Đến nội dung

Hình ảnh

Hỏi - Đáp về Danh nhân Toán học

* * * * - 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 93 trả lời

#41
thanhthao

thanhthao

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Đây là một số tiểu sử của một số danh nhân các bạn có thể tham khảo:
Êđixơn, nhà phát minh vĩ đại đã phát minh ra đèn điện, ống nghe điện thoại, máy chiếu phim, máy hát,... và rất nhiều các vật dụng khác không ai ngờ hồi nhỏ Êđixơn lại bị coi là học sinh dốt nát và tâm thần.

Êđixơn và gia đình

Khi còn nhỏ Êđixơn vì tò mò nên cái gì cũng muốn biết và hỏi nhiều. Có một lần cậu thấy gà mái ấp gà con liền nghĩ: "Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"

Một hôm trời sắp tối, không thấy Êđixơn về làm bố mẹ đi tìm khắp nơi. Mãi một hồi tìm kiếm họ mới tìm thấy Êđixơn đang ở trong chuồng gà nhà hàng xóm. Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Năm lên 7 tuổi Êđixơn đi học, thầy giáo của cậu là Ănggơ, ông nuôi hai chiếc ria mép trông rất kỳ dị. Ông giảng bài rất khô khan, "1+1=2" mà phải nói đi nói lại. Êđixơn thường hay rắc rối khi nghe giảng, cậu hay nghĩ đến những chuyện kỳ quặc, thí dụ: Cọ sát vào lông động vật có thể sinh ra điện, như vậy thì nối dây điện vào thân còn mèo rồi cọ sát mạnh vào lông mèo có phát ra điện không?

Thầy Ănggơ ngán những học sinh không nghe giảng bài khi lên lớp, vì vậy không thích Êđixơn, Êđixơn cũng không thích nghe ông giảng bài. 3 tháng sau, thành tích học tập của Êđixơn xếp thứ nhất tính từ dưới lên. Thầy Ănggơ nói với Êđixơn: "Ngày mai mời mẹ em đến trường!"

Hôm sau mẹ Êđixơn - bà Nanxi đến trường, thầy Ănggơ nói:

- "Thưa bà phụ huynh của em Êđixơn, con trai của bà không học kịp được các bạn, thích thắc mắc những điều kỳ quặc, tôi gnhĩ em ấy là đứa trẻ rất kém".

Bà Nanxi nói với vẻ nghi ngờ:

- "Thằng nhỏ này vốn là đứa trẻ thông minh..."
Hình đã gửi


- "Thông minh? Không, bà có thấy đứa trẻ thông mình nào mà lại đứng đội sổ không?

- "Đứng đội sổ?" - bà Nanxi nghi ngờ hỏi - "có thể là sự ngẫu nhiên chăng? tôi cũng là một giáo viên. Có khi trí lực của một đứa trẻ không phản ánh trên điểm số. Thưa ngài Ănggơ, mong ngài biết cá tính của cháu để có biện pháp giúp cháu thích hợp, tôi tin rằng cháu sẽ tiến bộ".

- "Thưa bà, xin hỏi bà; cá tính của con bà là gì? Khi lên lớp không tập trung nghe giảng, thà rằng cứ im lặng cho rồi, nhưng cậu ấy lại toàn thắc mắc những chuyện kỳ quặc đâu đâu ấy, đấy gọi là tính gì vậy?"

- "Ngài có thể nói cụ thể hơn một chút được không ạ? Vấn đề gì mà gọi là kỳ quặc?"

- "Thí dụ như: 1+1=2, 2+2=4, đứa trẻ nào nghe giảng cũng hiểu ngay, riêng cậu nhà lại hỏi: Tại sao 2+2=4? Bà thấy đấy bằng bốn là bằng bốn. Lại hỏi tại sao nữa à? Chẳng nhẽ bà không thấy câu hỏi ấy là kỳ quặc sao?"

Bà Nanxi không nghĩ như vậy, không cho là kỳ quặc liền nói:

- "Thưa thầy Ănggơ, nói thực tôi không nghĩ hỏi như vậy là kỳ quặc. Niutơn ngồi dưới gốc cây táo thấy một quả táo rụng xuống liền hỏi: Tại sao táo rụng xuống mà không rụng lên trời? Xem ra hỏi thế thật kỳ quặc nhưng chính câu hỏi ấy dấn đến sự ra đời của Định luật vạn vật hấp dẫn đấy. Chẳng nhẽ chúng ta lại nói Niutơn không nên hỏi như vậy sao?"

Ănggơ bỗng lúng túng. Ông gõ tay xuống bàn: "Niutơn là ai, con trai bà là ai, bà lại so sánh như vậy sao được? Xin phép cho tôi được nói thẳng với bà, trí lực của con bà không được bình thường như những đứa trẻ khác!"

Bà Nanxi không muốn nói lý với ông thầy Ănggơ nữa. Đây thực sự không phải là nơi phù hợp cho Êđixơn phát triền. Bà liền đưa Êđixơn về nhà. Từ đó Êđixơn được mẹ dậy học ở nhà và bắt đầu tự nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên thường xảy ra.
Hình đã gửi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namvk: 23-08-2006 - 08:21

[COLOR=red][SIZE=7][FONT=Times]
là con gái tôi chưa từng nghĩ mình là một cái xương sườn của ai đó

#42
thanhthao

thanhthao

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Còn đây là một số vấn đề về cuộc đời và sự nghiệp của gagile:
Galilê - ì Cha đẻ của khoa học cận đại” - 21/10/2005 4h:31
Hình đã gửi

Galilê (1564 – 1642): Galilê là nhà thiên văn học, nhà vật lý học Italia. Lúc nhỏ gia đình nghèo, ông chưa học hết đại học, những ông vấn tự học 25 tuổi được mời làm giáo sư đại học. Đầu tiên ông đưa ra nguyên lý quán tính, khái niệm lực và gia tốc, là người mở đường cho lực học kinh điển và vật lý học thực nghiệm. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich.

Ông được người đời sau mệnh danh là ì Cha đẻ của khoa học cận đại”.

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.

Khi còn đi học Galilê là một học sinh hay đặt ra câu hỏi, đối với những vấn đề hứng thú ông luôn tự tìm cách chứng minh. Có một thầy giáo đã đưa ra một câu hỏi hóc búa cho học sinh: Dùng một sợi dây vòng thành các hình khép kín khác nhau, thị hình nào có diện tích lớn nhất? Để tìm câu trả lời Galilê đã tìm một sợi dây vòng thành các hình như hình vuông, chữ nhật, hình tròn vv… cuối cùng ông phát hiện hình tròn là hình có diện tích lớn nhất trong các hình, ông còn dùng những kiến thức toán học của mình học được để chứng minh quan điểm này.Hình đã gửi

Thầy giáo của ông thấy sự chứng minh của Galilê như vậy hết sức vui mừng, cổ vũ ông học toán học.

Gallilê ngày càng có hứng thú với toán học, ông còn thường đọc một số sách của các nhà khoa học nổi tiếng, ông thích đọc sách của nhà triết học Arixtốt người Hy Lạp nhất, đồng thời ông còn thích tìm tòi thảo luận những nội dung trong sách. Ông dần dần phát hiện ra có rât nhiều vấn đề Arixtốt không có tư duy biện chứng chặt chẽ mà chỉ phán đoán thông qua cảm giác và kinh nghiệm.

Arixtốt cho rằng hai vật cùng đồng thời rời từ trên cao xuống, vật nặng rơi xuống trước, vật nhẹ rơi xuống sau. Glilê thì ngày càng nghi ngờ điều này, ông nghĩ: ìCác cục đã băng rơi từ trên trời xuống , cục to cục nhỏ chẳng phải rơi xuống đất như nhau sao? Arixtốt sai hay ông sai?"

Về sau, Galilê trở thành giáo sư dạy toán tại trường Đại học pisa, ông đã đưa ra sự hoài nghi đối với học thuyết của Arixtốt.

Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, có người nói Arixtốt là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại sai được?

Đây chắc là muốn chơi trội. Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừa nhận những điều Arixtốt nói là chân lý,Galilê lại dám nghi ngờ cả chân lý. Điên chắc. Nhưng Glilê không để ý những điều mọi người dị nghị, ông nghĩ cách dùng thực nghiệm để chứng minh sự đúng đắn của mình. Ông nhớ lại lúc nhỏ cùng các em trèo lên tháp Pisa chới trò ném đá xuống, mỗi lần ném một nắm đá xuống có hòn to hòn nhỏ, chúng đều cùng rơi xuống đất một lúc. Thế là ông quyết định phải lên tháp pisa để làm thực nghiệm, để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy kết quả thực nghiệm.

Galilê dán quảng cáo trong thành phố, ông viết: ìTrưa mai mời mọi người dến tháp nghiêng pisa xem thực nghiệm về vật rơi”. Tin được truyền đi, đúng trưa ngày hôm sau rất nhiều người đã kéo đến xem thực nghiệm, có người là nhà khoa học, có người chỉ là dân thường trong thành phố, có bạn bè của ông và có cả những người phản đối ông. Trong đám người đến xem vẫn có người cười ông, họ nói rằng có thằng ngốc mới tin rằng một chiếc lông gà và một viên đá cùng rơi xuống đất như nhau. Lúc đó Galilê hết sức tự tin vì rằng ông và các học sinh của ông đã làm thực nghiệm nhiều lần và mỗi lần đều chứng minh đúng.

Thực nghiệm bắt đầu, Galilê và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏ khác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy của hộp có thể mở ra được, chỉ cần kéo đáy hộp ra là hai viên cầu sắt trong hộp đồng thời tự do rơi xuống. Galilê và các học sinh của mình đưa hộp lên đỉnh tháp, mọi người đứng phía dưới đều chăm chú ngẩng đầu nhìn lên. Galilê đích thân kéo đáy hộp ra, mọi người nhìn thấy hai quả cầu sắt một to một nhỏ rơi xuống, tất cả đều nín thở.Hình đã gửi

ìBịch” một tiếng, cả hai viên đồng thời rơi xuống đất mọi người đứng xem cùng reo lên, còn những người phản đối Galilê thì im lặng không nói gì. Thực tế mọi người nhìn thấy đã chứng minh:

Mọi vât thể rơi từ trên cao rơi xuống, thời gian rơi xuống không liên quan đến trọng lượng.
Điều đáng nói là năm 1969 các nhà du hành vũ trụ đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã làm thực nghiệm, thả một chiếc lông vũ và một hòn đá cùng rơi xuống, kết quả chiếc lông và hòn đá cùng rơi xuống mặt trăng một lúc. Điều này đã nói cho biết nếu như không có lực đẩy của không khí, chiếc lông và hòn đá sẽ rơi xuống mặt đất cùng một lúc.

Câu chuyện nổi tiếng về thực nghiệm ở tháp nghiêng Pisa vẫn còn lưu truyền trên thế giới đến ngày nay, nó đã trở thành một giai thoại lịch sử khoa học.

Chuyện về kính viễn vọng

Vào mùa hè một năm nọ, Galilê nhận được thư của một người bạn gửi tới, trong thư có nói rằng: ìCó một người Hà Lan chế tạo được một chiếc kính rất đặc biệt, hôm qua khi đi dạo bên bờ sông tôi đã gặp ông ta. Lúc ấy bên kia bờ sông có một cô gái rất đẹp, qua ống kính tôi đã nhìn thấy cô gái ấy, khuôn mặt cô rõ mồn một cứ như cô đang đứng ngay trước mặt tôi vậy. Tôi ngạc nhiên đến reo lên, tôi nghĩ rằng mình có thể sờ tay vào cô gái được, nhưng khi tôi với tay ra thì suýt ngã xuống sông, thì ra cô gái vẫn ở mãi tận bờ sông bên kia! Vì rằng ông ta không còn chiếc kính nào nữa nên không thể mua lại cho anh được.”Hình đã gửi

Galilê đọc đi đọc lại bức thư, mừng nhảy cẫng lên, ông nói: ìTôi cũng phải làm chiếc kính như thế! Tôi muốn nhìn tận mắt khuôn mặt của những người ở phía xa , có lẽ tôi còn muốn nhìn rõ cả khuôn mặt của những vì sao trên trời cao!”

Để làm được loại kính đặc biệt này Galilê đã tìm đọc các tài liệu có liên quan, sau đó suy nghĩ tìm tòi. Một mặt ông dùng bút vẽ trên giấy, một mặt dùng máy tính để tính toán. Mất đúng một đêm, cuối cùng ông đã tìm được cách làm ra chiếc kính này. Galilê muốn làm loại kính này, ông cần mua mấy chiếc phôi thấu kính để thử làm thiết bị có thể nhìn ra được, nhưng lục túi không thấy còn đồng nào, ông nói với người làm: ìLấy áo khoác của tôi đi đặt lấy tiền đi!” Người phục vụ gái không nỡ làm như vậy, liền lấy tiền riêng của mình để mua mây miếng phôi thấu kính.

Sau khi có vật liệu để làm rồi ông liền bắt tay vào mài kính. Về tính năng của thấu kính thì Galilê quá thuộc nhưng việc mài kính là rất công phu. Ông phải mất mấy ngày mới mài được hai miếng thấu kính, một thấu kính lồi, một thấu kính lõm. Ông lấy hai ống dài một to, một nhỏ để có thể lồng vào nhau được, ông gắn hai chiếc thấu kính lên hai chiếc ống đó, lúc này chỉ còn việc điều chỉnh cự ly của hai thấu kính là có thể đưa những vật từ xa lại gần và phóng đại nó lên. Galilê nâng cái ống kính đơn giản và kỳ lạ ấy lên ngắm cây mọc phía ngoài cửa sổ, ông điều chỉnh hai chiếc ống có gắn kính tức là điều chỉnh cự ly của hai thấu kính, khi điều chỉnh đến vị trí tốt nhất, Galilê bỗng đã nhìn thấy cái cây đứng từ xa nhỏ gần lại ngay trước mắt, có cảm giác như giơ tay ra là có thể sờ thấy được. Galilê đã thành công, đã làm được loại kính có thể nhìn xa này, ông vô cùng sung sướng! Ông quyết tâm tiếp tục cải tiến loại kính này để nó có thể nhìn xa hơn. Thế là ông lại bắt đầu thiết kế, tính toán, vẽ, mài thấu kính … Qua một mùa hè phấn đấu, hệ số phóng đại của thấu kính đã tăng lên từ 3 đến 9 lần. Sau này ông lại làm ra được chiếc kính phóng đại vật thể lên gấp 33 lần, loại kính này được mọi người gọi là ìkính viễn vọng”. Bởi vì nó thực sự là kính viến vọng nên cho đến nay người ta vẫn gọi nó với cái tên như vậy.

Sau khi sản xuất thành công kính viễn vọng, tin truyền nhanh đi khắp Châu Âu, đã có nhiều người bỏ tiền mua kính của ông. Vì bộ phận quan trọng nhất của kính vọng là thấu kính, nên Galilê suốt ngày đêm ngồi mài kính, tuy như vậy nhưng kính ông làm ra vẫn không đủ để bán cho người cần.

Galilê sản xuất và cải tiến kính viễn vọng đồng thời bắt đầu dùng kính viễn vọng vào ứng dụng vào quan sát bầu trời, nó đặt nền móng cho ông nghiên cứu thiên văn học sau này.

Chân lý tỏa sáng

Trên trời cao có vô vàn những vì sao, chúng xa xôi và thần bí. Ở thời đại Galilê sống, người ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng yên, bất động mà trung tâm là Trái đất. Đây chính là ìThuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ” mà mọi người công nhận lúc đó. Nhưng Galilê đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động. Ông viết trong sách của mình rằng: ìTất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt rời mà còn tự quay quanh mình nó theo một trục”.Hình đã gửi

Học thuyết của Galilê vừa ra đời đã xúc phạm đến Giáo hội, Giáo hội quy học thuyết của ông vào loại ìThuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ”, được coi là học thuyết dị đoan. Giáo hội không muốn nhìn thấy có người đưa ra học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Tòa án tôn giáo của Giáo hội gọi thẩm vẫn Galilê, Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hoàng, cấm ông tuyên truyền cho ìThuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” dưới mọi hình thức.

Galilê bị đả kích, nhưng ông vẫn không quên công việc nghiên cứu của mình. Tốn mất thời gian 6 năm để hoàn thành cuốn sách của mình, nội dung bàn về hai quan điểm ìThuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” và ìThuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ”. Cuốn sách truyền bá tư tưởng mới, viết sinh động, khôi hài, sau khi xuất bản độc giả đã giành nhau mua hết ngay.

Những người phản đối Galilê đọc xong liền tiến hành công kích ông, nói rằng xuất bản cuốn sách này là vi phạm lệnh cấm và làm vấn đề trở nên càng ngày càng nghiêm trọng.

Như vậy sách vừa ra đời được nửa năm đã bị cấm bán. Giáo hoàng đã tin vào những lời miệt thị Galilê của một số người lòng dạ hẹp hòi, tòa thánh La Mã và vương quốc Tây Ban Nha cùng phối hợp đưa ra lời cảnh cáo, loại cảnh cáo này là một biện pháp vô cùng nghiêm khắc lúc bấy giờ.

Hai tháng sau tòa án Rome gửi trát đòi Galilê đến toà án thẩm vẫn. Mặc dù đã 69 tuổi, bệnh nằm liệt giường ông vẫn bị áp giải đến Rome.Hình đã gửi

Lúc đầu, Giáo hội chỉ định để Galilê thừa nhận việc ông tuyên truyền ìThuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” là sai lầm đồng thời yêu cầu ông viết giấy đảm bảo sau này không tuyên truyền nữa. Nhưng Galilê không nhận tội, cũng không viết giấy bảo đảm, ông nói: ìNhững điều tôi viết trong sách dều là sự khách quan, tôi không hề phản đối Giáo hoàng. Tôi có tội gì? Lẽ nào tôi lại phải che giấu chân lý, lừa dối mọi người? Lẽ nào tôi sẽ bị trừng phạt vì nói ra sự thật?”

Việc thẩm vấn kéo dài 5 tháng, sức khỏe của Galilê đã không chịu nổi, nhưng mỗi lần thẩm vẫn ông không hề tỏ ra hối hận về việc mình làm. Vì sức khỏe quá yếu, sau mỗi lần chịu thẩm vấn ông đều phải trở về bằng cáng. Tòa án Giáo hội thấy sức khỏe của ông thực sự không chịu nổi liền phán quyết: ìTội danh Galilê là đi ngược lại giáo lý tuyên truyền học thuyết dị đoan bị cầm từ chung thân.

Sau khi tòa án tuyên phạt, Galilê bị giam gần Rome, mất tự do. Cho dù là như vậy, đêm về Galilê vẫn kiên trì viết cho đến khi mắt bị hỏng ông không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Ông tin tưởng ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối. Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng.

Hơn 300 năm sau, năm 1979 Tòa thánh La Mã đã công khai sửa cho Galilê. Giáo hoàng chính thức tuyên bố, phán quyết của Tòa thánh La Mã đối với Galilê là sai lầm nghiêm trọng. Lịch sử cuối cùng đã có pháp quyết công bằng đúng đắn đối với nhà khoa học vĩ đại này, tên tuổi của Galilê mãi mãi được loài người kính trọng.Hình đã gửi

"Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức"
-- Galilê

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namvk: 23-08-2006 - 08:22

[COLOR=red][SIZE=7][FONT=Times]
là con gái tôi chưa từng nghĩ mình là một cái xương sườn của ai đó

#43
Nhatoanhocnhi

Nhatoanhocnhi

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Hi!
Tôi là một thành viên mới của diễn đàn và xin nói về Nobel và giải Nobel như sau:
1.Cha Nobel là một người làm nghề mộc và đó nhờ sự giúp đỡ của một giáo sư giải thích về chất glixerin và ông bước vào công nghiệp thuốc nổ.
2.Cha Nobel đã hai lần bị phá sản.Lần thứ nhất khi bị hỏa hoạn ở Thụy Điển, ông liền sang Nga với mục đích "tìm lại những gì đã mất".Sau đó ,Sa hoàng Nga trong một cuộc chiến tranh thế giới lần 1 đã thất bại và gia đình Nobel thêm một lần nũa phá sản.
3.Giải Nobel được xuất phát từ tài sản của Nobel được gửi vào ngân hàng.
4.Ở trung tâm thủ đô Stoc-khom có bảo tàng Nobel.
5.Ở Việt Nam, Chưa có ai đoạt giải Nobel về khoa học cũng như nghệ thuật.Vì thế tôi cũng như nhiều bạn trẻ cần phấn đấu để biết đâu, một ngày nào đó ? có ai đó đoạt được giải thưởng cao quý này.He,he,he!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nhatoanhocnhi: 02-09-2006 - 17:22


#44
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết

Hi!
Tôi là một thành viên mới của diễn đàn và xin nói về Nobel và giải Nobel như sau:
1.Cha Nobel là một người làm nghề mộc và đó nhờ sự giúp đỡ của một giáo sư giải thích về chất glixerin và ông bước vào công nghiệp thuốc nổ.
2.Cha Nobel đã hai lần bị phá sản.Lần thứ nhất khi bị hỏa hoạn ở Thụy Điển, ông liền sang Nga với mục đích "tìm lại những gì đã mất".Sau đó ,Sa hoàng Nga trong một cuộc chiến tranh thế giới lần 1 đã thất bại và gia đình Nobel thêm một lần nũa phá sản.
3.Giải Nobel được xuất phát từ tài sản của Nobel được gửi vào ngân hàng.
4.Ở trung tâm thủ đô Stoc-khom có bảo tàng Nobel.
5.Ở Việt Nam, Chưa có ai đoạt giải Nobel về khoa học cũng như nghệ thuật.Vì thế tôi cũng như nhiều bạn trẻ cần phấn đấu để biết đâu, một ngày nào đó ? có ai đó đoạt được giải thưởng cao quý này.He,he,he!

Còn cái này nữa sao không nói :

Nobel cũng rất ghét những người hay kể về gia đình ông mà còn mong rằng sau này dành được giải ông đưa ra.

Không biết có đúng không ? Có lẽ nhầm rồi Nobel không nói thế :)
Tất cả là phù du.

#45
thanhthao

thanhthao

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
giải thuởng nobel là một giải thuởng danh giá bất kì ai cũng có quyền mơ uớc mình sẽ có giải thuởng này
mọi thành công đều bắt đầu từ sự uớc mơ
[COLOR=red][SIZE=7][FONT=Times]
là con gái tôi chưa từng nghĩ mình là một cái xương sườn của ai đó

#46
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Thế mà mình không biết chứ :(
Tất cả là phù du.

#47
kehanhkhatmt

kehanhkhatmt

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Có ai cho mình hỏi lịch sử nhà toán học Lương Thế Vinh ko ? xin cảm ơn

#48
Nguyen Hoang Khon

Nguyen Hoang Khon

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Bạn nào biết thì có thể cho mình biết một số nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam không? Nhất là những nhà toán học có đóng góp to lớn đấy!

#49
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Click

Có mấy bài ở đấy vào thử xem sao.
Tất cả là phù du.

#50
PHAN THI PHUONG DAI

PHAN THI PHUONG DAI

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
CHAO CAC BAN
BAN NAO CO THONG TIN VE NHA TOAN HOC CHEBYSEV CHO MINH BIET VOI

#51
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
Đây bạn
http://en.wikipedia.org/wiki/Chebychev
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#52
chieuming

chieuming

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
bạn có thể vào đây để xem

#53
chieuming

chieuming

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
đây là 1 số thông tin em coppy từ trên mạng
Pafnuty Lvovich Chebyshev
born May 4 [May 16, New Style], 1821, Okatovo, Russia
died November 26 [December 8], 1894, St. Petersburg

Photograph:Pafnuty Lvovich Chebyshev.
Pafnuty Lvovich Chebyshev.
Sovfoto
founder of the St. Petersburg mathematical school (sometimes called the Chebyshev school), who is remembered primarily for his work on the theory of prime numbers and on the approximation of functions.

Chebyshev became assistant professor of mathematics at the University of St. Petersburg (now St. …

#54
lytieulong39

lytieulong39

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Mình thì lại thấy môn Toán chỉ là phương tiện để giải các bài tập của những môn khác (Như vật lý, hóa học...)
Nên mình nghĩ ông nobel làm như vậy có lẽ là muốn con người vận dụng phương tiện hữu hiệu là môn Toán để đi đến thành công ở những môn khác...
Các bạn thư nghĩ mà coi, chúng ta cân bằng phương trình hóa học có phải dùng đến Toán ko? Chúng ta tìm các đại lượng vật lý có phải dùng đến Toán ko? Còn nữa, môn Toán là môn chính (ít nhất thì ai cũng coi là vậy) Nhưng ta thấy đó, môn Toán ngoài ứng dụng tính Toán ra còn làm được gì nữa nếu ko có kiến thức vậy lý, hóa học..
Nguoi viet cau nay co le vo cung coi thuong dan toan. toan hoc la mot mon cuc ki li thu vaf vo cung huu ich trong doi song. voi nhung ung dung cua toan hoc con nguoi da phat minh ra rat nhieu thu va toan hoc khong phai chir co tinh toan ma con phai biet suy luan mot cach nhanh nhay va chinh xac nua. vi vay neu khong muon bi quynh thi hay bo ngay y kien do di.

#55
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
Cái này cũng không đúng lắm bởi toán thống kê ứng dụng cho kế toán nhiều lắm
Hay ngành toán ứng dụng mà mình chưa biết
Nói chung có lẽ thời đó Nbel đã quên mất toán chăng ? :)
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#56
linh_ongnhom

linh_ongnhom

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
nhà bác học Lê Quý Đôn
Tôi viết tên bạn lên một tờ giấy, nhưng sau một tai nạn, tôi đã đánh mất nó!Tôi viết tên bạn lên bàn tay, nhưng sau một thời gian nó đã phai mờ!Tôi viết tên bạn trên cát, nhưng gió đã thổi nó đi!Nhưng khi tôi viết tên bạn trong trái tim tôi, nó luôn luôn và mãi mãi không phai mờ!

#57
bachocnhi

bachocnhi

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Mình cũng không rõ lắm về số e( chính xác là không biết)Đây là một số thông tin mình tìm được.
Siêu việt

Tính siêu việt của e và π là hệ quả trực tiếp của định lý này.

Giả sử α là một số đại số khác 0; thì {α} là tập hợp các số đại số độc lập tuyến tính của các số hữu tỉ, và do đó công thức đầu tiên của định lý {eα} cũng là tập hợp độc lập hay nói cách khác eα là tập số siêu việt. Đặc biệt, e1 = e là số siêu việt. (Một bằng chứng sơ cấp cho việc e là số siêu việt được gạch dưới trong bài viết về số siêu việt.)

Thay vào đó, dùng công thức thứ hai của định lý, ta có thể lý luận rằng nếu α là một số đại số khác 0, thì {0, α} là tập hợp của các số đại số phân biệt, do đó tập hợp {e0, eα} = {1, eα} độc lập tuyến tính trên tập số đại sô và đặc biệt eα không thể là số đại số và do đó nó là số siêu việt.

Bây giờ, chúng ta chứng minh rằng π là số siêu việt. Nếu π là số đại số, thì 2πi sẽ là số đại số (vì 2i là số đại số), và theo định lý Lindemann-Weierstrass, e2πi = 1 (xem công thức Euler) là số siêu việt là điều vô lý.

Thay đổi một ít trong chứng minh cho thấy rằng nếu α là số đại số khác 0 thì sin(&alpha), cos(α), tan(α) và các hàm hyperbolic ngược cũng là hàm siêu việt.
Nếu bạn cho tôi một con bò bạn là người tốt bụng
Nếu bạn cho tôi hai con bò bạn làm tôi nghi ngờ.
Nếu bạn cho tôi ba con bò bạn là con bò

#58
dangduydat

dangduydat

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Em cần gấp 1 tiểu sử của Vi-ét ai có cho em đi nào !!! Gửi từ mấy hôm trước 4rum làm ăn chán quá !!!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dangduydat: 14-03-2007 - 21:54


#59
chuông gió

chuông gió

    Điều hành viên VHO

  • Thành viên
  • 53 Bài viết
(François Viète; 1540 - 1603), nhà toán học Pháp, nghiên cứu đại số sơ cấp, cải tiến phương pháp giải các phương trình bậc 3 và bậc 4 của Cacđanô (G. Cardano) và Ferari (L. Ferrari), tác giả của công thức Viet [x. Viet (công thức)]. Năm 1591, ông là người đầu tiên sử dụng các kí hiệu bằng chữ thay cho các số, góp phần hình thành môn đại số học.

Còn đây là English version

A non-professional French mathematician, also known under the latinized name of Vieta, who disclosed the way to modern symbolic algebra. He had a very brilliant legal career starting in his hometown Fontenay-le-Comte as the private lawyer of a noble family, and ended up as a personal counselor of King Henri III.

His first mathematical works were two books of trigonometric tables (Canon Mathematicus, and Universalium Inspectionum Liber Singularis, 1579) where the values of sines were computed with a (startling) accuracy of 10-8.

Viète's major contribution is his innovative treatment of algebraic equations. He initiated the systematical use of letters to denote both the coefficients and the unknowns: this was the beginning of a new type of algebra, expressed in terms of abstract formulas and general rules, instead of the geometric visualizations, the text problems and the numerical examples used by his predecessors back since antiquity. He, however, payed some sort of tribute to the ancient tradition by refusing negative solutions, by sticking to the use of words to denote powers (the exponents would be introduced by Descartes one generation later), and by keeping a terminology inspired by areas and volumes ("plane" and "solid" for the product of two or three numbers respectively).

His treatise Isagoge in Artem Analyticem (1591) is a presentation of his mathematical project. There he introduces the basic notation and gives the rules for the product of powers and the equivalent transformation of equations in a way that calls to mind the first pages of Diophantus' Arithmetica. Viète's classification of the branches of algebra is also partially derived from Greek mathematics: he distinguishes between zetetics (translating a problem into an equation), poristics (proving theorems through equations), and exegetics or rhetics (solving equations). His main works (Ad Logisticem Speciosam Notae Priores, 1631; Zeteticorum Libri Quinque, 1591 or 1593; De Aequationem Recognitione et Emendatione Tractatus Duo, 1615) are entirely devoted to the study of the general properties of algebraic equations. In another treatise, De Numerosa Potestatum ad Exegesin Resolutione (1600), he presented techniques for the numerical computation of roots. He also wrote three minor works on angle sections and other constructions in plane geometry.


#60
chuông gió

chuông gió

    Điều hành viên VHO

  • Thành viên
  • 53 Bài viết
Viète Francois là nhà bác học lỗi lạc người Pháp, sinh năm 1540, mất ngày 13-12-1603. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của đại số học".

Đại số học trong các công trình của Viète trở thành khoa học tổng quát về phương trình đại số, dựa trên phép tính các biểu thức chữ. Ông là người đầu tiên đã ký hiệu không những ẩn số mà cả các hệ số của phương trình bằng các chữ. Nhờ đó, ông có thể diễn đạt các tính chất của phương trình bằng những công thức tổng quát.

Viète là người đầu tiên đã đưa ra các công thức (ngày nay mang tên ông) để thiết lập sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nghiệm và các hệ số của phương trình đại số.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh