Đến nội dung

Hình ảnh

Tính tổng $(C_{2011}^{0})^2-(C_{2011}^{1})^2+(C_{2011}^{2})^2-...-(C_{2011}^{2011})^2$.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
huou202

huou202

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết
Tính tổng
Câu 1 $(C_{2011}^{0})^2-(C_{2011}^{1})^2+(C_{2011}^{2})^2-...-(C_{2011}^{2011})^2$.
Câu 2 $C_{n}^{0}+\frac{2}{2}C_{n}^{1}+\frac{2^2}{3}C_{n}^{2}+...+\frac{2^n}{n+1}C_{n}^{n}$.

#2
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Tính tổng
Câu 1 $(C_{2011}^{0})^2-(C_{2011}^{1})^2+(C_{2011}^{2})^2-...-(C_{2011}^{2011})^2$.

Câu này mang t/c lừa tình :closedeyes:
---
Áp dụng công thức đối xứng:
$$(C_{2011}^{0})^2=(C_{2011}^{2011})^2\\ (C_{2011}^{1})^2=(C_{2011}^{2010})^2\\...\\ (C_{2011}^{1005})^2=(C_{2011}^{1006})^2$$
Vậy tổng trên bằng $0\ \square$
Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!

#3
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Tính tổng
Câu 1 $(C_{2011}^{0})^2-(C_{2011}^{1})^2+(C_{2011}^{2})^2-...-(C_{2011}^{2011})^2$.
Câu 2 $C_{n}^{0}+\frac{2}{2}C_{n}^{1}+\frac{2^2}{3}C_{n}^{2}+...+\frac{2^n}{n+1}C_{n}^{n}$.

Câu 1:bằng quy tắc đối xứng $\binom{n}{k}=\binom{n}{n-k}$ sẽ thấy tổng này bằng 0.
Câu 2:Áp dụng quy tắc:$\binom{n+1}{k+1}=\frac{n+1}{k+1}\binom{n}{k}$,ta có:
$$S=\sum_{k=0}^{n}\frac{2^{k}}{k+1}\binom{n}{k}=\frac{1}{2(n+1)}\sum_{k=0}^{n}\binom{n+1}{k+1}2^{k+1}=\frac{1}{2(n+1)}\sum_{j=1}^{n+1}\binom{n+1}{j}2^{j}=\frac{3^{n+1}-1}{2(n+1)}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-11-2012 - 10:47

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#4
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Tính tổng
Câu 2 $C_{n}^{0}+\frac{2}{2}C_{n}^{1}+\frac{2^2}{3}C_{n}^{2}+...+\frac{2^n}{n+1}C_{n}^{n}$.

Xét khai triển $(1+x)^n=C_n^0+xC_n^1+...+C_n^n.x^n$
Lấy tích phân 2 vế cận từ $0$ đến 2 \[\int\limits_0^2 {{{(1 + x)}^n}dx} = \int\limits_0^2 {(C_n^0 + } xC_n^1 + ... + C_n^n{x^n})dx\]
Ta có: \[\int\limits_0^2 {{{(1 + x)}^n}dx} = \frac{{{{(1 + x)}^{n + 1}}}}{{n + 1}}\Bigg|_0^2 = \frac{{{3^{n + 1}} - 1}}{{n + 1}}\]
\[\int\limits_0^2 {(C_n^0 + } xC_n^1 + ... + C_n^n{x^n})dx = \left[ {x.C_n^0 + \frac{{{x^2}}}{2}C_n^1 + ... + C_n^n.\frac{{{x^{n + 1}}}}{{n + 1}}} \right]\Bigg|_0^2 = 2.C_n^0 + 2.C_n^1 + ... + C_n^n.\frac{{{2^{n + 1}}}}{{n + 1}}\]
$$C_{n}^{0}+\frac{2}{2}C_{n}^{1}+\frac{2^2}{3}C_{n}^{2}+...+\frac{2^n}{n+1}C_{n}^{n}=\frac{{{3^{n }} - 1}}{{2(n + 1)}}$$

Tổng quát cho bài 1: $(C_{2n+1}^0)^2-(C_{2n+1}^1)^2+(C_{2n+1}^2)^2-...-(C_{2n+1}^{2n+1})=0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 25-11-2012 - 10:56

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#5
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3922 Bài viết
Câu 1: Đề cho số $2011$ không hay lắm vì dễ dàng nhận ra
$(C_{2011}^0)^2-(C_{2011}^{2011})^2=(C_{2011}^1)^2-(C_{2011}^{2010})^2=...=0$

Nếu $n$ chẵn $n=2m$ ta có bài toán hay hơn sau:

Tính tổng
$S=\sum_{k=0}^{2m} \left[(-1)^k \binom{2m}{k}^2\right]$

#6
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Tính tổng
$S=\sum_{k=0}^{2m} \left[(-1)^k \binom{2m}{k}^2\right]$

Ta có $(1+x)^{2m}=C_{2m}^0+C_{2m}^1x+...+C_{2m}^{2m} x^{2m}$
$(x-1)^{2m} =C_{2m}^{2m}-C_{2m}^{2m-1}+...+C_{2n}^{2m}x^{2m}$
Hệ số của $x^{2m}$ trong tích của khai triển này là
$(C_{2m}^0)^2-(C_{2m}^1)^2+...+(-1)^m(C_{2m}^m)^2+...+(C_{2m}^{2m})^2$
Mặt khác trong khai triển $(1-x)^{2m}$ hệ số của $x^{2m}$ là $(-1)^m.C_{2m}^m$
Vậy ta có $S=\sum_{k=0}^{2m} \left[(-1)^k \binom{2m}{k}^2\right]=(-1)^mC_{2m}^m$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 25-11-2012 - 10:58

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#7
tuyettrang0607

tuyettrang0607

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Ta có $(1+x)^{2m}=C_{2m}^0+C_{2m}^1x+...+C_{2m}^{2m} x^{2m}$
$(x-1)^{2m} =C_{2m}^{2m}-C_{2m}^{2m-1}+...+C_{2n}^{2m}x^{2m}$
Hệ số của $x^{2m}$ trong tích của khai triển này là
$(C_{2m}^0)^2-(C_{2m}^1)^2+...+(-1)^m(C_{2m}^m)^2+...+(C_{2m}^{2m})^2$
Mặt khác trong khai triển $(1-x)^{2m}$ hệ số của $x^{2m}$ là $(-1)^m.C_{2m}^m$
Vậy ta có $S=\sum_{k=0}^{2m} \left[(-1)^k \binom{2m}{k}^2\right]=(-1)^mC_{2m}^m$

Bạn ơi làm rõ ràng hơn được không mình không hiểu. có chỗ hình như đánh sai. Mình cám ơn nhiều

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuyettrang0607: 29-11-2012 - 14:22


#8
tuyettrang0607

tuyettrang0607

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Mình đang bí câu đấy các bạn giúp mình với

#9
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Ta có $(1+x)^{2m}=C_{2m}^0+C_{2m}^1x+...+C_{2m}^{2m} x^{2m}$
$(x-1)^{2m} =C_{2m}^{2m}-C_{2m}^{2m-1}+...+C_{2n}^{2m}x^{2m}$
Hệ số của $x^{2m}$ trong tích của khai triển này là
$(C_{2m}^0)^2-(C_{2m}^1)^2+...+(-1)^m(C_{2m}^m)^2+...+(C_{2m}^{2m})^2$
Mặt khác trong khai triển $(1-x)^{2m}$ hệ số của $x^{2m}$ là $(-1)^m.C_{2m}^m$
Vậy ta có $S=\sum_{k=0}^{2m} \left[(-1)^k \binom{2m}{k}^2\right]=(-1)^mC_{2m}^m$

Bạn ơi làm rõ ràng hơn được không mình không hiểu. có chỗ hình như đánh sai. Mình cám ơn nhiều

Thật ra cái chỗ tô đỏ phải là $(x^2-1)^{2m}$ :)
Còn vấn đề bạn hỏi nằm ở chỗ quy tắc nhân đa thức:
Xét khai triển 2 đa thức bậc$m$ là P và bậc $n$ là Q với:
$$P=\sum_{k=0}^{m}a_{k}x^{k};Q=\sum_{j=0}^{n}b_{j}x^{j}$$
Khi đó khai triển tích 2 đa thức trên là $M=P.Q$ có dạng:
$$M=\sum_{r=0}^{m+n}\left(\sum_{i=0}^{r}a_{r}b_{r-i} \right)x^{r}$$
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh