Đến nội dung

Lim

Lim

Đăng ký: 23-12-2004
Offline Đăng nhập: 03-11-2015 - 09:20
****-

#299728 Albert Einstein

Gửi bởi Lim trong 17-02-2012 - 10:54

Albert Einstein - nhà vật lý thiên tài, cha đẻ của nhiều lý thuyết vật lý nổi tiêng, bao gồm thuyết tương đối tổng quát, chuyển động ngẫu nhiên Brownian, người đặt nền móng cho thuyết lượng tử, và là biểu tượng của nền khoa học hiện đại. Nhưng với toán học, ông có mối liên hệ gì, và toán học của Einstein ở mức độ thế nào so với nhưng gì ngày nay chúng ta được học ?

Hình đã gửi

Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về các công trình và đóng góp của Einstein, Wikipedia tiếng Việt có bài viết rất chi tiết về ông.

Theo một nghiên cứu sinh đến từ trường đại học Hebrew, Jerusalem, Israel. mối liên hệ của Einstein với toán học có thể được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn làm quen với toán học, thời thiếu niên, và giai đoạn sử dụng toán học như một công cụ cho các lý thuyết vật lý kinh điển ngày nay.

Einstein được làm quen với môn toán học khi ông bước sang 10 tuổi. Năm 1889, người bạn của Bố ông là Max Talmud đã hướng dẫn ông, làm quen với toán học và các sách triết học, làm quen với lý luận và hình học Euclid cơ bản, mà theo ông, nó là cuốn sách cẩm nang hình học của ông. Từ cuốn sách đó, ông tiếp cận đến phương pháp suy diễn lôgíc, và làm các bài toán liên quan đến hình học Euclid ( Ởclit) ở độ tuổi 12. Sau đó ông bắt đầu học phương pháp tính. Năm 1895, ông đăng kí dự thi vào Trường công nghệ liên bang Thụy Sĩ, (ETH)nhưng không vượt qua được kì thi đầu vào, mặc dù điểm toán và lý của ông cũng khá cao. Năm 1896, ông cuối cùng cũng đỗ vào trường ETH, và tốt nghiệp vào năm 1900 với bằng sư phạm toán và vật lý.

Thời kì sau khi tốt nghiệp là giai đoạn thứ hai của Einstein với toán học, khi ông không còn học toán nhưng sử dụng toán học như một công cụ để giải các vấn đề và đặt các nền móng lý thuyết vật lý. Năm 1901, ông có một vị trí giáo viên toán ngoài biên chế cho trường cấp 3, Technical High School ở Winterthur, và sau đó giảng dậy tại trường tư ở Schaffhausen, phía bắc của Thụy Sĩ. Cả hai vị trí này đều không phải biên chế chính thức- ông luôn có ước mơ được giảng dậy tại trường đại học. Mất đến hơn mười năm, năm 1912, sau nhiều thời gian vã nỗ lực, cùng với nhiều công bố khoa học kinh điển trong lĩnh vực vật lý, Einstein được mời làm giáo sư tại đại học ETH. Ở đây, ông mới gặp nhà toán học Marcel Grossmann, người hướng dấn ông đến với lĩnh vực hình học Riemann, cùng với lời khuyên của nhà toán học gốc Ý, Tullio Levi-Civita, ông mới bắt đầu khám phá những tính chất quan trọng trong tensors, tự đẳng cấu, general covariance, và các khái niệm này sau đó là một phần quan trọng, nằm trong lý thuyết tương đối tổng quát của ông. Các khái niệm về không-thời gian cong dưới tác dụng của trọng trường, công thức vũ trụ tổng quát, đều liên quan chặt ché đến hình học Riemann mà Einstein được tiếp cận trong giai đoạn này.

Một trăm năm đã qua, những lý thuyết của Einstein trong lĩnh vực vật lý vẫn còn nhiều điều cần khám phá và kiểm chứng. Ông đã đặt một nền móng vứng chắc, thay thế nền móng cơ học cổ điển của Issac Newton. Trong toán học, mặc dù không có lý thuyết nào mang tên ông, nhưng những lý thuyết vật lý kinh điển của ông đã mở đường cho nhiều lĩnh vực toán học được khai sinh và phát triển, làm công cụ để giải thích các lý thuyết này. Tiêu biểu phải kể đến các lĩnh vực toán học như lý thuyết trường, vector trường đối xứng, bài toán Cauchy, hình thức Spinor, phương pháp tính Regge, các định lý về kì dị, phép tương đối số, tuyến tính hóa hấp dẫn và hệ 10 phương trình trường Einstein kinh điển trong lý thuyết hấp dẫn tổng quát.

Einstein không trực tiếp phát triển các công cụ toán học, nhưng ông là nhà thiết kế các công cụ toán học này !

Hình gửi kèm

  • 220px-Albert_Einstein_Head.jpg



#299197 Toán học qua tem thư

Gửi bởi Lim trong 13-02-2012 - 06:44

Hiện tại thư điện tử - email đã thay thế phần lớn phương thức liên lạc bằng thư viết tay như ngày trước nhưng với những người sưu tầm tem thư, đặc biệt tem liên quan đến lĩnh vực toán học, thì mỗi tấm tem đều là một câu chuyện thú vị, về một nhà toán học, cuộc đời và sự nghiệp của họ. Xin giới thiệu đến các bạn thành viên diễn đàn toán học một số hình tem mới được pháp hành trong những năm gần đây.

Aristotle ( 338-332 trước công nguyên)

Aristotle.jpg

Aristotle trở thành học viên của viện Plato khi ông mới 17 tuổi, và làm việc ở đó trong suốt 20 năm. Ông là người đặt nền móng cho môn lý luận học, là người thiết lập phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Ông cùng với Plato và Socrates là ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Bức tem mới nhất có hình của ông được in năm 2009 cùng với lễ kỉ niệm năm thiên văn học 2009.


Johannes Kepler(1571-1630)

Johannes-Kepler.jpg

Kepler được biết đến nhiều nhất với 3 định luật chuyển động của các hành tinh. Ông còn là nhà vật lý, toán học, thiên văn học, chiêm tinh học và nhà văn với các truyện viết về khoa học viễn tưởng.

Damodar Dharmananda Kosambi(1907-1966)

Damodar Dharmananda Kosambi.jpg

Kosami là nhà toán học và thống kê của Ấn Độ. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm hình học vi phân và thống kê, ông cũng đóng góp nhiều cho các nghiên cứu liên quan đến biến đổi trực giao. Năm 1944, ông giới thiệu đến hàm bản đồ Kosambi như hình trên tem phía trên.

Issac Newton (1642-1727)

Newton.jpg

Có nhiều tem thư đã được in hình nhà vật lý cổ điển thiên tài Issac Newton, để tưởng nhớ đến những đóng góp của ông trong vật lý cổ điển cũng như trong lĩnh vực tích phân -toán học. Tấm tem mới này ghi nhận đóng góp của ông trong lĩnh vực quang học. Trước thời Newton, kính thiên văn sử dụng các thấu kính có nhiều hạn chế do hiệu ứng quang sai đơn. Newton đã sáng chế ra kính thiên văn phản xạ, và khắc phục được quang sai này, và kết quả ông đã được đề cử làm Viện sĩ Viện hàn lâm Anh năm 1672. khi mới tròn 30 tuổi.


Blaise Pascal (1623-1662)

Pascal.jpg

Ở tuổi 16, Pascal đã khám phá ra " định lý lục giác" bao gòm 6 điểm trên hình nón. Sau đó ông đã khám phá ra các hệ số nhị phân ( tam giác Pascal), đồng thới nghiên cứu lý thuyết xác suất, áp suất của không khí ( định luật Pascal trong khí động lực học) và các tính chất của cycloids, và đường cong. Bức tem mới nhất về ông ghi nhận sáng chế của ông liên quan đến máy tính cơ học đầu tiên - tính phép cộng và trừ.

Tem hình đa giác

BacKinh.jpg

Rất nhiều các mẫu tem có hình dạng không phải là hình chữ nhật, hình tròn hay hình bình hành. Mẫu tem giới đây là một ví dụ, do Macau xuất hành, nó là hình đa giác, với nội dung là sân vận động tổ chim, dành kỉ niệm Olympic 2008 tại Bắc Kinh.


#296968 Bạn & Diễn đàn Toán

Gửi bởi Lim trong 28-01-2012 - 09:49

Ngoảnh lại mình đã gia nhập diễn đàn VMF được 9 năm rồi, nhanh thế ?


#288376 Về việc làm áo đồng phục cho VMF

Gửi bởi Lim trong 16-12-2011 - 11:02

Em thích bộ áo thứ 2 hơn vì nó không bị lặp lại nhiều chi tiết. Hai màu trắng và đỏ như kia cũng dễ mặc, đi đâu mặc cũng được, đặc biết là đi học thêm toán đội tuyển :)

Anh Sơn dứt điểm vụ in áo này đi, Thông báo chi tiết để em còn vào đăng kí .

Các bạn VMF thế hệ này làm tốt thế ( anh Sơn thì không tính nhé).


#260849 VMF - 7 năm nhìn lại

Gửi bởi Lim trong 09-05-2011 - 09:35

DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC ồ 7 NĂM NHÌN LẠI
Nguyễn Hữu Tình (BadMan) ồ [email protected]
Nguyễn Quốc Khánh (MrMATH) ồ [email protected]



Bây giờ là thời điểm Việt Nam đang ở năm thứ 14 kể từ ngày chính phủ ra quyết định kết nối mạng toàn cầu (12/1997). 14 năm không phải là một quãng thời gian dài nhưng 441.504.000 giây của thời đại cộng nghệ thông tin đã làm thay đổi rất nhiều điều. Bên cạnh đời sống thực, một thế giới ảo đã hình thành và phát triển song hành, và Diễn Đàn Toán Học (Vietnam Mathematics Forum ồ VMF) đã trở thành một phần trong số ấy. Trong khuôn khổ của bài viết này, xin được giới thiệu đôi nét về lịch sử xây dựng và phát triển của VMF.

1. Diễn đàn toán học là gì?
Diễn Đàn Toán Học (VietNam Mathematics Forum - viết tắt là DĐTH) là một tổ chức tự nguyện của thanh niên Việt Nam đang học tập và làm việc ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, được thành lập với mục đích xây dựng sân chơi trực tuyến về Toán học cho những người yêu toán, học toán, dạy toán và nghiên cứu toán.
Địa chỉ chính thức của DĐTH trên mạng toàn cầu là: www.diendantoanhoc.net

2. Quá trình hình thành
Diễn Đàn Toán Học vốn có tiền thân là một box nhỏ trên mạng Trái Tim Việt Nam Online (TTVNOL): Năm 2002 khi mạng TTVNOL hình thành, một nhóm các bạn yêu mến Toán học đã nhanh chóng lập thư mục (box) Toán Học trên cổng thông tin này để cùng nhau thảo luận các vấn đề liên quan đến Toán. Một trong những nhược điểm của mạng TTVNOL là không hỗ trợ việc gõ công thức toán học, điều này dẫn đến khó khăn cho các thành viên khi cần trình bày các vấn đề, bài toán cụ thể.
Đầu năm 2003, lưu học sinh Trần Quốc Việt đã thử nghiệm thành công diễn đàn có tích hợp bộ gõ công thức, để từng bước chuyển các thảo luận từ TTVNOL sang địa chỉ mới, là sân chơi cho các bạn trẻ yêu mến Toán. Lúc bấy giờ diễn đàn được điều hành bởi hai quản trị viên là Trần Quốc Việt (VNMaths ồ Nghiên cứu sinh ở Đức) và Nguyễn Hữu Tình (BadMan ồ Nghiên cứu sinh ở Áo). Sân chơi đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ yêu mến toán là học sinh, sinh viên trong và ngoài nước.

Cuối năm 2003, với số lượng trao đổi và lượt truy cập diễn đàn tăng đột biến, nhóm quản lý đã thảo luận và quyết định xây dựng cổng thông tin mới với tên miền trên mạng toàn cầu là www.diendantoanhoc.net và chính thức đi vào hoạt động ngày 16/1/2004. Trong khoảng thời gian 2 năm tiếp theo, diễn đàn được bổ sung 18 quản lý viên là những người nhiệt huyết vì một cộng đồng toán học trẻ Việt Nam, họ là các du học sinh đến từ 11 quốc gia trên thế giới. Có thể kể ra một vài cái tên trong số đó như: anh Hà Huy Tài - CXR (Tulane University - Mỹ), anh Phan Dương Hiệu ồ RongChoi (University of Paris 8, Pháp), chị Nguyễn Việt Hằng ồ Mathsbeginner (Kyoto University, Nhật Bản), anh Bùi Mạnh Hùng - leoteo (University of Bristol, Anh), anh Lê Thái Hoàng - laviesmerde (University of California, Mỹ), ...
Giai đoạn 2006 ồ 2009, diễn đàn có sự thay đổi lớn về nhân lực trong nhóm quản lý, ngoài một số du học sinh trẻ như Lim Nguyễn (Canada), Nguyễn Long Sơn - NangLuong (Nga) thì các vị trí chủ chốt của diễn đàn đã chuyển dịch sang các thành viên trong nước như Ts.Trần Nam Dũng - NamDung (ĐHKH Tự Nhiên Tp.Hồ Chí Minh), SV. Nguyễn Quốc Khánh ồ MrMATH (ĐHKH Tự Nhiên Hà Nội), ...

3. Tôn chỉ - Mục tiêu
Diễn Đàn Toán Học là một tổ chức học thuật, phi lợi nhuận, không liên quan đến chính trị và tôn giáo, hoạt động trực tuyến dựa trên công nghệ mạng toàn cầu (internet). Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, DĐTH hướng đến các mục tiêu sau:
Trở thành một kênh thông tin đảm bảo, có độ tin cậy, hữu ích và thực tế trên tinh thần trách nhiệm cao đối với độc giả trực tuyến và thành viên của diễn đàn.
Xây dựng một sân chơi Toán học, nơi rào cản về khoảng cách địa lý được gỡ bỏ đối với các thành viên yêu thích Toán học

Học toán: Góp phần xây dựng phong cách học toán chủ động, sáng tạo cho học sinh, sinh viên Việt Nam trong môi trường Toán học ở Việt Nam cũng như ở các nước phát triển trên thế giới.

Làm toán: Làm cầu nối giữa những người làm toán, nghiên cứu chuyên sâu về toán ở Việt Nam và nước ngoài. Tạo nên một môi trường trao đổi trực tuyến về các vấn đề trong lĩnh vực toán học với nhiều chuyên ngành hẹp, chuyên sâu và nâng cao.

Dạy toán:
Trở thành một địa chỉ trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn của giáo viên toán ở các trường phổ thông cũng như giảng viên toán ở các trường đại học và viện nghiên cứu khắp mọi nơi. Đồng thời hướng đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những thế hệ đi trước, của các giáo viên, giảng viên đối với học sinh và sinh viên tham gia trên diễn đàn. Hình thành một môi trường dạy và học toán trực tuyến.

Văn hóa toán: Là địa chỉ, nơi gặp gỡ của những người yêu toán, ở đấy các thành viên bàn luận, chia sẻ tất cả các vấn đề liên quan đến văn hóa toán đồng thời phổ biến rộng rãi văn hóa toán đến với mọi đối tượng chuyên và không chuyên về toán.

Thư viện tài liệu toán: Hình thành cơ sở dữ liệu Toán học bằng việc tích lũy từ các thành viên tham gia trên diễn đàn. Cơ sở dữ liệu sẽ bao gồm các tài liệu ở dạng sách, báo, tạp chí, phần mềm, ... được tổ chức lưu trữ tốt, thuận tiện cho việc tìm kiếm của độc giả.

Truyền bá Toán học:
Kết hợp giữa việc sinh hoạt trực tuyến (online) với những hoạt động ngoại tuyến (offline), DĐTH hướng tới việc truyền bá toán học tới các bạn trẻ khắp mọi miền đất nước, qua đó góp phần vào sự phát triển của nền Toán học Việt Nam.
Tạp chí điện tử Toán học: DĐTH hướng tới việc xây dựng một tạp chí điện tử uy tín về Toán. Ở đó đăng tải đầy đủ thông tin liên quan đến nền Toán học của Việt Nam và cập nhật tin tức mới nhất của thế giới.

4. Nội dung diễn đàn
Website của Diễn Đàn Toán Học được chia thành ba phần có quan hệ mật thiết. Bao gồm phần cung cấp thông tin (web) - ở đó các nội chung được phân cấp theo từng chuyên mục, thuận lợi cho độc giả khi đến với diễn đoàn toán, phần thứ hai là diễn đàn (forum) - nơi trao đổi, thảo luận trực tiếp của các thành viên, và phần thứ ba là một mạng xã hội nhỏ (mini social network) ồ nơi các thành viên có thể tương tác và trao đổi nhiều hơn với nhau theo thời gian thực (realtime). Kết quả của các trao đổi trên diễn đàn sẽ được nhóm quản lý kiểm duyệt, tổng hợp và biên tập để đăng tải trên trang web.

Trên web, ngoài việc đăng các tin bài truyền thống, DĐTH cũng đăng tải những tài liệu đa phương tiện (multimedia) để gửi tới các bạn độc giả những thông tin thời sự trên thế giới thông qua trình duyệt flash trực tuyến. Đó là những clip về lịch sử toán học, về những điều lý thú, và cả những bài giảng toán học trực tuyến. Bên cạnh đó DĐTH cũng đã và tiếp tục xây dựng một kho tài liệu sách điện tử (e-books) đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng thành viên, từ toán phổ thông, toán học sinh giỏi, toán đại học, sách và giáo trình cho nghiên cứu sinh. Các phần mềm hỗ trợ giảng dạy học tập cũng liên tục được cập nhật.

Trên diễn đàn, DĐTH tập trung phát triển các mảng nội dung sau đây:
  • Toán dành cho khối học sinh phổ thông theo chương trình dạy toán ở Việt Nam (bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông, toán olympiad)
  • Toán dành cho sinh viên khối đại học và sau đại học (bao gồm toán đại cương và một số chuyên ngành cơ bản)
  • Toán học và các ngành khoa học khác (mối quan hệ mật thiết và ứng dụng của toán trong các ngành khoa học khác, đặc biệt là mối liên hệ với Khoa học Máy tính, Vật lý và Kinh tế)
  • Các câu lạc bộ ngoại khoá (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Thể thao)
  • Văn hóa toán học (bao gồm các vấn đề liên quan đến toán như lịch sử toán học, danh nhân toán học, các thông tin thời sự toán học, ...)
Bên cạnh việc phát triển website, DĐTH cũng chú trọng đến việc xây dựng những trang vệ tinh chính thức (official blog) trên các mạng xã hội lớn như Blogspot, Wordpress, Facebook, nơi các bạn thành viên cũng có thể tìm thấy nhiều trang tin bài cá nhân rất bổ ích của các nhà khoa học uy tín và có đẳng cấp thế giới, như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn, Ngô Quang Hưng và rất nhiều các tên tuổi khác.
Cùng với thời gian, Diễn Đàn Toán Học đang từng bước hoàn thiện tốt hơn những mục tiêu ban đầu và sẽ cố gắng đề xuất, thực hiện các mục tiêu mới.

5. Nhân lực ồ Trí Lực

Theo thống kế mới nhất, Diễn Đàn Toán Học đã có khoảng 75.000 lượt đăng ký thành viên trong đó trên 35.000 thành viên chính thức. Bao gồm tất cả các đối tượng: học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước; giáo viên ở các trường phổ thông, giảng viên tại các trường đại học, các nhà nghiên cứu Toán học ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

DĐTH được xây dựng và phát triển dựa trên sự đóng góp tự nguyện của tất cả các thành viên cùng với rất nhiều thế hệ của nhóm quản lý và cộng tác viên (CTV). Nhóm quản lý là những người điều hành toàn bộ diễn đàn. Nhóm này được chia làm các nhóm nhỏ, có phân cấp bậc, quyền hạn và chức năng khác nhau.
  • Nhóm quản trị (Administrator): Bao gồm nhóm quản trị kỹ thuật ồ duy trì sự hoạt động ổn định của diễn đàn và nhóm quản trị nội dung ồ chuyên trách việc quản lý thông tin và điều hành tổng thể các hoạt động của DĐTH.
  • Nhóm quản lý (Moderator): Là những người góp phần định hướng và cố vấn cho DĐTH. Trước khi chuyển đổi vị trí, nhóm quản lý ban đầu bao gồm 20 du học sinh đến từ các quốc gia Anh, Pháp, Đức, Áo, Nhật, Nga, Úc, Mỹ, Canada, và một số sinh viên ở trong nước (Hà Nội và Sài Gòn). Nhóm quản lý hiện tại chủ yếu bao gồm sinh viên và giáo viên rải đều ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.
  • Nhóm CTV: Bao gồm các CTV quản lý nội dung thông tin trên các chuyên mục khác nhau của diễn đàn, họ là những người trực tiếp kiểm duyệt và xử lý các bài viết của thành viên đăng tải trên forum. Bên cạnh đó, diễn đàn còn có một nhóm biên tập viên chịu trách nhiệm tổng hợp tin bài từ diễn đàn để đăng tải trên trang tin của DĐTH.
6. Các hoạt trực tuyến hiệu quả
Qua 7 năm hoạt động hoạt động chính thức, các thành viên đã gửi lên DĐTH hơn 220.000 bài viết thuộc về 36.000 chủ đề (topic). Trong số đó, nhiều chủ đề thảo luận chuyên môn có tới hơn hàng trăm bài viết, hàng vạn lượt đọc và đã được trích dẫn lại ở nhiều cộng đồng mạng có liên quan. Số liên kết từ các website khác tới DĐTH là hơn 200 links (một con số rất lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với một cộng đồng học thuật trực tuyến)

Những chủ đề đáng nhớ và có giá trị tham khảo cao trên diễn đàn có thể kể tới: thảo luận về việc học tập và nghiên cứu Giải Tích toán học ở hai miền Nam và Bắc; thảo luận về thực trạng nền toán học Việt Nam với sự tham gia của hàng chục nghiên cứu sinh đang sống và làm việc trong nước và nhiều nước trên thế giới. Những chủ đề tìm hiểu về công trình của các nhà toán học Việt Nam giai đoạn trước và những công trình đương đại luôn là ìđặc sản” của DĐTH. Tất nhiên không thể không nhắc tới những chủ đề nóng về việc học tập và giảng dạy toán học ở bậc phổ thông. Hai chủ đề ìnóng” nhất là ìNews of the days” và ìThực trạng nền toán học Việt Nam” đều do PhD Đỗ Đức Hạnh (Berkeley) khởi tạo.

Về mảng toán sơ cấp, DĐTH đã tạo điều kiện cho những phong trào học tập, thảo luận và làm việc theo nhóm giữa các bạn học sinh phát triển một cách không ngờ. Nhiều nhóm CTV đã làm việc với nhau rất nghiêm túc và hiệu quả để cho ra đời những ấn phẩm có giá trị cao, trong đó có thể kể tới cuốn sách ìSáng tạo bất đẳng thức” của nhóm tác giả Phạm Kim Hùng (Stanford University), cuốn ìBất đẳng thức, suy luận và khám phá” của nhóm tác giả Phạm Văn Thuận (Hanoi University of Sciences), cuốn ìNhững viên kim cương trong bất đẳng thức toán học” của nhóm tác giả Trần Phương (CENSIP), ... Trong thời gian tới hứa hẹn sẽ có thêm nhiều ấn phẩm chất lượng được xây dựng bởi nhiều thành viên khác.

Về mảng toán đại học, những chủ đề về hình học đại số, lý thuyết mật mã, và hình học hiện đại luôn thu hút được sự quan tâm của không chỉ những nghiên cứu sinh, mà cả các sinh viên, thậm chí nhiều học sinh phổ thông thực sự có đam mê. Bên cạnh có những chủ đề cổ điển về giải tích và lý thuyết nhóm cũng rất được quan tâm. Hai chủ đề được yêu thích nhất là ìChỉ số trải, chỉ số phủ” của Assistant Professor Hà Huy Tài (Tulane University) với nickname CXR và ìTruy tìm dấu vết kẻ phản bội” của Assistant Professor Phan Dương Hiệu (University of Paris 8) với nickname RongChoi.

Về mảng văn hóa toán học, rất nhiều tài liệu thú vị đã được chia sẻ, và qua đó thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Chính từ những bài viết này, vào năm 2007 DĐTH đã tổng hợp và liên kết với NXB Giáo Dục Đà Nẵng để cho ra đời hai ấn phẩm với tựa đề là ìChuyện kể về các danh nhân toán học” và ìToán học và những điều lý thú”.

Bên cạnh những thảo luận hàng ngày trên diễn đàn, DĐTH đã tổ chức định kỳ một số kỳ thi trực tuyến, trong đó có kỳ thi viết về vẻ đẹp toán học BOM (Beauty Of Mathematics Constest) năm 2005, và cuộc thi giải toán trên mạng Vietnam Mathematics Electronic Olympiad (VMEO) vào các năm 2004, 2005, 2006.
Kỳ thi VMEO đã được tổ chức tổng cộng ba lần, lần thứ nhất vào năm 2004, lần thứ hai vào năm 2005 và lần thứ ba vào năm 2006. Kỳ thi được tổ chức thường niên vào các tháng 10, 11, 12. Với sự tham gia của trên 100 học sinh trên khắp 3 miền của tổ quốc, VMEO là kì thi dành cho đối tượng học sinh giỏi. Điểm đặc biệt thú vị là tất cả các bài toán được sử dụng làm đề thi đều được sáng tác bởi chính các bạn học sinh và sinh viên toán thuộc nhóm CTV. Cả người ra đề bài, và thí sinh dự thi đều là những bạn trẻ, nhiều bạn trong đó cũng đã có được những tấm huy chương quốc tế (IMO) tương xứng với khả năng sáng tạo của bản thân.
Hiện nay DĐTH đang tiếp tục triển khai xây dựng một số nội dung trực tuyến mới, trong đó có thể kể tới bộ từ điển thuật ngữ toán học trực tuyến và Atlas toán học, những nội dung này đang đuợc chạy thử nghiệm bản beta và dự kiến đầu năm 2012 sẽ chính thức tới với các bạn độc giả và thành viên.

7. Các hoạt động ngoại tuyến tiêu biểu
Hướng tới việc xây dựng một cộng đồng mang tính học thuật có chất lượng, một sân chơi đúng nghĩa cho các bạn trẻ yêu toán, trở thành chiếc cầu nối giữa các thế hệ toán học Việt Nam, DĐTH rất chú trọng việc xây dựng các sự kiện và hoạt động ngoài đời thực, nơi những cư dân mạng (netizen) có thể gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, giao lưu và cùng nhau làm những việc bổ ích. Tiêu biểu là các sự kiện sau:

Trại hè Toán Học Hà Nội tháng 8 năm 2006 là nơi hội tụ của 150 bạn học sinh, sinh viên miền Bắc (đến từ Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên), một số thành viên miền Trung (đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng) cùng với sự góp mặt của rất nhiều thầy cô từ các trường, các tạp chí toán học và từ các viện nghiên cứu. Đây là nơi trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm giữa các thế hệ đi trước với các lớp trẻ kế cận, nơi các bạn thành viên quen nhau qua các nickname trên diễn đàn, nay được gặp gỡ, tay bắt mặt bừng. Trại hè không chỉ dừng lại ở một cuộc gặp gỡ, trao đổi về toán học, mà nó còn là nó còn là một sự đánh dấu cho tính thực (reality) và sống động của cộng đồng mà DĐTH xây dựng.
Chuyến du ngoạn Côn Sơn Kiếp Bạc hè 2007 là một buổi dã ngoại mà các bạn thành viên của diễn đàn được gặp gỡ ở thế giới thực, và được cùng nhau thăm quan các thắng cảnh của Hải Dương, đó là Côn Sơn, Kiếp Bạc, sông Kinh Thầy, đền thờ Nguyễn Trãi và bàn cờ Tiên. Các thành viên đã được hòa mình với sông nước, núi non hữu tình, để có thể giải tỏa những căng thẳng của công việc học tập và lo âu đời thường, được chia sẻ và cảm nhận không chỉ về toán học, mà mở rộng hơn nữa, đó chính là một đời sống toán học, một văn hóa toán chân thực.

Hội thảo tương tác Toán ồ Lý ồ Thiên Văn tại thành phố Hồ Chí Minh hè 2008 là một sự kiện mới mẻ và thú vị, đây là nơi gặp gỡ và giao lưu của hơn 200 thành viên trực thuộc ba cộng đồng học thuật trực tuyến là Diễn đàn Toán Học, Diễn đàn Vật Lý Việt Nam và Câu Lạc Bộ Thiên Văn Vietastro. Ở hội thảo này các bạn trẻ yêu toán đã có cơ hội tìm hiểu thêm về ý nghĩa của lĩnh vực mình yêu thích trong những mối quan hệ đặc biệt quan trọng và mật thiết với Vật Lý và Thiên Văn Học.

Các seminar phương pháp toán sơ cấp và cafe Toán Học đã được triển khai tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Bắt đầu từ cuối năm 2007, các seminar đều đặn diễn ra tại nhiều địa điểm trường khác nhau vào sáng chủ nhật hàng tuần. Tổng cộng đã có khoảng 30 buổi seminar được diễn ra với nhiều nội dung từ đại số, số học, hình học tới xác suất, thống kê và giải tích. Cũng trong khuôn khổ chuỗi seminar này, DĐTH đã liên kết với đại học FPT và trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng được các CLB Toán Học, các CLB này đã tổ chức được những buổi dã ngoại bổ ích, tiêu biểu là những buổi dã ngoại tại khu du lịch Bình Quới và khu du lịch thác Giang Điền. Những seminar này đã thu hút được không chỉ đông đảo các bạn học sinh tới từ thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả những thầy giáo và những bạn học sinh từ các tỉnh lân cận như Bình Phước, Đồng Nai tới dự và tham gia thảo luận.

Trong thời gian tới mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra các địa phương lân cận và ở hai miền Bắc bộ và Trung bộ. DĐTH cũng sẽ tiếp tục cải tiến nội dung các trại hè toán học và hướng tới việc hình thành các trường hè, các đại hội toán học, nơi gặp gỡ, trao đổi giữa các thế hệ toán học Việt Nam.
Bên cạnh đó DĐTH cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai những kỳ thi kết hợp giữa cộng đồng trực tuyến và hoạt động ngoại tuyến, kết hợp giữa những nội dung toán học cổ điển và những hình thức mới mẻ trong thời đại số. Mô hình một tờ báo giấy kết hợp với báo điện tử cũng đang được nghiên cứu. Ngoài ra DĐTH cũng đang chạy thử nghiệm một mạng xã hội ảo (social network) dành cho các bạn trẻ, các thầy giáo, và các nhà toán học có thể tương tác với nhau mạnh mẽ hơn.

8. Một số thống kê
Số liệu về diễn đàn từ ngày 23 tháng 12 năm 2004 đến ngày 23 tháng 04 năm 2011.
• Diễn đàn có tổng cộng 97.000 lượt thành viên đăng ký bí danh (nickname).
• Diễn đàn có tổng cộng 49.000 thành viên chính thức (member).
• Diễn đàn có tổng cộng 36.000 chủ đề trao đổi (topic).
• Diễn đàn có tổng cộng 220.000 bài viết (post).
• Diễn đàn có tổng cộng 32.000 bài viết bị xóa (spam).
• Diễn đàn có tổng cộng 145.000 lượt nhắn tin cá nhân (PM).
• Diễn đàn có tổng cộng 3.400.000 lượt đọc tin trên trang tin bài.
• Diễn đàn có tổng cộng 19.100.000 lượt thành viên truy cập vào forum.
• Tổng lượng thông tin lưu trữ trên diễn đàn và trang chủ là 1.600 Megabyte
• Nội dung bài viết từ thành viên tương đương 160 cuốn sách dầy 500 trang/cuốn.
• Các thành viên đã chia sẻ 5800 file đính kèm, tổng dụng lượng lên tới 2.400 Megabyte
• Thành viên truy cập vào diễn đàn đến từ 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
• Có tổng cộng gần 200 thành viên đã từng trở thành cộng tác viên của diễn đàn
• Có tổng cộng 500 thành viên liên tục tham gia các hoạt động ngoại tuyến
• Diễn đàn có tổng cộng 6 lần nâng cấp sau 7 năm hoạt động chính thức.
• DĐTH từng lọt vào top 50.000 site lớn nhất thế giới (theo Alexa)
• DĐTH từng lọt vào top 500 site top Việt Nam (theo Alexa)


9. Chung sức xây dựng diễn đàn
Trải qua nhiều thế hệ của nhóm quản lý diễn đàn, các thành viên có cùng mối quan tâm trong lĩnh vực Toán học, đã cùng nhau xây dựng nên Diễn Đàn Toán Học, họ là những người tạo ra sân chơi nhưng nó có thực sự là sân chơi của những người yêu Toán hay không lại phụ thuộc vào chính các thành viên và độc giả lướt web, những người vẫn thường xuyên ghé thăm địa chỉ www.diendantoanhoc.net.
Để diễn đàn phát triển cả về chiều rộng với số lượng đông đảo thành viên, độc giả cũng như chiều sâu, nội dung và thông tin, DĐTH cần sự hỗ trợ và giúp đỡ từ tất cả mọi người. DĐTH rất mong nhận được sự cộng tác của các bạn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giới thiệu về Diễn Đàn Toán Học - Nguyễn Hữu Tình (VMF)
[2]. Phương hướng nhiệm vụ & Mục tiêu phát triển Diễn Đàn Toán Học 2008-2009
Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Hữu Tình (VMF)
[3]. Diễn đàn toán học ồ www.diendantoanhoc.net


#260577 Mời các bạn tham gia quản lý diễn đàn

Gửi bởi Lim trong 07-05-2011 - 20:44

Cảm ơn tất cả các bạn đã hưởng ứng tham gia quản lý diễn đàn. Trong đợt này có 14 người được mời vào ban quản lý, tất cả đều là supermod, có quyền hoạt động ở tất cả các diễn đàn. Trong đó người nhỏ tuổi nhất là 15, người lớn tuổi nhất là 24.

Các bạn khác quan tâm và muốn tham gia vào ban quản lý diễn đàn có thể đăng ký ở đợt tiếp theo, năm 2012.

Một lần nữa, cảm ơn tất cả các bạn.

Lim,


#259867 Mời các bạn tham gia quản lý diễn đàn

Gửi bởi Lim trong 03-05-2011 - 12:14

Chào các bạn,

Hiện tại số lượng quản lý viên và điều hành viên của diễn đàn đã không còn hoạt động như trước, để duy trì sự tồn tại của VMF, mình muốn thay mặt nhóm "cựu quản lý viên" mời các bạn thành viên có thời gian và khả năng quan lý tham gia, xung phong làm điều hành viên supermod và admin cho diễn đàn toán học.


Các bạn đăng ký ngay tại topic này nhé:

Nick trên diễn đàn:
Tuổi:
Công việc:
Vị trí đăng ký:
Mong muốn :


Hy vọng có nhiều bạn cùng tham gia chung tay xây dựng diễn đàn, để nó vẫn là nơi hữu ích đối với tất cả những người quan tâm và có tình yêu với toán học.

Lim,


#203974 Làm cuốn vở cho riêng mình

Gửi bởi Lim trong 05-07-2009 - 02:05

Hi all,

Các bạn nếu thích cứ download và in ra tặng bạn bè nhé.

Have fun,

Lim,


#197060 Làm cuốn vở cho riêng mình

Gửi bởi Lim trong 05-05-2009 - 10:44

Hi all,

Chào các bạn, năm ngoái một số bạn CTV và mình có tập hợp một file để in ra thành một quyển vở nhỏ, nhưng do không có điều kiện in nên hiện giờ nó vẫn ở dạng file pdf. Các bạn có thể xem qua, nếu thích có thể in ra và tự đóng thành một quyển vở viết cho riêng mình, hoặc tặng bạn bè.

Check it out

File gửi kèm




#126001 Ứng dụng của bất đẳng thức

Gửi bởi Lim trong 31-10-2006 - 07:51

Mình không biết gì về BDT nên chắc cũng không hiểu nhiều về ứng dụng của nó. Chỉ xin liệt kê một vài đầu sách, các bạn quan tâm nên tìm đọc.

[1]
Inequalities and applications / editor, R.P. Agarwal.
by Agarwal, R. P. (Ratan Prakash), 1925-

[2]
Inequalities and optimal problems in mathematics and the sciences [by] G. Stephenson. -by Stephenson, G. (Geoffrey), 1927-

[3]
Inequalities / by Edwin F. Beckenbach and Richard Bellman. --
by Beckenbach, Edwin F., Bellman, Richard Ernest, 1920-

[4]
Inequalities, by G.H. Hardy, J.E. Littlewood [and] G. Pólya.
by Hardy, G. H. (Godfrey Harold), 1877-1947., Littlewood, John E. (John Edensor), 1885-1977., Polya, George, 1887-

[5]
Inequalities for differential and integral equations / B.G. Pachpatte.
by Pachpatte, B. G.

[6]
Inequalities for stochastic processes : how to gamble if you must / Lester E. Dubins, Leonard J. Savage.
by Dubins, Lester E., 1920-, Savage, Leonard J. joint author.

[7]
Inequalities from complex analysis / John P. D'Angelo.
by D'Angelo, John P.

[8]
Inequalities in mechanics and physics / G. Duvaut, J. L. Lions ; translated from the French by C. W. John. --
by Duvaut, G., Lions, Jacques Louis.

[9]
Inequalities on distribution functions/ H. J. Godwin. --
by Godwin, H. J. (Herbert James)

[10]
Inequalities : proceedings. --
by Symposium on Inequalitites., Shisha, Oved., Aerospace Research Laboratories (U.S.)

[11]
Inequalities : theory of majorization and its applications / Albert W. Marshall, Ingram Olkin. --by Marshall, Albert W., Olkin, Ingram.

[12]
Inequalities / translated from the Russian by Halina Moss ; translation editor: Ian N. Sneddon. --by Korovkin, P P

[13]
Geometric inequalities. By O. Bottema

[14]
Recent progress in inequalities / edited by G.V. Milovanović.

... Có khoảng 146 đầu sách liên quan đến bất đẳng thức. Tiếc rằng mình chả bao giờ đọc cả. Dốt toán mà :)


#101270 Ảnh Trại Hè lần thứ I (Tháng 8-2006)

Gửi bởi Lim trong 06-08-2006 - 12:18

Mai các anh lại đến nhé...
Hình đã gửi

May quá, Kaka không có nhà...
Hình đã gửi

4 chiến binh cuối cùng.
Hình đã gửi

Rụng 3 còn 2
Hình đã gửi

Phải giữ lấy chiến trường bằng mọi giá, anh BM ạh.
Hình đã gửi


#101266 Ảnh Trại Hè lần thứ I (Tháng 8-2006)

Gửi bởi Lim trong 06-08-2006 - 12:14

Em...cũng là thành viên của diễn đàn toán học chấm nét.
IMG_1555.jpg

Còn em là nhân viên của nhà hàng, đang tiếp ( nước ngọt) cho khách ( Doaremon)
IMG_1557.jpg

Các chú ạh, anh( Mít đặc)....say rồi.
IMG_1558.jpg

Chỉ có đôi mình.
IMG_1559.jpg

2 em đến từ trường Hà Nội Amsterdam.
IMG_1560.jpg

Cheeeeeeeer
IMG_1561.jpg

Anh( Friendly) thì thích đứng ( dựa cột )một mình.
IMG_1562.jpg

Cơm rang ngon quá.
IMG_1563.jpg

Quên tên rồi
IMG_1564.jpg

Thầy PVThuận và Lim
IMG_1565.jpg

Hệ thống dàn poster
IMG_1566.jpg

MC và bạn ( đến từ trường Kinh tế Quốc Dân)
IMG_1567.jpg

Chị 612 và chị Sao mai.
IMG_1569.jpg

IMG_1570.jpg

Mấy em đến từ Toán Tin KHTN>
IMG_1571.jpg

Bao gồm cả " em" này nữa
IMG_1572.jpg

IMG_1573.jpg

IMG_1574.jpg

IMG_1575.jpg




#101264 Ảnh Trại Hè lần thứ I (Tháng 8-2006)

Gửi bởi Lim trong 06-08-2006 - 12:12

Anh KoreGerman, Bạn của BM, BM và thầy Nhất
Hình đã gửi

Cô Phạm Thị Bạch Ngọc( phó tổng biên tập Toán học và Tuổi Trẻ ) và chị Sao Mai yêu quý của chúng ta.
Hình đã gửi

Phải ăn thì mới...nói được, MC nhỉ ?
Hình đã gửi

Anh Noproof : các cậu phải tươi tỉnh như mình đây nè
Hình đã gửi

Thành viên.
Hình đã gửi

Tụ tập và nhậu ( tiệc đứng mà các cậu lại ngồi, thật là lạ )

Hình đã gửi

Hình đã gửi

Hình đã gửi


#101259 Ảnh Trại Hè lần thứ I (Tháng 8-2006)

Gửi bởi Lim trong 06-08-2006 - 12:10

Đêm mùng 3, Các bạn Nesbit, Sim Ton, + 2 bạn từ Toán Tuổi Thơ( và người, tất nhiên vẫn còn ..thơ lắm )

Hình đã gửi

Đêm mùng 4, Câu lạc bộ....In Sách Lậu

Hình đã gửi

Dựng băng rôn.
Hình đã gửi

Các thành viên đi sớm nhất
Hình đã gửi

Thành viên
Hình đã gửi

Treo giấy A-0
Hình đã gửi

Tiệc, ( do Lim bận nên chỉ chụp ảnh từ lúc có TIỆC đứng mà thôi )
Hình đã gửi


#80045 Crux Math 2005

Gửi bởi Lim trong 21-05-2006 - 07:47

May quá, số cuối cùng của năm 2005 rồi.

File gửi kèm