Đến nội dung

BoBoiBoy

BoBoiBoy

Đăng ký: 22-08-2012
Offline Đăng nhập: 07-05-2013 - 16:36
*****

#387227 $\left | a_k-a_m \right |+\left | b_k-b_m \right |...

Gửi bởi BoBoiBoy trong 16-01-2013 - 20:28

Bài toán 2: Một tam giác đặt vào trong hình vuông đơn vị cạnh $1$ sao cho tâm hình vuông nằm ngoài tam giác. Chứng minh rằng có ít nhất $1$ cạnh tam giác độ dài không vượt quá $1$

Xét hình vuông $MNPQ$ cạnh 1 tâm $I$ chứa tam giác $ABC$ sao cho $I$ nằm ngoài tam giác.
Qua $I$ kẻ các đường thẳng song song với $AB;BC;CA$.Do $I$ nằm ngoài tam giác nên trong các đường thẳng vừa vẽ tồn tại 1 đường thẳng không cắt cạnh nào của tam giác $ABC$ (không mất tính tổng quát giả sử đó là đường thẳng song song với $BC$)
Gọi giao của đường thẳng đó với 2 cạnh của hình vuông là $H;K$.Qua $I$ kẻ đường thẳng vuông góc với $HK$ cắt 2 cạnh hình vuông tại $E;F$. (hình vẽ)
Hình đã gửi
Khi đó $HK$ chia hình vuông thành 2 phần và có 1 phần chứa toàn bộ tam giác $ABC$ (chính là tứ giác $MHKQ$)
Ta có 1 đường thẳng bất kì chỉ cắt 3 cạnh 1 tam giác tại tối đa 2 điểm phân biệt.
Do đó đường thẳng $IE$ chỉ cắt tối đa 2 cạnh của tam giác $ABC$.Không mất tính tổng quát giả sử $AB$ là cạnh không bị cắt.
Khi đó $AB$ nằm trọn trong tứ giác nội tiếp $EIKQ$ hay trong đường tròn đường kính $EK$
Mặt khác $EK=\sqrt{2}.IK \le \sqrt{2}.IQ=1$.Do đó $AB\le 1$ hay ta có đccm.


#387209 $\frac{x}{y}=\frac{(x^2-y^2)^{...

Gửi bởi BoBoiBoy trong 16-01-2013 - 19:31

Tìm $x,y$ nguyên dương thoả mãn :
$$\frac{x}{y}=\frac{(x^{2}-y^{2})^{\frac{y}{x}}+1}{(x^{2}-y^{2})^{\frac{y}{x}}-1}$$

Ta có:
$x+y=(x-y)(x^2-y^2)^{\frac{y}{x}}\Rightarrow (x+y)^x=(x-y)^x(x^2-y^2)^y=(x-y)^x(x-y)^y(x+y)^y$
$\Leftrightarrow (x+y)^{x-y}=(x-y)^{x+y}$ (do $x+y>0$)
Đặt $x+y=a;x-y=b (a \in N^*;b \in Z)$
Khi đó $a^b=b^a$.Nhận thấy $a^b>0$ do đó $b^a>0$ hay $b>0$
Do $a>b>0$ nên $b^a \vdots b^b$ hay $a^b \vdots b^b \Rightarrow a \vdots b$
Đặt $a=bk (k \in N^*)$.Ta có $(bk)^b=b^{bk} \Rightarrow bk=b^k \Rightarrow b^{k-1}=k \Rightarrow b=\sqrt[k-1]{k}$

Lại có $1<\sqrt[k-1]{k}\le 2$ (do $k \ge 1; 2^{k-1}\ge k$ (BĐT $Bernoulli$)) nên $1<b\le 2$ hay b=2.
Khi đó $a=4 \Rightarrow x+y=4;x-y=2 \Rightarrow x=3;y=1$ ( thỏa mãn)
Vậy $x=3;y=1$


#386750 $KD$ vuông với $OI$

Gửi bởi BoBoiBoy trong 14-01-2013 - 20:25

Hình đã gửi
Gọi $P;H;Q$ lần lượt là giao của $AI$ với $BC$;$KH$ và $(O)$.
Do $K$ là điểm đối xứng của $M$ qua $AI$ nên $\angle PKQ= \angle PMQ=90^{\circ};\angle DMK= \angle KQP=\angle MQP$.
Nhận thấy nếu $DK \perp OI$ thì $\angle KDM=\angle IOQ$(vì $OM \perp BC$)
Do đó để chứng minh $DK \perp OI$ ta sẽ chứng minh $\angle KDM=\angle IOQ$ hay chính là $\Delta KDM\sim \Delta IOQ$.
Mà $\angle DMK= \angle IQO$ nên ta chỉ cần chứng minh $\frac{DK}{MK}=\frac{OQ}{IQ}$. (1)
Ta có:
$ID\parallel OM \Rightarrow \frac{DM}{IQ}=\frac{MP}{QP}=\frac{MH}{MQ}=\frac{MK}{2MQ}$
Do đó (1) tương đương với $IQ^2.\frac{MK}{2MQ}=OQ.MK$ hay $IQ^2=2.OQ.MK$.
Đẳng thức trên hiển nhiên đúng do $IQ=CQ;OQ=R$ và đẳng thức quen thuộc $CQ^2=2.MQ.R$(chứng minh bằng cách lấy điểm đối xứng với $Q$ qua $O$)
Vậy $DK$ vuông góc với $OI$


#385439 CMR: $\angle KMD = \angle KMC$

Gửi bởi BoBoiBoy trong 10-01-2013 - 22:11

Hình đã gửi






Lấy P thuộc AC;Q thuộc BD sao cho $\angle DPK=\angle DMK;\angle CMK=\angle CQK$.
Ta có các tứ giác $KMPD;KMQC$ nội tiếp.Suy ra $\angle KPM=\angle KDM=\angle MBA;\angle KQM=\angle KCM=\angle MAB$.
Do đó các tứ giác $PMBA;QMAB$ nội tiếp hay 5 điểm $M;A;B:P;Q$ cùng thuộc 1 đường tròn.
$\Rightarrow \lozenge PQBA$ nội tiếp
$\Rightarrow \frac{PK}{QK}=\frac{KB}{KA}=\frac{KD}{KC}$
$\Rightarrow \lozenge PQCD$ nội tiếp
$\Rightarrow \angle DPC=\angle DQC\Rightarrow \angle KMC=\angle KMD (dccm)$


#373048 Tìm các số tự nhiên x,y sao cho ${x^2}{y^4} - {...

Gửi bởi BoBoiBoy trong 27-11-2012 - 16:51

Tìm các số tự nhiên x,y sao cho ${x^2}{y^4} - {y^3} + 1$ là số chính phương

Đặt $A=x^2y^4-y^3+1=a^2$, với $a$ là số tự nhiên.
$\Leftrightarrow (y^2x-a)(y^2x+a)=y^3-1$
-Nếu $y=0$ suy ra $A=1$ luôn là $SCP$.
-Nếu $y=1$ suy ra $A=x^2$ luôn là $SCP$ với mọi $x$ tự nhiên.
-Nếu $y>1$ $\Rightarrow y^3-1>0\Rightarrow y^2x-a;y^2x+a>0$.
Đặt $y^2x+a=m;y^2x-a=n (m;n \in \mathbb{N^*})\Rightarrow \left\{\begin{matrix} mn+1=y^3 & \\ m+n=2y^2x\vdots y^2& \end{matrix}\right. \Rightarrow (m+n)^3\vdots (mn+1)^2$
Đặt $(m+n;mn+1)=d (d \in \mathbb{N^*})$ ($d>1$ do $mn+1>1$;$(m+n)^3\vdots (mn+1)^2$)
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} m+n=dp & \\ mn+1=dq& \end{matrix}\right.;p;q \in \mathbb{N^*};(p;q)=1$
$(m+n)^3 \vdots (mn+1)^2\Rightarrow dp^3 \vdots q^2\Rightarrow d\vdots q^2 ((p;q)=1)\Rightarrow d\ge q^2$
Do $m+n\ \vdots d$ nên tồn tại $a\in N^*;a\le \frac{d}{2}$ thoả mãn $m+a\vdots d;n-a\vdots d$ hoặc $m-a\vdots d;n+a\vdots d$.
Ta xét TH $m+a\vdots d;n-a\vdots d$ (TH còn lại tương tự)
-Nếu $n=a$
-Nếu $n>a$
Có $dq=mn+1=m(n-a)+a(m+a)+1-a^2\Rightarrow q=m.\frac{n-a}{d}+a.\frac{m+a}{d}+\frac{1-a^2}{d}$
$\Rightarrow m+a\le q+\frac{a^2-1}{d}\le q+\frac{\frac{d^2}{4}-1}{d}=q+\frac{d}{4}-\frac{1}{d}\le q+\frac{d}{4}$
Mà $m+a\ge d$ nên $q\ge \frac{3}{4}.q^2$ hay q=1.
$\Rightarrow mn+1=d\le dp=m+n\Rightarrow (m-1)(n-1)\le 0$
Do $m\ge n$ nên $n=1$ hay $y^2x-a=1;y^2x+a=y^3-1$ suy ra $2y^2x=y^3$ hay $y=2x$.
Khi đó $A=(4x^3-1)^2$ chính phương với mọi $x$ tự nhiên.
Vậy $y\in \left \{ 0;1 \right \};x\in \mathbb{N^*}$ hoặc $y=2x \in \mathbb{N^*}$.


#372842 $DE.IB.AC=DF.IC.AB$

Gửi bởi BoBoiBoy trong 26-11-2012 - 20:05

Cho $\Delta ABC$ ngoại tiếp $(I)$ tiếp xúc $BC;CA;AB$ tại $D;E;F.$

Chứng minh:
$DE.IB.AC=DF.IC.AB$

Bài toán này ta áp dụng công thức sau:$\frac{a}{sinA}=\frac{b}{sinB}=\frac{c}{sinC}$

Ta có:
$$\frac{DE}{ID}=\frac{sin\widehat{EID}}{sin\widehat{IED}}=\frac{sinC}{sin\frac{C}{2}}$$
Tương tự:$$\frac{DF}{ID}=\frac{sinB}{sin\frac{B}{2}}$$
Đẳng thức cần chứng minh tương đương với:
$$\frac{IB}{ID}.\frac{DE}{DI}.AC=\frac{IC}{ID}.\frac{DF}{DI}.AB$$
$$\Leftrightarrow \frac{1}{sin\frac{B}{2}}.\frac{sinC}{sin\frac{C}{2}}.AC=\frac{1}{sin\frac{C}{2}}.\frac{sinB}{sin\frac{B}{2}}.AB$$
$$\Leftrightarrow \frac{AC}{sinB}=\frac{AB}{sinC}$$
(đúng)
Vậy $DE.IB.AC=DF.IC.AB$


#372374 Cm AF,DE,BC đòng qui

Gửi bởi BoBoiBoy trong 25-11-2012 - 10:59

Cho tam giác ABC vuông tại A và điểm D trên cạnh AC.GỌi E là điểm đối xứng với A qua đường BD và F là giao điểm của CE với đường thẳng qua D và vuông góc BC.Cm AF,DE,BC đòng qui

Hình đã gửi
Gọi $H$ là giao của $AE:BC$;$K$ là giao của $BC:DF$.
Theo định lý $Ceva$, để chứng minh $AF:DE:BC$ đồng quy ta sẽ chứng minh:$\frac{FE}{FC}.\frac{DC}{DA}.\frac{HA}{HE}=1 (1) $
Từ giả thiết,ta có:$\widehat{BAC}=\widehat{BKD}=\widehat{BED}=90^{\circ}$
suy ra các tứ giác $BADK;BEKD$ nội tiếp $\Leftrightarrow \widehat{FDC}=\widehat{HBA};\widehat{FDE}=\widehat{HBE}$.
Ta có:
$$\frac{FE}{FC}=\frac{S_{DEF}}{S_{DCF}}=\frac{DE.sin\widehat{EDF}}{DC.sin\widehat{CDF}}=\frac{DA}{DC}.\frac{sin\widehat{HBE}}{sin\widehat{HBA}}$$
(do $DE=DA;\widehat{FDC}=\widehat{HBA};\widehat{FDE}=\widehat{HBE}$)
$$\frac{HA}{HE}=\frac{S_{BHA}}{S_{BHE}}=\frac{BA.sin\widehat{ABH}}{BE.sin\widehat{EBH}}=\frac{sin\widehat{ABH}}{sin\widehat{EBH}}$$
Do đó (1) được chứng minh.
Vậy AF;DE;BC đồng quy.


#372294 CHứng minh CD=3FG

Gửi bởi BoBoiBoy trong 24-11-2012 - 23:56

Đường tròn nội tiếp (I) tam giác ABC tiếp xúc BC,AC,AB tại D,E,F.AD cắt (I) tại M,đường tròn (CMD) cắt DF tại N.CN cắt AB tại G.CHứng minh CD=3FG

Hình đã gửi
Trong bài toán này ta sẽ sử dụng các công thức sau:
$\bullet S_{ABC}=\frac{1}{2}.sinA.AB.AC {\color{Green} (1) } ;\frac{a}{sinA}=\frac{b}{sinB}=\frac{c}{sinC}=2R {\color{Green} (2)}$
Gọi $H$ là giao của $EF$ và $CN$.Theo giả thiết ta có các tứ giác $MEDF:MNDC$ nội tiếp
$\Rightarrow \widehat{MEH}=\widehat{MCH}\Rightarrow \lozenge MECH$ nội tiếp.
Ta có:
$$\widehat{HMC}=\widehat{HEC}=\widehat{EMF}$$
$$\widehat{HMN}=\widehat{HMC}-\widehat{NMC}=\widehat{HEC}-\widehat{BDF}=\widehat{HEC}-\widehat{DFE}=\widehat{DEC}=\widehat{EMD}$$
$$\widehat{MNC}=\widehat{MDC}=\widehat{MFD}$$
$$\widehat{MCN}=\widehat{MDF}$$
Do đó:
$$\frac{HN}{HC}=\frac{S_{MHN}}{S_{MHC}}=\frac{MN.sin\widehat{HMN}}{MC.sin\widehat{HMC}}$$(áp dụng (1))
$$=\frac{sin\widehat{MCN}}{sin\widehat{MNC}}.\frac{sin\widehat{HMN}}{sin\widehat{HMC}}=\frac{sin\widehat{MDF}}{sin\widehat{MFD}}.\frac{sin\widehat{EMD}}{sin\widehat{EMF}}=\frac{MF}{MD}.\frac{ED}{EF}$$
(áp dụng liên tiếp (2))
Mà ta kết quả quen thuộc:$\frac{MF}{MD}.\frac{ED}{EF}=\frac{1}{2}$ nên $\frac{HN}{HC}=\frac{1}{2}$.
Áp dụng định lý Menelaus vào các tam giác $BCG:ACG$ ;để ý $AE=AF;CD=CE;BD=BF$ ta có:
$$\frac{FG}{CD}=\frac{GN}{NC}=\frac{HG}{HC}=\frac{GN+GH}{NC+HC}=\frac{HN}{NC+HC}=\frac{1}{3}$$
Vậy $CD=3FG$.


#371758 CHứng minh rằng NX/NY=AC/AB

Gửi bởi BoBoiBoy trong 23-11-2012 - 14:36

Hình đã gửi
Ta có:$N;I;D$ thẳng hàng (D là tiếp điểm của $(I)$ với $BC$.
Dễ chứng minh được $X;Y;E;F$ thẳng hàng.
Ta thấy các tứ giác $XFIB$;$XIDB$ nội tiếp nên 5 điểm $X;F;I;D;B$ cùng thuộc 1 đường tròn.
Suy ra tứ giác $XFID$ nội tiếp,do đó $NF.NX=NI.ND$.
Tương tự:$NE.NY=NI.ND$ $\Rightarrow NX.NF=NY.NE\Rightarrow \frac{NX}{NY}=\frac{NE}{NF}=\frac{EX}{FY}$.
Lại có: $\Delta FBY\sim \Delta IBC\sim \Delta EXC$ (vì đều có 1 góc bằng $\frac{\widehat{B}}{2}$;1 góc bằng $\frac{\widehat{C}}{2}$).
$$\Rightarrow \frac{FY}{IC}=\frac{BF}{IB};\frac{EX}{IB}=\frac{CE}{CI}$$
$$\Rightarrow \frac{EX}{FY}=\frac{BI^2}{CI^2}.\frac{CE}{BF}$$
Mặt khác:
$$BI^2=\frac{ac(a+c-b)}{a+b+c};CI^2=\frac{ab(a+b-c)}{a+b+c};BF=a+c-b;CE=a+b-c$$
(với $a;b;c$ lần lượt là độ dài $BC;CA;AB$ )
nên $\frac{EX}{FY}=\frac{BI^2}{CI^2}.\frac{CE}{BF}=\frac{c}{b}=\frac{AB}{AC}$
Vậy $\frac{NX}{NY}=\frac{AB}{AC}$


#368559 Chứng minh $A$ là tâm đường tròn bàng tiếp của tam giác $ODE...

Gửi bởi BoBoiBoy trong 10-11-2012 - 22:31

Cho tam giác nhọn $ABC$ có $H$ là trực tâm và $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp . Đường trung trực của $AH$ cắt các cạnh $AB,AC$ tương ứng tại $D,E$.Chứng minh $A$ là tâm đường tròn bàng tiếp của tam giác $ODE$

Hình đã gửi

Gọi $M;N$ lần lượt là giao điểm của $CH:BH$ với $(O)$.
$\bullet$Ta sẽ chứng minh $DA$ là phân giác góc ngoài tại đỉnh $D$ của $\Delta ODE$ ($EA$ chứng minh tương tự).
Dễ thấy:$AB$ là đường trung trực của $HM$.Mà $DE$ là trung trực của $AH$
$\Rightarrow DA=DH=DM$.Mà $OA=OM$ nên $DO$ là trung trực của $AM$.
Do đó $\widehat{ADx}=\widehat{xDM}=\frac{1}{2} \widehat{ADM}$(với $Dx$ là tia đối của tia $DO$).
Vì $AB$ là đường trung trực của $HM$ nên $\widehat{MDB}=\widehat{BDH}=2.\widehat{BAH}=2.(90^{\circ}-\widehat{ABC})$.
Lại có:$\widehat{MDB}=180^{\circ}-\widehat{MDA}=180^{\circ}-2.\widehat{xDA}$
$\Rightarrow \widehat{xDA}=\widehat{ABC}=\widehat{ADE}$ (do $DE \parallel BC$ vì cùng $\perp AH$) (đccm)
Vậy $A$ là tâm đường tròn bàng tiếp của tam giác $ODE$.
------------------------------------------------------------
Chứng minh $AB$ là trung trực của $MH$:Tứ giác $AMBC$ nội tiếp
$\Rightarrow \widehat{MAB}=\widehat{BCH}$.Mà $\widehat{BCH}=\widehat{BAH}$ (cùng phụ $\widehat{ABC}$)
$\Rightarrow \widehat{MAB}=\widehat{BAH}$ hay $AB$ là phân giác $\widehat{MAH}$.
Lại có $AB \perp MH$ nên $AB$ là trung trực của $MH$.
Còn $DE$ là trung trực của $AH$ là theo đề bài nhé.


#368146 ĐỀ CHỌN HSG THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÒNG 2 NĂM HỌC 2012-2013

Gửi bởi BoBoiBoy trong 09-11-2012 - 17:50

Bài IV (4điểm)
Cho tứ giác $ABCD$ có các cặp cạnh đối không song song và nội tiếp đường tròn tâm $O$ .Gọi $E,F,I$ tương ứng là giao điểm của các đường thẳng $AB$ và $CD$ , $AD$ và $BC$, $AC$ và $BD$ .Đường phân giác của các góc $\widehat{AED} $ và $ \widehat{AFB}$ cắt nhau tại $H$ .Gọi $K$ là điểm chung thứ hai của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABI$ và đường tròn ngoại tiếp ta giác $CDI$ .Chứng minh $4$ điểm $E,F,H,K$ nằm trên một đường tròn.

Hình đã gửi
$\bullet$Đầu tiên ta sẽ chứng minh:$\widehat{FKI}=90^{\circ}$.
Do các tứ giác $ABKI;KICD;ABCD$ nội tiếp nên $\widehat{BAC}=\widehat{BKI}=\widehat{IKC}=\widehat{BDC}$.
$\Rightarrow$ $KI$ là phân giác $\widehat{BKC}$. (1)
Do các tứ giác $ABKI;KICD$ nội tiếp nên $\widehat{KBD}=\widehat{KCA};\widehat{KDB}=\widehat{KCA}$
$\Rightarrow \Delta KBD \sim \Delta KAC$
$\Rightarrow \frac{KB}{KA}=\frac{BD}{AC}=\frac{FB}{FA}$ (do tứ giác $ABCD$ nội tiếp) (2)
Dễ thấy:$\Delta KAB\sim \Delta KCD\Rightarrow \frac{KA}{KC}=\frac{AB}{CD}=\frac{FA}{FC}$ (3)
Từ (1);(2) suy ra $\frac{KB}{KC}=\frac{FB}{FC}\Rightarrow$ KF là phân giác góc ngoài tại đỉnh K của $\Delta KBC$. (4)
Từ (3);(4) ta có $\widehat{FKI}=90^{\circ}$.
$\bullet$Tiếp theo ta sẽ chứng minh K;I;E thẳng hàng.
Hình đã gửi
Kí hiệu $P_{A/(O)}$ là phương tích của điểm A đối với $(O)$.Gọi đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABI;\Delta CDI$ lần lượt là $(O_1);(O_2)$
Ta có:$P_{E/(O)}$ =$EA.EB$=$P_{E/(O_1)}$=$EC.ED$=$P_{E/(O_2)}$
Suy ra E thuộc trục đẳng phương của $(O_1);(O_2)$ hay K;E;I thẳng hàng.
$\bullet$ Cuối cùng ta chứng minh $\widehat{EHF}=90^{\circ}$
Hình đã gửi


Ta có:$\frac{FA}{FB}=\frac{EC}{EB}\Rightarrow \frac{AM}{BM}=\frac{CN}{BN}\Rightarrow MN\parallel AC$
Tương tự $PQ\parallel AC;MQ\parallel BD ;NP\parallel BD$
$\Rightarrow \lozenge MNPQ$ là hình bình hành suy ra H là trung điểm của MP
Mặt khác EH là phân giác $\widehat{AED}$ nên EH vuông góc với FH hay $\widehat{EHF}=90^{\circ}$
Vậy $\widehat{EHF}=\widehat{EKF}=90^{\circ}$ nên E;K;H;F cùng thuộc 1 đường tròn.


#367736 $\left\{\begin{matrix} x^{2}+z^...

Gửi bởi BoBoiBoy trong 07-11-2012 - 20:30

Cho x,y,z là các số thực thỏa mãn:
$\left\{\begin{matrix} x^{2}+z^{2}=1 & \\ y^{2}+2y(x+z)=6& \end{matrix}\right.$
Tìm min :$T=y(z-x)$


Bài này có cách khác không sử dụng lượng giác không thầy? :(,em ms học lớp 10 nên chưa học nhiều về lg

Ta có:$$y^2+2y(x+z)=6$$
$$\Leftrightarrow 5y^2+10y(x+z)=30$$
$$\Leftrightarrow \left [y^2+10y(x+z)+25(x+z)^2 \right ]+[4y^2+25(x-z)^2]=80$$
(do $x^2+z^2=1$ nên $25(x+z)^2+25(x-z)^2=50$)
Nhận thấy:$$y^2+10y(x+z)+25(x+z)^2=(y+5(x+z))^2\ge 0$$
$$4y^2+25(x-z)^2\ge 20\left |y(z-x) \right |$$
nên $$80\ge 20\left |y(z-x) \right |\Rightarrow 4\ge \left | y(z-x) \right |\Rightarrow y(z-x)\ge -4$$.
Dấu bằng xảy ra ví dụ khi $x=\frac{1}{-\sqrt{10}};y=\sqrt{10};z=\frac{-3}{\sqrt{10}}$.


#367414 $\frac{a}{b}+\frac{b}{c...

Gửi bởi BoBoiBoy trong 06-11-2012 - 11:09

Cho 3 số dương a,b,c :

1) abc = 1. CMR:
$\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{3}{2}(a+b+c-1)$

Do $abc=1$ nên ta đặt $a=\frac{x}{z};b=\frac{y}{x};c=\frac{z}{y}$.BĐT cần chứng minh tương đương với:
$$\frac{x^2}{yz}+\frac{y^2}{xz}+\frac{z^2}{xy}\ge \frac{3}{2}(\frac{x}{z}+\frac{y}{x}+\frac{z}{y}-1)$$
$$\Leftrightarrow 2(x^3+y^3+z^3)+3xyz\ge 3(x^2y+y^2z+z^2x)$$
luôn đúng do $$x^3+y^3+z^3+3xyz\ge (x^2y+y^2z+z^2x)+(xy^2+yz^2+zx^2)(Schur)$$
và $$x^3+y^3+z^3 +xy^2+yz^2+zx^2\ge 2(x^2y+y^2z+z^2x)$$
( BĐT này tương đương với $x(x-y)^2+y(y-z)^2+z(z-x)^2\ge 0$)
Vậy BĐT được chứng minh.Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=1$.


#366796 $(x^3y+y^3z+z^3x)(x^2y+y^2z+z^2x)\ge ...$

Gửi bởi BoBoiBoy trong 03-11-2012 - 19:40

Bài toán:Cho x;y;z là các số thực dương thỏa mãn $xyz=1$.CMR:
$$(x^3y+y^3z+z^3x)(x^2y+y^2z+z^2x)\ge \frac{24(xy^2+yz^2+zx^2)}{(x+y)(y+z)(z+x)}$$



#366147 $$\frac{1}{a}+\frac{1}...

Gửi bởi BoBoiBoy trong 31-10-2012 - 13:21

Đặt $a=xy;b=yz;c=zx\Rightarrow xyz=1$.BĐT trở thành:$$\ge 5(xy+yz+zx)$$
$$\frac{1}{xy}+\frac{1}{yz}+\frac{1}{xz}+\frac{6}{xy+yz+zx}\ge 5$$
$$\Leftrightarrow (x+y+z)(xy+yz+zx)+6\ge 5(xy+yz+zx)$$
-Nếu $3(x+y+z)\ge 2(xy+yz+zx)+3$.Do $xyz=1\Rightarrow x+y+z\ge 3;xy+yz+zx\ge 3$.
$$\Rightarrow (x+y+z-3)(xy+yz+zx-3)\ge 0$$
$$\Rightarrow (x+y+z)(xy+yz+zx)+9\ge 3(xy+yz+zx)-3+3(xy+yz+zx)\ge 5(xy+yz+zx)$$
-Nếu $3(x+y+z)\le 2(xy+yz+zx)+3$.Ta có BĐT quen thuộc:
$$x^2+y^2+z^2+2xyz+1\ge 2(xy+yz+zx)\Rightarrow x^2+y^2+z^2+3\ge 2(xy+yz+zx)(1)$$
Mặt khác :
$$(x+y+z)(xy+yz+zx)+6\ge \frac{1}{2}(x+y+z)\left [3(x+y+z)-3 \right ]+6$$
$$=3(xy+yz+zx)+(x^2+y^2+z^2+3)+\frac{1}{2}(x^2+y^2+z^2-3(x+y+z)+6)$$
$$\ge 5(xy+yz+zx)$$
(do (1) $x^2+y^2+z^2+3\ge 2(xy+yz+zx)\ge 3(x+y+z)-3$).
Vậy BĐT được chứng minh.Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=1$.