Đến nội dung

Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

Đăng ký: 08-06-2012
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

Trong chủ đề: Cho đường tròn (O). Cung BC=$120^o$. Tìm tập hợp điểm D

07-01-2013 - 21:46

Cho đường tròn (O). Cung BC=$120^o$. Điểm A di chuyển trên cung lớn BC. Ở phía ngoài $\Delta ABC$ vẽ $\Delta ACD$ đều.
Tìm tập hợp điểm D

File gửi kèm  image.jpg   16.91K   100 Số lần tải
Gợi ý:
Giả sử đường thẳng DA cắt lại đường tròn (O) tại E. Ta có: $\widehat{EBC}=60^0 $ nên E là điểm chính giữa cung lớn BC. Quỹ tích điểm D là cung chứa góc $60^0$ dựng trên đoạn thẳng CE.

Trong chủ đề: Topic các bài toán số học dành cho các bạn chuẩn bị thi tuyển sinh 10 năm...

07-01-2013 - 20:44

Góp mấy bài cho topic sống lại nè ^^:
Bài 64: Chứng minh $2^{8n}.5^{6n}-1980^n-441^n+1$ chia hết cho $1979,$ với mọi $n$ thuộc $\mathbb{N}.$
Bài 65: Chứng minh $5^{n+2}+26.5^n+8^{2n+1}$ chia hết cho $59$ với mọi $n$ thuộc $\mathbb{N}.$
Bài 66: Chứng minh rằng $1^3+2^3+3^3+...+100^3$ là số chính phương.
Bài 67: Chứng minh rằng tồn tại vô số số nguyên dương $a$ sao cho $z=n^4+a$ không là số nguyên tố với mọi $n$ nguyên dương.
Bài 68: Tìm số dư khi chia $9^{10^{11}}-5^{9^{10}}$ cho $13.$

___________
P/s: Một số bài ở trên không dùng đồng dư nhé :)

Gợi ý:
Bài 64: Gọi biểu thức đã cho là A. Ta có: A = $2000^{2n}-21^{2n} - (1980^n -1)=1979.M-1979.N \vdots 1979$.
Bài 65: Gọi biểu thức đã cho là B. Ta có: B = $59.5^n+8(64^n-5^n)=59.H+59.K \vdots 59$.
Bài 66: BT này dùng PP quy nạp chứng minh thì sẽ dễ hơn: $1^3+2^3+...+n^3= \left( {\frac{n(n+1)}{2}} \right)^2$ thay n = 100 vào là có ngay đpcm.
Bài 67: BT này thật ngộ nghĩnh. Với mỗi n lẻ ta sẽ có vô số số tự nhiên lẻ a lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu BT. Với mỗi n chẵn ta cũng có vô số số chẵn a lớn hơn 0 thỏa mãn yêu cầu BT. => đpcm.
Bài 68: Đặt biểu thức đã cho là A. Ta có: $9^3$ chia 13 dư 1 và $5^4$ chia 13 dư 1 (may quá). Do đó: A = $9^{3k+1}-5^{4k+1}=9(13G+1)-5(13J+1)=13R+4$ chia cho 13 dư 4.

Trong chủ đề: Xác định vị trí của $\text{C , D}$ và tìm $...

07-01-2013 - 17:01

Cho đoạn thẳng $\text{AB} = 2\text{a}$ cố định. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ $\text{AB}$ vẽ $2$ tia $\text{Ax}$ và $\text{By}$ cùng vuông góc với $\text{AB}$. Qua một điểm $\text{O}$ cố định thuộc $\text{AB}$ luôn có hai đường thẳng vuông góc thay đổi với nhau cắt $\text{Ax}$ và $\text{By}$ lần lượt tại $\text{C}$ và $\text{D}$. Xác định vị trí của $\text{C , D}$ sao cho diện tích tam giác $\text{COD}$ đạt giá trị nhỏ nhất. Tính giá trị nhỏ nhất đó.

File gửi kèm  CB.JPG   10.51K   99 Số lần tải
Gợi ý:
Đặt BD = x. Tính được AC theo x. Từ đó tính được OC, OD theo x. BT đưa về tìm GTNN của 1 tam thức bậc hai.

Trong chủ đề: Cho đường thẳng d nằm ngoài đường tròn tâm O

07-01-2013 - 16:42

Cho đường thẳng d nằm ngoài đường tròn tâm O. Vẽ OA vuông góc với d tại A. Từ A kẻ các cát tuyến d1,d2 lần lượt cắt đường tròn (O) tại B,C và D,e (B giữa A và C, D giữa A và E). Gọi M,N theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng BE và DC với đường thẳng d. Chứng minh tam giác OMN cân.

File gửi kèm  CB.JPG   29.17K   122 Số lần tải
Gợi ý:
Gọi H, K lần lượt là trung điểm của CD, BE. Ta có 2 tam giác AHD và AKB đồng dạng (cgc) $\Rightarrow \widehat{AON} = \widehat{AHN} = \widehat{AKM} = \widehat{AOM} \rightarrow$ đpcm.
Chú ý: Thực chất BT này là định lí con bướm cho đường tròn.

Trong chủ đề: Topic hình học THCS

07-01-2013 - 15:15

Đóng góp một bài toán cho topic nào (Dạo này thấy trầm quá ^^):
Bài 136: Cho $\Delta ABC$. Xét 1 đường tròn $(O)$ cắt các cạnh $BC,CA,AB$ lần lượt tại $A_{1},A_{2},B_{1},B_{2},C_{1},C_{2}$.CHứng minh rằng $AA_{1},BB_{1},CC_{1}$ đồng quy $\Leftrightarrow AA_{2},BB_{2},CC_{2}$ đồng quy :D

File gửi kèm  PVD.JPG   25.06K   102 Số lần tải
Gợi ý:
Ta có: $AA_1, BB_1, CC_1$ đồng quy $\Leftrightarrow \frac{A_1B}{A_1C}.\frac{B_1C}{B_1A}.\frac{C_1A}{C_1B} = 1 \Leftrightarrow \frac{A_1B}{C_1B}.\frac{B_1C}{A_1C}.\frac{C_1A}{B_1A} =1 \Leftrightarrow \frac{C_2B}{A_2B}.\frac{A_2C}{B_2C}.\frac{B_2A}{C_2A} =1$
$ \Leftrightarrow \frac{C_2B}{C_2A}.\frac{B_2A}{B_2C}.\frac{A_2C}{B_2C}=1 $
$ \Leftrightarrow AA_2, BB_2, CC_2 $đồng quy.