Đến nội dung

Hình ảnh

Hội những người thích thiên văn học ^^^


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết
Để thuận lợi hơn cho sự theo dõi của một số bạn quan tâm đến thiên văn học, mình xin được mở topic này để cập nhật các thông tin thiên văn . Mong rằng, đây là địa chỉ để mọi người cùng nhau trao đổi những thông tin quý báu về lĩnh vực lí thú này :D. Cùng nhau tranh luận những kiến thức nghiệp dư chắc cũng hay phết :D
Và mở đầu, mình xin được giới thiệu về vụ phóng rô bốt Cuiriosity vào ngày 6/8 vừa qua.
Đây là video dự tính của quá trình phóng :
http://www.youtube.com/watch?v=P4boyXQuUIw&feature=fvwrel
Và đây là những hình ảnh từ vụ phóng (kèm theo hình ảnh minh hoạ)
http://www.youtube.com/watch?v=E88d4e1gYh0&feature=player_embedded


Tàu Curiosity đã đáp thành công xuống sao Hỏa


Sau một chuyến đi dài vượt hơn 566 triệu km trong 36 tuần, tàu thám hiểm tự hành Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa vào lúc khoảng 1:32 giờ ET (tương đương 6:32 giờ GMT) sáng nay (ngày 6/8).
Như vậy, tàu Curiosity đã xuất sắc vượt qua giai đoạn mà các nhà khoa học của NASA gọi là“7 phút kinh hoàng”, trong đó, tàu thám hiểm tự hành này phải đâm xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa có mức nhiệt độ lên tới 871 độ C với vận tốc đạt 20.920km/h.

Hình đã gửi
Các chuyên gia tại Trung tâm kiểm soát sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa vui mừng khi con tàu
thăm dò triệu đô vượt qua "7 phút kinh hoàng" để đáp xuống hành tinh đỏ. (Ảnh: The Verge)


Trang The Verge dẫn lời lãnh đạo NASA Charles Bolden, Jr. tuyên bố: “Đây là một ngày trọng đại đối với đất nước (Mỹ). Mọi người trong buổi sáng hôm nay phải nín thở trong lồng ngực và nói: "Tàu thám hiểm tự hành của tôi đã có mặt trên sao Hỏa vì nó thuộc về tất cả chúng tôi”.
Trung tâm kiểm soát sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa của NASA cũng đã lên tiếng xác nhận tàu thăm dò Curiosity “đang lăn bánh trên sao Hỏa” và công bố những bức ảnh đầu tiên về hành tinh đỏ mà Curiosity đã chụp được.

Hình đã gửi
Bức ảnh đầu tiên về sao Hỏa mà tàu Curiosity đã chụp được và truyền về Trái đất. (Ảnh: NASA)


Sau 9 năm chuẩn bị, tiêu tốn hơn 2,5 tỷ USD, tàu thám hiểm Curiosity của NASA rốt cuộc đã đến được sao Hỏa. Nếu mọi kế hoạch đều suôn sẻ, tàu Curiosity sẽ hỗ trợ con người trên Trái đất khám phá nhiều bí ẩn của hành tinh Đỏ, bao gồm việc xác minh liệu có dấu vết sự sống ở đây không.
Bí ẩn nào của sao Hỏa đang chờ khám phá?


Sao Hỏa, hành tinh láng giềng gần nhất của Trái đất trong Thái dương hệ vẫn ấp ủ trong lòng vô số bí mật mà các nhà khoa học khao khát khám phá.
Với việc tàu thám hiểm sao Hỏa mới nhất Curiosity sẽ chính thức đổ bộ xuống bề mặt sao Hỏa, NASA hy vọng sẽ “mở khóa” được nhiều bí ẩn trong số đó.
Là trái tim của tàu kiêm phòng thí nghiệm không gian Mars Science Laboratory, robot thăm dò Curiosity được trang bị hàng loạt công cụ đặc biệt để không chỉ nghiên cứu bề mặt sao Hỏa ngày nay mà còn để đào xới về bề mặt đó trong quá khứ.
Bao lâu nay, chiến lược tổng thể của chương trình thám hiểm sao Hỏa do Nasa đặt ra vẫn là lần theo dấu vết của nước, và Curiosity cũng không phải là ngoại lệ. Dựa trên những đầu mối do các sứ mệnh trước để lại, con tàu thăm dò mới nhất này sẽ đi tìm lời đáp cho hàng loạt câu hỏi về khí hậu, địa chất sao Hỏa. Và tất nhiên, nó sẽ phải đi tìm bằng chứng cho việc đã từng có sự sống trên hành tinh đỏ hay chưa.

Hình đã gửi
Curiosity sẽ phải giải đáp hàng loạt câu hỏi hóc búa về hành tinh đỏ.


1. Có thể tìm thấy sự sống tại đâu?

Curiosity sẽ không tìm kiếm sự sống một cách trực tiếp, bởi nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có nhiều thiết bị khoa học tinh vi, hiện đại hơn tàu thăm dò tự động rất nhiều. Chính vì thế, Curiosity sẽ chỉ tìm kiếm những nơi mà sự sống có thể đã từng tiến hóa qua mà thôi.
Do nước được coi là thành tố thiết yếu cho sự phát triển của sự sống trên Trái đất nên các nhà khoa học sẽ tập trung vào các khu vực ẩm ướt trên sao Hỏa, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Bên cạnh đó, một môi trường “có thể sống được” sẽ phải có sự hiện diện của một nguồn năng lượng mà các vi bào có thể sử dụng để sống và tiến hóa. Ngoài ra, nó còn phải có dấu hiệu của carbon hữu cơ.
2. Vì sao một sao Hỏa ẩm ướt lại trở nên khô cằn?

Trong quá khứ xa xưa, sao Hỏa ấm áp hơn và nhiều khả năng sở hữu một bầu khí quyển dày hơn, ẩm ướt hơn, với nước len lỏi trên bề mặt hành tinh. Nhưng ngày nay, hành tinh đỏ khô cằn, toàn bụi cát và phần lớn nguồn nước được cho là đã bị mắc kẹt sâu trong lòng đất.
Curiosity sẽ đáp xuống đỉnh Sharp, cách trung tâm Hố Gale khoảng 5 dặm. Ngọn núi này có rất nhiều tầng để Curiosity từng bước thăm dò. NASA từng mô tả các tầng của Sharp giống như các trang của một cuốn sách, với những tầng đầu giống như các chương cổ xưa nhất. Nhiệm vụ của Curiosity là thám hiểm lịch sử của sao Hỏa được “nhúng” bên trong lớp đất đá.
Đồng thời, nó sẽ nghiên cứu những dịch chuyển về địa chất học trên Hành tinh đỏ qua hàng triệu năm.
Cuối cùng, nó sẽ phân tích thành phần của khí hậu sao Hỏa ngày nay, đo nhiệt độ không khí, mặt đất, sự chuyển động của gió. Kết hợp với các số liệu đo được từ phòng thí nghiệm Mars Science Laboratory, NASA sẽ có thể có được cái nhìn toàn diện hơn về khí hậu sao Hỏa.
Nguồn : khoahoc.com

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tham Lang: 09-08-2012 - 00:55

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#2
le_hoang1995

le_hoang1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết
Trước cũng tình cờ đọc được bài này bên khoahoc.com, chắc cậu cũng đọc rồi, post lên đây cho mọi người bình luận

20% người Mỹ được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng lên Mặt trăng và cho rằng đây chỉ là một vụ bịp bợm lớn.
Cho đến nay, có lẽ ai cũng đinh ninh rằng Mỹ đã thắng Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng. Phi công vũ trụ Neil Amstrong là người đầu tiên đặt chân lên đó.
Từ con tàu bước ra, anh đã nói một câu nổi tiếng làm cả thế giới xúc động, rằng “đây là một bước nhỏ của một con người nhưng là một bước đi khổng lồ của nhân loại”. Mọi sự đều như hết sức rõ ràng.
Nhân ngày Vũ trụ quốc tế, người ta xới lại vấn đề này. Một cuộc thăm dò lại cho thấy ngay trên đất Mỹ, 20% số người được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt Trăng. 20% là một tỷ lệ khá cao. Những người này cho rằng chẳng phải Amstrong hay bất cứ ai khác đã đổ bộ lên Mặt trăng, mà đó chỉ là một vụ bịp bợm lớn.

Hình đã gửi
Hình ảnh Amstrong trên Mặt trăng.


Quả thật khi nghiên cứu các sự kiện trong Chương trình Mặt trăng sẽ phát hiện những vấn đề khó giải thích một cách thuyết phục trong khuôn khổ những giả thuyết quen thuộc về một chuyến bay lên Mặt trăng.
Từ năm 1970, tại Mỹ đã xuất bản cuốn sách của J. Krainy “Có thật con người đã đặt chân lên Mặt Trăng không?”, và năm 1976 nhà văn Mỹ Bill Keysing cũng cho phát hành một cuốn sách tựa đề“Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt Trăng”.
Sau đó tại những nước khác nhau trên thế giới những phân tích về vấn đề này được đưa ra ngày càng nhiều với những lý lẽ khó bác bỏ của những người không tin vào những tuyên bố chính thức về thành công của Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Trong một bài không thể trình bày tỉ mỉ tất cả mọi lý lẽ người ta đã đưa ra mà chỉ có thể tóm tắt những ý chính.
1. Khi các nhà du hành vũ trụ cắm lá cờ trên Mặt trăng, nó bay phấp phới thật sinh động.Rõ ràng gió thổi khá mạnh. Điều này cực kỳ vô lý. Bởi ai cũng biết rằng trên Mặt trăng không hề có khí quyển. Vậy thì gió ở đâu ra. Đã thế, trên hai tấm ảnh của cùng một lá cờ do NASA công bố, bóng của nó trên một tấm ở bên trái, tấm kia ở bên phải.
2. Luồng khí nóng từ động cơ phun lúc hạ cánh phải thổi rất mạnh, đương nhiên nó sẽ làm tung lên một đám bụi hình phễu ngay lại địa điểm con tàu đỗ xuống. Thế nhưng trên những bức ảnh do NASA công bố không hề thấy hiện tượng này. Bề mặt Mặt trăng vần phẳng lỳ, không một vết lõm.
3. Trong điều kiện trong lực của Trái đất, nhà du hành cùng bộ quần áo bay của anh ta có khối lượng lên tới 160 kg. Còn theo tính toán, trên Mặt trăng con số đó chỉ còn là 27 kg thôi. Vậy vì sao các nhà du hành không thể hiện các bước nhảy bật rất cao do sức hút của Mặt trăng chưa bằng 1/5 so với Trái đất? Bước nhảy trong video clip không cao quá 45 cm, chẳng khác gì khi đi trên bề mặt địa cầu. Vì sao vậy?
4. Trong các bức ảnh về phong cảnh Mặt trăng, ánh sáng rất không đồng đều. Kiểu ánh sáng như vậy là tính chất điển hình của việc dùng đèn chiếu chứ không phải ánh sáng tự nhiên.
Có một số lý do khác nữa được coi là gián tiếp. Ví dụ, Mỹ tuyên bố đã đưa tàu Apollo lên vũ trụ bằng tên lửa chuyên chở khổng lồ “Saturn-5”. Chỉ 20 năm sau, Liên Xô mới chế tạo được tên lửa nổi tiếng “Energia” có những tính năng về chuyên chở tương tự. Không lẽ Liên Xô vốn đang chiếm ưu thế về tên lửa so với họ, bỗng nhiên bị họ “qua mặt” tới 2 thập kỷ?
Lại nữa, sau khi thực hiện được Chương trình Mặt trăng, vì sao tên lửa “Saturn-5” của họ chỉ được dùng một lần duy nhất – phóng tàu vũ trụ “Skylab” vào năm 1973. Loại tên lửa độc đáo đó của Mỹ nếu quả là có thật tại sao họ lại vội vã đình chỉ việc sản xuất ra chúng và 3 chiếc đã chế tạo phải lập tức bị đưa vào Viện bảo tàng?
Điều ngạc nhiên nữa là vì sao học phải dùng một chiếc xe đi trên Mặt trăng to lớn và nặng nề đến vậy, trong khi sức hút của Mặt trăng nhỏ hơn sức hút của Trái đất nhiều lần? Chúng ta hãy nhớ rằng đưa một vật thể vào vũ trụ, người ta phải cân nhắc đến từng gam, vì thêm mỗi một kg có nghĩa là phải bỏ thêm cả một số kinh phí khổng lồ.



Hình đã gửi
Tên lửa chuyên chở “Saturn-5” (phóng lên tại “Sân bay vũ trụ”mang tên Kennedy).


Nói chung rất nhiều vấn đề, có đầy đủ cơ sở để nghi ngờ Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Có ý kiến khẳng định người Mỹ chưa bao giờ lên Mặt trăng, lại có ý kiến cho là chuyến bay lên Mặt trăng đầu tiên ấy của họ chỉ là bịa đặt, sau đó, thì họ cũng lên được Mặt trăng thực sau này. Loại ý kiến thứ ba lập luận: Mặc dù Chương trình Mặt trăng của Mỹ được phủ vòng nguyệt quế nhưng tuyệt nhiên không xứng đáng. Tất cả những hình ảnh, quay phim đều thực hiện trên Trái đất.
Báo Komsomolskaia Pravda đã gặp nhà văn nổi tiếng Andrei Pashev để hỏi về chuyện này, thì ông nói: “Тôi đã từng tham gia vào cuộc tranh luận về chuyến bay lên Mặt trăng của Mỹ. Những ý kiến không tin là người Mỹ đã lên Mặt trăng không phải xuất phát từ Liên Xô trước đây. Người ta lúc đó chỉ dựa trên tính phiêu lưu và không tưởng (với trình độ khoa học lúc đó) của chương trình này”.
“Ví dụ, chính Khrushev đã, tuyên bố, chúng ta sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua lên Mặt trăng, vì điều đó vô cùng rủi ro.Trong lịch sử của ngành du hành vũ trụ Xô Viết đã có những trường hợp chỉ vì việc tiếp xúc giữa bộ phận chỉ huy dưới mặt đất và con tàu chỉ trục trặc trong giây phút một con tàu đã lệch ra khỏi quỹ đạo và chuyến bay bị thất bại. Huống hồ xa như Mặt trăng".
Trước những dẫn chứng quá sắc bén trong cuộc tranh cãi về Chương trình Mặt trăng của Mỹ,NASA đã buộc phải đứng ra thừa nhận rằng, để minh họa việc hạ cánh của con tàu Apollotrên Mặt trăng, họ đã phải dùng những clip video và ảnh chụp không liên quan đến chuyến bay thực sự. Một số vấn đề được đưa lên trên các phương tiện truyền thông đúng là những bức ảnh chụp khi luyện tập, sở dĩ họ đưa ra vì nó rất giống với cảnh thực trên Mặt trăng.
Song họ mới đề cập đến sự bịa đặt của các đoạn phim và ảnh chụp. Những vấn đề khác họ chưa giải thích được và cũng không xin lỗi. Một vài chuyên liên quan cũng dần dần lộ ra. Chẳng hạn, chuyện thất lạc những tài liệu khi Apollo hạ cánh. Lại còn chuyện những viên đá cuội mà các phi hành gia lượm từ bề mặt của Mặt trăng đã đem tặng các bảo tàng châu Âu, được biết NASA cũng đã bị thanh minh là họ “nhầm” với viên đá của Trái đất chứ không có cố ý.
Nguồn: http://www.khoahoc.c...that-khong.aspx

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi le_hoang1995: 09-08-2012 - 06:10


#3
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết
Vệt đen bí ẩn trên bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa


Một vệt đen bí ẩn xuất hiện dọc đường chân trời trong bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa của xe tự hành Curiosity đã làm dấy lên những đồn đoán về nguồn gốc của nó bởi vệt đen này đã biến mất hai tiếng sau đó.
Chỉ vài giây sau khi hạ cánh xuống hành tinh Đỏ hôm 6/8, Curiosity đã chụp một bức ảnh bề mặt sao Hỏa, trong đó có một vệt đen “lờ mờ song dễ phân biệt”, theo tờ Los Angeles Times. Điều kỳ lạ là vệt đen này đã biến mất trong một loạt các bức ảnh được chiếc xe tự hành chụp sau đó hai tiếng đồng hồ.
Chi tiết này đã khơi gợi sự hứng thú của những người đam mê vũ trụ. Trong đó, không ít ý kiến hồ hởi cho rằng Curiosity đã tìm thấy dấu hiệu của người ngoài hành tinh ngay từ những giây đầu tiên đáp xuống sao Hỏa trong sứ mệnh săn tìm dấu tích sự sống tại đây.
Tuy nhiên, có một cách giải thích được nhiều người chấp nhận là Curiosity bằng một cách nào đó đã chụp một bộ phận tách ra và rơi ở đằng xa trong quá trình đáp xuống sao Hỏa.

Hình đã gửi
Vệt đen bí ẩn trong bức ảnh đầu tiên của Curiosity - (Ảnh: NASA/AFP)


Những người khác thì đặt ra các giả thiết khả thi hơn rằng: vệt đen chỉ đơn giản là vết bẩn trên ống kính hoặc một đám bụi ở đằng xa.
Giả thiết vệt đen là bộ phận hạ cánh có tên “cần cẩu trời” được hỗ trợ bởi những hình ảnh mà Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ công bố sau đó.
Trong bức ảnh hiện trường vụ hạ cánh do một vệ tinh của NASA chụp lại, Curiosity được nhìn thấy nằm trên bề mặt cùng với các bộ phận của con tàu văng ra trong quá trình hạ cánh.
Bức ảnh bao gồm tấm chắn nhiệt bảo vệ chiếc xe tự hành khi lao vào bầu khí quyển sao Hỏa và một chiếc dù giảm tốc. Ngoài ra còn có “cần cẩu trời” vốn được sử dụng trong quá trình hạ cánh.

Hình đã gửi
Vị trí các bộ phận tách ra trong quá trình hạ cánh - (Ảnh: NASA/Reuters)


Bức ảnh cho thấy “cần cẩu trời” rơi xuống bề mặt ở khoảng cách hơn 600 mét theo như tính toán trước đó và nằm cùng hướng với camera của Curiosity khi thiết bị này chụp bức ảnh đầu tiên có chứa vệt đen.
Bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy “cần cẩu trời” đã làm dấy lên một đám bụi khi nó đâm xuống bề mặt sao Hỏa.
Dẫu vậy, người quản lý sứ mệnh của Curiosity Michael Watkins phải thừa nhận với tờ Los Angeles Times rằng nếu điều này là sự thật, đó sẽ là sự trùng hợp khó tin.
nguồn :khoahoc.com

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#4
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết
Những nam châm mạnh nhất vũ trụ








Hình đã gửi


Sao neutron: Trái đất x 100 nghìn tỉ lần
Các nam châm làm được nhiều việc hơn là tác dụng lực hút dính trên cái tủ lạnh nhà bạn. Những từ trường nhân tạo mạnh nhất mang lại khả năng hoạt động của máy va chạm hạt và phản ứng nhiệt hạch. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, những nỗ lực hết sức của chúng ta cũng thật mờ nhạt khi so với những từ trường trong biên giới xa xôi của vũ trụ, thí dụ như từ trường phát ra từ những ngôi sao neutron.
Những loại sao siêu mới khác nhau tạo ra những từ trường khác nhau. Những sao siêu mới lớn nhất để lại những lỗ đen trong cơn yên nghỉ của chúng, nhưng những sao siêu mới nhẹ hơn một chút thì tạo ra các sao neutron. Những ngôi sao này cực kì đậm đặc, và có từ trường cực kì mạnh: Trong khi Trái đất ủy mị duy trì một từ trường chừng 0,5 gauss, thì từ trường của một sao neutron đo được là hàng nghìn tỉ gauss. Sao neutron trong ảnh có tên là Cassiopeia A, chụp bởi đài thiên văn tia X Chandra.



Hình đã gửi


Sao nam châm: Xóa sạch thông tin thẻ tín dụng của bạn từ khoảng cách 100.000 dặm
Không phải mọi sao neutron đều ra đời giống nhau. Một số, vì những lí do gì đó hoàn toàn không hiểu được, thuộc về nhóm “sao nam châm”, có từ trường khủng khiếp của một sao neutron bình thường nhân thêm lên chừng 1000 lần. Mặc dù ở xa một khoảng cách bằng nửa đường từ Trái đất lên mặt trăng, một sao nam châm vẫn có thể tước mất thông tin khỏi thẻ tín dụng của bạn.
Các nhà khoa học không biết rõ cho lắm vì sao các sao nam châm lại mạnh hơn sao neutron thông thường nhiều như vậy, nhưng theo thời gian, các nhà thiên văn đang tìm thấy chúng ngày càng nhiều. Khi từ trường ngoại hạng đó bắt đầu làm chậm chuyển động quay của ngôi sao, thì nó giải phóng ra những xung năng lượng mạnh trong bước sóng tia X, có thể nhìn thấy đối với những đài thiên văn tia X của NASA.



Hình đã gửi


Nạp mạng cho lỗ đen
Chúng ta biết câu chuyện cuộc đời của những lỗ đen: Những tàn dư sao siêu mới cực kì đậm đặc này tác dụng lực hút hấp dẫn khủng khiếp đến mức chúng hút lấy bất cứ thứ gì trong vùng phụ cận của chúng (bên trong “chân trời sự cố”), liên tục nạp thêm nhiên liệu cho lỗ đen. Nhưng câu chuyện không dừng lại với lực hấp dẫn. Một khi vật chất bị hút về phía trong lỗ đen, nó quay xung quanh vòng rìa ngoài của rỗ đen và giải phóng một phần xung lượng góc của nó trước khi bị nuốt vào.
Đó là chỗ từ trường phát sinh. Khi các chất khí xoay tròn trong một cái đĩa trên rìa của lỗ đen, chúng tạo ra từ trường của riêng chúng, làm bắn vọt một số chất khí tại phần ngoài của đĩa ra xa lỗ đen. Sự bắn vọt vật chất đó lấy đi xung lượng khỏi phần bên trong của đĩa khí ở gần lỗ đen nhất. Chất khí đó sau đó chậm dần đi và rơi vào miệng con quái vật tăm tối.



Hình đã gửi


Phòng thí nghiệm quốc gia Từ trường cao làm chấn động mặt đất
Trong khi những nam châm nhân tạo không thể giữ nổi ngọn đuốc là những nam châm mạnh nhất trong tự nhiên, thì những nỗ lực tốt nhất của chúng ta không thể xem thường được. Ba địa điểm ở Mĩ – Đại học bang Florida, Đại học Florida, và Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico – đã hợp tác lập ra Phòng thí nghiệm Từ trường quốc gia, ngôi nhà chứa những nam châm nhân tạo lớn nhất thế giới. Chỉ một mình Los Alamos đã chứa tám nam châm có khả năng hoạt động ở mức 50 tesla hoặc cao hơn (mỗi nam châm cách đều nhau tạo ra khỏng 0,01 tesla), trong đó có một nam châm bắn bội 100 tesla mất đến 10 năm để chế tạo.
Cho chạy tất cả những nam châm đó chẳng rẻ tiền gì: Los Alamos sử dụng một máy phát 1,43 gigawatt và năm nguồn cấp điện 64 megawatt. Máy phát đặt trên một bệ đỡ có 60 cái lò xo, chúng có nhiệm vụ khử đi chuyển động rung lắc sinh ra khi nó giảm tốc sau khi cấp điện cho nam châm, tạo ra cơn thịnh nộ làm chấn động cả trái đất.



Hình đã gửi


Cuối cùng… LHC sẽ vén màn những bí ẩn của Vũ trụ
Máy Va chạm Hadron Lớn, LHC, là một cỗ máy khổng lồ chứa những châm cỡ “khủng”, với những cuộn dây dài 14 mét hoặc dài hơn. Các nam châm siêu dẫn, hoạt động ở mức hơn tám tesla, sẽ đẩy các proton chạy vòng trong vành đai 17 dặm trước khi chúng lao vào nhau và tạo ra một đợt thác các hạt hạ nguyên tử.
Tất cả những thí nghiệm này nó sẽ thực hiện thành công. chúng ta hi vọng vậy. LHC chỉ vừa mới đi vào hoạt động hồi tháng 9, 2008, trước khi những mối nối điện tồi tệ trong hệ thống làm lạnh của các nam châm buộc các thí nghiệm phải dừng lại. Sau gần một năm sau sửa chữa và nâng cấp, rốt cuộc siêu cỗ máy va chạm này đã chạy trở lại hồi tháng 11 năm ngoái, và người ta đang trông đợi nó sẽ mang lại những kết quả mới trong lần chạy chính thức dài hạn bắt đầu từ hôm 30 tháng 3, 2010.



Hình đã gửi


Từ trường của ITER sẽ kích ngòi cho sức mạnh nhiệt hạch
Năng lượng nhiệt hạch có điều khiển, tự duy trì, vẫn còn là một giấc mơ, nhưng lí do giấc mơ đó có lẽ đáng theo đuổi là vì từ trường. Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) là một chương trình hợp tác đa quốc gia thể hiện một trong những nỗ lực lớn nhất thế giới nhằm hợp nhân deuterium và tritium, hai đồng vị nặng của hydrogen.
Khi (và nếu) ITER được xây dựng, thì nó sẽ hâm nóng các vật liệu nhiệt hạch thành một trạng thái plasma, phát ra 500 megawatt nhiệt lượng. Cỗ máy khi đó sẽ sử dụng từ trường để giam giữ và điều khiển khối plasma quá nhiệt đó.



Hình đã gửi


MRI: Lén nhìn vào cơ thể bạn
Kể từ khi các nhà khoa học tạo ra được những hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) đầu tiên vào đầu những năm 1970, công nghệ đó đã phát triển ngày càng mạnh bởi những bước nhảy vượt bậc – nhiều đến mức Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phải ngả mũ chào trước mức độ từ trường mà con người có thể chịu đựng. Tám tesla là cực đại trong năm 2003, cho đến khi các nhà khoa học tại trường đại học Illinois ở Chicago giới thiệu một máy quét 9,4 T, thiết bị cuối cùng đã được FDA phê chuẩn.
Nhưng đó chưa phải là máy quét MRI mạnh nhất thế giới, Bruker BioSpin, người chế tạo một máy quét 9,4 T cho Viện Công nghệ Massachusetts, đã vượt lên dẫn đầu và thiết kế một máy quét MRI 11,7 T. Năm 2009, trường đại học Texas đã công bố kế hoạch lắp đặt một máy quét MRI 11,7 T tại trung tâm y tế của trường.
Theo Discover Magazine
Nguồn : thuvienvatly.com

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tham Lang: 11-08-2012 - 01:52

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#5
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết
Thêm một vài điều về các sao neutron: sao Pulsar


Pulsar có phải là những nam châm neutron khổng lồ?

Các pulsar ra đời khi một ngôi sao co lại để hình thành một sao neutron trong đó moment từ của các neutron bị đóng băng theo một chiều nhất định – giống hệt như các moment nguyên tử trong một nam châm vĩnh cửu. Đó là khẳng định của hai nhà vật lí ở Thụy Điển, họ tin rằng lí thuyết của họ có thể giải thích cho nhiều tính chất khó lí giải của những vật thể thiên văn kì lạ này.

Được phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1967, pulsar là những vật thể thiên văn phát xa những xung bức xạ có nhịp đều đến bất ngờ. Các nhà thiên văn tin rằng pulsar là những sao neutron đang quay nhanh có từ trường rất lớn. Giống hệt như Trái đất, người ta tin rằng moment lưỡng cực từ của ngôi sao lệch với trục quay của nó. Những dòng bức xạ phát ra từ ngôi sao đi theo phương của các cực từ của nó. Vì ngôi sao đang quay xung quanh một trục khác, nên dòng bức xạ quét qua giống như một chùm ánh sáng hải đăng xuất hiện dưới dạng một xung đều đặn nếu nó đi tới Trái đất.


Hình đã gửi



Ảnh quan sát ghép trong nhiều tháng của pulsar Con cua. (Ảnh: NASA/CXC/ASU/J Hester et al., HST/ASU/J Hester et al.)


Tuy nhiên, ngoài sự mô tả cơ bản này, người ta ít biết về tính chất vật lí của các pulsar và chúng đã hình thành như thế nào. Một câu hỏi quan trọng là nguồn gốc của từ trường đó, nó có thể biến thiên từ khoảng 104 đến 1011 T. Giá trị đó là khổng lồ so với từ trường của Mặt trời, khoảng 100 µT. Hơn nữa, bản chất đều đặn của các xung bức xạ đề xuất rằng từ trường của một pulsar phải cực kì ổn định. Trái lại, từ trường của Mặt trời là hết sức không ổn định vì nó được tạo ra bởi chuyển động quay của plasma của ngôi sao, mà không đó là rất mất ổn định.

Lực hạt nhân thích sắp thẳng hàng

“Chẳng có lời giải thích êm xuôi nào cho cách thức từ trường đó được tạo ra,” phát biểu của Johan Hansson thuộc trường Đại học Công nghệ Lulea, người đưa ra lí thuyết mới nhất này cùng với người đồng nghiệp Anna Ponga. Hansson và Ponga đề xuất rằng moment từ của tất cả các neutron trong ngôi sao hướng theo cùng một chiều ở một trạng thái của vật chất gọi là “neutromagnet” [tạm dịch: nam châm neutron]. Trạng thái này giống với sự sắp thẳng hàng của các moment từ nguyên tử của vật liệu sắt từ. Các nhà nghiên cứu trình bày rằng lực hạt nhân liên kết các proton và neutron lại với nhau trong hạt nhân vốn thích sự sắp thẳng hàng của các spin – một hiệu ứng theo họ có thể được tăng cường trong sao neutron, nơi các neutron bị nén lại với nhau chặt hơn nữa.

Hansson và Ponga giả sử rằng năng lượng thu được bởi hai neutron bằng cách sắp spin của chúng thẳng theo một chiều là khoảng 10% tổng năng lượng liên kết của cặp. Năng lượng này mang lại nhiệt độ Curie – dưới nhiệt độ đó tất cả các neutron trong ngôi sao sắp thẳng hàng thành một nam châm khổng lồ - vào khoảng 1010 K.

Vì các sao neutron dường như đều có cùng khối lượng, nên từ trường cực đại có thể là khoảng 1012 T. Từ trường này sẽ xuất hiện khi tất cả các neutron sắp thẳng theo cùng một chiều. Tuy nhiên, giống hệt như trong những nam châm hàng ngày, có khả năng những vùng khác nhau của ngôi sao có những domain neutron – với mỗi domain hướng theo một chiều khác nhau. Điều này sẽ làm giảm từ trường toàn phần và có thể lí giải tại sao một số sao neutron có từ trường nhỏ hơn nhiều. Theo Hansson, giá trị cực đại này của từ trường mang lại cho các nhà thiên văn một phương pháp đơn giản chứng minh lí thuyết trên.

Moment bị đóng băng

Hansson cho biết mô hình của họ cũng giải thích được sự không thẳng hàng cố định giữa moment từ và trụ quay của một pulsar. “Sự định hướng của từ trường được xác lập bởi hướng của từ trường của ngôi sao ở thời điểm nó co lại để hình thành sao neutron,” ông giải thích. “Hướng đó sau đó bị ‘đóng băng’ bởi lực hạt nhân”.

Tuy nhiên, không phải nhà thiên văn nào cũng bị thuyết phục. “Tôi không khẳng định ‘cách lí giải’ hiện nay đó là hoàn chỉnh hay không có mâu thuẫn –vấn đề đó rất khó – nhưng tôi tin rằng quan điểm trình bày trong bài báo này không hẳn tốt như các mô hình thông thường,” phát biểu của Michael Kramer thuộc trường Đại học Manchester ở Anh.

Nghiên cứu được mô tả trên arXiv:1111.3434.

Nguồn: physicsworld.com


Nguồn Thuvienvatly.com


#6
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết
Pulsars: Món quà của Vũ trụ dành cho vật lí học

Pulsar, những sao neutron siêu đặc, có lẽ là những phòng thí nghiệm vật lí ngoại hạng nhất trong Vũ trụ. Nghiên cứu về những vật thể cực độ và kì lạ này đã mang lại hai giải thưởng Nobel. Các nhà nghiên cứu pulsar đã sẵn sàng tìm hiểu những chi tiết mới của ngành vật lí hạt nhân qua các pulsar, để kiểm tra thuyết tương đối tổng quát trong các điều kiện lực hấp dẫn cực mạnh, và để trực tiếp phát hiện ra sóng hấp dẫn với một chiếc “kính thiên văn” gần bằng kích cỡ Thiên hà của chúng ta.

Sao neutron là tàn dư của những ngôi sao đồ sộ đã nổ dưới dạng sao siêu mới. Chúng nén khối lượng lớn hơn khối lượng Mặt trời vào trong quả cầu có kích cỡ không lớn hơn một thành phố cỡ trung bình, khiến chúng là những vật thể đậm đặc nhất trong Vũ trụ, ngoại trừ những lỗ đen, với chúng khái niệm tỉ trọng còn có ý nghĩa trên phương diện lí thuyết. Pulsar là những sao neutron phát ra những chùm sóng vô tuyến tỏa ra từ hai cực từ của chúng. Khi chuyển động quay của chúng quét một chùm sóng qua Trái đất, các kính thiên văn vô tuyến phát hiện ra nó dưới dạng một “xung”sóng vô tuyến.


Hình đã gửi



Pulsar Vela


Bằng cách đo chính xác khoảng thời gian của những xung như thế, các nhà thiên văn có thể sử dụng pulsar cho những “thí nghiệm” độc nhất vô nhị ở tiền phương của vật lí học hiện đại. Ba nhà khoa học đã trình bày kết quả của một nghiên cứu như vậy, và triển vọng của những khám phá trong tương lai, tại cuộc họp của Hiệp hội Mĩ Vì Sự tiến bộ của Khoa học ở Vancouver, British Columbia.

Pulsar nằm ở tiền phương của nghiên cứu về lực hấp dẫn. Albert Einstein đã công bố lí thuyết tương đối tổng quát của ông vào năm 1916, và bản mô tả của ông về bản chất của lực hấp dẫn cho đến nay vẫn trụ vững qua vô số phép kiểm tra thực nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có những lí thuyết đang cạnh tranh với thuyết tương đối tổng quát.

“Nhiều lí thuyết thay thế cũng xuất sắc như thuyết tương đối tổng quát trong việc dự đoán hành trạng trong hệ mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, có một chỗ chúng không dự đoán giống nhau là trong môi trường cực đặc của một sao neutron,” phát biểu của Ingrid Stairs ở trường Đại học British Columbia.

Trong một số lí thuyết thay thế, hành trạng hấp dẫn phải biến thiên dựa trên cấu trúc bên trong của sao neutron.

“Bằng cách đo cẩn thận khoảng thời gian của các xung pulsar, chúng ta có thể đo chính xác các tính chất của sao neutron. Một số bộ dữ liệu quan sát cho thấy chuyển động của pulsar không phụ thuộc vào cấu trúc của chúng, cho nên đến nay thì thuyết tương đối tổng quát vẫn an toàn,” Stairs giải thích.

Nghiên cứu mới đây về pulsar trong những hệ sao đôi có những sao neutron khác, và, trong một trường hợp, với một pulsar khác, mang lại những phép kiểm tra tốt nhất từ trước đến nay của thuyết tương đối tổng quát trong trường hấp dẫn rất mạnh. Người ta trông đợi độ chính xác của phép đo như vậy sẽ còn tốt hơn trong tương lai, Stairs nói.

Một dự đoán khác của thuyết tương đối tổng quát là chuyển động của những khối lượng trong Vũ trụ phải gây ra những nhiễu loạn của không-thời gian dưới dạng sóng hấp dẫn. Những con sóng như vậy cho đến nay chưa được phát hiện ra trực tiếp, nhưng nghiên cứu về các pulsar trong những hệ sao đôi đã cung cấp bằng chứng gián tiếp cho sự tồn tại của chúng. Công trình đó đã giành Giải Nobel năm 1993.

Nay các nhà thiên văn đang sử dụng các pulsar trong Dải Ngân hà làm một thiết bị khoa học khổng lồ để trực tiếp phát hiện ra sóng hấp dẫn.

“Pulsar là những cái đồng hồ cực kì chính xác đến mức chúng ta có thể sử dụng chúng để phát hiện ra sóng hấp dẫn trong một ngưỡng tần số mà không có thí nghiệm nào khác có độ nhạy như vậy,” phát biểu của Benjamin Stappers thuộc trường Đại học Manchester ở Anh.

Bằng cách đo tỉ mỉ khoảng thời gian của các xung pulsar phân tán rộng trong Thiên hà của chúng ta, các nhà thiên văn hi vọng đo được những biến thiên nhỏ gây ra bởi sự đi qua của những con sóng hấp dẫn. Các nhà khoa học hi vọng những Ma trận Đồng hồ Pulsar như vậy có thể phát hiện ra sóng hấp dẫn gây ra bởi chuyển động của những cặp lỗ đen siêu khối trong Vũ trụ sơ khai, các dây vũ trụ, và có khả năng có nguyên nhân từ những sự kiện kì lạ khác nữa trong vài ba giây đầu tiên sau Big Bang.

“Hiện nay, chúng tôi chỉ mới có thể đặt ra các giới hạn cho sự tồn tại của những sóng tần số rất thấp đang tìm kiếm, nhưng chúng tôi hi vọng với sự mở rộng theo kế hoạch và những chiếc kính thiên văn mới sẽ mang lại sự phát hiện trực tiếp trong vòng thập niên tới,” Stairs nói.

Với tỉ trọng cao gấp vài lần tỉ trọng trong hạt nhân nguyên tử, các pulsar là những phòng thí nghiệm độc đáo dành cho ngành vật lí hạt nhân. Các chi tiết vật lí của những vật thể đậm đặc như thế vẫn chưa được hiểu rõ.

“Bằng cách đo khối lượng của các sao neutron, chúng ta có thể đặt những ràng buộc lên cơ sở vật lí nội tại của chúng,” phát biểu của Scott Ransom thuộc Đài thiên văn Vô tuyến Quốc gia Anh. “Chỉ trong vòng ba đến bốn năm qua, chúng tôi đã tìm thấy một số sao neutron đồ sộ mà do khối lượng lớn của chúng nên đã bác bỏ một số đề xuất kì lạ cho cái đang diễn ra tại tâm của các sao neutron,” Ransom nói.

Nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, và những phép đo thêm nữa là cần thiết. “Các nhà lí thuyết thật khéo léo, nên khi chúng tôi cung cấp thêm dữ liệu, họ sẽ sửa những mô hình kì lạ của mình cho khớp với cái chúng tôi tìm thấy,” Ransom nói.

Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Nguồn: National Radio Astronomy Observatory (web)

Nguồn Thuvienvatly.com


#7
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết
Cấu trúc lớn nhất vũ trụ



Các chuyên gia do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) dẫn đầu đã phát hiện được cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ tính đến thời điểm này, đó chính là cụm thiên hà Phượng Hoàng.

Nằm cách trái đất 7 tỉ năm ánh sáng, cụm thiên hà khổng lồ này được kết nối với nhau bởi trọng lực. Nó có kích thước trải dài khoảng 7,3 triệu năm ánh sáng, chứa 3 nghìn tỉ sao và có khối lượng gấp 2.500 nghìn tỉ lần mặt trời của chúng ta.
Để so sánh, dải Ngân Hà của chúng ta chỉ chứa khoảng 200 tỉ ngôi sao. Space.com dẫn lời trưởng nhóm Michael McDonald cho hay kẻ giữ kỷ lục trước đó là cụm thiên hà El Gordo, từng được xác định có thể nhỉnh hơn về kích thước, nhưng tính toán mới nhất cho thấy Phượng Hoàng mới là quán quân của vũ trụ. Phượng Hoàng vẫn đang sản xuất sao với tốc độ nhanh chóng mặt, 740 sao/năm, nhiều hơn gấp 5 lần nhà kỷ lục trước đó là cụm thiên hà Abell 1835. Còn Ngân Hà chỉ “đẻ” được 1 hoặc 2 ngôi sao trong cùng thời gian. Phượng Hoàng lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2010 bởi kính thiên văn Nam Cực 10 m, và các chuyên gia phải mất hơn 2 năm mới xác định được họ đã tìm thấy cái gì. Bên cạnh đó, hố đen ở trung tâm cụm thiên hà này có khối lượng gấp 10 tỉ lần mặt trời, trở thành hố đen lớn nhất từng được phát hiện. Hố đen của dải Ngân Hà gấp khoảng 4 triệu lần khối lượng mặt trời.


Hình đã gửi
Ảnh: NASA/MIT



Nguồn : thanhnien.com.vn

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tham Lang: 22-08-2012 - 23:19

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#8
15 8 2022

15 8 2022

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Cái chết cô độc của một ngôi sao

Vào năm 1006, cả thế giới đều chững lại và nhìn chằm chằm lên bầu trời khi một ngôi sao khổng lồ cách trái đất 7.000 năm ánh sáng “trút hơi thở cuối cùng”, phát nổ làm phát sáng toàn bộ dải thiên hà.

Siêu tân tinh SN-1006 được nhìn thấy trên khắp thế giới vào năm ấy, thắp sáng cả bầu trời với cường độ mạnh đến mức có thể đọc được cả một cuốn sách vào giữa đêm khuya. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày nay phát hiện ra rằng ngôi sao này là một kẻ cô độc, thông tin trên Daily Mail cho hay.
Rất nhiều siêu tân tinh, vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, xảy ra khi hai ngôi sao va vào nhau hoặc ít nhất cũng đủ gần để phá vỡ cấu trúc của nhau. Còn cái chết của SN-1006 dường như là do tự nó kết liễu.

Hình đã gửi
Tàn tích của siêu tân tinh SN 1006 do NASA chụp được.


Việc nhìn thấy siêu tân tinh rất ít được ghi nhận trong lich sử nhân loại, nhưng mỗi lần nó xuất hiện là luôn làm bối rối hay cảnh báo một điều gì đó với con người trong thời đại đó.
Những người quan sát bầu trời khi xưa thường đưa ra những mô tả rất chi tiết về hiện tượng này. Ví dụ như nhà thiên văn học người Ai Cập Ali ibn Ridwan ghi nhận việc xuất hiện của SN-1006 ở gần đường chân trời phía nam, có kích thước tròn, lớn gấp 2,5 đến 3 lần sao Kim. Ông cho biết bầu trời rực sáng với cường độ sáng bằng một phần tư ánh sáng Mặt trăng.
Trong khi đó, các thầy tu dòng Benedictine thuộc tu viện St.Gall,Thụy Sĩ, thì mô tả vật thể này đôi khi co lại, đôi khi nở ra và cũng có khi bị lu mờ đi.
Ngày nay, các nhà thiên văn học tại đài quan sát Paranal ở Chilê đã xem xét xung quanh siêu tân tinh SN-1006 và không còn tìm thấy bất kỳ ngôi sao nào hay những tàn tích của chúng trong vòng 16,5 năm ánh sáng.
Có lẽ ngôi sao khổng lồ này đã tự sụp đổ vì lực hấp dẫn của chính nó. Chỉ trong vài giây, toàn bộ phần lớn ngôi sao đã trải qua phản ứng nhiệt hạch và phát nổ, với cường độ ánh sáng phát ra hơn hàng tỉ lần so với Mặt trời, tạo ra một sức bật đủ để thổi bay lớp vỏ bên ngoài ngôi sao với vận tốc bằng 4% tốc độ ánh sáng.
Nguồn : khoahoc.com

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 15 8 2022: 02-10-2012 - 03:47


#9
mamorusan

mamorusan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 0 Bài viết
web nay còn sống không

#10
HAHHA

HAHHA

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Einstein vẫn đúng cho dù có vận tốc lớn hơn c






Các nhà toán học người Australia vừa phát triển những công thức mới cho phép các lí thuyết Einstein áp dụng vượt quá tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên, cái gì sẽ xảy ra khi vật chất vượt quá tốc độ ánh sáng thì vẫn là một bí ẩn.
Giáo sư James Hill và tiến sĩ Barry Cox thuộc trường Đại học Adelaide đã công bố bài báo mở rộng thuyết tương đối hẹp Einstein trên tạp chí Proceedings of the Royal Society A.
“Thuyết tương đối hẹp là một trong những lí thuyết thành công nhất trên hành tinh chúng ta. Nó đã được xác thực trong rất nhiều tình huống,” Hill nói. “Chúng tôi vừa thử đưa thuyết tương đối hẹp vượt qua hàng rào tốc độ ánh sáng.”


Hình đã gửi


Chúng ta vẫn không biết cái gì sẽ xảy ra với vật chất khi vượt quá tốc độ ánh sáng

Theo quan điểm của Einstein, bạn không thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Trong hàng thập niên qua, người ta đã cố gắng xây dựng những lí thuyết mới đương đầu với những vận tốc lớn hơn tốc độ ánh sáng, nhưng nay Hill và Cox vừa đi tới một phương pháp mới.
“Trong chừng mực mà tôi biết thì đây là sự mở rộng lôgic tự nhiên đầu tiên của các lí thuyết Einstein. Chúng tôi chắc chắn không hạ bệ Einstein. Hai lí thuyết hoàn toàn tương thích với nhau,” Hill nói.
Hill và Cox đi tới những công thức mới mở rộng mối liên hệ Einstein giữa vận tốc tương đối của hai vật khác nhau (A và B) trong không gian, và vận tốc mà chúng quan sát một vật thứ ba ©.
Vận tốc tương đối là độ chênh lệch vận tốc giữa A và B. Khi vận tốc tương đối bằng không thì cả hai vật thấy C chuyển động với tốc độ bằng nhau. Nhưng khi vận tốc tương đối giữa A và B tăng lên, chúng sẽ ghi được những giá trị khác nhau của vận tốc của C.
Khi vận tốc tương đối đạt tới tốc độ ánh sáng, thì các công thức trở nên không xác định và thuyết tương đối hẹp sụp đổ.
Các công thức của Hill và Cox mở rộng thuyết tương đối hẹp cho một tình huống trong đó vận tốc tương đối có thể là vô hạn. Nó có thể dùng để mô tả cái xảy ra ở những tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên, giống như với lí thuyết gốc Einstein, các công thức mới trở nên không xác định và sụp đổ khi vận tốc tương đối giảm xuống tới tốc độ ánh sáng.
“Trong cả hai lí thuyết, tốc độ ánh sáng vẫn là một kì dị toán học,” Hill nói.
Miền đất chưa được khai phá
Hill cho biết sự lờ mờ toán học này tại tốc độ ánh sáng có nghĩa là chúng ta vẫn không biết cái gì sẽ xảy ra với vật chất cơ bản khi nó thật sự vượt qua vận tốc này.
“Cuộc sống như nơi đây là nơi chúng ta di chuyển dưới tốc độ ánh sáng và tôi có cảm giác rằng thế giới sẽ thay đổi theo một kiểu kịch tính nào đó khi chúng ta vượt qua tốc độ ánh sáng. Mọi loại sự vật hiện tượng có thể xảy ra. Thời gian và không gian có thể hoán đổi,” Hill nói.
Ông so sánh tình trạng hiện nay của chúng ta với tình trạng trước khi nhân loại có những chiếc máy bay vượt quá hàng rào âm thanh. “Người ta đã tự hỏi điều gì sẽ xảy ra – chúng ta có bị rã ra hay không? Hay là chiếc máy bay sẽ rã ra, “ Hill nói. “Hóa ra thì việc vượt quá tốc độ âm thanh dẫn tới một tiếng nổ lớn. Tôi cho rằng vượt qua tốc độ ánh sáng sẽ còn thú vị hơn nữa.”
Nguồn Thuvienvatly.com

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HAHHA: 08-10-2012 - 09:32





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh