Đến nội dung

Hình ảnh

CÔNG THỨC TÍNH LỰC LƯỢNG CUẢ TẬP HỢP

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
62249

62249

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
CHO EM HỎI CÔNG THỨC TÍNH LỰC LƯỢNG CUẢ TẬP HỢP

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 05-09-2012 - 11:38


#2
funcalys

funcalys

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 519 Bài viết
3 cái cơ bản Hình đã gửi :
* $X=\varnothing $ thì
$Card(X)=0$
* $Card(X)=n$ nếu
$X$ hữu hạn ( $\exists$ song ánh $\left \{ 1,...,n \right \} \to X$)
* $Card(X)= \infty $ nếu
$X$ vô hạn

#3
Math Is Love

Math Is Love

    $\mathfrak{Forever}\ \mathfrak{Love}$

  • Thành viên
  • 620 Bài viết

CHO EM HỎI CÔNG THỨC TÍNH LỰC LƯỢNG CUẢ TẬP HỢP

Đây là công thức của thầy mình dạy làm cả lớp choáng váng:(Nguyên văn luôn)
Cho các tập hữu hạn $A_{1};A_{2};...;A_{n}$.Kí hiệu |X| là số phần tử của tập X.Ta có:
$|\bigcup ^{n}_{i=1}A_{i}|=\sum ^{n}_{k=1}.(-1)^{k+1}.\sum _{1\leqslant i_{1}<i_{2<...<i_{k}\leqslant n}}|A_{i_{1}}\bigcap A_{i_{2}}\bigcap ...\bigcap A_{i_{k}}|$
Cố gắng hiểu nhé!@@

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doxuantung97: 08-09-2012 - 21:08

Hình đã gửi


#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Đây là công thức của thầy mình dạy làm cả lớp choáng váng:(Nguyên văn luôn)
Cho các tập hữu hạn $A_{1};A_{2};...;A_{n}$.Kí hiệu |X| là số phần tử của tập X.Ta có:
$|\bigcup ^{n}_{i=1}A_{i}|=\sum ^{n}_{k=1}.(-1)^{k+1}.\sum _{1\leqslant i_{1}<i_{2<...<i_{k}\leqslant n}}|A_{i_{1}}\bigcap A_{i_{2}}\bigcap ...\bigcap A_{i_{k}}|$
Cố gắng hiểu nhé!@@

Đây chính là công thức "Cộng tổng quát" hay còn gọi là công thức "gộp và loại" có tài liệu gọi là "công thức bù trừ"

Ý nghĩa của nó như sau:
Số phần tử của hợp $n$ tập hợp = tổng số phần tử của từng tập hợp riêng biệt. Nhưng nếu tính như thế thì các trường hợp hai tập hợp bất kỳ có phần tử chung đã được tính 2 lần, nên phải loại đi số phần tử này. Sau khi loại xong thì số phần tử của ta lại bị thiếu đi, lý do là đã loại mất các trường hợp ba tập bất kỳ có phần tử chung, nên phải cộng vào để bù. Cộng xong rồi lại thừa :P ...

Ví dụ $A=\{1,2,3,5,7,9\}; B=\{1,2,3,4,7,8,9\}; C=\{2,5,6\}$

Như vậy $A \cup B\cup C =\{1,2,3,4,5,6,7,8,9\}$ và $|A \cup B\cup C|=9$
$A\cap B= \{1,2,3,7,9\}$ và $B\cap C= \{2\} $ và $A\cap C=\{2,5\}$ và $A \cap B\cap C=\{2\}$

$9=(6+7+3)-(5+1+2)+(1)$

#5
Math Is Love

Math Is Love

    $\mathfrak{Forever}\ \mathfrak{Love}$

  • Thành viên
  • 620 Bài viết

Đây chính là công thức "Cộng tổng quát" hay còn gọi là công thức "gộp và loại" có tài liệu gọi là "công thức bù trừ"

Ý nghĩa của nó như sau:
Số phần tử của hợp $n$ tập hợp = tổng số phần tử của từng tập hợp riêng biệt. Nhưng nếu tính như thế thì các trường hợp hai tập hợp bất kỳ có phần tử chung đã được tính 2 lần, nên phải loại đi số phần tử này. Sau khi loại xong thì số phần tử của ta lại bị thiếu đi, lý do là đã loại mất các trường hợp ba tập bất kỳ có phần tử chung, nên phải cộng vào để bù. Cộng xong rồi lại thừa :P ...

Ví dụ $A=\{1,2,3,5,7,9\}; B=\{1,2,3,4,7,8,9\}; C=\{2,5,6\}$

Như vậy $A \cup B\cup C =\{1,2,3,4,5,6,7,8,9\}$ và $|A \cup B\cup C|=9$
$A\cap B= \{1,2,3,7,9\}$ và $B\cap C= \{2\} $ và $A\cap C=\{2,5\}$ và $A \cap B\cap C=\{2\}$

$9=(6+7+3)-(5+1+2)+(1)$

Cái này có cả BĐT phải không thầy!Em thấy ở lớp,thầy em toàn gọi cái này là "Inclusion-Exclusion"
Và đây là BĐT "Inclusion-Exclusion":
$\sum ^{2m}_{k=1}(-1)^{k+1}.\sum _{1\leq i_1<i_2<...<i_k\leq n}|\bigcap ^k_{j=1}A_{i_j}|\leq |\bigcup ^n_{i=1}A_i|\leq \sum ^{2m+1}_{k=1}(-1)^{k+1}.\sum _{1\leq i_1<i_2<...<i_k\leq n}|\bigcap ^k_{j=1}A_{i_j}|$

Hình đã gửi


#6
denuinb

denuinb

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

cho em hỏi có ai biết bài tập liên quan đến việc ứng dụng công thức này tìm ở đâu không ạ? em cảm ơn






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh