Đến nội dung

Hình ảnh

Goerges Boole (1815 - 1864

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Goerges Boole là một nhà toán học Anh, sinh ngày 2 tháng 11 ngăm 1815 ở Lanhcôn. Boole là con một người bán tạp hoá thuộc tấng lớp bị xã hội khinh rẻ. Vì thế Boole chỉ được học trong trường học của con nhà nghèo, loại trường học bị kiềm hãm trong trình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Thời bấy giờ người ta coi sự hiểu biết tính la tinh và Hi Lạp là một tiêu chuẩn của người quyền quý. Đương nhiên người ta không dạy cái của quý này trong trường của Boole. Hiểu rằng một cách ngây thơ rằng muốn thoát khỏi nghèo nàn, chỉ cần ra sức học được hai thứ tiếng ấy. Boole đã bỏ nhiều công sức tự học và trở nên rất giỏi hai thứ tiếng này. Mới 12 tuổi Boole đã dịch được những bài trường ca tiếng la tinh ra tiếng Anh. Ông còn học giỏi các thứ tiếng Pháp, Đức và Ý nữa.

Vì nhà nghèo, từ năm 16 tuổi, Boole đã phải tìm việc làm để kiếm tiền đỡ đần cha mẹ. Ông dạy học từ đó và vừa dạy học vừa ra sức tự học. Do hoàn cảnh xã hội, Boole phải sống nhiều năm lúng túng, quẩn quanh, không lối thoát và mặc dù đã tốn nhiều sức lực, ông vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo khó, bần cùng.

Những hiểu biết đầu tiên của Boole về toán do chính cha ông truyền dạy cho, vì cần cho công việc buôn bán của gia đình. Từ năm 20 tuổi, Boole mở trường tư dạy toán, và những bài vở lòng về toán của cha ông đã được kết quả: toán học đã thức tỉnh Boole và ông bắt đầu để tâm vào toán học. Đầu tiên Boole nguyên cứu các phép toán đại số, quy luật của từng phép toán và mối liên hệ giữa chúng. Công trình theo hướng này của Boole rất lý thú, hấp dẫn. Nhưng ông đã bị lôi cuốn vào một công trình khác to lớn hơn. Đó là sự phát minh ra một hệ thống tinh giản,thực dụng về lôgic hình thức ( hay logíc toán).

Để tích luỹ vốn, chuẩn bị cho công việc nguyên cứu Boole phải ra công tự học toán học, ông đã tự học những bộ sách rất khó: cơ học vũ trụ cổ điển của Laplace, cơ học giải tích của Lagrăng... hoàn toàn bằng những kiến thức tự học được, Boole bắt tay vào nguyên cứu và chẳng bao lâu những công trình đầu tiên đã ra đời: bài viết về tính biến phân, bài viết về sự phát hiện ra những bất biến. Phát minh về sự bất biến có tầm quan trọng rất lớn: không có lí thuyết về sự bất biến thì không có lí thuyết về tương đối.

Ở Anh lúc bấy giờ muốn công bố những công trình khoa học, tác giả phải có chân trong hội Bác học, có tạp chí xuất bản thường xuyên. Mặc dù không có chân trong một hội bác học nào, Boole vẫn công bố được những công trình của mình vì ông có quan hệ giao thiệp mật thiết với nhiều nhà bác học lớn. Năm 1848 Boole cho xuất bản tập "giải tích toán học của Logic ". Đây là cống hiến đầu tiên của Boole về Logic và từ đó ông bắt đầu nổi tiếng do sự mạnh dạn và minh mẩn trong quan điểm của ông. Quyển sách nhỏ ấy làm cho Đờ Moogan(1806 - 1871 ) nhà toán học nổi tiếng bấy giờ, tác giả của quy tắc 3 đoạn( tam đoạn luận ) và nhiều công trình có giá trị về logic- khâm phục. De Morgan cho rằng "giải tích toán học của logic" là một công trình của một nhà toán học bậc thầy. Lúc này nhiều bạn bè khuyên Boole nên học lớp toán cơ đốc giáo của trường đại học Kembritgiơ, nhưng ông không nghe. Ông vẫn cặm cụi dạy học để kiếm sống, phụng dưỡng cha mẹ, và vẫn tiếp tục học tập, nguyên cứu say sưa trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn.

Nhờ nổi tiếng bởi những công trình nguyên cứu độc đáo và sự hiểu biết uyên bác,năm 1489, Boole được chỉ định làm giáo sư toán tại Queen College. Cuộc đời Boole chuyển sang giai đoạn mới dễ chịu hơn nhiều so với thời kì dạy học tư. Từ thời gian này Boole bắt đầu cho xuất bản nhiều công trình và dành nhiều công sức cho tác phẩm chủ yếu của mình " Các định luật của tư duy" (là nguồn gốc của "đại số Bool " bây giờ) xuất bản năm 1854. Một năm sau khi xuất bản tác phẩm lớn của mình, Boole kết hôn với Mari Everét, cháu gái giáo sư tiếng Hi Lạp ở trường đại học. Về sau vợ ông trở thành học trò trung thành của ông. Sau khi Boole mất chính bà đã vận dụng một số quan điểm của chồng vào những tác phẩm về giáo dục của mình. Con gái Boole là nữ văn sĩ Eten Lilian Boole. Tác giả của "Ruồi trâu" rất quen thuộc đối với chúng ta.

Boole mất ngày 8-12-1864 thọ 49 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của Boole là một tấm gương sáng về tinh thần khắc phục khó khăn, lao động cần cù, kiên nhẫn học tập và say mê nguyên cứu, sáng tạo.

VŨ TUẤN.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh