Đến nội dung

Hình ảnh

[MO2013] - Trận 17 Hình học


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Chuyển nhanh đến:
1) Điều lệ
2) Đăng kí thi đấu
3) Lịch thi đấu và tổng hợp kết quả


Vào hồi 20h00, Thứ Bảy, ngày 12/01/2013, Tổ trọng tài sẽ ra đề vào topic này, sau khi có đề, các toán thủ bắt đầu thi đấu.

Các toán thủ khi thi đấu, cứ yên tâm rằng, sau khi trả lời là bài làm đã được lưu, BTC đã nhận được bài làm của bạn, có điều bạn không nhìn thấy được mà thôi. Bạn nên mừng vì điều này, như thế các toán thủ khác không thể copy bài của bạn được.

Bạn cũng nên sử dụng chức năng xem trước của diễn đàn để sửa các lỗi Latex trước khi gửi bài, vì gửi rồi sẽ không xem và sửa lại được nữa.

BTC lưu ý:
1) Trận 17

2) Các toán thủ chớ quên rằng mỗi một mở rộng đúng sẽ được 10 điểm, các bạn nên mở rộng bài toán để thu được nhiều điểm hơn

3) Toán thủ nào tự ý sửa bài sau khi trận đấu kết thúc sẽ được 0 điểm.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Đề của gogo123

Các điểm $P, Q$ nằm trong tứ giác $ABCD$ sao cho $ABPQ, DCPQ$ là các tứ giác nội tiếp. Giả sử tồn tại điểm $E$ thuộc đoạn $PQ$ sao cho $\widehat{EAQ}=\widehat{EBP};\,\,\widehat{EDQ}=\widehat{ECP}.$ Chứng minh rằng $ABCD$ nội tiếp.

Thời gian thi đấu tính từ 20h30 ngày 13/01 đến hết 0h30 ngày 16/01

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
huy thắng

huy thắng

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 97 Bài viết

Các điểm $P, Q$ nằm trong tứ giác $ABCD$ sao cho $ABPQ, DCPQ$ là các tứ giác nội tiếp. Giả sử tồn tại điểm $E$ thuộc đoạn $PQ$ sao cho $\widehat{EAQ}=\widehat{EBP};\,\,\widehat{EDQ}=\widehat{ECP}.$ Chứng minh rằng $ABCD$ nội tiếp.

LỜI GIẢI


gọi F,I lần lượt là tâm $(AQB)$ và $(DQP)$, $FE$,$AE$,$BE$ cắt $(F)$ tại $Y$,$M$,$N$
$K,O$ là trung điểm $AB,CD$

***Xét trường hợp $E$ là trung điểm PQ:
=> $EO$ là trung trực của $QP$ => $\widehat{QY}=\widehat{YP}$
Lại có $\widehat{QAM}=\widehat{NBP}$ => $\widehat{QM}=\widehat{PN}$
=>$\widehat{QY}-\widehat{QM}=\widehat{YP}-\widehat{PN}$
<=>$\widehat{NY}=\widehat{YM}$ => $YF$ đi qua điểm chính giữa cung $\widehat{AB}$ không chứa $Q$
=> $EF$ vuông góc $AB$ <=>$AB$ // $QP$ (do QP Vuông góc $EF$)
Cmtt: => $QP$ // $DC$ =>$AB$ // $DC$ => $ABCD$ là hình thang
lại có $Đ(K,O)$ $A$=$B$
$C$=$D$
=> ABCD Là hình thang cân => $ABCD$ nội tiếp.

Hình đã gửi

****Xét trường hợp $E$ không là trung điểm PQ:
=> $QP,AB,BC$ không song song
gọi giao điểm của $AB$ và $QP$ là $H$.
gọi giao điểm của $DC$ và $QP$ là $H'$.
Ta có $\widehat{BAE}=\widehat{BAP}+\widehat{EAP}=\widehat{QBE}+\widehat{BQP}=\widehat{BEH}$
=> $HE$ là tiếp tuyến của đường tròn $(AEB)$ =>$HE^2=HA.HB=HP.HQ=(\bar{EP}+\bar{HE}).(\bar{EQ}+\bar{HE})$
<=>$\bar{HE}=-\frac{\bar{EQ}+\bar{EP}}{\bar{EP}.\bar{EQ}}$
Cmtt: =>$\bar{H'E}=-\frac{\bar{EQ}+\bar{EP}}{\bar{EP}.\bar{EQ}}$
=> $H\equiv H'$
=> $HE^2=\bar{HA}.\bar{HB}=\bar{HC}.\bar{HD}$
=> $ABCD$ là tứ giác nội tiếp.
(đpcm)


Xét thiếu trường hợp trong chứng minh $HE$ tiếp xúc $(ABE)$.
$D = \left\lfloor {\frac{{52 - 5,4}}{2}} \right\rfloor + 3.8 + 0 + 0 = 47$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TRONG TAI: 25-01-2013 - 21:35

Hình đã gửi


#4
WhjteShadow

WhjteShadow

    Thượng úy

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 1323 Bài viết
MO_WhjteShadow.png
Ta có $\widehat{PEC}=180^o-\widehat{EPC}-\widehat{ECP}\\ = \widehat{QDC}- \widehat{EPC}\\= \widehat{QDC}-\widehat{PDE}\\ = \widehat{EDC}$.
$\Rightarrow PQ$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp $\triangle DEC$
Tương tự ta cũng có $PQ$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp $\triangle AEB$.
Gọi $O_1$ là tâm của đường tròn ngoại tiếp $\triangle DEC$
$O_2$ là tâm của đường tròn ngoại tiếp $\triangle AEB$, đường tròn này cắt $QA,PB$ ở $X,Y$
$\Rightarrow O_1E\perp PQ,O_2E \perp PQ$, đường tròn này cắt $PC,QD$ ở $Z,T$.
Ta có $\widehat{PYX}=\widehat{QAB}=180^o-\widehat{QPB}$
$\Rightarrow XY\parallel PQ\Rightarrow XY\perp O_1E$
$\Rightarrow EX=EY$.
Tương tự ta suy ra được $XYZT$ là hình chữ nhật.
Lại có $EQ^2=QX.QA=QT.QD$
$\Rightarrow XTDA$ là tứ giác nội tiếp.
Tương tự ta có: $YZCB$ là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \widehat{QTX}=\widehat{PAQ},\widehat{QTZ}=\widehat{PDC},\widehat{QYZ}=\widehat{PCB},\widehat{PYX}=\widehat{QAB}$
$\Rightarrow \widehat{QTX}+\widehat{QTZ}+\widehat{QYZ}+\widehat{QYX}=\widehat{DAB}+\widehat{BCD}$
$\Rightarrow \widehat{DAB}+\widehat{BCD}=180^o$
Vậy nên tứ giác $ABCD$ nội tiếp $\square$

Chứng minh không đủ tổng quát. Hình vẽ và lời giải khác nhau???
$D = \left\lfloor {\frac{{52 - 22,8}}{2}} \right\rfloor + 3.7 + 0 + 0 = 35$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TRONG TAI: 25-01-2013 - 21:35

“There is no way home, home is the way.” - Thich Nhat Hanh

#5
huy thắng

huy thắng

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 97 Bài viết
sao bài chưa được chấm vậy ạ ? ? :ukliam2:

Hình đã gửi


#6
TRONG TAI

TRONG TAI

    Trọng tài MO2014

  • Thành viên
  • 38 Bài viết
Lời giải đề nghị:
Khi $E$ là trung điểm của $PQ$, dễ thấy $AB, CD$ cùng song song với $PQ$.
Do đó $ABCD$ là hình thang cân.
Điều đó có nghĩa là $ABCD$ nội tiếp.
Khi $E$ không là trung điểm của $PQ$, dễ thấy $AB, CD$ cùng không song song với $PQ$.
Đặt $S=AB \cap PQ$. Vì $ABPQ$ là tứ giác lồi nên $S$ nằm ngoài đoạn $AB$.
Ta sẽ chứng minh đường tròn $(ABE)$ tiếp xúc $SE$.
Có hai trường hợp cần xem xét.
Trường hợp 1. $S$ thuộc tia đối của tia $BA$
Hình đã gửi
Vì góc $\widehat{BPS}$ là góc ngoài của tam giác BPE, tứ giác ABPQ nội tiếp, $\widehat{EBP}=\widehat{EAQ}$ nên
$\widehat{BES}=\widehat{BPS}-\widehat{EBP}=\widehat{SAQ}-\widehat{EAQ}=\widehat{SAE}.$
Suy ra đường tròn $(ABE)$ tiếp xúc với $SE$.
Trường hợp 2. $S$ thuộc tia đối của tia $AB$
Hình đã gửi
Vì góc $\widehat{BES}$ là góc ngoài của tam giác $BPE$, tứ giác $ABPQ$ nội tiếp, $\widehat{EBP}=\widehat{EAQ}$ nên
$\widehat{BES}=\widehat{BPE}+\widehat{EBP}=\widehat{SAQ}+\widehat{EAQ}=\widehat{SAE}.$
Do đó $\widehat{BEP}=\pi -\widehat{BES}=\pi -\widehat{SAE}=\widehat{BAE}.$
Suy ra đường tròn $(ABE)$ tiếp xúc với $SE$.
Tóm lại trong cả hai trường hợp ta đều có đường tròn $(ABE)$ tiếp xúc với $SE$.

Vậy, theo định lí về phương tích ta có, $\overline{SA}.\overline{SB}={{\overline{SE}}^{2}}$ (1).

Mặt khác, vì tứ giác $ABPQ$ nội tiếp nên, theo định lí phương tích, $\overline{SA}.\overline{SB}=\overline{SP}.\overline{SQ}.$
Từ đó, chú ý tới (1), suy ra
${{\overline{SE}}^{2}}=\overline{SP}.\overline{SQ}=(\overline{SE}+\overline{EP}).(\overline{SE}+\overline{EQ}).$
Sau một vài biến đổi đại số đơn giản, ta có $\overline{SE}=-\frac{\overline{EP}+\overline{EQ}}{\overline{EP}.\overline{EQ}}$ (2).
Đặt $S'=CD\cap PQ$.
Tương tự như trên $\overline{S'C}.\overline{S'D}={{\overline{S'E}}^{2}}$ (3).
Lại tương tự như trên $\overline{S'E}=-\frac{\overline{EP}+\overline{EQ}}{\overline{EP}.\overline{EQ}}$ (4).
Từ (2) và (4) suy ra $\overline{SE}=\overline{S'E}.$
Do đó, $\overline{SS'}=\overline{EE}=0.$
Vậy $S$ trùng $S’$ (5).
Từ (1), (3) và (5) suy ra $\overline{SA}.\overline{SB}=\overline{SC}.\overline{SD}.$
Do đó, theo định lí về phương tích , tứ giác $ABCD$ nội tiếp.
1) Hãy tham gia các cuộc thi dành cho THCS, THPT, Olympic
2) Tham gia gameshow toán học PSW tại đây
3) Học gõ công thức toán tại:
http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
4) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...

#7
TRONG TAI

TRONG TAI

    Trọng tài MO2014

  • Thành viên
  • 38 Bài viết
Điểm cho gogo123
$D_{rd} = 4.5,4 + 3.24 + 0 + 30 = 123,6$
1) Hãy tham gia các cuộc thi dành cho THCS, THPT, Olympic
2) Tham gia gameshow toán học PSW tại đây
3) Học gõ công thức toán tại:
http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
4) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...

#8
tungc3sp

tungc3sp

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết
Bài này lấy từ Shortlist IMO năm 2008!
tungk45csp

#9
tungc3sp

tungc3sp

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết
Ngoài dùng phương tích ra còn có thể dùng phép nghịch đảo cũng cho lời giải khá đẹp mắt.
tungk45csp

#10
huy thắng

huy thắng

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 97 Bài viết
uh,có cách giải bằng phép nghịch đảo bên forum mathscope :D

Hình đã gửi





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh