Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi TS vào lớp 10 Thừa Thiên Huế 2012-2013


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
SỞ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013

Khóa ngày: 24/06/2012

Môn thi: TOÁN

-----


Bài 1. (2,0 điểm)
a) Cho biểu thức: $C = \frac{{5 + 3\sqrt 5 }}{{\sqrt 5 }} + \frac{{3 + \sqrt 3 }}{{\sqrt 3 + 1}} - \left( {\sqrt 5 + 3} \right)$. Chứng tỏ rằng $C = \sqrt 3 $.
b) Giải phương trình: $3\sqrt {x - 2} - \sqrt {{x^2} - 4} = 0$

Bài 2. (2,0 điểm)
Cho hàm số $y = {x^2}$ có đồ thị $(P)$ và đường thẳng $(d)$ đi qua điểm $M\left( {1;2} \right)$ có hệ số góc $k \ne 0$.
a) Chứng minh rằng với mọi giá trị $k \ne 0$ đường thẳng $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A$ và $B$.
b) Gọi ${x_A}, {x_B}$ là hoành độ của $A$ và $B$. Chứng minh rằng: ${x_A} + {x_B} - {x_A}{x_B} - 2 = 0$.

Bài 3. (2,0 điểm)
a) Một xe lửa đi từ ga $A$ đến ga $B$. Sau đó 1 giờ 40 phút, một xe lửa khác đi từ ga $B$ đến ga $A$ với vận tốc lớn hơn vận tốc của xe lửa thứ nhất là $5km/h$. Hai xe lửa gặp nhau tại một ga cách ga $B$ $300km$. Tìm vận tốc của mỗi xe, biết rằng quãng đường sắt từ ga $A$ đến ga $B$ dài $645km$.
b) Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}
2\left( {x + y} \right) = 5\left( {x - y} \right)\\
\frac{{20}}{{x + y}} + \frac{{20}}{{x - y}} = 7
\end{array} \right.$

Bài 4. (3,0 điểm)
Cho nửa đường tròn $(O)$ đường kính $BC$. Lấy điểm $A$ trên tia đối của tia $CB$. Kẻ tiếp tuyến $AF$ với nửa đường tròn $(O)$ ($F$ là tiếp điểm), tia $AF$ cắt tia tiếp tuyến $Bx$ của nửa đường tròn $(O)$ tại $D$ (tia tiếp tuyến $Bx$ nằm trong nửa mặt phẳng bờ $BC$ chứa nửa đường tròn $(O)$). Gọi $H$ là giao điểm của $BF$ với $DO$; $K$ là giao điểm thứ hai của $DC$ với nửa đường tròn $(O)$.
a) Chứng minh rằng: $AO.AB = AF.AD$
b) Chứng minh tứ giác $KHOC$ nội tiếp.
c) Kẻ $OM \bot BC$ ($M$ thuộc đoạn thẳng $AD$). Chứng minh $\frac{{BD}}{{DM}} - \frac{{DM}}{{AM}} = 1$.

Bài 5. (1,0 điểm)
Cho hình chữ nhật $OABC,\,\widehat {COB} = {30^0}$. Gọi $CH$ là đường cao của tam giác $COB, \,\,\,CH=20cm$. Khi hình chữ nhật $OABC$ quay một vòng quanh cạnh $OC$ cố định ta được một hình trụ, khi đó tam giác $OHC$ tạo thành hình $(H)$. Tính thể tích của phần hình trụ nằm bên ngoài hình $(H)$.
(Cho $\pi \approx 3.1416$)

#2
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Mình không thích đề thi tuyển sinh của tỉnh Huế vì hay cho hình học không gian, cái mà mình yếu nhất vì chưa được tiếp cận nhiều @@, xin chém câu 1b:
DKXD: $x\geq 2$
$\sqrt{x-2}(3-\sqrt{x+2})=0$
$<=> x=2$ hoặc $\sqrt{x+2}=3$
vậy x=2 hoặc x=7(thỏa dkxd)
vậy pt có nghiệm x=2 hoặc x=7

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#3
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Mình không thích đề thi tuyển sinh của tỉnh Huế vì hay cho hình học không gian, cái mà mình yếu nhất vì chưa được tiếp cận nhiều


Đúng là truyền thống của Huế. Đề thi năm nào câu cuối cũng là một câu không gian. Hồi anh thi vào cũng là câu không gian, cũng cái dạng cho một hình quay xung quanh một trục (cạnh của hình) tạo thành hình $(H)$. Bài đó tính toán là chủ yếu, kết quả đương nhiên là không đẹp chút nào :D.

#4
battlebrawler

battlebrawler

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
( Ai vẽ cái hình giùm em nhe )
Câu 4:
a) Cm: $\Delta AOF$ đồng dạng $\Delta ADB$ => đpcm
b) $\Delta DKF$ đồng dạng $\Delta DFC$ => $DK.DC=DF^{2}$
$\Delta DFO$ vuông tại F có FH đường cao ứng cạnh huyền DO => $DH.DO=DF^{2}$
Suy ra: DK.DC=DH.DO => tg DKH đồng dạng tg DOC => $\widehat{DKH}=\widehat{DOC}\equiv \widehat{HOC}$ => đpcm
c)Dễ dàng cm tg BDA đồng dạng tg OMA => $\frac{BD}{OM}=\frac{DA}{MA}$ (1)
$\widehat{BDO}=\widehat{MOD}$ (slt) và $\widehat{BDO}=\widehat{MDO}$ (2 tiếp tuyến cắt nhau)
=> $\widehat{MOD}=\widehat{MDO}$ => $\Delta MDO$ cân tại M => OM =DM (2)
(1)(2) => $\frac{BD}{DM}=\frac{DA}{MA}$ <=> $\frac{BD}{DM}=\frac{DM+MA}{MA}$ <=> $\frac{BD}{DM}=\frac{DM}{MA}$+1 <=> đpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi battlebrawler: 25-06-2012 - 11:17

Như thầy hxthanh đã nói: TOÁN HỌC luôn hiện hữu trong cuộc sống.

Còn LÀM được toán là còn sống...

Và theo suy nghĩ thêm của em... Còn ĐƯỢC làm toán cũng là còn sống :D...

______ ________ ______

V.M.F


#5
thusang3605

thusang3605

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Mình hơi ghét cái phần hình học không gian. Bởi mình hơi bị yếu về nó.

#6
thusang3605

thusang3605

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Bài 2: a) Gọi $y=ax+b$ là phương trình đường thẳng $(d)$.
Vì (d) đi qua điểm $M(1;2)$nên:
$\Rightarrow$$x=1, y=2$.
Mà (d) có hệ số góc là k$\Rightarrow$$a=k$
Thay vào (d) ta được $k+b=2\Leftrightarrow b=2-k$
$\Rightarrow$ Phương trình đường thẳng (d) là $y=kx+(2-k)$
Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d).
Từ đó ta có được phương trình bật hai.
rồi lập (den ta) hoặc ( denta ') là được

#7
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết
Xem đáp án ở đây




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh