Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh:$p\left ( x \right )= x^{n}+29x^{n-1}+2009$ bất khả qui

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
huynhviectrung

huynhviectrung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Cho n là số nguyên dương lớn hơn 2,chứng minh rằng đa thức $P\left ( x \right )= x^{n}+29x^{n-1}+2009$ không thể phân tích thành tích của hai đa thức với hệ số nguyên có bậc lớn hơn hoặc bằng 1.

 

 


The love make me study harder

The enmity make me stronger


#2
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Cho n là số nguyên dương lớn hơn 2,chứng minh rằng đa thức $P\left ( x \right )= x^{n}+29x^{n-1}+2009$ không thể phân tích thành tích của hai đa thức với hệ số nguyên có bậc lớn hơn hoặc bằng 1.

Lời giải của anh Phudinhgioihan

 

Ta có bổ đề sau đây, khá quan trọng khi kiểm tra tính nguyên tố của đa thức hệ số nguyên.

Với $P(x)$ là đa thức hệ số nguyên bậc $\ge 1$, nếu tồn tại số nguyên $m$ sao cho

Các nghiệm của $P(x)=0$ đều thuộc mặt phẳng $Re z <m-\frac{1}{2}$ ( vì có thể nghiệm phức)

ii)$P(m-1) \neq 0$

iii) $P(m)$ là số nguyên tố

Khi đó $P(x)$ là đa thức bất khả quy (không thể phân tích thành tích hai đa thức khác đa thức hằng)

Chứng minh:

Giả sử $P(x)=f(x).g(x)$ với $f(x),g(x)$ là hai đa thức hệ số nguyên bậc $\ge 1$

Do các nghiệm của $P(x)$ đều thuộc mp $Re z <m-\frac{1}{2}$ nên các nghiệm của $f(x)$ cũng vậy

 $$\Rightarrow |f(m-\frac{1}{2}-t)| < |f(m-\frac{1}{2}+t)| \; \forall t>0$$

Chọn $t=\frac{1}{2}$

$\Rightarrow |f(m-1)|<|f(m)|$

Do $P(m-1) \neq 0$ nên $f(m-1) \neq 0$ => $|f(m-1)| \ge 1$

$\Rightarrow f(m)>1$

Tương tự vậy ta cũng có $g(m)>1$

Nhưng $P(m)$ là số nguyên tố nên có mâu thuẫn !

Vậy phải có $P(x)$ là bất khả quy.

Trở lại bài toán của ta

Ta thấy $f(1)=2029$ là số nguyên tố , $f(0)=2009$

nhưng các không điểm của $f(x)$ không thoả mãn đk i), nhưng ta có thể sử dụng ý tưởng trong chứng minh bổ đề trên

Ta có thể dễ dàng kiểm chứng rằng

$$f(\frac{1}{2}+x) > |f(\frac{1}{2}-x)| \; \forall x >0$$

Vì $(\frac{1}{2}+x)^n>|\frac{1}{2}-x|^n \; \forall n \ge 1 , x>0$

Vậy lập luận như trong phần chứng minh bổ đề ta có đpcm.

 

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 02-07-2013 - 22:36

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#3
mathforlife

mathforlife

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

Bổ đề:

Giả sử $f(x)=a_0x^n+a_1x^{n-1}+...+a_{n-1}x+a_n \in Z[x]$

$p \in P$ thoả mãn: $a_2,a_3,...,a_n\vdots p$, $a_0$ không chia hết cho $p$, $a_n$ không chia hết cho $p^2$

Khi đó, nếu $f(x)$ khả quy trong $Z[x]$, tức $f(x)=g(x)h(x)$ thì $min(deg g, deg h)=1$

Từ đó, f(x) có nghiệm hữu tỉ.

 

Áp dụng bài toán với $p=41$. Do lúc này $a_0=1$ nên nghiệm hữu tỉ là nghiệm nguyên. Mặt khác $\forall x \in Z, x^n + 29x^{n-1}+2009$ lẻ nên không thể là nghiệm đã thức. Vậy đa thức đã cho bkq.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mathforlife: 04-07-2013 - 12:46





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh