Đến nội dung

hocgioiqua22112211

hocgioiqua22112211

Đăng ký: 03-04-2012
Offline Đăng nhập: 10-03-2019 - 17:38
-----

#526890 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Biểu thức...

Gửi bởi hocgioiqua22112211 trong 02-10-2014 - 13:19

Trong chuyên đề này chúng ta đề cập đến các biểu thức đại số:Rút gọn biểu thức, tính giá trị 1 biểu thức hoặc chứng minh đẳng thức ....Để giải được bài toán loại này, chúng ta cần phải có kĩ năng biến đổi đồng nhất thành thạo và 1 số kĩ thuật tính toán. Ở đây để thuận lợi chúng ta xét các biểu thức hữu tỉ và biểu thức vô tỉ

 

I CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ

1. các số thực a, b, c, x, y, z khác 0 thỏa mãn $\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}=d$ và$\frac{a}{x}+\frac{b}{y}+\frac{c}{z}=0$. tính giá trị của biểu thức: $A=\frac{x^{2}}{a^{2}}+\frac{y^{2}}{b^{2}}+\frac{z^{2}}{c^{2}}$

2. Cho a, b, c là các số thực thỏa mãn $a^{2}bc$. tính giá trị của biểu thức

 $p= \frac{5a^{2}}{a^{2}b+5a^{2}+5}+\frac{b}{bc+b+5}+\frac{c}{a^{2}c+c+1}$

3. (vòng 1, THPT chuyên ĐHQG Hà Nội 2001-2002)

giả sử x, y, z là các số thực khác 0 thỏa mãn hệ thức:

$\left\{\begin{matrix} x\left ( \frac{1}{y}+\frac{1}{z} \right )+y\left ( \frac{1}{z}+\frac{1}{x} \right )+z\left ( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right ) & \\ x^{3}+y^{3}+z^{3}=1 & \end{matrix}\right.$

tính giá trị của biểu thức: $p=\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}$

4.(vòng 1, THPT chuyên ĐHSP 2005-2006)

cho x, y, z là 3 số thỏa mãn điều kiện:

$4x^{2}+2y^{2}+2z^{2}-4xy-4xz+2yz-6y-10z+34=0$

tính $S= (x-4)^{2014}+(y-4)^{2014}+(z-4)^{2014}$

5. Chứng minh rằng:

 a) $1.2+2.3+3.4+...+n(n+1)=\frac{1}{3}n(n+1)(n+2)$

 b) $\frac{3}{(1.2)^{2}}+\frac{5}{(2.3)^{2}}+...+\frac{2n+1}{\left [ n(n+1) \right ]^{2}}=\frac{n^{2}+2n}{(n+1)^{2}}$

5b Chứng minh rằng nếu $n \geqslant 0$ ta có

a) $\left ( 1+\frac{1}{3} \right )\left ( 1+\frac{1}{8} \right )\left ( 1+\frac{1}{15} \right )...\left ( 1+\frac{1}{n^{2}+2n} \right )=\frac{2(n+1)}{n+2}$
b) $\left ( 1+\frac{2}{4} \right )\left ( 1+\frac{2}{10} \right )\left ( 1+\frac{2}{18} \right )...\left ( 1+\frac{2}{n^{2}+3n} \right )=\frac{3(n+1)}{n+3}$

II CÁC BIỂU THỨC VÔ TỈ

Trong mục này chúng ta giải các bài toán liên quan đế các biểu thức chứa căn thức : chứng minh đẳng thức hay rút gọn, tính giá trị của một biểu thức. các biểu thức được đề cập đến chủ yếu chứa căn bậc hai và bậc ba

6. Tính giá trị các biểu thức

a) $A=\frac{12\sqrt{51}}{\sqrt{55+4\sqrt{51}}+\sqrt{55-4\sqrt{51}}}$

b)$\sqrt{2-\sqrt{3}}-\sqrt{2+\sqrt{3}}$

7. Cho các số thực x, y thỏa mãn đẳng thức:

 $\left ( x+\sqrt{1+x^{2}} \right )\left ( y+\sqrt{1+y^{2}} \right )$

Chứng minh $x+y=0$

8.  Cho 100 số tự nhiên $a_{1},a_{2},...,a_{100}$ thỏa mãn điều kiện:

$\frac{1}{\sqrt{a_{1}}}+\frac{1}{\sqrt{a_{2}}}+...+\frac{1}{\sqrt{a_{100}}}=19$

chứng minh rằng trong 100 số tự nhiên đó tồn tại 2 số bằng nhau

9.cho a, b là các số dương thoả mãn : $a^{2}-b^{2}\geqslant 0$

a) $\sqrt{\frac{a+\sqrt{a^{2}-b}}{2}}+\sqrt{\frac{a-\sqrt{a^{2}-b}}{2}} = \sqrt{a+\sqrt{b}}$

b) $\sqrt{\frac{a+\sqrt{a^{2}-b}}{2}}-\sqrt{\frac{a-\sqrt{a^{2}-b}}{2}} = \sqrt{a-\sqrt{b}}$

10. (THPT chuyên đại học Ngoại Ngữ 2007-2008)

cho biểu thức: $P=\left ( \frac{1+\sqrt{1-x}}{1-x+\sqrt{1-x}}+\frac{1-\sqrt{1+x}}{1+x-\sqrt{1+x}} \right ).\left ( \frac{x^{2}-1}{2} \right )+1$

a) tìm ĐKXĐ của x để P có nghĩa và rút gọn P




#397822 Bài 1: So sánh các số sau

Gửi bởi hocgioiqua22112211 trong 17-02-2013 - 20:48

Thế này nhé,bài 1 dài quá nhưng dễ nên tự nghĩ, bài 2 bạn nhân 2 lên sẽ đc 2A=2+2 bình + 2 mũ 3+ 2 mũ 4+...+2 mũ 201 rồi trừ cái ban đầu đc A=2 mũ 201 trừ 1 ..., bài 3 nhóm 5 mũ 3 ở phần a, nhóm 7^4 phần b

thanks bạn nha


#397816 Bài 1: So sánh các số sau

Gửi bởi hocgioiqua22112211 trong 17-02-2013 - 20:42

HIzz, chắc bạn lớp 6 đúng k...mình bị hỏng Latex rồi, nói ngắn gọn nhé: bài 1 thì dễ nhất , tự nghĩ :icon6: , bài 2 nhân 2 lên rồi trừ cái ban đầu, bài 3 nhóm ra :closedeyes:

Bạn giải ra đi mình chẳng hiểu gì cả


#397811 Bài 1: So sánh các số sau

Gửi bởi hocgioiqua22112211 trong 17-02-2013 - 20:36

Bài 1: So sánh các số sau
a) $27^{11}$ và $81^{8}$
b) $625^{5}$ và $127^{7}$
c) $5^{23}$ và $6\times5^{22}$
d) $7\times 2^{13}$ và $2^{16}$
e) $444^{333}$ và $333^{444}$
f) $31^{11}$ và $17^{14}$
Bài 2: Cho $A=1+2+2^{2}+2^{3}+2^{4}+...+2^{200}$ . Hãy viết $A+1$ dưới dạng mot luỹ thừa
Bài 3: Chứng minh rằng
a) $(5^{5}-5^{4}+5^{3}) \vdots 7$
b) $(7^{6}+7^{5}-7^{4})\vdots 11$


#308866 cho $\ \widehat{xOy}$=$\ 90^{\circ}$...

Gửi bởi hocgioiqua22112211 trong 07-04-2012 - 21:57

cho $\ \widehat{xOy}$=$\ 90^{\circ}$.Vẽ tia $\ Oz$ và Om trên cùng một nửa mặt phẳng bờ Oy chứa tia Ox sao cho $\ \widehat{yOz}=30^{\circ}$ , $\ \widehat{yOm}=130^{\circ}$
a) tính số đo góc zOx ?
b) tính số đo góc zOm ?
c) để tia Ox là tia phân giác của goc zOm thì góc yOm phải bằng bao nhiêu (độ) ?