại tiếp cơ mà. bạn nhầm rồi.
còn nếu viết phươg trình đường tròn nội tiếp thì sau khi tìm được tọa độ $A, B, C$ thì nên dùng tính chất tỷ lệ của đường phân giác mà tìm tọa độ tâm $I$. chứ viết phương trình đường phân giác lại phải chọn phân giác trong, theo mình thì lằng nhằng lắm.

___
Cái này mình biết rồi (hồi trước đọc đề không kĩ) :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 31-03-2012 - 12:17


#6
tuithichtoan

tuithichtoan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết
Cho mình hỏi khi thi Đại học có thi phần giới hạn không? Ở trường mình không cho vào phần này, ở lớp mình học ôn cũng không dạy,mà bọn mình kém phần này lắm. Nếu vào thì chịu luôn.
Refresh..........................
I'll always smile.
Try my best.

#7
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Cho mình hỏi khi thi Đại học có thi phần giới hạn không? Ở trường mình không cho vào phần này, ở lớp mình học ôn cũng không dạy,mà bọn mình kém phần này lắm. Nếu vào thì chịu luôn.

em không nghĩ là có đâu chị ạ, chẳng qua tại trường em lúc đấy chưa học tới số phức nên các thầy cho vào để thay thế thôi
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#8
newchampion

newchampion

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Bạn ơi bạn có đáp an của đề này ko, post lên cho mình tham khảo với. Thanks!

--------------------------------------------------------------------
ve may bay di singapore
ve may bay di phap




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh