Đến nội dung

Hình ảnh

Hình học - Tuyển tập các bài toán sưu tầm từ Mathlinks.ro

- - - - - geometry mathlinks.ro

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 159 trả lời

#61
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Khi làm 21 mình phát hiện ra: Một bài toán khá giống hình thức bài 21:  (chắc là dễ hơn :lol: )

 

Cho $\Delta ABC$.Các đường cao  $AD,BE.CF$.Gọi $(O_{a})$ là đường tròn nội tiếp $\Delta AEF$.Tương tự xác định các đường 

 

$(O_{b})$,$(O_{c})$.Gọi $t_{a}$ là tiếp tuyến chung khác $BC$ của $(O_{b}),(O_{c})$.Xác định tương tự các đường thẳng 

 

$t_{b},t_{c}$.Chứng minh rằng các đường thẳng $t_{a},t_{b},t_{c}$ đồng quy.

Mở rộng bài này ra:

Cho $\vartriangle ABC$. Lấy $D,E,F$ thứ tự trên đoạn $BC,CA,AB$ sao cho $AD,BE,CF$ đồng quy. Gọi $(O_a);(O_b);(O_c)$ là đường tròn nội tiếp các tam giác $AEF,BFD,CDE$. Gọi $t_c$ là tiếp tuyến chung ngoài khác $AB$ của $(O_a);(O_b)$. Định nghĩa tương tự với $t_b,t_c$.

Chứng minh rằng: $t_a,t_b,t_c$ đồng quy.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#62
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

1 mở rộng nữa từ bài $21$: Giao điểm của các đường thẳng đồng quy đó, là tâm đường tròn nội tiếp của $\Delta DFE$, với $D,E,F$ lần lượt là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ với $BC,CA,AB$  :luoi:

 

Hoàn chứng minh luôn cái mở rộng này, và post lời giải cho bài toán tương tự kia nhé ! :)

Trên bài 22 mình đã chứng minh điểm đồng quy chính là tâm nội tiếp tam giác $DEF$ rồi mà...

 

Bài toán tương tự với đường cao giải như sau:

 

Ta sẽ chứng minh các đường thẳng $t_{a},t_{b},t_{c}$ đồng quy tại tâm ngoại tiếp $S$ $\Delta O_{a}O_{b}O_{c}$

 

Nói cách khác ta sẽ chứng minh $S$ thuộc đường thẳng đối xứng $BC$ qua $O_{b}O_{c}$.

 

Ta có $\Delta O_{b}ED\sim \Delta O_{a}EA$ (g-g) nên ta có $\frac{EO_{a}}{EO_{c}}=\frac{EA}{ED}$

 

$\Rightarrow \Delta EO_{a}O_{b}\sim EAD$ (c-g-c)

 

Suy ra $\widehat{EO_{c}O_{a}}=\widehat{EDA}$.Từ đó bằng cộng góc ta có $AO_{a}O_{c}C$ nội tiếp.

 

Tương tự các tứ giác còn lại...

Gọi $X$ là điểm đối xứng của $S$ qua $O_{b}O_{c}$.Ta sẽ chứng minh $X$ thuộc $BC$.

 

ta có $\widehat{EO_{a}O_{c}}=\widehat{DAC},\widehat{FO_{a}O_{b}}=\widehat{BAD}$

 

Và $\widehat{FO_{a}E}=90+\frac{\widehat{BAC}}{2}$ nên $\widehat{O_{b}O_{a}O_{c}}=\frac{\widehat{ABC}+\widehat{ACB}}{2}\Rightarrow \widehat{O_{b}SO_{c}}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}$

 

Hay $\widehat{O_{b}XO_{c}}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}$=$\widehat{O_{b}DO_{c}}$

 

Suy ra $O_{b}DXO_{c}$ nội tiếp...Hay $\widehat{O_{c}DX}=\widehat{O_{c}O_{b}X}=\widehat{O_{c}O_{b}S}$ (1)  (vì $SO_{b}XO_{c}$

 

là hình thoi)

 

Mà $\widehat{SO_{b}O_{c}}=90-\widehat{O_{b}O_{a}O_{c}}=\frac{\widehat{BAC}}{2}=\widehat{O_{c}DC}$ (2)

 

(1) và (2) suy ra $\widehat{O_{c}DX}=\widehat{O_{c}DC}$ hay $S$ thuộc $BC$.Vậy $S$ thuộc đường thẳng đối xứng $BC$ qua $O_{b}O_{c}$

 

Mà $t_{a}$ đối xứng $BC$ qua $O_{b}O_{c}$ nên $t_{a}$ đi qua $S$.Ta có dpcm.

 

NTL: Tớ chưa đọc bài của cậu, thôi để tớ post 1 bài tương tự nữa :v


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 07-05-2013 - 22:47


#63
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

Mở rộng bài này ra:

Cho $\vartriangle ABC$. Lấy $D,E,F$ thứ tự trên đoạn $BC,CA,AB$ sao cho $AD,BE,CF$ đồng quy. Gọi $(O_a);(O_b);(O_c)$ là đường tròn nội tiếp các tam giác $AEF,BFD,CDE$. Gọi $t_c$ là tiếp tuyến chung ngoài khác $AB$ của $(O_a);(O_b)$. Định nghĩa tương tự với $t_b,t_c$.

Chứng minh rằng: $t_a,t_b,t_c$ đồng quy.

Anh Hân chứng minh được bài này chưa ạ???Tại em vẽ hình trên máy  thấy chúng không phải luôn luôn đồng quy :(



#64
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Anh Hân chứng minh được bài này chưa ạ???Tại em vẽ hình trên máy  thấy chúng không phải luôn luôn đồng quy :(

Anh chưa chứng minh được, nhưng hình vẽ của anh đúng mà?

040513_zps2b7dbbf7.png


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#65
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Vừa phát hiện ra một điều lý thú nữa :)

 

Ở đây không chứng minh sự đồng quy, cùng khai thác 1 tí:

 

Không còn các điểm tiếp xúc nữa, chỉ giữ lại 1 tiếp điểm, ta có bài toán:

 

Cho $\Delta ABC$, đường tròn nội tiếp tam giác tiếp xúc $AB$ tại $M$.$N$ là 1 điểm bất kì trên $BC$. Chứng minh rằng tồn tại 1 tiếp tuyến chung của $3$ đường tròn nội tiếp tam giác $BMN, CMN,AMN$

 

Ảnh chụp màn hình_2013-05-04_173745.png

 

Từ cái BẤT KÌ của điểm $N$, có thể sẽ có nhiều mở rộng khác :) Bài này tớ chứng minh được rồi :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NLT: 04-05-2013 - 17:38

GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#66
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Đây là bài toán mạnh nhấtttttttttttttttttttttttttttttttt ^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

 

Cho $D,E,F$ bất kì thuộc $BC,CA,AB$. Không cần phải đồng quy nữa :v


GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#67
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Anh chưa chứng minh được, nhưng hình vẽ của anh đúng mà?

040513_zps2b7dbbf7.png

 

Đây là bài toán mạnh nhấtttttttttttttttttttttttttttttttt ^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

 

Cho $D,E,F$ bất kì thuộc $BC,CA,AB$. Không cần phải đồng quy nữa :v

Xin lỗi nhé. Anh dùng máy tính đo thử thì nó không ĐÚNG nữa :( Nó chỉ lệch khoảng $0,0002^o$ nên nhìn bằng mắt thường thì tưởng nhầm.

Mở rộng bài này ra:

Cho $\vartriangle ABC$. Lấy $D,E,F$ thứ tự trên đoạn $BC,CA,AB$ sao cho $AD,BE,CF$ đồng quy. Gọi $(O_a);(O_b);(O_c)$ là đường tròn nội tiếp các tam giác $AEF,BFD,CDE$. Gọi $t_c$ là tiếp tuyến chung ngoài khác $AB$ của $(O_a);(O_b)$. Định nghĩa tương tự với $t_b,t_c$.

Chứng minh rằng: $t_a,t_b,t_c$ đồng quy.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#68
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Xin lỗi nhé. Anh dùng máy tính đo thử thì nó không ĐÚNG nữa :( Nó chỉ lệch khoảng $0,0002^o$ nên nhìn bằng mắt thường thì tưởng nhầm.

 

Tất cả ạ? :(


GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#69
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

Tiếp tục nào :lol:

 

$\boxed{\text{Bài toán 24}}$ Cho tam giác $ABC$.Một đường thẳng $d$ cắt $BC,CA,AB$ lần lượt tại $D,E,F$.Qua $D,E,F$vẽc các 

 

đường thẳng $(l),(k),(t)$ lần lượt vuông góc với $BC,CA,AB$.$\Delta XYZ$ là tam giác tạo thành bởi

 

việc lấy các giao điểm của $(l),(k),(t)$.Gọi $H$ là trực tâm tam giác $XYZ$.Biết $H$ thuộc$(d)$.

 

Chứng minh rằng đường thẳng $(d)$ luôn đi qua một điểm cố định.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 07-05-2013 - 22:48


#70
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

Đi qua $O$ à bạn


[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful


#71
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

Đi qua $O$ à bạn

Không phải đâu bạn :( ...Mà bài này khá đơn giản..Post tiếp bài nữa...(Mở rộng bài 23)

 

$\boxed{\text{Bài toán 25}}$ Cho tam giác $ABC$.Điểm $E$ thuộc đoạn $AC$,điểm $F$ thuộc tia đối của tia

 

$BA$ sao cho $AE.AC=AB.AF$.Gọi $D$ là giao điểm của $BC$ và $EF$.Qua $D,E,F$ lần lượt vẽ các đường

 

thẳng $(l),(t),(k)$ vuông góc với$BC,CA,AB$.Các đường thẳng $(l),(t),(k)$ cắt nhau tạo thành $\Delta A'B'C'$.Gọi

 

$S$ là trực tâm tam giác $A'B'C'$.Gọi $S'$ là điểm đối xứng của $S$ qua $EF$.Chứng minh rằng $S'$ luôn

 

thuộc một đường thẳng cố định khi $E,F$ di chuyển.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 07-05-2013 - 22:48

  • NLT yêu thích

#72
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết


$\boxed{\text{Bài toán 15}}$ Cho các điểm $ A_1,B_1,C_1 $ lần lượt nằm trên các cạnh $BC,CA,AC$ của tam giác $ABC$.Giả sử rằng $ AB_1-AC_1=CA_1-CB_1=BC_1-BA_1 $.Gọi $ I_A, I_B, I_C $ lần lượt là tâm nội tiếp các tam giác $ AB_1C_1,A_1BC_1,A_1B_1C $.CMR đường tròn ngoại tiếp tam giác $ I_AI_BI_C $ là tâm nội tiếp tam giác $ABC$

Lời giải 2:

Gọi $(I)$ là đường tròn nội tiếp $\vartriangle ABC$, tiếp xúc $BC,CA,AB$ tương ứng tại $D,E,F$.

Theo giả thiết $AB_{1}-AC_{1}=CA_{1}-CB_{1}=BC_{1}-BA_{1}$

$$\Rightarrow BC_{1}+CB_{1}=BC; CA_1+AC_1=AC; AB_1+BA_1=AB$$

Từ đó, dễ dàng suy ra $DA_1=EB_1=FC_1$. Lại có $ID=IE=IF$ và $\widehat{IDA_1}=\widehat{IEB_1}=\widehat{IFC_1}=90^o$.

\begin{equation} \label{15.2} \Rightarrow \vartriangle IDA_1=\vartriangle IEB_1=\vartriangle IFC_1 (c.g.c) \\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} IA_1=IB_1=IC_1\\ \angle IB_1E=\angle IC_1F \end{array} \right. \end{equation}

Từ \eqref{15.2}, suy ra $AB_1IC_1$ là tứ giác nội tiếp. Mà $AI$ là phân giác $\angle B_1AC_1$ và $I_a$ là tâm đường tròn nội tiếp $\vartriangle AB_1C_1$ nên dễ thấy $IB_1=II_a$.

Tương tự, $II_b=IC_1;II_a=IA_1$. Mà do \eqref{15.2} nên ta có $II_a=II_b=II_c$.

Suy ra $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\vartriangle I_aI_bI_c$ (đpcm)


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#73
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết


$\boxed{\text{Bài toán 17}}$ Cho $PQ$ là một đường kính của đường tròn $(O)$, $A,B$ là $2$ điểm bất kì thuộc $(O)$ sao cho $A,B$ nằm cùng một nửa mặt phẳng bờ $PQ$. Gọi $C$ là giao điểm của $2$ tiếp tuyến tại $A,B$ của $(O)$. Tiếp tuyến tại $Q$ của $(O)$ cắt $PA,PB,PC$ lần lượt tại $A',B',C'$. Chứng minh rằng $C'$ là trung điểm của $A'B'$.

 

Spoiler

393107_378644365586337_1781769816_n.jpg

$\boxed{\text{Solution}}$

- Ta có: $\widehat{PA'Q}=\widehat{PQA}=\widehat{PBA}$ (cùng chắn cung PA và do tam giác PA'Q vuông có đường cao AQ)

=> A,B,B',A' đồng viên

 

- Dựng đường tròn (O') qua A,B,B',A'

 

- Do OC vuông góc với AB, mà $OO'\perp AB$ nên O,C,O' thẳng hàng và AB là trục đẳng phương của (O) và (O')

 

- Gọi E là trung điểm A'B', ta sẽ đi chứng minh $E\equiv C'$

+ Do E là trung điểm nên $O'E // PO$ mà O,C,O' thẳng hàng nên ta sẽ có: 

 

$\widehat{EOC}=\widehat{POC}$,$\frac{O'C}{OC}=\frac{O'E}{OP}$ => $\Delta EO'C \sim \Delta POC => \widehat{O'CE}=\widehat{PCO}$ => P,C,E thẳng hàng => Q.E.D

 

KL: C' là trung điểm A'B'


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thukilop: 09-05-2013 - 22:31

-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-


#74
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Không phải đâu bạn :( ...Mà bài này khá đơn giản..Post tiếp bài nữa...(Mở rộng bài 23)

 

$\boxed{\text{Bài toán 25}}$ Cho tam giác $ABC$.Điểm $E$ thuộc đoạn $AC$,điểm $F$ thuộc tia đối của tia

 

$BA$ sao cho $AE.AC=AB.AF$.Gọi $D$ là giao điểm của $BC$ và $EF$.Qua $D,E,F$ lần lượt vẽ các đường

 

thẳng $(l),(t),(k)$ vuông góc với$BC,CA,AB$.Các đường thẳng $(l),(t),(k)$ cắt nhau tạo thành $\Delta A'B'C'$.Gọi

 

$S$ là trực tâm tam giác $A'B'C'$.Gọi $S'$ là điểm đối xứng của $S$ qua $EF$.Chứng minh rằng $S'$ luôn

 

thuộc một đường thẳng cố định khi $E,F$ di chuyển.

Mãi mới giải được bài này :D

Lời giải:
Ta cần 2 bổ đề sau về tam giác Paralogic.

Bổ đề 1:

Cho $\vartriangle ABC$ và 1 cát tuyến $DEF\, (D\in BC, E\in AC, F \in AB)$. Các đường thẳng $a,b,c$ lần lượt qua $D,E,F$ thứ tự vuông góc $BC,CA,AB$ cắt nhau tại $A',B',C'$ sao cho $a \cap b=C', b \cap c=A', c \cap a=B'$.

Khi đó $(ABC);(A'B'C');AA';BB';CC'$ đồng quy.

hinh25-bd1.png

Chứng minh bổ đề 1:

Gọi $J$ là giao điểm của $AA',CC'$.

\[
\left( {AB;AJ} \right) \equiv \left( {AF;AA'} \right) \equiv \left( {EF;EA'} \right) \equiv \left( {ED;EC'} \right) \equiv \left( {CD;CC'} \right) \equiv \left( {CB;CJ} \right)\pmod {\pi }
\]
Do đó $J \in (ABC)$. Cho nên\[
\left( {BJ;BC} \right) \equiv \left( {AJ;AC} \right) \equiv \left( {AA';AE} \right) \equiv \left( {FA';FE} \right) \equiv \left( {FB';FD} \right) \equiv \left( {BB;BD} \right)\pmod {\pi }
\]
Suy ra $B,B',J$ thẳng hàng hay $AA',BB',CC'$ đồng quy tại $J$ thuộc $(ABC)$.

Ta cũng có \[
\left( {JC';JA'} \right) \equiv \left( {JC;JA} \right) \equiv \left( {BC;BA} \right) \equiv \left( {BD;BF} \right) \equiv \left( {B'D;B'F} \right) \equiv \left( {B'C';B'A'} \right)\pmod {\pi }
\]

Do đó $J \in (A'B'C')$. Ta có đpcm.

========================================

Bổ đề 2:

Cũng với cấu hình như bổ đề 1. Gọi $H,H'$ thứ tự là trực tâm $\vartriangle ABC,\vartriangle A'B'C'$.

Khi đó $DE$ đi qua trung điểm $HH'$.

hinh25-bd2.png

Chứng minh bổ đề 2:

Xác định $J$ như trong chứng minh bổ đề 1. Gọi $P,M$ thứ tự là hình chiếu của $J$ lên $AB,AC$ thì $PM$ là đường thẳng Simpson của $J$ đối với $\vartriangle ABC$.

Ta có:\[
\left( {PJ;PM} \right) \equiv \left( {BJ;BM} \right) \equiv \left( {BJ;BC} \right) \equiv \left( {AJ;AC} \right) \equiv \left( {AA';AE} \right) \equiv \left( {FA';FE} \right) \pmod{\pi}
\]

Mà chú ý rằng $PJ \parallel A'F \Rightarrow DE \parallel PM \Rightarrow DE$ song song với đường thẳng Steiner của $J$ ứng với $\vartriangle ABC \Rightarrow DE \parallel HJ_1$, trong đó $J_1$ là điểm đối xứng của $J$ qua $BC$.

Tương tự, $DE \parallel HJ_2$ với $J_2$ là điểm đối xứng của $J$ qua $B'C'$.

$B'C';BC$ thứ tự là trung trực $JJ_2;JJ_1$ mà $BC\perp B'C'$ tại $D$ nên $JJ_1 \perp JJ_2$ và $D$ là trung điểm $JJ_2$.

Do đó $$\overrightarrow{DJ_1}=-\overrightarrow{DJ_2}$$

Gọi $T$ là giao điểm của $DE$ và $HH'$.

Xét phép chiếu theo phương $DE$ lên $HH'$, ta có $\overrightarrow{TH'}=-\overrightarrow{TH}$.

Suy ra $T$ là trung điểm $HH'$. Ta có đpcm.

========================================

hinh25.png

Quay lại bài toán. Gọi $H$ là trực tâm $\vartriangle ABC$.

Áp dụng bổ đề 2, ta có $DE$ đi qua trung điểm $HS$.

Mà $DE$ cũng đi qua trung điểm $SS'$ nên $DE$ là đường trung bình $\vartriangle SHS'$.

Suy ra $HS' \parallel DE$.

Mặt khác, từ giả thiết $AE.AC=AB.AF$, ta có $BECF$ là tứ giác nội tiếp. Nên

$$(ED;EC) \equiv (EF;EC) \equiv (BF;BC) \equiv (BA;BC) \pmod{\pi}$$

Do đó $(HS';AC) \equiv (ED;EC) \equiv (BA;BC) \pmod{\pi}$.

$H,A,C,B$ cố định nên $S'$ chạy trên đường thẳng $a$ cố định qua $H$ sao cho $(a;AC)\equiv (BA;BC) \pmod{\pi}$.

Ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 20-05-2013 - 20:20

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#75
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Nhận xét trong bài 25:

 

Trong bổ đề 1, giao điểm còn lại của $(ABC);(A'B'C')$ là $K$ với $K$ là điểm Miquel của tứ giác toàn phần $ABCDEF,A'B'C'DEF$.

$\vartriangle A'B'C'$ được gọi là tam giác paralogic của $\vartriangle ABC$ và $\vartriangle ABC,\vartriangle A'B'C$ đồng dạng thuận.

 

Trong bài toán bài 25, điểm đồng quy của $AA';BB';CC'$ là $H'$ thì $H'$ là điểm đối xứng của $H$ qua $BC$.

Ngoài ra, vẽ $SH$ cắt $AC,AB$ tại $R,T$ tương ứng thì các bộ điểm sau $(H',T,B,H);(B,T,R,C);(H,H',R,C)$ đồng viên.

Đặc biệt, $HR,HT$ sẽ đi qua các điểm đối xứng của $H$ lần lượt qua $AC,AB$.

Nếu ta vẽ đường tròn đường kính $HH'$, cắt $(ABC)$ lần 2 tại $Q$ thì $H',Q,S$ thẳng hàng.

Tất cả đều có thể chứng minh từ kết quả $(HS';AC) \equiv (BA;BC) \pmod{\pi}$.

hinh25-nx.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 20-05-2013 - 20:38

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#76
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

Nhận xét trong bài 25:

 

Trong bổ đề 1, giao điểm còn lại của $(ABC);(A'B'C')$ là $K$ với $K$ là điểm Miquel của tứ giác toàn phần $ABCDEF,A'B'C'DEF$.

$\vartriangle A'B'C'$ được gọi là tam giác paralogic của $\vartriangle ABC$ và $\vartriangle ABC,\vartriangle A'B'C$ đồng dạng thuận.

 

Trong bài toán bài 25, điểm đồng quy của $AA';BB';CC'$ là $H'$ thì $H'$ là điểm đối xứng của $H$ qua $BC$.

Ngoài ra, vẽ $SH$ cắt $AC,AB$ tại $R,T$ tương ứng thì các bộ điểm sau $(H',T,B,H);(B,T,R,C);(H,H',R,C)$ đồng viên.

Đặc biệt, $HR,HT$ sẽ đi qua các điểm đối xứng của $H$ lần lượt qua $AC,AB$.

Nếu ta vẽ đường tròn đường kính $HH'$, cắt $(ABC)$ lần 2 tại $Q$ thì $H',Q,S$ thẳng hàng.

Tất cả đều có thể chứng minh từ kết quả $(HS';AC) \equiv (BA;BC) \pmod{\pi}$.

attachicon.gifhinh25-nx.png

Bài giải của anh hay quá! Cái phần chứng minh $EF$ đi qua  trung điểm $HH'$ chính là định lí Sondat nhưng em chứng minh hơi  

 

dài.Cách của anh ngắn hơn. :ukliam2:



#77
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Bài giải của anh hay quá! Cái phần chứng minh $EF$ đi qua  trung điểm $HH'$ chính là định lí Sondat nhưng em chứng minh hơi  

 

dài.Cách của anh ngắn hơn. :ukliam2:

Ừ, đó là định lý Sondat. Em có cách nào thì post lên luôn nhé. Anh có tham khảo cách giải trong bài viết của anh Nguyễn Văn Linh về tam giác paralogic trong THTT tháng này :P Trong bài báo đó, vẫn còn 1 cách chứng minh nữa.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 21-05-2013 - 13:29

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#78
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

$\boxed{\text{Bài toán 26}}$ http://www.artofprob...ic.php?t=197387

Given $ ABCD - rhomboid$  và $X, Y\in(ABC)$. Find $\min(AX.AY+BX.BY+CX.CY+DX.DY)$

============================================

Cho hình thoi $ABCD$ và 2 điểm $X,Y \in (ABC)$. Tìm GTNN của $(AX.AY+BX.BY+CX.CY+DX.DY)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 25-05-2013 - 07:57

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#79
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Tiếp tục nào :lol:

 

$\boxed{\text{Bài toán 24}}$ Cho tam giác $ABC$.Một đường thẳng $d$ cắt $BC,CA,AB$ lần lượt tại $D,E,F$.Qua $D,E,F$vẽc các 

 

đường thẳng $(l),(k),(t)$ lần lượt vuông góc với $BC,CA,AB$.$\Delta XYZ$ là tam giác tạo thành bởi

 

việc lấy các giao điểm của $(l),(k),(t)$.Gọi $H$ là trực tâm tam giác $XYZ$.Biết $H$ thuộc$(d)$.

 

Chứng minh rằng đường thẳng $(d)$ luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải:

Theo bổ đề 2 trong bài 25, ta có $d$ đi qua trung điểm $HH_0$ với $H_0$ là trực tâm $\vartriangle ABC$.

Mà từ giả thiết, $d$ đi qua $H$ nên suy ra $d$ đi qua $H_0$ cố định: đpcm.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#80
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

Lời giải:

Theo bổ đề 2 trong bài 25, ta có $d$ đi qua trung điểm $HH_0$ với $H_0$ là trực tâm $\vartriangle ABC$.

Mà từ giả thiết, $d$ đi qua $H$ nên suy ra $d$ đi qua $H_0$ cố định: đpcm.

Bài này có thể dùng đường thẳng Steiner anh à.Cũng khá đơn giản. :lol:






3 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 3 khách, 0 thành viên ẩn danh