Đến nội dung

hoangkkk

hoangkkk

Đăng ký: 27-09-2012
Offline Đăng nhập: 30-06-2023 - 09:12
***--

#385500 Cho 2 số dương $x,y,z$. Chứng minh rằng $\frac{1...

Gửi bởi hoangkkk trong 11-01-2013 - 08:22

Cho $x,y,z \rightarrow +\infty$ thì bất đẳng thức này sai. Chắc là phải có thêm điều kiện gì đó, chẳng hạn như $x+y+z=3$


#385432 $A=\frac{4a}{a+b+2c}+\frac{b+3c}...

Gửi bởi hoangkkk trong 10-01-2013 - 21:56

Những bài toán có dạng như trên thông thường mình vẫn đặt ẩn phụ ở mẫu thức. Còn về dấu bằng thì đối với bài này rất khó để đoán định.


#385412 $A=\frac{4a}{a+b+2c}+\frac{b+3c}...

Gửi bởi hoangkkk trong 10-01-2013 - 21:15

Cho $a,b,c>0$. Cmr : $A=\frac{4a}{a+b+2c}+\frac{b+3c}{2a+b+c}-\frac{8c}{a+b+3c}\geq 12\sqrt{2}-17$

Bài này mình thấy đã xuất hiện rất nhiều lần rồi (và hình như là đề thi MO của Trung Quốc thì phải). Lời giải như sau :

Đặt $\left\{\begin{matrix}
x=a+b+2c & & \\
y=2a+b+c & & \\
z=a+b+3c& &
\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix}
a=y+z-2x & & \\
b=5x-y-3z & & \\
c=z-x & &
\end{matrix}\right.$

Thay vào bất đẳng thức cần chứng minh và viết nó lại thành :
$$\frac{4(y+z-2x)}{x}+\frac{2x-y}{y}-\frac{8(z-x)}{y}\geq 12\sqrt{2}-17$$
Áp dụng bất đẳng thức $AM-GM$ ta có :
$$VT=\left ( \frac{4y}{x}+\frac{2x}{y} \right )+\left ( \frac{4z}{x}+\frac{8x}{z} \right )-17\geq 2\sqrt{8}+2\sqrt{32}-17=12\sqrt{2}-17$$
Vậy ta có đpcm.


#385389 $\frac{\cos B\cos C}{\cos A}+...

Gửi bởi hoangkkk trong 10-01-2013 - 21:01

Nhận xét của nthoangcute đúng rồi, với tam giác $ABC$ nhọn ta có thể chứng minh bằng cách biến đổi về hàm $\tan $ của các góc như sau :
Đặt $a=\tan A, b=\tan B, c=\tan C$ với chú ý $a+b+c=abc$ và $a,b,c >0$.
Dễ thấy rằng $VP=2\left ( \cos^2 A+\cos^2 B+\cos^2 C \right )=2\left ( \sum \frac{1}{1+a^2} \right )=2\left ( \sum \frac{1}{\frac{abc}{a+b+c}+a^2} \right )$ $= \frac{bc}{(a+b)(a+c)}$
$VT=\sum \frac{\cos A}{\cos B\cos C}=\sum \frac{a}{b+c}$ (Áp dụng từ biến đổi vế phải)
Như vậy ta đưa bất đẳng thức về việc chứng minh :
$$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}\geq 2\left ( \frac{ab}{(c+a)(c+b)} +\frac{bc}{(a+b)(a+c)}+\frac{ca}{(b+c)(b+a)}\right )$$
$$\Leftrightarrow \sum a(a+b)(a+c)\geq 2\sum ab(a+b)$$
$$\Leftrightarrow a^3+b^3+c^3+3abc-ab(a+b)-bc(b+c)-ca(c+a)\geq 0$$

Bất đẳng thức trên là bất đẳng thức Schur quen thuộc. Vậy ta có đpcm.


#384871 ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi hoangkkk trong 08-01-2013 - 22:28

Bài toán 21. Cho các số thực dương $a, b, c$ đôi một khác nhau thỏa mãn $2a\leq c$ và $ab+bc=2c^{2}$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

$P=\frac{a}{a-b}+\frac{b}{b-c}+\frac{c}{c-a}$.

Từ giả thiết ta được $b=\frac {2c^2}{a+c}$, thay vào $P$và viết $P$ lại thành :
$$P=\frac{a^2+ac}{a^2+ac-2c^2}+\frac{3c}{c-a}$$
Đặt $f\left (c \right )=\frac{ac+a^2}{-2c^2+ac+a^2}+\frac{3c}{c-a}$, ta khảo sát $f$ trên nửa khoảng $\left [2a;+\infty \right )$

Xét $f'\left ( t \right )=\frac{2ac(c+2a)}{(a-c)(a+2c)}-\frac{3a}{\left ( a-c \right )^2}=\frac{a}{a-c}\left [ \frac{2c(c+2a)}{a+2c}-\frac{3a}{a-c} \right ]$, lại có $a< c$ (do $2a \leq c$) nên dễ dàng suy ra được $f'(t)< 0$, như vậy $f(t)$ là hàm nghịch biến trên $\left [2a;+\infty \right )$, hay $f(t) \leq f(2a)=\frac{27}{5}$

Vậy $P\max =\frac{27}{5}$, đạt được khi và chỉ khi $\left ( a;b;c \right )=\left ( a;2a;\frac{8}{3}a \right )$


#384308 Tìm tọa độ các đỉnh của tam giá biết đường tròn ngoại tiếp HBC, H và trung đi...

Gửi bởi hoangkkk trong 06-01-2013 - 22:15

Gọi giao điểm của $AH, PH, CH$ với $BC, AC, AB$ lần lượt là $K$, $N$,$P$, tọa độ ba điểm $A, B, C$ lần lượt là $\left ( x_A;y_A \right ),\left ( x_B;y_B \right ),\left ( x_C;y_C \right )$.
Tọa độ $H$ là nghiệm của hệ phương trình :

$\left\{\begin{matrix}
x^2+y^2-5x-y+4=0 & \\
3x-y-4=0 &
\end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x=2 & \\
y=2 &
\end{matrix}\right.$ hay $H\left ( 2;2 \right )$

Dễ thấy $M\left ( 2;3 \right )$ cũng thuộc đường tròn $\left ( HBC \right )$, do vậy tứ giác $MBCH$ nội tiếp.
Phương trình đường thẳng $MH$ là : $x=2$
Có $\widehat{MBH}=\widehat{MCH}$ $\left ( 1 \right )$, mặt khác tứ giác $PBCN$ nội tiếp $\Rightarrow
$ $\widehat{PBN}=\widehat{PCN}$ $\left ( 2 \right )$, lai có $\widehat{MBH}=\widehat{PBN}$ nên từ $\left ( 1 \right )$ và $\left (2 \right )$ ta được $\widehat{PCM}=\widehat{PCN}$ $\Rightarrow$ $CP$ là đường phân giác trong của $\widehat{MCA}$, đông thời $CP$ cũng là đường cao ứng với đáy $AM$ nên tam giác $MAC$ là tam giác cân.

Do $P$ là trung điểm của $MA$ và $M$ là trung điểm của $AB$ nên $\frac{PM}{PB}=\frac{1}{3}$

Tam giác $BPH$ đồng dạng với tam giác $CPM$ nên $\frac{PM}{PB}=\frac{PH}{PC}=\frac{1}{3}$, từ đấy suy ra được $MH$ song song với $BC$ và $H$ là trọng tâm tam giác $ACM$, do đó phương trình đường thẳng $BC$ là $x=c$ (với $c$ là một hằng số khác $2$).
Có $H \in AK$ và $BC$ vuông góc với $AK$ nên $MH$ vuông góc với $AK$ $\Rightarrow$ phương trình đường thẳng $AK$ là $AK : y=2$, nên $y_A=2$, mặt khác $\left\{\begin{matrix}
x_A+x_C+2=6 & \\
y_A+y_C+3=6 &
\end{matrix}\right.$ (tính chất trọng tâm) và $\left\{\begin{matrix}
x_A+c=4 & \\
y_A+y_B=6 &
\end{matrix}\right.$ (tính chất trung điểm) nên suy ra $y_C=1$ và $y_B=4$.

$B, C$ đều cùng thuộc đường tròn $x^2+y^2-x-5y+4=0$ nên thay $y_B =4$ và $y_C=1$ vào ta tìm được $x_B=x_C=0$ hoặc $x_B=x_C=1$

TH1 : $x_B=x_C=0$, ta có $x_A=4$

TH2 : $x_B=x_C=1$, ta có $x_A=3$

Kết luận : Tọa độ $A, B ,C$ lần lượt là $\left ( 4;2 \right ),\left ( 0;4 \right ),\left ( 0;1 \right )$ hoặc $\left ( 3;2 \right ),\left ( 1;4 \right ),\left ( 1;1 \right )$


#384084 Tìm $\max{k}$ biết : $\left ( \sum ab...

Gửi bởi hoangkkk trong 06-01-2013 - 11:16

Bài này là đề romania 2008. Lời giải của nó như sau :

Cho $a=b=2$ và $c=0$, bộ số này thỏa mãn giả thiết đã cho, thay vào ta thu được $k \leq 1$. Ta chứng minh $k=1$ là giá trị lớn nhất của $k$.
Bất đẳng thức được viết lại như sau :
$$\left ( a+b+c \right )\left ( \frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}-1 \right )\geq 1$$
$$\Leftrightarrow \frac{a+b+c}{a+b}+\frac{a+b+c}{b+c}+\frac{a+b+c}{c+a}\geq a+b+c+1$$
$$\Leftrightarrow \sum \frac{a(b+c)+bc}{a+b+c}\geq a+b+c+1$$
$$a+b+c+\sum \frac{bc}{b+c}\geq a+b+c+1$$
$$\frac{bc}{b+c}+\frac{ca}{c+a}+\frac{ab}{a+b}\geq 1$$
Dễ thấy $\sum \frac{bc}{b+c}\geq \sum \frac{bc}{a+b+c}=\frac{ab+bc+ca}{a+b+c}=1$ nên ta suy ra được đpcm.


#383664 Sử dụng đạo hàm để giải bất đẳng thức.

Gửi bởi hoangkkk trong 04-01-2013 - 20:32

Bài 2:
Tìm giá trị mới nhất của biểu thức:
$P=\frac{x^{4}}{y^{4}}+\frac{y^{4}}{x^{4}}-(\frac{x^{2}}{y^{2}}+\frac{y^{2}}{x^{2}})+\frac{x}{y}+\frac{y}{x}$ (x,y khác 0)


$$P=\left [ \left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{x}\right )^2-2 \right ]^2-\left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{x} \right )^2$$
Đặt $\frac{x}{y}+\frac{y}{x}=t$. Viết lại $P$ thành :
$$P=t^4-5t^2+t+4=f(t)$$ Khảo sát hàm $f(t)$ với chú ý $\left | t \right |\geq 2$, ta có :
$$f'(t)=4t^3-10t+1$$
TH1 : $t\geq 2$ ($x,y$ cùng dấu), ta có $f'(t)> 0$, do vậy $f(t)$ là hàm đồng biến trên $\left [ 2;+\infty \right )$, suy ra $f(t) \geq f(2)=2$

TH2 : $t\leq-2$ ($x,y$ khác dấu), tương tự $f(t) \leq f(-2)=-2$
Đề yêu cầu tìm "giá trị mới nhất" là sao nhỉ.

Thêm vài bài nào :

Bài 3 : Cho các số $a,b,c \in \left [ 0;2 \right ]$ thỏa mãn $a+b+c=3$. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức:
$$P=a^2+2b^2+3c^2-2a-24c+2060$$
Bài 4 : Cho $x,y$ là hai số thực thỏa mãn $x^2-xy+y^2=1$. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biểu thức :
$$\frac{x^4+y^4-4}{x^2+y^2-3}$$


#383045 ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi hoangkkk trong 02-01-2013 - 21:18

Bài toán 9. Cho ba số $x,y,z\in \left ( 0;1 \right ]$ thỏa mãn $x+y\geq 1+z$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{xy+z^{2}}$.


Đặt $P$ là biểu thức ở vế trái. Ta có :
$$P=\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{xy+z^{2}}=\frac{x^2}{x(y+z)}+\frac{y^2}{y(z+x)}+\frac{z}{xy+z^{2}}$$
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz :
$$P\geq \frac{\left ( x+y \right )^2}{2xy+z(x+y)}+\frac{z}{xy+z^2}$$ $\left ( 1 \right )$
Đặt $x+y=t$, theo giả thiết ta có $t \in \left [ 1+z;2 \right ]$ và $xy \leq \frac {t^2}{4}$ $\left ( 2 \right )$. Theo $\left ( 1 \right )$ và $\left ( 2 \right )$ suy ra được :
$$P\geq \frac{2t^2}{t^2+2zt}+\frac{4z}{t^2+z^2}=f(t)$$
Xét $f'(t) = 4zt\left [ \frac{t}{\left ( t^2+2zt \right )^2}-\frac{2}{\left ( t^2+4z^2 \right )} \right ]$, mặt khác do $t \geq z+1$ và $z \leq 1$ nên $2zt \geq 4z^2$, lại có $t \leq 2$ suy ra $ \frac{t}{\left ( t^2+2zt \right )^2}\leq \frac{2}{\left ( t^2+4z^2 \right )}$
$\Rightarrow$ $f(t)$ là hàm nghịch biến với mọi $t\in \left [ z+1;2 \right ] \Rightarrow f(t)\geq f(2)=\frac{2}{1+z}+\frac{z}{z^2+1}=g(z)$

Khảo sát hàm $g(z)$, dễ thấy $g(z) \geq g(1)=\frac {3}{2}$

Vậy $P_{\min }=\frac{3}{2}$, đạt được khi và chỉ khi $x=y=z=1$


#382975 ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi hoangkkk trong 02-01-2013 - 19:41

Tiếp tục nào, sao ít thấy mọi người thảo luận thế nhỉ !

Bài toán 17 : Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $2a+b=1$. Chứng minh bất đẳng thức :
$$\frac{5a^3}{bc}+\frac{4b^3}{ca}+\frac{3c^3}{ab}\geq 4$$

Bài toán 18 : Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a\leq b\leq c$ và $abc=1$. Chứng minh bất đẳng thức :
$$a+b^2+c^3\geq \frac{1}{a}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^3}$$

Bài toán 19 : Cho $a,b,c$ là các số thực thỏa mãn $3a+2b+c=1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức :
$$P=\frac{1}{1+\left | a \right |}+\frac{1}{1+\left | b \right |}+\frac{1}{1+\left | c \right |}$$


#382601 ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi hoangkkk trong 01-01-2013 - 16:21

Bài toán 14 : Cho các số thực dương $a,b,c$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức :
$$\frac{a+b}{a+b+c}+\frac{b+c}{b+c+4a}+\frac{c+a}{c+a+16b}$$

Bài toán 15 : Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $ab+bc+ca=1$. Chứng minh bất đẳng thức :
$$\frac{a}{a^2+1}+\frac{b}{b^2+1}+\frac{3c}{\sqrt{1+c^2}}\leq \sqrt{10}$$

Bài toán 16 : Cho $a,b,c$ là các số thực không âm và đôi một khác nhau. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức :
$$P=\left [ \left ( a+b \right )^2+\left ( b+c \right )^2+\left ( c+a \right )^2 \right ]\left [ \frac{1}{(a-b)^2}+\frac{1}{(b-c)^2}+\frac{1}{(c-a)^2} \right ]$$


#381144 ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi hoangkkk trong 28-12-2012 - 11:06

Thêm một vài bài nữa :

Bài toán 4 : Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn $x^2+8y^2+9z^2 \leq 4xyz$. Tìm GTNN của biểu thức :
$$P=\frac {4x+2y^2+z^3}{\sqrt{6\left ( 36y-11\sqrt{2z} \right )}-11x} $$

Bài toán 5 : Cho $x,y,z$ là các số thực thuộc đoạn $\left [ \frac{1}{2};2 \right ]$. Chứng minh bất đẳng thức :
$$8\left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{z}+\frac{z}{x} \right )\geq 5\left ( \frac{y}{x}+\frac{x}{z}+\frac{z}{y} \right )+9$$

Bài toán 6 : Cho $x,y,z$ là các số thực thỏa mãn $2z+3y+z=40$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức :
$$P=2\sqrt{x^2+1}+3\sqrt{y^2+16}+\sqrt{z^2+36}$$
Hi vọng mọi người ủng hộ nhiệt tình cho topic rất hay và ý nghĩa này.


#381051 ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi hoangkkk trong 27-12-2012 - 22:18

Bài toán 2 : Từ giả thiết dễ dàng suy ra được $\frac{2xy}{z^2}=2\left ( \frac{x+y}{2} \right )$. Mặt khác áp dụng bất đẳng thức $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}\Rightarrow \frac{x+y}{z}\geq 4$. Đặt $\frac{x+y}{z}=t$, biến đổi vế trái của bất đẳng thức cần chứng minh thành :
$$VT=\left ( \frac{x+y}{z} \right )^2+\frac{z}{x+y}-\frac{2(x+y)}{z}=t^2+\frac{1}{t}-2t$$
Đến đây ta xét hàm $f(t)=\left ( \frac{x+y}{z} \right )^2+\frac{z}{x+y}-\frac{2(x+y)}{z}=t^2+\frac{1}{t}-2t$ với chú ý $t \geq 4$, ta có :
$f'(t)=\frac{2t^3-2t^2-1}{4}> 0$ $\forall t \geq 4$, do vậy $f(t)$ là hàm đồng biến $\Rightarrow f(t)\geq f(4)=\frac{33}{4}$. Vậy ta có đpcm. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y=2z$

Ủng hộ thêm 1 bài cho topic :
Bài toán 3 : Cho $a,b,c$ là các số thực thuộc $\left [ \frac{1}{3};3 \right ]$. Chứng minh bất đẳng thức :
$$\frac{a}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{c+a}\geq \frac{7}{5}$$


#381007 $P=\frac{2}{x^{2}+1}-\frac{2}{y^{2}+1}-\frac{4z}{\sq...

Gửi bởi hoangkkk trong 27-12-2012 - 20:57

Nhìn vào giả thiết bài toán ta nghĩ ngay đến việc lượng giác hóa nhờ sự tương đồng giữa hai biểu thức $y=\frac {x+z}{1-xz}$ và $\tan \left ( \alpha +\beta \right )=\frac{\tan \alpha +\tan \beta }{1-\tan \alpha .\tan \beta }$.
Như vậy nếu đặt $x=\tan A, z=\tan B$ với $A,B\in \left ( 0;\frac{\pi }{2} \right )$ và $A+B < \frac{\pi }{2}$ dẫn đến $y=\tan (A+B)$, thay vào biểu thức $P$ và viết nó lại thành :
$$P= 2\cos^2 A-2\cos^2 (A+B)-4\sin B+3\sin B\cos^2 B$$
$$=2\sin (2A+B).\sin B+3\sin^3 B-\sin B$$
Đến đây mình chưa hình dung được hướng tiếp theo của bài toán này, ai có thể giúp mình tiếp tục giải quyết được không?


#380491 Hình giải tích tọa độ $Oxy$ ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi hoangkkk trong 25-12-2012 - 22:30

Ừ, đề bài nguyên gốc là như vậy đó bạn. Trong bài này thì có thể hiểu là tia gốc A.