Đến nội dung

Hình ảnh

tính các góc của tam giác ABC, thỏa: $\sqrt{3}\cos A+2\cos B+2\sqrt{3}\cos C=4$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
kazehikaru

kazehikaru

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
1. tính các góc của tam giác ABC, thỏa:
$\sqrt{3}\cos A+2\cos B+2\sqrt{3}\cos C=4$

2. tam giác ABC thỏa
$\cos A+\cos B+\cos C=2(\cos A\cos B+\cos B\cos C+\cos C\cos A)$
chứng minh tam giác ABC đều

cám ơn các bạn nhiều! :)
u can't,
i can't,
but we can!!!

#2
N H Tu prince

N H Tu prince

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 388 Bài viết

1. tính các góc của tam giác ABC, thỏa:
$\sqrt{3}\cos A+2\cos B+2\sqrt{3}\cos C=4$

2. tam giác ABC thỏa
$\cos A+\cos B+\cos C=2(\cos A\cos B+\cos B\cos C+\cos C\cos A)$
chứng minh tam giác ABC đều

cám ơn các bạn nhiều! :)

Có rất nhiều cách làm,ở đây mình sử dụng phương pháp vector,phương pháp thường dùng để chứng minh các BDT liên quan đến hàm cos
1.Gọi I là tâm nội tiếp tam giác ABC,bán kính r,Gọi M,N,P là các tiếp điểm của (I,r) với CA,AB,BC
untitled.JPG
Ta có $0\le (\sqrt{3}\overrightarrow{IM}+\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IP})^2=8r^2+2(\sqrt{3}\overrightarrow{IM}.\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IN}.\overrightarrow{IP}+2\sqrt{3}\overrightarrow{IP}.\overrightarrow{IM})$
Mà $\overrightarrow{IM}.\overrightarrow{IN}=r^2.cos \widehat{MIN}=-r^2.cosA$(vì $\widehat{MIN}$ và $\widehat{A}$ là 2 góc bù nhau)
Suy ra:
$0\le 8r^2-2r^2(\sqrt{3}cosA+2cosB+2\sqrt{3}cosC)=>\sqrt{3}\cos A+2\cos B+2\sqrt{3}\cos C\le 4$
Đẳng thức xảy ra khi $\sqrt{3}\overrightarrow{IM}+\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IP}=\overrightarrow{0}=>\left\{\begin{matrix}
(\sqrt{3}\overrightarrow{IM}+\overrightarrow{IN})^2=(2\overrightarrow{IP})^2 \\
(\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IP}=3IM^2
\end{matrix}\right.$
$=>\overrightarrow{IM}.\overrightarrow{IN}=0,\overrightarrow{IN}.\overrightarrow{IP}=\frac{-1}{2}$
Từ đó suy ra $\widehat{A}=90^o,\widehat{B}=60^o,\widehat{C}=30^o$
2.Xét $0\le (\overrightarrow{IM}+\overrightarrow{IN}+\overrightarrow{IP})^2=3r^2-2r^2(cosA+cosB+cosC)$
$=>cosA+cosB+cosC\le \frac{3}{2}$
$=>(cosA+cosB+cosC)^2\le \frac{3}{2}(cosA+cosB+cosC)$
Từ giả thiết suy ra $(cosA+cosB+cosC)^2\le 3(\cos A\cos B+\cos B\cos C+\cos C\cos A)$
$=>(cosA-cosB)^2+(cosB-cosC)^2+(cosC-cosA)^2\le 0$
$=>cosA=cosB=cosC=>...!$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangngocbao1997: 01-03-2013 - 01:27

Link

 


#3
thanhdotk14

thanhdotk14

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 268 Bài viết

Có rất nhiều cách làm,ở đây mình sử dụng phương pháp vector,phương pháp thường dùng để chứng minh các BDT liên quan đến hàm cos
1.Gọi I là tâm nội tiếp tam giác ABC,bán kính r,Gọi M,N,P là các tiếp điểm của (I,r) với CA,AB,BC
untitled.JPG
Ta có $0\le (\sqrt{3}\overrightarrow{IM}+\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IP})^2=8r^2+2(\sqrt{3}\overrightarrow{IM}.\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IN}.\overrightarrow{IP}+2\sqrt{3}\overrightarrow{IP}.\overrightarrow{IM})$
Mà $\overrightarrow{IM}.\overrightarrow{IN}=r^2.cos \widehat{MIN}=-r^2.cosA$(vì $\widehat{MIN}$ và $\widehat{A}$ là 2 góc bù nhau)
Suy ra:
$0\le 8r^2-2r^2(\sqrt{3}cosA+2cosB+2\sqrt{3}cosC)=>\sqrt{3}\cos A+2\cos B+2\sqrt{3}\cos C\le 4$
Đẳng thức xảy ra khi $\sqrt{3}\overrightarrow{IM}+\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IP}=\overrightarrow{0}=>\left\{\begin{matrix}
(\sqrt{3}\overrightarrow{IM}+\overrightarrow{IN})^2=(2\overrightarrow{IP})^2 \\
(\overrightarrow{IN}+2\overrightarrow{IP}=3IM^2
\end{matrix}\right.$
$=>\overrightarrow{IM}.\overrightarrow{IN}=0,\overrightarrow{IN}.\overrightarrow{IP}=\frac{-1}{2}$
Từ đó suy ra $\widehat{A}=90^o,\widehat{B}=60^o,\widehat{C}=30^o$

Cách khác:
Đặt $\vec{e_1}=\frac{\overrightarrow{AB}}{AB},\vec{e_2}=\frac{\overrightarrow{BC}}{BC},\vec{e_3}=\frac{\overrightarrow{CA}}{CA}$
$\Rightarrow \left | \vec{e_1} \right |=\left | \vec{e_2} \right |=\left | \vec{e_3} \right |=1$ và $\vec{e_1}\vec{e_2}=-cosB,\vec{e_2}\vec{e_3}=-cosC,\vec{e_3}\vec{e_1}=-cosA$
Lại có:
$$\left ( \vec{e_1}+2\vec{e_2} +\sqrt{3}\vec{e_3}\right )\geq 0 (*)$$
Khai triển (*) và vận dụng những giả thiết ở trên thì ta được:
$$\sqrt{3}cosA+2cosB+2\sqrt{3}cosC\leq 4$$
Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \vec{e_1}+2\vec{e_2}=-\sqrt{3}\vec{e_3} & & \\ \vec{e_1}+\sqrt{3}\vec{e_3}=-2\vec{e_2} & & \\ 2\vec{e_2}+\sqrt{3}\vec{e_3}=-\vec{e_1}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} B=60^{\circ} & & \\ A=90^{\circ}& & \\ C=30^{\circ}\end{matrix}\right.$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thanhdotk14: 01-03-2013 - 17:02

-----------------------------------------------------

 

:ukliam2: Untitled1_zps6cf4d69d.jpg :ukliam2:





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh