Đến nội dung

Hình ảnh

NHÀ GIÁO VŨ HỮU BÌNH – BỀN BỈ MỘT TÂM HUYẾT LÀM THẦY

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Từ năm 1961, khi mới bắt đầu vào tuổi mười tám, đôi mươi, nhà giáo Vũ Hữu Bình đã đứng trên bục giảng trường cấp hai. Cho đến hôm nay, đã hơn 40 năm trôi qua, ông vẫn miệt mài đứng trên bục giảng ấy. Bao lớp học trò kế tiếp nhau, đã ngồi nghe ông giảng, nhận từ ông không chỉ kiến thức Toán học, mà cả những bài học về đạo đức, về lối sống, cách hành xử khiêm nhường, rồi lớn lên, thành công trong học vấn, đi ra đóng góp với xã hội, Người thầy mái tóc mướt xanh ngày nào, giờ đã pha sương mà vẫn bền bỉ một tâm huyết có từ thời trai trẻ.[

Hình đã gửi



Những học trò đã học thầy Bình, mấy chục năm đã trôi qua rồi, khi nhắc đến ông, chỉ nói với nhau một từ “Thầy”: “Thầy đã nói…”, “Thầy dạo này…” thế là cùng hiểu mình đang nhắc về thầy Vũ Hữu Bình hết mực yêu kính ngày nào. Vũ Hữu Bình chỉ dạy Toán ở cấp hai, ở trường trung học cơ sở thôi, hơn chục năm đầu là mấy trường trường bên huyện Gia Lâm, từ năm 1973 đến năm 2005 thì dạy ở trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mà sao tên ông lại được nhiều người trong nước, rồi cả ngoài nước biết đến nhiều thế? Là bởi vì ông dạy giỏi, sáng tạo, là bởi vì ông nhiều tâm huyết, hết lòng yêu thương học trò, vì thế mà ông truyền được cho học trò say mê học tập, kiến thức và nhân cách. Học trò thầy Vũ Hữu Bình học giỏi, rất nhiều em học lên nữa, đi thi thành thủ khoa các trường đại học, đoạt nhiều giải thưởng cao quý ở các cuộc thi tài quốc tế cũng như trong nước, rồi sau đó tiếp tục thành công trên những bước đường học tập và công tác. Aui cũng tự hào, sung sướng nhận mình là học trò cũ của thầy Bình, rồi kể về người thầy học cũ với những dòng hồi ức trong lành, rưng rưng và lan toả…
Mà không chỉ những học trò trực tiếp được học ông. Có thể gọi Vũ Hữu Bình là một trong những nhà giáo có nhiều học trò nhất hiện nay. Vì ngoài tâm sức dành cho những học trò ở lớp mình dạy, ông còn dành phần thời gian và tâm sức rất lớn soạn những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, chủ yếu do Nhà xuất bản giáo dục phát hành, dành cho những lứa học sinh như học trò trực tiếp của ông, dành cho những đồng nghiệp của ông để họ có thêm kinh nghiệm dạy học trò của mình. Có biết bao nhiêu học sinh chưa hề gặp thầy Vũ Hữu Bình, chỉ đọc sách của thầy, viết thư cho thầy xin được nhận là học trò, mãi mãi biết ơn thầy vì những bài học nhận được từ những trang sách của thầy. Và thầy Vũ Hữu Bình cũng không quản ngại, nếu điều kiện cho phép, sẵn sàng trả lời tỉ mỉ, chu đáo qua thư cho những học sinh không quen biết viết gửi tới ông hỏi về một bài toán bất kỳ nào đó. Nếu đó là một thắc mắc có thể nhiều học sinh băn khoăn thì thầy Bình sẽ thực hiện “bài giảng” thông qua một tờ báo, như tờ “Toán học và tuổi trẻ” chẳng hạn. Nhà giáo Vũ Hữu Bình đã được một tờ báo chuyên ngành giáo dục phong kỷ lục “Thầy giáo của nhiều thủ khoa nhất”. Đến nay, Vũ Hữu Bình đã cho xuất bản tới 88 cuốn sách giáo khoa và sách tham khảo với tư cách là tác giả, đồng tác giả hoặc chủ biên. Trong số đó, có những đầu sách như bộ “Một số vấn đề phát triển Toán THCS” đã được in tới 70 vạn bản. Ông đã được Bộ giáo dục tặng Bằng khen về những đóng góp lớn trong việc viết sách giáo khoa.
Là một nhà giáo giỏi chuyên môn, có uy tín rất cao đối với đồng nghiệp, phụ huynh cũng như học sinh, ông lại có lối sống cũng như tác phong chan hoà, gần gũi với mọi người. Say mê với chuyên môn nhưng ông vẫn dành thời gian tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khoá 7, Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm khoá 11 và 12. va fhiện nay ông vẫn đang là một hạt nhân đoàn kết và thi đua, phát huy vai trò lãnh đạo trong cương vị là Bí thư chi bộ trường THCS Trưng Vương trong nhiều khoá liền.
Nhà giáo Vũ Hữu Bình đã được Hội Toán học Việt Nam trao tặng Giải thưởng Lê Văn Thiêm. Ông cũng đã được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú ngay đợt đầu tiên (1988). Năm 2002 này, ông đang được đề nghị Nhà nước xét phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân.
Những danh hiệu khác nữa rồi sẽ đến với ông. Nhưng có lẽ phần thưởng cao nhất chính là sự thành đạt của lớp học trò, tình cảm biết ơn chân thành của họ đối với ông, là những phút giây ông thư thái trong ngôi nhà ấm cúng, thuận hoà, con cái thành đạt của mình, sau những nỗ lực cống hiến vì sự nghiệp trồng người. Phần thưởng ấy thì ông đã được nhận xứng đáng từ lâu rồi. và ông sẽ được tiếp tục nhận những niềm vui như thế nữa, bởi ông vẫn đang tiếp tục cống hiến.



Nguyễn Thành Phong

Theo:trungvuong.edu.vn


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh