Đến nội dung

Hình ảnh

Về đường thẳng Simpson

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Mình cũng không biết đặt tiêu đề thế nào cho hợp, vì nó liên quan khá nhiều bài toán :D
Dưới đây cũng chỉ là những phỏng đoán của mình, và mình vẫn chưa chứng minh được.
Nếu ai có ý tưởng, phương hướng cụ thể để chứng minh, xin hãy post thẳng vào đây, đừng ngại ngùng :)
Rất cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.

=============================
Xin nhắc lại về đường thẳng Simpson:
Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Lấy $M$ bất kì trên $(O)$. Hạ $MD \perp BC; ME \perp AC; MF \perp AB$. Khi đó, $M,E,F$ thẳng hàng. Ta gọi đường thẳng qua $M,E,F$ là đường thẳng Simpson của $D$ đối với $(O)$, kí hiệu $d_D$
Ta có bài toán quen thuộc sau:
Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Vẽ đường kính $DE$. Xác định $d_D;d_E$ cắt nhau tại $F$.
Khi đó, $F$ chạy trên đường tròn Euler của $\vartriangle ABC$.

Mở rộng bài toán, ta có các kết quả sau:
Mở rộng 1: Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$ và $T$ cố định nằm trong $(O)$.
Vẽ dây $DE$ di động luôn qua $T$. Xác định $d_D;d_E$ cắt nhau tại $F$.
Khi đó, $F$ chạy trên 1 elip cố định.
Hình đã gửi
Mở rộng 2: Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$ và $T$ cố định nằm ngoài $(O)$.
Vẽ cát tuyến $TDE$ di động. Xác định $d_D;d_E$ cắt nhau tại $F$.
Khi đó, $F$ chạy trên 1 hyperbol cố định.
Hình đã gửi
===============================
Trong Mở rộng 1,2, ta gọi chung elip và hyperbol là conic.
Ta quy định chiều dương trên trục $BC,CA,AB$ cùng chiều với $\overrightarrow{BC};\overrightarrow{CA};\overrightarrow{AB}$.
Ta vẽ conic cố định đó cắt $BC$ thứ tự tại $M,N$; cắt $CA$ tại $P,Q$; cắt $AB$ tại $R,S$ sao cho $x_M<x_N;x_P<x_Q;x_R<x_S$.
Nếu $T$ trùng với 1 trong các điểm $I,G,H$ thì các bộ đường thẳng $(AM;BQ;CS);(AN;BQ;CS)$ đồng quy thứ tự tại $X,Y$.
Đặc biệt, khi $T \equiv H$ thì $Y \equiv H$
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Tiếp tục series về đường thẳng Simpson :)
=================================

Ta định nghĩa đường tròn Simpson như sau :D

Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Lấy $M$ bất kì trong mặt phẳng chứa $A,B,C$.
Hạ $MD \perp BC; ME \perp AC; MF \perp AB$.
Đường tròn Simpson của $M$ đối với $\vartriangle ABC$ là đường tròn đi qua 3 điểm $D,E,F$.
Kí hiệu là $(c_M)$, có tâm là $S_M$.
Hình đã gửi
Trường hợp $M$ nằm trên $(O)$ thì $(c_M)$ suy biến thành $d_M$. Trong phần sau của bài viết, nếu không nói gì thêm thì ta chỉ xét trường hợp vị trí tổng quát của $M$.
Nếu viết $d_M$ (hoặc $(c_M)$) mà không nói gì thêm thì quy ước đó là đường thẳng Simpson (hoặc đường tròn Simpson) của $M$ đối với $\vartriangle ABC$

Trong quá trình nghiên cứu (nhỏ :D) thì mình phát hiện một số tính chất thú vị của nó như sau :) (và vẫn chưa chứng minh được :D )

Bài toán 1:
Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Lấy $F$ bất kì cố định trên mặt phẳng chứa $\vartriangle ABC$.
Lấy $D$ di động trên mặt phẳng chứa $A,B,C$. Lấy $E$ đối xứng $D$ qua $F$. Vẽ $(c_D)$ cắt $(c_E)$ tại $K,J$.
Quy ước chiều dương trên trục $DF$ là chiều của $\overrightarrow{DF}$.
Ta vẽ $DE$ cắt $(O)$ tại $D';E'$ sao cho $x_{D'}<x_{E'}$. Vẽ $d_{D'}$ cắt $d_{E'}$ tại $I$.
Khi đó $K,I,J$ thẳng hàng.
Hình đã gửi

Cho $F \equiv O$, ta có 1 tính chất thú vị sau ;)
Bài toán 2:
Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Lấy $D$ di động trên mặt phẳng chứa $A,B,C$. Lấy $E$ đối xứng $D$ qua $O$. Gọi $(e)$ là đường tròn Euler của $\vartriangle ABC$
Khi đó $(c_E);(c_D)$ và $(e)$ cùng đi qua 1 điểm.
Hình đã gửi
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 681 Bài viết

Tiếp tục series về đường thẳng Simpson :)
=================================

Ta định nghĩa đường tròn Simpson như sau :D

Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Lấy $M$ bất kì trong mặt phẳng chứa $A,B,C$.
Hạ $MD \perp BC; ME \perp AC; MF \perp AB$.
Đường tròn Simpson của $M$ đối với $\vartriangle ABC$ là đường tròn đi qua 3 điểm $D,E,F$.
Kí hiệu là $(c_M)$, có tâm là $S_M$.
Hình đã gửi
Trường hợp $M$ nằm trên $(O)$ thì $(c_M)$ suy biến thành $d_M$. Trong phần sau của bài viết, nếu không nói gì thêm thì ta chỉ xét trường hợp vị trí tổng quát của $M$.
Nếu viết $d_M$ (hoặc $(c_M)$) mà không nói gì thêm thì quy ước đó là đường thẳng Simpson (hoặc đường tròn Simpson) của $M$ đối với $\vartriangle ABC$

Trong quá trình nghiên cứu (nhỏ :D) thì mình phát hiện một số tính chất thú vị của nó như sau :) (và vẫn chưa chứng minh được :D )

Bài toán 1:
Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Lấy $F$ bất kì cố định trên mặt phẳng chứa $\vartriangle ABC$.
Lấy $D$ di động trên mặt phẳng chứa $A,B,C$. Lấy $E$ đối xứng $D$ qua $F$. Vẽ $(c_D)$ cắt $(c_E)$ tại $K,J$.
Quy ước chiều dương trên trục $DF$ là chiều của $\overrightarrow{DF}$.
Ta vẽ $DE$ cắt $(O)$ tại $D';E'$ sao cho $x_{D'}<x_{E'}$. Vẽ $d_{D'}$ cắt $d_{E'}$ tại $I$.
Khi đó $K,I,J$ thẳng hàng.
Hình đã gửi

Cho $F \equiv O$, ta có 1 tính chất thú vị sau ;)
Bài toán 2:
Cho $\vartriangle ABC$ nội tiếp $(O)$. Lấy $D$ di động trên mặt phẳng chứa $A,B,C$. Lấy $E$ đối xứng $D$ qua $O$. Gọi $(e)$ là đường tròn Euler của $\vartriangle ABC$
Khi đó $(c_E);(c_D)$ và $(e)$ cùng đi qua 1 điểm.
Hình đã gửi


Mình thấy ở bài toán 1, điểm F không quan trọng vì D, E có thể được lấy như 2 điểm bất kì và F chỉ là trung điểm của DE mà thôi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 03-09-2012 - 20:46


#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Mình thấy ở bài toán 1, điểm F không quan trọng vì D, E có thể được lấy như 2 điểm bất kì và F chỉ là trung điểm của DE mà thôi

Mình cũng thấy vậy. Nhưng nếu cho $F$ cố định và $D,E$ di chuyển, luôn đối xứng qua $F$ thì chẳng phải đẹp hơn sao?
Ta coi $F$ như điểm "tham số" vậy :D
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 681 Bài viết
Bài toán 2 đã được biết đến từ lâu như định lý Griffith. Chứng minh bài toán này xem ở http://www.cut-the-k...sSolution.shtml.
Khái niệm đường tròn Simson thì được gọi là đường tròn pedal
Mọi người chú ý trong bài toán 2 này không cần D, E đối xứng với nhau qua O.
Rất có thể bài toán 1 có thể là 1 bài toán mới. Phương pháp cho bài toán 2 hình như không áp dụng được vào bài 1(Số phức).
Vừa tìm thêm được một chứng minh dùng hình phẳng cho bài 2 http://www.cut-the-k...riffithsTheorem

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 07-09-2012 - 22:16


#6
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
Em cố gắng chứng minh và viết báo đi, không viết được báo thì dịch ra tiếng anh gửi tạp chí nước ngoài hoặc nhà toán học hình học nào cũng được! Tìm ra cái mới mà không viết được báo, hoặc không hợp tác cùng ai để viết thành báo thì cũng chẳng thú lắm. Vì viết báo thì cái mới đó mới đến được với đông đảo mọi người, không viết thành báo thì bài toán chỉ được khoảng một vài trăm người biết đến là cùng và cuối cũng nó cũng bị lãng quên. Chúc em thành công


@Perfectstrong: Cảm ơn lời nói của chú.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 09-09-2012 - 11:33


#7
khongghen

khongghen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết

Mới cháu Perfectstrong vào đây nhé:

 

http://www.mediafire...xhv14meqsq0q13i

http://www.mediafire...2kk716bu1ybpkoo



#8
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Mới cháu Perfectstrong vào đây nhé:
 
http://www.mediafire...xhv14meqsq0q13i
http://www.mediafire...2kk716bu1ybpkoo

Những mở rộng của chú trong file "proof three points are collinear" thì đúng rồi ạ. Còn trong file "A generalization double Simson line" thì cháu chưa hiểu ý chú lắm vì cháu không biết chứng minh những quỹ tích kiểu conic.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 13-03-2024 - 03:28

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh