Đến nội dung

Hình ảnh

Toán cuộc sống

* * * * * 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 32 trả lời

#21
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết
Hai câu trước dễ quá, đóng góp thêm một câu khác khó hơn tí xíu cho các bạn thích hình học và môn thể thao Tennis :D.

--
Lớp: 6-7
Chủ đề: hình học
Bài toán: Hai anh Thế và Tình nhân buổi offline của VMF quyết định tỉ thí Tennis để phân định xem hội quán Sài Thành hay Hà Thành thể thao giỏi hơn. Trong một tình huống tấn công của mình anh Thế đang đứng ở vị trí G và anh Tình đang phòng thủ ở vị trí J (quan sát hình vẽ).

Tennis.jpg

Anh Thế tung cú đánh thuận tay sở trường thẳng băng theo phương của đường thẳng $GO$ ($O$ là tâm đối xứng của sân). Để tránh thua anh Tình phải lao ra cắt được quả bóng này và ta dễ dàng thấy khoảng cách ngắn nhất giữa anh Tình và quĩ đạo của quả bóng chính là đoạn $JE$. Hãy tính gần đúng $JE$.

A. 6.5 m
B. 7.0 m
C. 7.5 m
D. 8 m

Nếu bây giờ anh Tình quyết định không lao ra cắt bóng mà sẽ phòng thủ và trả đòn từ cuối sân. Anh chạy từ điểm $J$ đến điểm $B$ để đỡ bóng. Hãy tính gần đúng giá trị của $JB$.

A. 6.3 m
B. 6.8 m
C. 7.3 m
D. 7.7 m

Cuối cùng để thấy rõ cái lợi của việc chạy cắt bóng hãy tính phần trăm khoảng cách ít hơn của việc chạy cắt bóng ($JE$) so với việc di chuyển dọc cuối sân ($JB$).

A. 16%
B. 20%
C. 50%
D. 84%

Gợi ý : Quan sát kĩ các số liệu trên hình vẽ và kẻ thêm một số đường cho dễ nhìn sẽ không khó để làm bài toán này. Cái khó không nằm ở kĩ năng tính toán mà đòi hỏi ở các em một sự quan sát tốt. Câu cuối chỉ là hệ quả của hai câu trên. Rõ ràng ta thấy việc chạy cắt bóng sẽ giúp ta đỡ phải di chuyển hơn và do đó thời gian tiếp xúc được với bóng sẽ nhanh hơn.

p/s: dành cho các bạn có hứng thú 1, 2 hôm giải thích tại sao tìm được các kết quả trên. Đầu tuần sau mình sẽ post lời giải hoàn chỉnh :icon6:.

#22
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Hây, mình cứ từ từ mà tiến, tằng tằng mà tới với các em lớp 1-2-3 trước:

Lớp: 2 - 3
Chủ đề: Logic
Bài toán: Nhà Nam có 3 anh em trai, mỗi người con trai có 1 cô em gái. Hỏi nhà Nam có tất cả mấy anh em?
Đáp án lựa chọn:

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Gợi ý: Một nhà có n người con thì người con út là em của bao nhiêu người? (câu gợi ý chỉ sử dụng khi học sinh bí hoặc trả lời sai và gợi ý để tiếp tục suy nghĩ)

Lời bình: Mấu chốt của vấn đề ở đây là các đối tượng đếm có quan hệ anh em ruột và học sinh phải suy luận để nhận biết cô em gái được nhắc đến là em út trong gia đình.


Có 1 bài em sưu tầm, không biết có được coi là giống dạng của anh không nhỉ?

Lớp: 2, 3
Chủ đề: logic
Bài toán: Trong một gia đình có hai người cha và hai người con, người cha thứ nhất cho con mình 4 xu, người cha thứ hai cho con mình 2 xu, hỏi tổng số tiền của hai người con là bao nhiêu?

Đáp án lựa chọn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Gợi ý: Trong gia đình em thì bố em gọi ông nội là gì? >:)
Lời bình: Mấu chốt của bài toán nằm ở đáp án >:) , không có đáp án 6, khiến cho học sinh liên tưởng đến một mối liên hê khác về 2 người cha và hai người con trong một gia đình.

-----
BadMan: Để chính xác thì đề bài phải sửa lại là "hai người con trai" nhé.

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#23
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

T*genie đang chạy xe ở cao tốc các nước châu Âu hả :D Yêu cầu giảm vận tốc không thì dễ bị bắn tốc độ, hỏng mất kế hoặc vi vu :)


Anh không nói em cũng quên mất điều này :D (để em tính lại cho số nó đẹp :P).

#24
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết

Anh không nói em cũng quên mất điều này :D (để em tính lại cho số nó đẹp :P).

Luôn ghi nhớ toán cuộc sống là phải sát với thực tế :icon6:

Năm ngoái trên xe đi Phan Thiết, nghỉ hè cùng cơ quan, mình mang câu hỏi ở post #20 đố các cháu. Lúc đầu có một cháu trả lời 6, mình chưa kịp phản ứng thì cháu khác bảo sai, mình rất ngạc nhiên vì cậu này bé tí mà suy luận được sao?? Ai dè khi chuyển micro thì cháu nó bảo "mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, làm gì có 6 anh em". Làm cả xe cười bể bụng ... vì quá bất ngờ :ukliam2:
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở

#25
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết

Có 1 bài em sưu tầm, không biết có được coi là giống dạng của anh không nhỉ?

Lớp: 2, 3
Chủ đề: logic
Bài toán: Trong một gia đình có hai người cha và hai người con, người cha thứ nhất cho con mình 4 xu, người cha thứ hai cho con mình 2 xu, hỏi tổng số tiền của hai người con là bao nhiêu?

Đáp án lựa chọn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Gợi ý: Trong gia đình em thì bố em gọi ông nội là gì? >:)
Lời bình: Mấu chốt của bài toán nằm ở đáp án >:) , không có đáp án 6, khiến cho học sinh liên tưởng đến một mối liên hê khác về 2 người cha và hai người con trong một gia đình.


- Giống dạng cũng không sao, tư duy của người học cũng phải dựa vào sự ghi nhớ mà :)

- Bài của An không có đáp án 6 mới đúng, nếu có thì sẽ sai (2 đáp án đều đúng thì không dùng Option được) hoặc phải định nghĩa lại thế nào là gia đình.

- Nếu bỏ lời dẫn "trong một gia đình" thì có thể chuyển về câu hỏi multichoose, khi đó đưa thêm đáp án 6. Học sinh trứng ngỗng sẽ chọn đáp án 6 (được 1/2 điểm) còn học sinh thông minh chọn cả 2 đáp án 4 và 6 (được 1 điểm). Như vậy câu hỏi sẽ mang mính phân loại học sinh :D
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở

#26
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Hai anh em Ân và Bình đạp xe chở nhau đến nhà Cường chơi, mải chơi quá nên đến $05:00\;pm$ mới về. Ân và Bình muốn mời Cường đến nhà ăn cơm. Từ nhà Cường về nhà Ân và Bình là $12km$. Khổ nỗi phương tiện duy nhất là chiếc xe đạp, mà lại không thể "cân 3" được! Biết khả năng của mỗi người như sau:
$\begin{array}{|c|c|c|}\hline\;&\text{Đi bộ (km/h)}&\text{Đạp xe (km/h)} \\ \hline \text{Ân}&5&20 \\ \hline \text{Bình}&3&16 \\ \hline \text{Cường}&4&12 \\ \hline\end{array}$

Hỏi bữa cơm của 3 người bạn diễn ra sớm nhất vào mấy giờ?

$\fbox a$ chưa đến $05:40\;pm$
$\fbox b$ chưa đến $06:15\;pm$
$\fbox c$ $06:24\;pm$
$\fbox d$ muộn hơn $06:24\;pm$

Gợi ý: Phải tận dụng cả tốc độ đạp xe và tốc độ đi bộ của Ân

#27
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết
Bài hình của T* làm mình nhớ đến bài thi HSG năm lớp 5 (tầm năm 86-87 gì đó :D), đây là bài toán yêu thích còn rơi rớt lại của thời con nít :)

Lớp: 4-5
Chủ đề: Hình học
Bài toán: Trên sân phơi thóc chiều rộng CD dài 4m, có 2 cột AD cao 2m và BC cao 1m. Một con chim đậu trên cột A tìm cách sà xuống sân nhặt hạt thóc rồi nhanh chongs bay lên đậu ở cột B, trước khi bị chú mèo nhảy ra vồ lấy. Chim cần lấy hạt thóc ở E cách D bao nhiêu m để tổng chiều dài đường bay AE + EB là ngắn nhất?

Các phương án lựa chọn:

A. $\frac{4}{3}$
B. $2$
C. $\frac{8}{3}$
D. $3$

Gợi ý: Với 3 điểm bất kỳ X, Y và Z, khi nào thì XY + YZ có chiều dài ngắn nhất?

Hình gửi kèm

  • TCS01.jpg

Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở

#28
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết
Oài, gần 2am rồi, thêm một bài đặt chuông đồng hồ trước khi đi ngủ nè :)

Lớp: 1-2
Chủ đề: Thời gian
Bài toán: Vào lúc 8h tối thứ bảy, trước khi đi ngủ, Tuấn đặt báo thức cho sáng hôm sau vào lúc 9h. Hỏi lúc chuông reo, Tuấn đã ngủ được bao nhiêu tiếng?
[ ] tiếng

Đáp số: 1 tiếng

Lời Bình: Sáng hôm sau là chủ nhật nên Tuấn thưởng cho mình được ngủ thoái mái, bù cho cả tuần học tập vất vả, ai dè mới chợp mắt đã nghe chuông ịnh ỏi, đúng là tham thì ... thiệt :D
____________________________________________________
hxthanh@Badman: Chắc tại đồng hồ cơ quá! cứ kim giờ trùng với kim đặt chuông là "reng reng"
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở

#29
anh qua

anh qua

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 476 Bài viết
Em làm bài phát nhỉ.
Lớp: 6, 7.
Bà toán: Anh PSW có một số bài toán dành cho các bạn member đến dự offline VMF hè năm nay. Lần đầu tiên anh cho các bạn làm một nữa số bài toán của mình và yêu cầu các bạn mở rộng một bài bất kì trong đó để giao lại cho anh. Cứ làm như thế, đến lần thứ 30.4.1996 thì anh PSW còn lại 1 bài (chưa tính bài toán do các bạn mở rộng) bài toán gọi là bài toán 30/04/1996. Hỏi ban đầu anh PSW có bao nhiêu bài toán.


Đáp số: 2 bài.

Gợi ý: Xét trường hợp tổng quát sau n lần, a là số bài toán ban đầu. Ta tính được số bài toán là $\frac{a+2+2^2+...+2^{n-1}}{2^n}$ theo quy nạp.



p.s: 30/04/1996 =)) =))

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh qua: 21-07-2012 - 05:28

Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again

#30
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết

Có 1 bài em sưu tầm, không biết có được coi là giống dạng của anh không nhỉ?

Lớp: 2, 3
Chủ đề: logic
Bài toán: Trong một gia đình có hai người cha và hai người con, người cha thứ nhất cho con mình 4 xu, người cha thứ hai cho con mình 2 xu, hỏi tổng số tiền của hai người con là bao nhiêu?

Một phiên bản khác của bài này:

Bài toán: Cuối tuần, hai người bố và hai người con trai đi câu cá cùng nhau. Mỗi người đều câu được 4 con cá và họ để chung trong một giỏ. Hỏi giỏ cá có bao nhiêu con?

Lựa chọn phương án (multichoose)

A [ ] 4
B [ ] 8
C [ ] 12
D [ ] 16

Lời bình: Học sinh trứng ngỗng nhanh nhảu chọn đáp án D nên chỉ được 1/2 số điểm trong khi học sinh thông thái từ tốn hơn để cân nhắc nên chọn thêm được đáp án C vậy là đạt điểm tối đa. Người ra đề bài đã nhanh chóng phân loại được học sinh chỉ bằng 1 câu hỏi :D
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở

#31
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

Em làm bài phát nhỉ.
Lớp: 6, 7.
Bà toán: Anh PSW có một số bài toán dành cho các bạn member đến dự offline VMF hè năm nay. Lần đầu tiên anh cho các bạn làm một nữa số bài toán của mình và yêu cầu các bạn mở rộng một bài bất kì trong đó để giao lại cho anh. Cứ làm như thế, đến lần thứ 30.4.1996 thì anh PSW còn lại 1 bài (chưa tính bài toán do các bạn mở rộng) bài toán gọi là bài toán 30/04/1996. Hỏi ban đầu anh PSW có bao nhiêu bài toán.


Đáp số: 2 bài.

Gợi ý: Xét trường hợp tổng quát sau n lần, a là số bài toán ban đầu. Ta tính được số bài toán là $\frac{a+2+2^2+...+2^{n-1}}{2^n}$ theo quy nạp.



p.s: 30/04/1996 =)) =))


Bình tí : câu của Quả giống câu trong Olympia thi năm nào. Chỉ thay đổi một chút là câu trong Olympia nói về một bà đi bán trứng, bà cứ bán một nửa số trứng trong giỏ và lấy lại 1 quả... :P. Thật thú vị khi đọc toán cuộc sống và gặp lại kỉ niệm một bài toán nào đó năm xưa (như anh Bat nhớ lại kì thi HSG lớp 5 của mình :icon6: )

#32
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết

Bình tí : câu của Quả giống câu trong Olympia thi năm nào. Chỉ thay đổi một chút là câu trong Olympia nói về một bà đi bán trứng, bà cứ bán một nửa số trứng trong giỏ và lấy lại 1 quả... :P. Thật thú vị khi đọc toán cuộc sống và gặp lại kỉ niệm một bài toán nào đó năm xưa (như anh Bat nhớ lại kì thi HSG lớp 5 của mình :icon6: )

Mình cũng có 1 bài toán đậm chất cuộc sống tương tự dành cho tiểu học như sau:

Lớp: 3-4
Chủ đề: Phân số
Bài toán: Một người nông dân mang một số trứng vịt ra chợ bán, lần đầu bán cho khách $\frac{1}{2}$ số trứng và biếu khách một quả. Lần 2 có một khách hàng khác đến mua $\frac{1}{2}$ số trứng còn lại và cũng được biếu 1 quả. Khách hàng thứ 3 đến mua $\frac{1}{2}$ số trứng còn lại trong giỏ cũng được biếu 1 quả. Cuối cùng bác nông dân còn đúng 10 quả trong giỏ trứng. Hỏi bác nông dân đã mang bao nhiêu trứng ra chợ?

A. 84
B. 94
C. 104
D. 114

Gợi ý: Trước khi bán trứng cho khách thứ 3, bác nông dân có bao nhiêu quả trứng?
Hướng dẫn: Đây là dạng bài toán tính ngược, học sinh sẽ bắt đầu từ giả thiết cuối cùng để tính ngược tìm câu trả lời:

- $\frac{1}{2}$ số trứng của lần bán thứ 3: 10 + 1 = 11
- Số trứng trước khi bán cho khách hàng thứ 3: 11 $\times$ 2 = 22

- $\frac{1}{2}$ số trứng của lần bán thứ 2: 22 + 1 = 23
- Số trứng trước khi bán cho khách hàng thứ 2: 23 $\times$ 2 = 46

- $\frac{1}{2}$ số trứng của lần bán thứ nhất: 46 + 1 = 47
- Số trứng trước khi bán cho khách hàng thứ nhất: 47 $\times$ 2 = 94

Lời bình: Tính cuộc sống thể hiện ở sự xởi lởi của bác nông dân, văn hóa biếu thêm khi bán hàng của người xưa và nay còn lưu lại với những người vùng quê, của nhà trồng được. Về sau, thương mại phát triển, văn hóa này chuyển sang khuyến mãi: tặng quà kèm theo, mua 3 tặng 1, ...
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở

#33
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết
Hai ngày cuối tuần bận cho 1 sự kiện nên mình không có thời gian "chăm sóc" topic thành ra chưa cập nhật được thông tin. Rất mong các bạn tận tình ủng hộ để quán được đắt hàng :) Many thanks

Phải nói thêm một ý về "Toán cuộc sống", đó là những bài toán tự nhiên, gần gửi đời thường đòi hỏi việc giải quyết nó phải hợp lý (toán) hợp tình (ngữ cảnh). Hơn nữa toán cuộc sống là những bài toán mang tính thực tế, thực tiễn một cách tự nhiên chứ không gượng ép, gán cuộc sống vào bài toán.

Mình lấy thêm 1 ví dụ:

Lớp: 2-3
Chủ đề: Toán đếm
Bài toán: Bác thợ mộc cưa một số khúc cây. Bác cưa tất cả 10 lần và kết quả thu được 16 khúc gỗ. Hỏi ban đầu có bao nhiêu khúc cây?
Chọn đáp án:
A. 1
B. 6
C. 10
D. 16

Gợi ý: Từ 1 khúc gỗ, thực hiện 1 lần cưa, bác thợ mộc thu được bao nhiêu khúc gỗ?

Hướng dẫn: Từ mỗi một khúc cây ta có số khúc gỗ nhiều hơn số lần cưa là 1. Vì số khúc gỗ nhiều hơn số lần cưa 16 – 10 = 6 nên ta có 6 khúc cây.
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh