Đến nội dung

Hình ảnh

Giải và biện luận phương trình: $x^3+ax^2+bx+c=0$.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Bài toán: Giải và biện luận phương trình: $x^3+ax^2+bx+c=0$.
----
Spoiler

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 25-08-2012 - 21:57

Thích ngủ.


#2
Trần Đức Anh @@

Trần Đức Anh @@

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 286 Bài viết
Bài này chắc là xét delta, nếu <0 thì lượng giác, nếu lớn hơn 0 thì Cardano
Chữ ký spam! Không cần xoá!

#3
diepviennhi

diepviennhi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 318 Bài viết
bài này có trong cuốn nâng cao và phát triển toán 9
giải và biện luận bằng cách đặt ẩn phụ

#4
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

bài này có trong cuốn nâng cao và phát triển toán 9
giải và biện luận bằng cách đặt ẩn phụ

Bạn trình bày rõ ra cho mọi người xem được không? Có một số bạn không có cuốn NCPT mà :)

Thích ngủ.


#5
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài toán: Giải và biện luận phương trình: $x^3+ax^2+bx+c=0$.
----

Spoiler


Với bài toán này, nếu dùng đến kiến thức của THPT (chương trình lớp 12) thì có thể dễ dàng giải quyết bằng cách dựa vào các hình dạng có thể có (4 dạng) của đồ thị hàm số bậc ba $y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d$ (trường hợp $a \ne 0$).

Công việc: Xét vị trí tương đối của đồ thị với trục hoành trong từng trường hợp.

#6
C a c t u s

C a c t u s

    Fly

  • Thành viên
  • 339 Bài viết

Bài toán: Giải và biện luận phương trình: $x^3+ax^2+bx+c=0$. (1)
----

Spoiler

Spoiler

-----------------
Bằng cách đặt $x=y-\frac{a}{3}$, phương trình sẽ có dạng $y^3+mx+n=0$
Để giải phương trình:
$$y^3+mx+n=0(2)$$
ta biểu thị ẩn $y$ thành tổng của hai ẩn $u$ và $v$, tức là $y=u+v$. Như thế, $v$ có thể chọn giá trị tùy ý. Thay vào (2), ta có:
$$(u+v)^3+m(u+v)+n=0 \Leftrightarrow (u^3+v^3+n)+(u+v)(3uv+m)=0$$
Chọn $v$ sao cho $3uv+m=0$, bài toán sẽ quy về hệ phương trình

$$\left\{\begin{matrix}u^3+v^3=-n\\uv=\frac{-m}{3} \end{matrix}\right.$$
Hay $$\left\{\begin{matrix}u^3+v^3=-n\\u^3v^3=\frac{-m^3}{27} \end{matrix}\right.$$
Như vậy, $u^3$ và $v^3$ là nghiệm của phương trình bậc hai:
$$t^2+nt-\frac{m^3}{27}=0(3)$$
Giải phương trình (3), nếu (3) có nghiệm thì ta được:
$$u^3=\frac{-n}{2}+\sqrt{D},v^3=\frac{-n}{2}-\sqrt{D}(4)$$
trong đó $D=(\frac{n}{2})^2+(\frac{m}{3})^3$
Do đó công thức nghiệm của phương trình (2) là:
$$y=\sqrt[3]{\frac{-n}{2}+\sqrt{D}}+\sqrt[3]{\frac{-n}{2}-\sqrt{D}}$$ (5)
-----------------

@ Lời giải trên là giải phương trình. Thiếu phần biện luận mất rồi :P

Spoiler

------------------
Ta công nhận có số $i$ mà $i^2=-1$, khi đó $\sqrt{D}$ luôn tồn tại, chẳng hạn với $D=-4$ thì $\sqrt{D}=\sqrt{-4}=\sqrt{4i^2}=2i$. Do đó với $D=-4$ và $n=6$ thì nghiệm của phương trình (2) là $y=\sqrt[3]{-3+2i}+\sqrt[3]{-3-2i}$. Các số $-3+2i$ và $-3-2i$ là các số phức.
Vì căn bậc ba của một số phức có ba giá trị nên công thức (5) cho ba giá trị của $u$ cũng như $v$, các giá trị đó được lựa chọn để thỏa mãn điều kiện $uv=\frac{-m}{3}$. Người ta tìm được ba nghiệm của phương trình (2) là:
$$y_1=u_1+v_1$$
$$y_2=\frac{-1}{2}(u_1+v_1)+i\frac{\sqrt{3}}{2}(u_1-v_1)$$
$$y_3=\frac{-1}{2}(u_1+v_1)-i\frac{\sqrt{3}}{2}(u_1-v_1)$$
với $u_1$ là một giá trị của $u$ và $v_1$ là giá trị tương ứng của $v$ thỏa mãn (4) và điều kiện $uv=\frac{-m}{3}$.
Nếu $D>0$, trong các nghiệm của phương trình (2) có một nghiệm thực. Nếu $D=0$ trong các nghiệm của phương trình (2) có hai nghiệm thực, trong đó có một nghiệm kép. Nếu $D<0$, phải tính căn bậc hai của một số âm, được một số phức. Do đó để tìm $u_1$ phải biết khai căn bậc ba của một số phức. Điều lí thú trong trường hợp $D<0$ là phương trình có ba nghiệm thực.
------------------
Spoiler

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi C a c t u s: 26-08-2012 - 18:28

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực


#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
@ Lời giải trên là giải phương trình. Thiếu phần biện luận mất rồi :P

#8
toanc2tb

toanc2tb

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

@ Lời giải trên là giải phương trình. Thiếu phần biện luận mất rồi :P

 

Em nghĩ giải và biện luận theo lượng giác vậy, mọi người có thể tham khảo ở đây


"Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn." (Issac Newton)

"Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió"   :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :oto:  :oto:  





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh