Đến nội dung

tkvn97

tkvn97

Đăng ký: 13-06-2012
Offline Đăng nhập: 18-02-2015 - 13:11
***--

TOPIC ÔN TẬP HÓA HỌC 10

03-02-2013 - 10:29

Để giúp các bạn 97 có thể trao đổi kinh nghiệm học hóa lớp 10 . Mình lập ra topic này . Mong topic phát triển .

Câu 1. Dung dịch X gồm Na3CO3 , K2CO3, NaHCO3 . Chia X thành hai phần bằng nhau :

- Phần 1 : tác dụng với nước vôi trong dư được 20 gam kết tủa .

- Phần 2 : tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 (đktc) . Giá trị của V là :

A. 2,24 B. 4,48 C. 6,72 D. 3,36

Câu 2. Hoà tan hoàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X . Để kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X ở trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X ở trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 . Kết thúc thí nghiệm , thu được dung dịch Y và 17,22 gam kết tủa . Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là :

A. 4,86 gam D. 5,4 gam C. 7,53 gam D. 9,12 gam

Câu 3. Cho công thức hoá học của muối cacnalít là xKCl.yMgCl2.zH2O. Biết khi nung nóng 11,1g cacnalít thì khối lượng giảm 4,32g. Mặt khác khi cho 5,55g cacnalít tác dụng với dung dịch KOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì được chất rắn có khối lượng giảm 0,36g so với trước khi nung.
Công thức hoá học của cacnalit là
A. KCl.MgCl2.6H2O B. 2KCl.2MgCl2.6H2O C. KCl.2MgCl2.6H2O D. 2KCl.MgCl2.6H2O
Câu 4 . . Cho sơ đồ phản ứng: KCl → (X) → (Y) → O2. X và Y có thể là:
A. Cl2 và KClO3. B. KClO3 và KClO. C. HCl và KClO. D. KOH và K2CO3.

Câu 5 . Cho 1,2 lít hỗn hợp gồm hiđro và clo vào bình thuỷ tinh đậy kín và chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được một hỗn hợp khí chứa 30% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng của clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Thành phần phần trăm về thể tích của hiđro trong hỗn hợp ban đầu và trong hỗn hợp sau phản ứng lần lượt bằng
A. 66,25% và 18,75%. B. 81,25% và 66,25%.
C. 66,25% và 30,75%. D. 88,25% và 30,75%.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?




A. Bán kính nguyên tử Fe nhỏ hơn bán kính ion Fe2+.

B. Mức oxi hóa đặc trưng của Fe trong hợp chất là +2 và +3.

C. Cấu hình electron của ion Fe2+ là [Ar] 3d6.

D. Ion Fe3+ có chứa 5 electron độc thân.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là không đúng ?



A. Liên kết kim loại được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại và các electron tự do.

B. Các ion dương kim loại và electron tự do đều dao động liên tục ở các nút mạng tinh thể kim loại.

C. Liên kết cộng hóa trị do những cặp electron tạo nên, còn liên kết kim loại là do tất cả các electron tự do trong kim loại tham gia.

D. Liên kết ion do tương tác tĩnh điện giữa ion dương và ion âm, còn liên kết kim loại là do tương tác tĩnh điện giữa ion dương và electron tự do.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không tương ứng với tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử ?



A. Độ âm điện lớn B. Năng lượng ion hóa nhỏ

C. Bán kính nguyên tử tương đối lớn D. Số electron hóa trị nhỏ (từ 1 đến 3 electron)

Câu 9: Khi lần lượt cho từng hỗn hợp kim loại dưới đây vào lượng dư nước, thì khi phản ứng hoàn toàn, trường hợp nào thu được lượng khí H2 (đktc) lớn nhất ?



A. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol K B. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol Ca

C. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol Al D. hỗn hợp chứa 1 mol Na và 1 mol Fe

Câu 10: Khi cho từng chất KMnO4, MnO2, KClO3, K2Cr2O7 có cùng số mol tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư thì chất cho lượng khí Cl2 ít nhất là.
A. KClO3 B. MnO2 C.KMnO4 D.K2Cr2O7.

Tìm MAX, MIN : $A = \frac{(x^{2}-y^{2})(1-x^{2...

23-12-2012 - 22:30

Bài toán : Tìm GTNN , GTLN của $A = \frac{(x^{2}-y^{2})(1-x^{2}y^{2})}{(1+x^{2})^{2}(1+y^{2})^{2}}$

$\sum \frac{a^{2}}{\frac{1}...

21-12-2012 - 19:13

Cho các số thực $a, b, c>0$ và $a+b+c=3$. Chứng minh rằng: $$ \frac{a^{2}}{\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+1}+\frac{b^{2}}{\frac{1}{c}+\frac{1}{a}+1}+\frac{c^{2}}{\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+1}\le 1 $$

Tìm GTNN : $P = \frac{x}{2x+3y}+\frac{y}...

14-12-2012 - 19:31

Bài toán số 1 : Cho $x,y,z$ là ba số thực thuộc đoạn $\begin{bmatrix} 1;4 \end{bmatrix}$ và $x\geq y,x\geq z$ . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P = \frac{x}{2x+3y}+\frac{y}{y+z}+\frac{z}{z+x}$
Bài toán số 2 : Cho $x,y,z\in \begin{bmatrix} 0;1 \end{bmatrix}$. Tìm tìm gí trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức $Q = 2(x^{3}+y^{3}+z^{3})-(x^{2}y+y^{2}z+z^{2}x)$

$$I=\displaystyle \int _{0}^{1}\dfrac...

04-12-2012 - 18:03

Bài tập số 1 . Tính tích phân: $$\displaystyle I=\int_{\frac{1}{\sqrt{3}}}^{1}\sqrt{\left ( \frac{1}{x^2}+\frac{1}{x^4} \right )^3}\text{d}x.$$
Bài tập số 2 . Tính tích phân : $$I=\displaystyle \int _{0}^{1}\dfrac{x-e^{2x}}{x.e^{x}+e^{2x}}\mbox{d}x$$