Đến nội dung

Hình ảnh

Đáp án VLVN Cup 13-19/11

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Chào các bạn,

Dưới đây đáp án phần thi số 2 của 2 đội Ams lý Tổng Hợp lý , cùng với đáp án của BGK.

Bài thi của Tổng hợp

Bài 1 của HN_ Amsterdam

Bài 2 của HN_Amsterdam

ĐÁP ÁN
Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup, phần thi Hiệp 2


Lý TH - Lý Ams (13/11/2005 - 19/11/2005)



I. Phần 1 - Giải thích hiện tượng

I. Miêu tả hình ảnh ( 5 đ)

- Đơn vị đo là 2 um, chứng tỏ đây là một hệ quang học kích thước vi mô, microscopy. (1)
- Hình ảnh miêu tả các sọc sáng song song và bị chặn bởi một vòng tròn đen. Bên trong vòng tròn đen là 2 sọc sáng nhỏ khác, tách biệt bởi 2 vật thể nhỏ. Khoảng cách giữa các viền sáng là đều nhau và bằng với khoảng cách của miền sáng ở trong vòng tròn tối.(1)
- Vòng tròn tối ngăn cản sự thâm nhập của các đường sáng lớn, tuy nhiên, lại cho phép sự có mặt của các đừong sáng nhỏ.(1)
- Hình ảnh a) và b) miêu tả 2 pha khác nhau, tuy nhiên, độ lệch pha của các dòng sáng vẫn không đổi và bằng 1 um.(1)
- Các đường sáng trong hinh b) phía phải rõ nét hơn so với hình a) khi thay thế một mẫu thử lớn hơn. Song độ lệch pha vẫn không đổi.(1)

II. Thí nghiệm đề xuất ( 5 đ)
Thí nghiệm đề xuất đòi hỏi hội tụ cả 5 yếu tố trên :
- Kích thước : 1um (1)
- Có các tia song song (1)
- Vạch sáng bên ngoài bị chặn hoàn toàn.(1)
- Có độ lệch pha không đổi khi thay mẫu thử (1)
- Cường độ vạch sáng tỉ lệ thuận với kích thước mẫu thử(1)

-----------------------------------l----------------------------------------------------
III. Mở rộng

Đây là thí nghiệm kiểm chứng hiệu ứng AB , sử dụng các toroid ferromagnets được cuộn với các lớp siêu dẫn Nb . Hình a) có pha = 0, hình b) có pha = Hình đã gửi
Thí nghiệm kiểm tra hiệu ứng AB

Năm 1986, Toromura và cộng sự chế tạo ra một cục từ hình bánh donut ( gọi là toroidal, vòng xuyến) với đường kính 6 micro mét. ( Hình 1(a), và 1(b) ) và được cuộn bởi một lớp siêu dẫn niobium để loại bỏ ảnh ưởng của từ trường bên trong vòng xuyến , giống như trong hiệu ứng Meissner. Cho cục từ trong nhiệt độ 5 K, họ đã đo được độ lệch pha giữa các vân giao thoa của 2 tia electron xuyên qua một lỗ trong bánh donut và một tia xuyên từ bên ngoài bánh donut. Kết quả được miêu tả ở hình 1(a) . Các mẫu vân giao thoa được biểu hiện bằng đúng một nửa vân bên trong và bên ngoài bánh donut , điều này chứng tỏ sự tồn tại của hiệu ứng AB. Mắc dầu các electron đi xuyen qua vùng không có từ trường, một hiệu ứng vẫn có thể quan sát được đã được tạo ra ứng với sự tồn tại của các thế vector. Và như vậy, cuộc tranh cãi dài về hiệu ứng AB đã được kết thúc sau thí nghiệm này, bởi một hình ảnh nhỏ ở trên .

Tonomura được trao giải Asahi Prize năm 1987, Giải Japan Academy và Giải Imperial năm 1991, Huy chương Vật lý Benjamin Franklin năm 1999 và được chọn là "Persons of Cultural Merits" năm 2002.


----------
References:

Lịch sử hiệu ứng AB
http://www.hqrd.hita...o.jp/em/abe.cfm

Thí nghiệm kiểm chứng hiệu ứng AB
http://psroc.phys.nt...cjp/v30/943.pdf



Phần II. Bài tập

a) Biểu thức toán học để tính lượng mất cân bằng
Chọn A là vị trí gốc cho số đo góc, đo theo chiều từ A tới B (thuận chiều kim đồng hồ theo hình vẽ)
Vị trí A: 0
Vị trí B: http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\pi) trong khoảng http://dientuvietnam...mimetex.cgi?A_0 với một tỷ lệ nhất định (từ đây về sau chỉ nói tắt là ìvẽ vòng tròn tâm O bán kính http://dientuvietnam...imetex.cgi?A_0”).
- Trên vòng tròn này, xác định 3 điểm D, E, F theo các góc tương ứng với 3 vị trí gắn trọng vật A, B, C trên vành đĩa.
- Lần lượt lấy D, E, F làm tâm, vẽ các vòng tròn có bán kính tương ứng là http://dientuvietnam...tex.cgi?180^{o}) được xác định bằng cách kéo dài đoạn thẳng GO về phía bên kia tâm O so với G, cắt vòng tròn tâm O tại M. M là vị trí lượng mất cân bằng quy về vành đĩa.

Hình đã gửi

Góc pha:

Khối lượng mất cân bằng:


c) Kết quả tính toán số
Thay thế các dữ liệu số vào phương trình (2) chuyển đổi qua độ (degree) và các phương trình (3), kết quả là:



Dùng phương pháp họa đồ, đo được:

Từ đó tìm được kết quả là:



=====================

Thang Điểm

Câu a. 10 điểm
- Viết hệ phương trình (1): 2 điểm
- Biểu thức góc pha (2): 4 điểm
- Biểu thức khối lượng mất cân bằng (3): 4 điểm
- Yêu cầu viết rõ các biến đổi trong khi khai triển và giải hệ (1)

Câu b. 5 điểm
- Thuyết minh chi tiết các bước: 3 điểm
- Hình vẽ minh họa: 2 điểm

Câu c. 5 điểm
- Tính bằng biểu thức toán: 3 điểm
- Tính bằng phương pháp họa đồ: 2 điểm

#2
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
CHẤM ĐIỂM
Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup, phần thi Hiệp 2


Lý TH - Lý Ams (13/11/2005 - 19/11/2005)


Phần I. Giải thích hiện tượng
Hình đã gửi


Nguyên tắc chấm: Đây là một hình vẽ không có chú thích, vì vậy có thể có nhiều đáp án được đưa ra. Loại bài này được chấm theo khung bài toán mở . Chỉ cần hội tụ các yêu cầu cần thiết thì sẽ được điểm tối đa. Khung điểm đã được giới thiệu ở phần đáp án.

Bài dự thi của Lý Ams

a.Miêu tả hình vẽ
- Thang đo 2 um cho thấy đây là một hệ ở thang vi mô ( micromét)
( Đúng ) : 1 đ
- Khoảng cách giữa 2 đường chuẩn này chính bằng khoảng cách giữa các vạch
( Đúng ) : 1 đ
b. Mô hình đề xuất
- Tầm quan sát vi mô : (Phù hợp ) 1 đ
- Khoảng cách của các mesa nhỏ và chính bằng kích thước của chúng
( Phù hợp ) : 1 đ

Nhận xét : Miêu tả hình vẽ chưa chi tiết, đoạn kết luận " Các vạch đen trắng không phải là vân giao thoa... Như vậy, các vạch đó phải là vạch thực, của một hệ thực "là chưa chính xác. Thực tế, 2 đường sáng bên trong vòng tròn đen là 2 pha sóng của 2 tia electron. Các đường sáng bên ngoài song song ( rời rạc ) là tính chất lượng tử hóa của từ thông. Mô hình đề xuất chỉ đạt được 2 yêu cầu là khả năng quan sát và việc đo khoảng cách tương đối ( ở đây là giữa 2 pha ) .

Tổng số điểm : 4/10

Bài dự thi của Lý Tổng hợp

a.Miêu tả hình vẽ
- Khoảng cách giữa các dải sáng bằng với khoảng cách của các vạch chia là 1 um ( Đúng ) : 1 đ
- Khoảng cách giữa 2 đốm trong vòng tròn đen không đổi và bằng khoảng cách giữa các dải sáng bên ngoài 1 um ( Đúng ) : 1 đ
- Độ sáng của tấm thứ 2 cao hơn tấm thứ nhất ( Đúng ) 1 đ
- Các dải sáng bên ngoài với hai dải sáng nhỏ ở bên trong đã bị lệch đi , nhưng ngược lại thước ngắm đã ngắm chính xác và đồng bộ với 2 dải sáng ở bên trong ( Đúng ) : 1 đ

b. Mô hình đề xuất
- Tầm quan sát : um ( Phù hợp ) : 1 đ
- Ví dụ với ánh sáng 0,5 um, khi ấy trong thí nghiệm này với d= 1 um ta sẽ có sin (http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\phi tìm được bằng cách đo góc (chứ không phải từ tính toán): trừ 1điểm. Điểm: .

Tổng số điểm: 16/20

==============================

Bài dự thi của Lý TH
Câu a
- Thiết lập hệ phương trình: tương đương với (1) trong đáp án. Điểm:
- Biểu thức góc pha: bài giải trình bày 3 kết quả, đáng tiếc đều có lỗi sai.
+ Biểu thức tính http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?tan{\phi} gần giống với (2) trong đáp án nhưng sai mẫu thức (vì sai ở bước biến đổi cuối ngay trước kết quả đóng khung).
+ Biểu thức tính http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?tan{\phi} trong phần viết tay là dạng phi thứ nguyên của kết quả trên nhưng cũng sai (cũng vì sai ở bước biến đổi cuối cùng).
+ Biểu thức tính góc duy nhất có thể xét chấp nhận được là biểu thức tính http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?cos{\phi} theo http://dientuvietnam...metex.cgi?m/m_0 (ngay trước http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\alphahttp://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\beta cho ra kết quả sai: trừ 2 điểm. Điểm:
- Tính bằng phương pháp họa đồ: kết quả sai lệch nhiều: trừ 1 điểm. Điểm: .
* Nhận xét: bài tính góc thứ 2 (dùng http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?tan{\phi}) xuất phát từ biểu thức sai và dữ liệu sai nên kết quả càng sai.

Điểm thưởng:
- cho biểu thức tính khối lượng mất cân bằng (câu a). Điểm: .

Tổng số điểm: 14/20


Như vậy điểm số của hiệp II trận đấu giữa Tổng Hợp lýHà Nội Amsterdam lý

Tổng Hợp lý : Ams lý = 21 : 20


#3
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Đã có đáp án và điểm số của hiệp II.

Mọi tranh luận, mời các bạn đưa ra ở Topic này

Hoặc có thể lập topic mới nếu các bạn muốn.

Thân ái,




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh