Đến nội dung

Hình ảnh

Đã tìm ra quy luật số PI

* * * - - 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 64 trả lời

#21
ckuoj1

ckuoj1

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 177 Bài viết

Mình đã tìm ra quy luật số PI, khảo sát với 99 số thập phân của số PI, viết trong file đính kèm.
Mong nhận được góp ý các bạn !

Liên hệ:
Gmail: [email protected]
Yahoo: [email protected]
DĐ: 01662 615 061

Mình đã tìm ra quy luật số PI, khảo sát với 99 số thập phân của số PI, viết trong file đính kèm.
Mong nhận được góp ý các bạn !

Liên hệ:
Gmail: [email protected]
Yahoo: [email protected]
DĐ: 01662 615 061

e không hiểu rõ lắm, nhưng rất cảm ơn anh về công trình nghiên cứu * tuyệt vời* này :)
Những người thông minh là những người biết bị thần kinh đúng lúc ^^

#22
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Tương khắc trong vòng số suy:
Cả thảy có 5 hành, một hành phải khắc 2 hành và không quan hệ khắc 2 hành còn lại. Một bảng số như suy liệu có đáp ứng được điều dường như viễn tưởng này không ?
Câu trả lời là có. Đó là điều kỳ diệu trong suy !

Thiết lập công thức:
A s B s C = D
Trong đó:
A, C khác số cùng hành X. Ví dụ: 1, 3 (hành Thủy)
B hành Y bất kỳ. Ví dụ: 0 (hành Hỏa)
Khi đó:
Nếu số D tạo thành cùng hành X hoặc Y thì ta nói X, Y tương khắc.
Và nếu D thuộc hành Y: ta nói tương khắc cân đối (do đầy đủ số lượng các hành). D thuộc hành X tương khắc không cân đối (do lệch số lượng các hành).

Có: 1(Thủy) s 0(Hỏa) s 3(Thủy) = 9(Hỏa) thỏa mãn. Nên Thủy khắc Hỏa (tương khắc cân đối).
Hoặc: 1(Thủy) s 2(Thổ) s 3(Thủy) = 3(Thủy) thỏa mãn. Nên Thổ khắc Thủy (tương khắc không cân đối).
Từ công thức trên ta xác định các cặp tương khắc lần lượt trong suy là:
-Thủy khắc Hỏa – tương khắc cân đối (do 1 s 0 s 3 = 9)
-Hỏa khắc Kim – tương khắc cân đối (do 0 s 6 s 9 = 8)
-Kim khắc Mộc – tương khắc không cân đối (do 6 s 5 s 8 = 8)
-Mộc khắc Thổ - tương khắc cân đối (do 5 s 2 s 7 = 4)
-Thổ khắc Thủy – tương khắc không cân đối (do 2 s 1 s 4 = 4)
Ngoại lệ:
-Kim khắc Thủy – tương khắc cân đối ( do 8 s 1 s 6 = 3)
(Đây là ngoại lệ duy nhất. Như vậy cặp Kim – Thủy – Hỏa tương khắc lần lượt với nhau, điều này mình nghĩ là đúng vì có suy số thập phân Pi tuân theo quy luật các số thuộc Kim – Thủy – Hỏa, mình nghĩ nó phải tương khắc lẫn nhau thì mới cân đối).
Mong các bạn nghiên cứu thảo luận thêm !

#23
htammath

htammath

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Tôi còn phát hiện ra chữ số thập phân thứ $10^{1000000}$ của $\pi$ là số $1$ đấy!
Bạn có tin không?
Nếu không tin thì bạn bác bỏ đi? :))

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi htammath: 28-10-2012 - 09:50


#24
zero1997hn

zero1997hn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
3,14159265358979323846264338327950288419716939937510582097494459230781640286208998628034825342117067982148
086513282306640938446034

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi zero1997hn: 03-11-2012 - 11:06


#25
coolcoolcool1997

coolcoolcool1997

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 48 Bài viết
Đây đâu phải quy luật. Hjx, đọc mãi hại não wa, mà chả thấy cái công thức quy luật j` cả, thế mà cứ tưởng...

#26
snowwhite

snowwhite

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 186 Bài viết
dùng chơi lô đè thì đúng hơn

#27
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

Nếu như em nhớ không lầm thì có 1 nhà toán học đã chứng minh $\pi, \epsilon$ các số siêu việt, tức là các số không thể biểu diễn được dưới dạng căn thức. Thì do đó, không thể có quy luật được. Vì nếu có quy luật thì $\pi,\epsilon$ lại trở thành một số hữu tỷ????

Mình đã tìm ra quy luật số PI, khảo sát với 99 số thập phân của số PI, viết trong file đính kèm.
Mong nhận được góp ý các bạn !

Liên hệ:
Gmail: [email protected]
Yahoo: [email protected]
DĐ: 01662 615 061


Số Pi và cả số e đều biểu diễn được dưới dạng liên phân số mà quy luật đã biết rõ:

$e=[2;1;2;1;1;4;1;1;6;1;1;8;1;1;10;1...;1;2n;1...] $

tức

$e=2+\dfrac{1}{1+\dfrac{1}{2+\dfrac{1}{1+\dfrac{1}{1+\dfrac{1}{4+\dfrac{1}{1+\dfrac{1}{1+\dfrac{1}{6+\dfrac{1}{1+...}}}}}}}}}$

Số Pi biểu diễn dạng liên phân số chính tắc thì không có quy luật, nhưng có thể biểu diễn dạng liên phân số theo cách khác nhưng có quy luật rất đẹp, chẳng hạn:


$\pi=\dfrac{4}{1+\dfrac{1}{2+\dfrac{3^2}{2+\dfrac{5^2}{2+\dfrac{7^2}{2+\dfrac{9^2}{2+...}}}}}}$


$=3+\dfrac{1}{6+\dfrac{3^2}{6+\dfrac{5^2}{6+\dfrac{7^2}{6+\dfrac{9^2}{6+...}}}}}$

$=\dfrac{4}{1+\dfrac{1}{3+\dfrac{2^2}{5+\dfrac{3^2}{7+\dfrac{4^2}{9+...}}}}}$


Hy vọng sẽ giúp ích cho nghiên cứu phép suy !

Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#28
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
File gửi kèm  quyluatsoPInew.doc   159.5K   230 Số lần tải

Có lẽ trong số Pi chứa rất nhiều quy luật. Mình mới khám phá ra có mối liên hệ giữa suy tổng 3 số kẹp với suy số thập phân tới số đó. Mình nghĩ là có công thức toán cố định nào đó biểu diễn mối quan hệ này (có lẽ sẽ phải dùng tới chia dư mod).

Các bạn thử tìm hiểu xem sao!

Thân ái,

Bùi Thanh Dũng

#29
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Nếu quy luật của lathanhvien là đúng thì hãy kiểm tra xem 99 chữ số thập phân tiếp theo và sau nữa có lặp lại quy luật  ban đầu không  ?


Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#30
unlimitedcreativity

unlimitedcreativity

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

perfect nói chưa hẳn đúng, đây chỉ là quy luật để tính ra các số sau dấu phẩy của pi thôi, quy luật thì không nhất thiết phải lặp lại, nó không phải là chu kì, bởi vậy điều perfect nói mình không đồng tình, nếu được tác giả có thể nghiên cứu kĩ hơn, chuẩn bị chỉnh chu hơn, chặt chẽ hơn rồi gửi cho viện toán học Việt Nam cũng hay đó. Mình cũng đã đọc thử, nhưng chưa hiểu thấu đáo nổi, rất hi vọng nó được công nhận, nói vậy thôi, hi vọng thì cũng chỉ là hi vọng, khoa học mà, làm sao tồn tại sự chập chồng giữa đúng và sai, thực và hư như hạt photton đuợc nhỉ!


Trong từ điển không từ không thể   :lol:     

 


#31
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Từ phép suy, mình nghĩ ra "công thức suy nghĩ". Các bạn tham khảo ở đây:

http://tve-4u.org/sh...ead.php?t=10733



#32
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Bạn đưa luôn file "cong thuc suy nghĩ" vào đây đi để mọi người thảo luận cho đỡ lằng nhằng.

File gửi kèm  công thức suy nghĩ_lathanhvien.doc   89K   427 Số lần tải



#33
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Mình đã tìm ra quy luật số PI, khảo sát với 99 số thập phân của số PI, viết trong file đính kèm.
Mong nhận được góp ý các bạn !

Liên hệ:
Gmail: [email protected]
Yahoo: [email protected]
DĐ: 01662 615 061

Bạn hãy vẽ 1 đường tròn, chia đều bằng $12$ vạch.Đặt tên các vạch tùy ý.Chẳng hạn tôi đặt (theo chiều ngược kim đồng hồ, từ vị trí cao nhất) là $A,B,C,D,E,F,G,H,I,J,K,L$ (còn bạn đặt là : $kara,3,7,9,4,8,hara,1,5,0,2,6$)

Các vạch $B,D,F,H,J,L$ (tương ứng với các vạch $3,9,8,1,0,6$ của bạn) ở VỊ TRÍ LẺ (bạn gán cho chúng thuộc THỦY, HỎA, KIM)

Các vach $A,C,E,G,I,K$ (tương ứng với các vạch $kara,7,4,hara,5,2$ của bạn) ở VỊ TRÍ CHẴN (bạn gán chúng là MỘC, THỔ)

Khoảng cách giữa $2$ vạch liên tiếp gọi là $1$ KHOẢNG.

Xét phép Suy của bạn :

Theo định nghĩa của bạn, $X$ s $Y=Z$, tức là nếu từ vạch $X$ đến vạch $Y$ có $d$ khoảng thì từ vạch $Y$ đến vạch $Z$ cũng có $d$ khoảng.Nói cách khác, từ vạch $X$ đến vạch $Z$ có $2d$ khoảng.

Vì $2d$ là số tự nhiên chẵn nên suy ra nếu $X$ ở VỊ TRÍ CHẴN thì $Z$ luôn luôn phải ở VỊ TRÍ CHẴN.Còn nếu $X$ ở VỊ TRÍ LẺ thì $Z$ cũng luôn luôn ở VỊ TRÍ LẺ.Nghĩa là vị trí của $X$ và $Z$ luôn CÙNG TÍNH CHẴN LẺ (không phụ thuộc vào $Y$)

Bây giờ xét số $\pi =3,1415926535 8979323846...$

Số $1$ (tương ứng vạch $H$ của tôi) ở VỊ TRÍ LẺ nên nếu giả sử : $1s4=M$ ; $Ms1=N$ ; $Ns5=P$ ; $Ps9=Q$ ; ...

thì chắc chắn là $M,N,P,Q,...$ cũng luôn luôn ở các VỊ TRÍ LẺ (nghĩa là thuộc các vach $1,3,6,8,0,9$).

Như vậy nếu các kết quả phép Suy của bạn là $1,3,6,8,0,9$ và thuộc các hành THỦY, HỎA, KIM thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, cũng chẳng có gì kỳ diệu (vì $1$ và $M,N,P,Q,...$ phải có CÙNG TÍNH CHẴN LẺ)

Cũng vì $X$ và $Z$ CÙNG TÍNH CHẴN LẺ (không phụ thuộc $Y$) nên $1$ và $M,N,P,Q,...$ cùng tính chẵn lẻ KHÔNG PHỤ THUỘC các chữ số sau $3,1$ của số $\pi$

Vậy thì nếu ta sửa đổi một số chữ số của số $\pi$ sau $3,1$, chẳng hạn sửa thành $3,17254793365367741295...$ thì khi thực hiện các phép Suy, các kết quả $M,N,P,Q,...$ nhận được chắc chắn cũng ở VỊ TRÍ LẺ ($1,3,6,8,0,9$) và thuộc THỦY, KIM, HỎA.

Hoặc nếu xét số $1,636849755234...$ thì kết quả cũng y như vậy (vì vạch $6$ ở VỊ TRÍ LẺ)

Còn với số $e=2,7182...$ thì các kết quả sẽ ở VỊ TRÍ CHẴN ($kara,7,4,hara,5,2$) và thuộc MỘC, THỔ (vì $7$ ở VỊ TRÍ CHẴN)

 

Như vậy bằng phép Suy, bạn chẳng thể nào tính được các chữ số thập phân của $\pi$ sau $3,1$

Vậy mà bạn lại nói là bạn tìm được quy luật của số $\pi$.Thế chẳng phải là đánh lừa người đọc sao ?


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#34
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3915 Bài viết

...

Như vậy bằng phép Suy, bạn chẳng thể nào tính được các chữ số thập phân của $\pi$ sau $3,1$

Vậy mà bạn lại nói là bạn tìm được quy luật của số $\pi$.Thế chẳng phải là đánh lừa người đọc sao ?

Em chịu bác! Nhìn cách nêu vấn đề và dẫn dắt người đọc của tác giả là em đã hết muốn đọc tới cùng rồi chứ không đủ nhẫn nại để phân tích như bác!



#35
Phuong Thu Quoc

Phuong Thu Quoc

    Trung úy

  • Thành viên
  • 784 Bài viết

Đọc mấy cái này ức chế người xem.

Em không có ý gì cả chỉ vì càng đọc em càng cảm thấy mình là người thiếu kiên nhẫn. :(  :( dù trước đây mình được đánh giá là người chăm chỉ!...

Dù sao thì cũng phải bất ngờ và thán phục trước sự kì công của tác giả :icon12:


Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

 

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 

 


#36
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Các bạn xem kỹ số PI: (cái này mình tự khám phá ra)
3.1415926535 ...

-5 số đầu: 14159: các bạn để ý: 41+59 = 100
-5 số tiếp theo: 26535: 65+35=100
Còn 1,2 là gì? Đơn giản nó là lần 1 lần 2 - mỗi lần bắt đầu cho 1 tổng = 100.

Đây là dấu hiệu báo trước rằng số PI ẩn chứa rất nhiều quy luật trong đó (và để nghiên cứu nó thì phép Suy là công cụ hữu ích về số đầu tiên rồi)!

Quy luật Kim, Thủy, Hỏa chỉ là quy luật sơ khởi, đơn giản dễ thấy đầu tiên của PI. Cảm ơn bạn chanhquocnghiem đả phân tích rõ nó ra cho mọi người hiểu sâu hơn vì sao lại thế!

Hiện tại mình đang rất bận rộn. Mình đang áp dụng "công thức suy nghĩ" vào đọc sách, nghe nhạc... Đã có những kết quả ban đầu nhưng chưa nhiều. (Các bạn đả bao giờ nghĩ có khi nào ta đọc sách như đọc thơ chưa?)

Mong các bạn chung tay suy nghĩ với mình, mỗi người góp mỗi chút hoàn thiện thế giới của Suy, coi thành công của Suy là thành công của chính bạn!

P/S: Việc mình trình bày quy luật sơ sài là do lúc đó mình còn khá non trẻ, mới tốt nghiệp đại học xong. Chưa nhiều vốn văn, vốn sống. Mình định khi nào đó (có được công trình mang tính quyết định nhất) sẽ trình bày lại tất cả sáng sủa, tốt đẹp và thân thiện hơn.

Thêm nữa phép Suy không phải là "suy ra" như các bạn lầm tưởng, Suy mình đặt tên ban đầu theo ý của cụm từ "suy nghĩ", và bây giờ đúng như tên gọi của nó - mình đả phát hiện "công thức suy nghĩ" từ phép Suy.

Mong các bạn cảm thông. Mình luôn đón nhận mọi ý kiến xây dựng từ các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều!

[email protected]



#37
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Các bạn xem kỹ số PI: (cái này mình tự khám phá ra)
3.1415926535 ...

-5 số đầu: 14159: các bạn để ý: 41+59 = 100
-5 số tiếp theo: 26535: 65+35=100
Còn 1,2 là gì? Đơn giản nó là lần 1 lần 2 - mỗi lần bắt đầu cho 1 tổng = 100.

Đây là dấu hiệu báo trước rằng số PI ẩn chứa rất nhiều quy luật trong đó (và để nghiên cứu nó thì phép Suy là công cụ hữu ích về số đầu tiên rồi)!

Quy luật Kim, Thủy, Hỏa chỉ là quy luật sơ khởi, đơn giản dễ thấy đầu tiên của PI. Cảm ơn bạn chanhquocnghiem đả phân tích rõ nó ra cho mọi người hiểu sâu hơn vì sao lại thế!

Hiện tại mình đang rất bận rộn. Mình đang áp dụng "công thức suy nghĩ" vào đọc sách, nghe nhạc... Đã có những kết quả ban đầu nhưng chưa nhiều. (Các bạn đả bao giờ nghĩ có khi nào ta đọc sách như đọc thơ chưa?)

Mong các bạn chung tay suy nghĩ với mình, mỗi người góp mỗi chút hoàn thiện thế giới của Suy, coi thành công của Suy là thành công của chính bạn!

P/S: Việc mình trình bày quy luật sơ sài là do lúc đó mình còn khá non trẻ, mới tốt nghiệp đại học xong. Chưa nhiều vốn văn, vốn sống. Mình định khi nào đó (có được công trình mang tính quyết định nhất) sẽ trình bày lại tất cả sáng sủa, tốt đẹp và thân thiện hơn.

Thêm nữa phép Suy không phải là "suy ra" như các bạn lầm tưởng, Suy mình đặt tên ban đầu theo ý của cụm từ "suy nghĩ", và bây giờ đúng như tên gọi của nó - mình đả phát hiện "công thức suy nghĩ" từ phép Suy.

Mong các bạn cảm thông. Mình luôn đón nhận mọi ý kiến xây dựng từ các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều!

[email protected]

Mình không cho rằng quy luật Kim Thủy Hỏa là quy luật của số $\pi$.Bởi vì như mình đã phân tích ở trên, bất kỳ số thập phân nào (hoặc số tự nhiên nào) nếu thực hiện phép Suy như thế thì chỉ có $2$ khả năng, hoặc thuộc Kim Thủy Hỏa, hoặc thuộc Mộc Thổ.Do đó quy luật Kim Thủy Hỏa không hề là quy luật riêng, quy luật đặc trưng của số $\pi$.

Điều đó cũng như bất kỳ số tự nhiên nào cũng chỉ có $2$ khả năng, hoặc là SỐ CHẴN, hoặc là SỐ LẺ.Không thể chỉ vì $2014$ là SỐ CHẴN mà bảo rằng SỐ CHẴN là "quy luật" của $2014$ được !


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#38
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3915 Bài viết

Có lẽ tác giả nên đưa phép suycông thức suy nghĩ của tác giả vào một bộ môn mới phù hợp thực tế hơn là Toán Học.

Toán Học được xây dựng trên cơ sở logic chặt chẽ, bất cứ phán đoán quy nạp nào cũng cần chứng minh. Đại đa số đúng không có nghĩa là cả quần thể đúng! Có nghiệm chưa thể khẳng định là sẽ tìm được chính xác nghiệm.

Cá nhân tôi nhận thấy, không phải các phép suy và công thức suy nghĩ của tác giả không hay, mà bởi vì chúng không phù hợp với hình thức Toán Học.

Nó mang nhiều màu sắc Thần bí, âm dương ngũ hành, triết lý sâu xa..., vì vậy có thể đặt tên là SUY LÝ HỌC

(Có phần giống như Tốc Soạn Toán Học)



#39
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Vì sao mình chọn số PI để nghiên cứu, đó là vì PI là số xuất phát từ vòng tròn (cũng như cấu trúc của Suy vậy) nên nó “phải có cái gì đó”!

 

Nói thêm chút xíu về cách mình tìm ra quy luật = 100 của số PI (mà giờ nói cho rõ hết ra nó mình cũng chịu, cách suy nghĩ mình lúc đó độc đáo quá, giờ không tài nào nhớ lại được ^^. Tối mình phát hiện được nó là tối chủ nhật, trước lúc VTV1 chiếu bộ phim cuối tuần tên là Tàu ngầm - phim Nga) lúc đó mình đang ngẫm đến “kỹ thuật che giấu cấp cao” bao gồm 2 kỹ thuật: là che giấu bằng cảm xúc, và che giấu bằng mâu thuẫn. PI thuộc kiểu che giấu bằng cảm xúc. Nó có quá nhiều số đẹp gần nhau vd 3, 31, 14, 15, 96 …cản trở tầm nhìn các bạn để phát hiện ra được những quy luật đặc biệt (vd quy luật = 100). Sau đó mình nghĩ đến trộn tại vị trí 62kh của Suy, sau đó nghĩ sao đó mới vạch ra nhịp của che giấu bằng cảm xúc là 1 2 2 1 2 2 … Rồi vạch nhịp này lên tờ giấy dãy số thập phân của PI, ngày hôm sau xem lại những cái vạch đó thì mới phát hiện ra là có quy luật = 100 ^^

 

@chanhquocnghiem: số 8, 669 chỉ có quy luật là Kim, Thủy thôi (chứ chưa được là Kim, Thủy, Hỏa). Số PI là dãy số bất tận đạt được quy luật Kim, Thủy, Hỏa (tại sao 1 số sinh ra từ vòng tròn lại không phải thuộc Thổ, Mộc – điều này cũng có ý nghĩa đấy chứ!)Và hiện tại mới phát hiện thấy chừng ấy thôi, chứ chắc là sẽ có 1 lúc nào đó người ta sẽ phát biểu 1 quy luật đầy đủ hơn dựa trên quy luật Kim, Thủy, Hỏa của mình (vd quy luật là 1 Kim, 2 Thủy, 3 Hỏa – tất nhiên đây chỉ là vd thôi ^^)

 

@hxthanh: chỉ với 2 số là 0,1 Mỹ đã lập nên ngành công nghiệp máy tính bá chủ toàn cầu, để truyền bá thông tin. Mình hy vọng với 12 số Việt Nam sẽ sớm lập được ngành Suy Lý Học là đầu tàu dẫn dắt cuộc cách mạng thông minh hóa suy nghĩ cho cả Kinh Trụ này (mình gọi toàn bộ vũ trụ này là Kinh Trụ ^^). Chúc các bạn ngày lễ chiến thắng vui vẽ, hạnh phúc!

 

Thân ái,

[email protected]



#40
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Một chút sai lầm trong những nhận định trước về ngũ hành hóa vòng suy: từ đa giá trị chuyển về đơn giá trị.

Mỗi số trong vòng suy chỉ mang một chân giá trị: hoặc là ngũ hành hoặc là âm/dương. Không thể vừa mang giá trị hành vừa mang giá trị âm/dương.

Như vậy:
0/9: hỏa
1/3: thủy
2/4: thổ
5/7: mộc
6/8: kim
kara: dương
hara: âm

Vì sao cùng 1 hành (1 dạng vật chất) mà tồn tại dưới dạng 2 số (vd thủy 1 và thủy 3). Thì theo mình đó là do nó phụ thuộc không  gian phân bố nữa. Mỗi số đảm nhận mỗi kiểu phân bố, giá trị số nhỏ là không gian phân bố gần, giá trị số lớn là không gian phân bố xa.

Tất cả mới chỉ là những suy nghĩ nhất thời của mình. Rất cần những nghiên cứu của các bạn!

Thân ái,
[email protected]






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh