Đến nội dung

bachocdien

bachocdien

Đăng ký: 04-10-2012
Offline Đăng nhập: 25-08-2015 - 17:29
***--

#465191 Chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

Gửi bởi bachocdien trong 19-11-2013 - 00:27

Cho hình vuông $ABCD$. Cho $M$ là một điểm bất kỳ trên $BD$. Từ $M$ kẻ các đường thẳng $ME \perp AB$ và $MF \perp AD$. Chứng minh: $DE, BF, CM$ đồng quy




#462218 The physics of Wall Street - Những nhà vật lý trên Wall Street

Gửi bởi bachocdien trong 05-11-2013 - 13:58

Nhưng khi các thị trường mở cửa vào thứ hai ngày 6 tháng 8 năm 2007, toàn bộ trông giống địa ngục. Các danh mục đầu tư của quỹ được thiết kế để kiếm tiền, không hề có vấn đề gì xãy ra, đều giảm. Các vị thế được coi là sẽ tăng cũng giảm điểm. Một cách kì lạ, các vị thế được coi là tăng điểm nếu tất cả mọi thứ khác đều giảm điểm cũng giảm theo. Về cơ bản các quỹ đầu tư định lượng đều thua lỗ. Mọi chiến lược họ dùng đều đột nhiên có nhược điểm dù là cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay hàng hóa. Hàng triệu đô la bỗng dưng biến mất.

Việc này kéo dài tới cuối tuần, cuộc khủng hoảng kì lạ trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù được đào tạo bài bản nhưng không ai trong các nhà giao dịch trong quỹ đầu tư định lượng biết chuyện gì đang diễn ra. Vào thứ tư, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một quỹ lớn ở Morgan Stanley, gọi là Process Driven Trading, mất 300 triệu đô la trong một ngày. Quỹ khác là Applied Quantitative Research Capital Management mất hơn 500 triệu đô la. Và một quỹ khủng lồ nữa của Goldman Sachs gọi là Global Alpha mất khoảng 1,5 tỷ đô la trong vòng một tháng. Trong khi đó chỉ số Dow Jones tăng 150 điểm, vì tất cả các cổ phiếu mà quỹ đặt cược ngược lại đều tăng. Có một cái gì đó sai lầm, một sự sai lầm khủng khiếp.

249-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-2-

Thị trường biến động tiếp tục cho đến cuối tuần. Nó kết thúc vào cuối tuần lúc mà Goldman Sachs tăng thêm 3 tỷ đô la vốn mới để ổn định quỹ của họ. Việc này đủ giúp giảm ngay việc hoảng loạn lúc này, ít nhất là cho tới cuối tháng 8. Mặc dù ngay tức khắc các những thông tin về các khoảng lỗ lớn đến tai các nhà báo tài chính. Một số các bài báo cũng suy đoán về nguyên nhân của cái được gọi là khủng hoảng về phân tích định lượng. Thậm chí một chuyên gia trong Goldman Sachs giải thích những khó khăn lúc này rất khó vượt qua. Các nhà quản lý quỹ nhắm mắt làm công việc của họ và hy vọng tuần sau sẽ có những may mắn bất ngờ và cơn gió mạnh sẽ nhanh chóng biến mất. Nhiều người nhớ lại câu nói nổi tiếng của nhà vật lý nổi tiếng đã nói sau khi mất tiền trong vụ sụp đổ thị trường chứng khoán ở Anh vào thế kỷ 17, Isaac Newton với sự thất vọng: “Tôi có thể tính toán sự chuyển động của các vì sao nhưng không thể đo lường được sự điên rồ của con người.”

Những quỹ đầu tư định lượng bước những bước đi khập khiểng tới cuối năm và lại bị thua lỗ vào tháng 11 và tháng 12 bởi những nguyên nhân từ tháng 8. Một số quỹ có thể phục hồi thua lỗ vào cuối năm nhưng con số này không nhiều. Lợi nhuận trung bình của các quỹ vào khoảng 10% vào năm 2007- ít hơn so với các năm trước và cũng ít đầu tư vào các sản phẩm phức tạp. Mặt khác quỹ Medallion của Jim Simons đạt lợi nhuận 73,7% mặc dù nó cũng rơi vào tình trạng của tháng 8. Khi năm 2008 tới, các nhà định lượng hi vọng những điều tồi tệ sẽ bỏ lại phía sau. Nhưng điều đó đã không xãy ra.

Tôi bắt đầu nghĩ về quyển sách này suốt mùa thu năm 2008. Trong năm có khủng hoảng định lượng, nền kinh tế Mỹ bước vào vòng xoáy sụp đổ, với những ngân hàng đầu tư lâu đời như Bear Stearnsvà Lehman Brothers nổ tung vì thị trường sụp đổ. Giống như nhiều người khác, tôi bị thu hút bởi các tin tức về sự suy thoái kinh tế. Tôi đọc về nó một cách ám ảnh. Từ bài báo này đến bài báo khác, tôi đã nghiên cứu về các nhà định lượng huyền thoại, các nhà vật lý và toán - những người tới Wall Street và thay đổi nó mãi mãi. Điều ngụ ý đã rõ ràng, các nhà vật lý ở Wall Street phải có trách nhiệm về sự sụp đổ này. Giống như giai thoại về Icarus, họ đã bay quá cao và đã rơi xuống. Những đôi cánh bằng sáp của họ là những mô hình toán học phức tạp được đem vào từ vật lý - những công cụ được hứa hẹn không giới hạn trong tháp ngà của giới học viện, nhưng nó đã bị tan chảy khi đối mặt với sự thăng trầm của cuộc sống ở Wall Street. Và bây giờ chúng ta phải trả giá.

Tôi hoàn thành Tiến sỹ vật lý và toán học ở thời điểm đó, và ý kiến cho rằng các nhà vật lý đứng đằng sau sự sụp đổ ấy đặc biệt làm sốc tôi. Tôi biết nhiều người từ các đại học mà chuyên ngành là toán và vật lý sau đó vào làm việc cho các ngân hàng đầu tư. Tôi cũng nghe kể về các câu chuyện của các sinh viên cao học bị lôi kéo ra khỏi các học viên bởi các lời hứa giàu có trên Wall Street. Và tôi cũng nghe các nhân viên ngân hàng là người có chuyên ngành triết học và ngoại ngữ. Tôi thừa nhận rằng các chuyên ngành vật lý và toán đang thu hút các ngân hàng đầu tư bởi vì họ giỏi logic và các con số. Tôi không bao giờ mơ tưởng rằng các nhà vật lý sẽ được chú ý đặc biệt bởi vì họ biết về các vấn đề vật lý.

249-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-2-

Nó giống như điều huyền bí. Vật lý phải làm những gì cho tài chính? Không có cá nhân nào trong vụ sụp đổ nói vật lý và các nhà vật lý trở nên  quan trọng đối với kinh tế thế giới, hay tại sao mọi người có thể nghĩ rằng ý tưởng từ vật lý sẽ được sử dụng trên tất cả các thị trường. Nếu bất cứ thứ gì, ngay cả sự hiểu biết hiện nay - được đề xuất bởi Nassim Taleb, tác giả của cuốn sách The Black Swan, cũng như các đề xuất từ kinh tế học hành vi - là dùng các mô hình phức tạp để dự đoán thị trường đều ngu ngốc. Sau tất cả, con người không phải là các hạt vi lượng. Nhưng những thứ này khiến tôi càng bối rối hơn. Có phải các ngân hàng ở Wall Street như Morgan Stanley và Goldman Sachs bị lừa bịt bởi những người đằng sau các hệ thống máy tính giao dịch? Vấn đề được giả thiết rằng các nhà vật lý và các nhà định lượng đang làm các quỹ quản lý hàng tỷ đô la thất bại. Nhưng nếu toàn bộ sự cố gắng là ngu ngốc, tại sao họ được tin tưởng với số tiền khổng lồ. Chắc chắn bất kì một người nào đó với một ít ý niệm về kinh doanh sẽ bị thuyết phục rằng những nhà tài chính định lượng sẽ làm một cái gì đó - và đó là một phần của câu chuyện không được kể trên báo chí. Tôi muốn hiểu rõ từ những thứ dưới cùng của nó.

Vì thế tôi sẽ đào sâu vào câu chuyện. Như một nhà vật lý, tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu những người đầu tiên đem tới ý kiến rằng vật lý có thể dùng để hiểu các thị trường tài chính. Tôi muốn biết cái gì đã liên kết vật lý và tài chính, cũng như muốn biết làm thế nào mà những ý kiến được hình thành, làm thế nào mà các nhà vật lý trở thành một lực lượng mạnh trên Wall Street. Câu chuyện tôi muốn khám phá dẫn tôi đi từ Paris của những năm đầu thế kỷ tới các phòng nghiên cứu của chính phủ suốt chiến tranh thế giới thứ 2, từ các bàn đánh bài xì dách ở Las Vegas cho tới cộng đồng Yippie ở bờ biển Thái bình dương. Những sự liên kết giữa vật lý và các lý thuyết tài chính hiên đại - rộng hơn là kinh tế - sẽ khiến cho bạn ngạc nhiên.

Quyển sách này kể về câu chuyện của các nhà vật lý làm tài chính. Cuộc khủng hoảng gần đây là một phần của câu chuyện, và đó cũng chỉ là phần nhỏ của câu chuyện. Và đây không phải cuốn sách nói về sự sụp đổ của các định chế tài chính. Đã có nhiều người nói về chúng, kể cả tập trung vào vai trò của các nhà định lượng và làm thế nào mà cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới họ. Cuốn sách này nói về những vấn đề lớn hơn. Và cuốn sách này sẽ nói về làm thế nào mà các nhà định lượng hình thành và làm thế nào để hiểu được các mô hình toán học phức tạp, những thứ đã trở thành trung tâm của tài chính hiện đại. Có thể quan trọng hơn là cuốn sách này nói về tương lai của tài chính. Nó cho biết vì sao chúng ta nên nhìn vào các ý tưởng từ vật lý và các lĩnh vực liên quan để giải quyết các vấn đề kinh tế đang diễn ra mà các quốc gia trên toàn thế giới phải đối mặt. Đó là vấn đề mà chúng ta nên thay đổi cách chúng ta nghĩ về các chính sách kinh tế.

Vấn đề lịch sử mà tôi khám phá trong cuốn sách này thuyết phục tôi - và tôi hi vọng nó sẽ thuyết phục bạn -  rằng các nhà vật lý và mô hình của họ không nên bị đổ lỗi cho các căn bệnh của nền kinh tế hiện tại. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên hài lòng với vai trò của việc lập mô hình toán học trong tài chính. Ý tưởng rằng có thể ngăn chặn được những vụ sụp đổ gần đây đã được phát triển nhiều năm trước khi khủng hoảng xãy ra. (Tôi sẽ đề cập đến một số trong cuốn sách này). Tuy nhiên một số các ngân hàng, quỹ đầu tư hay các cơ quan quản lý của chính phủ đã cho thấy có dấu hiệu lắng nghe các nhà vật lý, những người tiến bộ và có khả năng tạo ra điều khác biệt. Thậm chí hầu hết các quỹ đầu tư định lượng phức tạp đang phụ thuộc vào các công nghệ thế hệ thứ nhất và thứ hai trong khi các công nghệ thế hệ thứ ba và thứ tư đã có thể sử dụng. Nếu chúng ta dự định sử dụng vật lý vào Wall Street, như những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua, chúng ta cần phải hiểu rõ một cách sâu sắc về những công cụ đã làm sụp đổ chính chúng ta, và những công cụ mới có thể giúp chúng ta cải thiện những gì chúng ta đang làm. Nếu như bạn nghĩ về các mô hình tài chính như các nhà vật lý nghĩ về chúng thì đó mới là cách hiểu rành mạch. Sau tât cả, không có gì đặt biệt về sự sụp đổ các mô hình trong tài chính - việc chú ý tới các mô hình thất bại là vấn đề cốt yếu của tất cả ngành khoa học kỹ thuật. Mối nguy hiểm nằm ở chổ chúng ta dùng các mô hình từ ý tưởng của vật lý nhưng lại không suy nghĩ giống như các nhà vật lý.

249-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-2-

Có một công ty ở New York mà mọi người nên nhớ. Đó là Renaissance, một công ty quản lý tài chính mà không bao giờ tuyển các chuyên gia tài chính. Năm 2008 đã khiến rất nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư phá sản. Ngoài Bear Stearns và Lehman Brothers còn có công ty bảo hiểm khổng lồ AIG và hàng loạt các ngân hàng và các quỹ đầu tư phá sản hay bấp bênh trên vách đá, bao gồm cả các quỹ đầu tư định lượng kếch xù có vốn hơn 10 tỷ đo la như Citadel Investment Group. Ngay cả các chuyên gia đầu tư truyền thống cũng bị: Berkshire Hathaway đối mặt với khoảng lỗ lớn từ trước đến nay vào khoảng 10% giá trị sổ sách. Nhưng không phải ai cũng thua lỗ trong năm đó. Quỹ đầu tư Medallion của Jim Simons kiếm được 80% trong lúc mà các tổ chức tài chính khác sụp đổ xung quanh ông ta. Các nhà vật lý phải làm điều gì đó ngay.

<Còn tiếp>
Source: http://vnquants.com/...n-wall-street-2




#461940 The physics of Wall Street - Những nhà vật lý trên Wall Street

Gửi bởi bachocdien trong 03-11-2013 - 21:27

banner.jpg

The physics of Wall Street

Tóm tắt lịch sử của việc dự đoán những thứ không thể dự đoán được
Tác giả James Owen Weatherall

Làm thế nào mà vật lý có thể thay đổi tài chính và tại sao nó có thể ngăn ngừa cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều chuyên gia đã đổ lỗi cho các công cụ tài chính phức tạp như các sản phẩm phái sinh mà các nhà vật lý, toán học đã tạo ra. Nhưng một học giả trẻ tuổi là James Weatherall bắt đầu đặt câu hỏi về vấn đề này. Có thật sự các nhà vật lý đã mắc sai lầm?

Trong cuốn sách thú vị và hấp dẫn này, Weatherall kể cho chúng ta nghe câu chuyện về việc làm cách nào mà các nhà vật lý lại tới Wall Street và làm thế nào mà ý tưởng của họ đã thay đổi ngành tài chính mãi mãi. Đưa chúng ta từ Paris của những năm đầu thế kỷ tới các phòng nghiên cứu của chính phủ suốt chiến tranh thế giới thứ 2, từ các bàn đánh bài xì dách ở Las Vegas cho tới cộng đồng Yippie ở bờ biển Thái bình dương, Weatherall chỉ ra làm cách nào mà các nhà vật lý thành công trong việc mang các kiến thức khoa học của họ để giải quyết các vấn đề hóc búa nhất trong các lĩnh vực kinh tế, từ định giá quyền chọn cho tới các bong bóng tài sản. Dù trong khoa học hay tài chính thì mô hình luôn có những giới hạn, nó thường bị phá vỡ dưới một số điều kiện nhất định. Và vào năm 2008, những mô hình phức tạp bị thất bại trong tay của những người không hiểu mục đích của chúng và những người không quan tâm tới rủi ro. Đó là sự lạm dụng nghiêm trong trong khoa học.

Tuy nhiên giải pháp là chúng ta không từ bỏ các mô hình vì nó giúp chúng ta tốt hơn. Weatherall cho mọi người thấy các ý tưởng đỉnh cao của kỉ nguyên mới trong tài chính. Cuốn sách này là một câu chuyên lịch sử và nó sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn về tương lai của kinh tế tài chính.

JAMES OWEN WEATHERALL là một nhà toán học, triết học và vật lý. Anh ấy tốt nghiệp ở Harvard, Stevens Institute of Technology và University of California, Irvine, nơi anh ấy làm trợ lý giáo sư về logic và triết học khoa học. Ngoài ra anh ấy còn viết bài cho Slate and Scientific American.

Chương giới thiệu: Quants và những thiên tài

Warren Buffett không phải là nhà quản lý tiền tốt nhất thế giới, cả George Soros và Bill Gross cũng vậy. Nhà quản lý tiền giỏi nhất là người đàn ông mà bạn sẽ chưa bao giờ nghe tên trừ khi bạn là dân vật lý. Jim Simons là người đồng phát minh ra một phần rực rỡ trong toán học gọi là 3-dạng Chern-Simons, một trong những phần quan trọng nhất của lý thuyết chuỗi. Nó trừu tượng thậm chí thâm thúy, những hiện tượng mà nó nghiên cứu đôi khi quá trừu tượng và mang nặng tính lý thuyết nhưng nó khiến cho Simons trở thành huyền thoại sống. Ông ấy là nhà khoa học mà các khoa vật lý ở Harvard và Princeton đều kinh nể.

239-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-1-

Simons có phong thái của một giáo sư, với đầu tóc trắng thưa thớt và bộ râu thô kệch. Trong những lần hiếm hoi xuất hiện trước mọi người, ông thường mặc áo thun nhào nát và áo khoác thể thao - khác xa với áo vét và ca vạt bảnh bao của các nhà quản lý tiện tệ nổi tiếng. Ông ấy hiếm khi mang tất. Những đóng góp của ông ấy vào vật lý và toán học là những vấn đề thuộc lý thuyết, chỉ tập trung vào phân loại những đặc trưng về những hình dạng hình học phức tạp. Thật khó để gọi ông ấy là người của những con số- một khi bạn đạt được mức độ trừu tượng và những con số của ông ấy hay tất cả những thứ giống như toán học truyền thống, đó là một khoảng cách rất xa. Ông ấy không giống như một người làm trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư.

239-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-1-Tuy nhiên ông ấy là người sáng lập ra công ty quản lý quỹ Renaissance Technologies thành công một cách phi thường. Simons thành lập quỹ đầu tiên vào năm 1988 cùng với một nhà toán học khác là James Ax, quỹ đó có tên là Medallion, sau những giải toán học uy tín mà Ax và Simons nhận được vào những năm 60 và 70. Sau mười năm, quỹ thu được lợi nhuận tuyệt vời là 2,478.6%, vượt qua các quỹ khác trên toàn thế giới. Để thấy được mức độ kinh khủng đó, chúng ta phải so sánh với mức lợi nhuận của quỹ Quantum của George Soros, quỹ thành công thứ hai trong khoản thời gian này, lợi nhuận của quỹ này là 1,710.1% trong cùng giai đoạn xem xét. Sự thành công của Medallion không dừng lại trong mười năm tiếp theo hay toàn bộ thời gian tồn tại của quỹ. Lợi nhuận của nó trung bình khoảng 40% một năm sau chi phí và lợi nhuận đó cao gấp đôi mức trung bình của ngành. (So sánh với Berkshire Hathaway, công ty đạt lợi nhuận trung bình 20% từ khi Buffett biến nó trở thành công ty đầu tư vào năm 1967 cho tới 2010.). Ngày nay Simons là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới. Theo xếp hạng Forbes năm 2011, tài sản ròng của ông là 10.6 tỷ đô la, một con số có thể khiến Simons có tài khoản giao dịch ngang hàng với một số công ty đầu tư lớn khác.

Nhân viên của Renaissance vào khoản 200 người, hầu hết ở tại trụ sở chính của công ty vùng Long Island của East Setauket, New York. Một phần ba đều có bằng Tiến sỹ nhưng không phải chuyên ngành tài chính mà là các lĩnh vực như Vật lý, Toán, Thống kê. Theo nhà toán học Isadore Singer của MIT, Renaissance chính là khoa toán và vật lý tốt nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao làm việc tại đây là tuyệt vời. Thật vậy, Renaissance tránh tuyển dụng những người đến từ Wall Street. Không cần những Tiến sỹ tài chính và những nhà giao dịch đến từ các ngân hàng đầu tư truyền thống hay các quỹ đầu tư. Bí mật thành công của Simons là tránh xa các chuyên gia tài chính. Theo ý kiến các chuyên gia tài chính thì những người giống như Simons không thể tồn tại. Về mặt lý thuyết thì ông ấy đã làm những việc không thể làm được. Ông ấy đã dự đoán như việc không thể dự đoán được và trở nên giàu có do làm việc đó.

Các quỹ đầu tư được giả định hoạt động bằng cách tạo ra những danh mục đầu tư cân bằng. Mô hình đơn giản của ý tưởng này là mua một tài sản cùng lúc với bán một tài sản khác như một cách bảo hiểm vị thế của mình. Thường thì một trong các tài sản phải là sản phẩm phái sinh. Phái sinh là hợp đồng dựa vào các loại chứng khoán như là cổ phiểu, trái phiếu, và hàng hóa ví dụ có một sản phẩm phái sinh tên là hợp đồng tương lai. Nếu bạn mua một hợp đồng tương lai về sản phẩm lúa thì chính là bạn đã đồng ý mua lúa ở một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định ngay lúc này. Giá trị của hợp đồng lúa tương lai phụ thuộc vào giá lúa giao ngay - nếu giá lúa giao ngay tăng thì giá của hợp đồng cũng sẽ tăng theo, do giá của việc mua lúa và dự trữ chúng trong một thời gian cũng tăng. Ngược lại nếu giá lúa giảm, bạn phải chịu một khoản lỗ vì cam kết trả nhiều hơn giá thị trường của lúa khi hợp đồng tương lai đến hạn. Trong nhiều trường (không phải tất cả) không có việc giao dịch lúa khi hợp đồng đến hạn, thay vào đó bạn chỉ giao dịch tiền tương ứng với chênh lệch giữa giá bạn đồng ý trả và giá hiện tại trên thị trường.

Các sản phẩm phái sinh được chú ý nhiều gần đây nhưng đa số là đều nghĩ nó tiêu cực. Nhưng chúng không phải là những sản phẩm mới. Những sản phẩm đó đã tồn tại ít nhất khoảng 4000 năm, được chứng minh từ những bảng đất sét được tìm thấy ở vùng Mesopotamia cổ đại (ngày nay là I-rắc) đó được xem như là hợp đồng tương lai sớm nhất. Mục đích của hợp đồng tương lai rất đơn giản: chúng làm giảm sự không chắc chắn. Giả sử rằng Anum-pisha và Namran-sharur là hai người con của Siniddianam, họ đều là những người nông dân trồng lúa vùng Sumer, họ đang cố gắng quyết định trồng lúa mạch hay lúa mì. Trong lúc ấy, thầy tế Iltani biết rằng cô ấy sẽ yêu cầu lúa mạch vào mùa thu tới và cô ấy cũng biết rằng giá lúa mạch lên xuống thất thường không thể dự đoán được. Dựa trên nguồn tin từ một nhà buôn địa phương, Anum-pisha và Namran-sharur tiếp cận Iltani và đề nghị cô ấy mua hợp đồng tương lai cho lúa mạch của họ; họ đồng ý bán cho Iltani một lượng lúa mạch xác định sau khi thu hoạch với mức giá thương lượng trước. Bằng cách này Anum-pisha và Namran-sharur có thể tự tin trồng lúa mạch vì họ đã tìm ra được người mua trong khi đó IItani biết rằng cô ấy sẽ có được một lượng lúa mạch đúng ý với mức giá cố định. Trong trường hợp này, sản phẩm phái sinh làm giảm rủi ro cho người bán trong việc sản xuất sản phẩm cùng lúc ấy nó cũng bảo vệ người mua từ những biến động giá không mong đợi trong tương lai. Tất nhiên, sẽ luôn tồn tại rủi ro hai người con của Siniddianam sẽ không có khả năng giao hàng - giả sử rằng có hạn hán hay sâu bọ tàn phá mùa màng - trong trường hợp này họ phải mua lúa mạch từ một người khác và bán cho IItani ở mức giá và số lượng xác định trước.

Các quỹ đầu tư dùng những sản phẩm phái sinh như cách của những người Mesopotamia cổ đại. Mua cổ phiếu và bán những hợp đồng cổ phiếu tương lai như là trồng lúa mạch và bán những hợp đồng lúa mạch tương lai. Những hợp đồng tương lai cung câp cách bảo hiểm việc giảm giá của cổ phiếu.

239-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-1-Những quỹ đầu tư (hedge fund) xuất hiện từ những năm 2000 rất lâu sau thời của hai người con của Siniddianam. Những quỹ đầu tư này được điều hành bởi các chuyên viên giao dịch (trader), được gọi là quants (những nhà phân tích định lượng), những người đại diện cho thế hệ cực kì thông minh, ưu tú ở Wall Street. Đa số có bằng Tiến sỹ về tài chính, được huấn luyện dưới môi trường lý thuyết hàn lâm tiên tiến nhất - những kiến thức trước đây chưa bao giờ là điều kiện để làm việc ở Wall Street. Số còn lại có thể nằm bên ngoài ngành tài chính, với các nền tảng trong các lĩnh vực như toán và vật lý. Họ được trang bị những công thức có thể cho họ biết chính xác giá của sản phẩm phía sinh có mối tương quan như thế nào đối với các chứng khoán cơ sở. Họ có một số các hệ thống máy tính cực kì nhanh và phức tạp trên toàn thế giới được lập trình đẻ giải quyết các phương trình và tính toán có bao nhiêu rủi ro mà quỹ đầu tư đang đối mặt, vì thế họ có thể giữ cho danh mục đầu tư của họ cân bằng một cách hoàn hảo. Những chiến lược của các quỹ đầu tư được xác định để mà không có vấn để bất ngờ nào có thể gây nguy hiểm tới danh mục đầu tư, họ có thể sẽ nhận ít lợi nhuận nhưng sẽ không có nguy cơ lỗ nhiều. Hoặc ít nhất đó là cách mà quỹ đầu tư hoạt động.

(Còn nữa)

Source: http://vnquants.com/...n-wall-street-1




#456625 Toán học và áp lực xã hội

Gửi bởi bachocdien trong 10-10-2013 - 19:37

http://www.scienceda...-- Mathematics)


"Một nhà toán học đã thực hiện một tính toán để xem xét xem áp lực xã hội ảnh hưởng đến loài người như thế nào.

Giáo sư Ernesto Estrada, thuộc phòng thống kê của đại học Strathclyde, đã tính toán những ảnh hưởng của áp lực trực tiếp và áp lực gián tiếp (hay còn gọi là áp lực xã hội) lên những quyết định quan trọng của con người. Sử dụng nhiều mô hình toán học, ông đã phân tích dữ liệu tổng hợp từ 15 mạng lưới khác nhau—từ những người bảo vệ trường học ở Mỹ đến những nông dân Brazil—để mang đến cho chúng ta một cái nhìn khái quát về vai trò của những áp lực xã hội trong cuộc sống ngày nay.

Giáo sư Estrada nói: "Xã hội hiện đại của chúng ta một một khối có sự tương tác và liên kết cao độ-- được phát triển từ thời vượn người đến xã hội công nghệ thông tin như ngày nay.”"Việc đạt được sự thống nhất về những vấn đề then chốt ngày nay – như sự nóng lên toàn cấu, chi phí chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm, và những thói quen có lợi cho sức khỏe — là yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội chúng ta.”

"Đó là lý do vì sao nghiên cứu về sự thống nhất này lại thu hút nhiều sự chú ý của nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực như vậy, từ những nhà khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên, những người đã đưa ra nhiều ví dụ về ảnh hưởng của áp lực xã hội lên phong cách văn hóa, lối sống của chúng ta – như sự thay đổi xu thế thời trang theo thời gan và hành vi của những đám đông ở những trận đấu bóng đá – cũng như việc đưa ra những quyết định chung, và thậm chí là những thói quen, hành vi khi đi bộ."

Nghiên cứu của giáo sư Estrada đã chỉ ra rằng những quá trình đưa ra quyết định bắt đầu khi những cá nhân được kết nối trực tiếp với những người khác và đạt được sự đồng thuận – sau đó những áp lực xã hội sẽ tác động một cách gián tiếp đến họ -- cuối cùng cả nhóm sẽ đi đến quyết định chung, thống nhất. Ông nói: "Xét một đứa trẻ đang chịu một áp lực từ phía bạn bè của cô bé (áp lực trực tiếp) trong một buổi tiệc tùng nào đó và một tối thứ 7.""Tuy nhiên, cô bé cũng chịu một tác động gián tiếp khác, là việc biết những cô bé khác cũng làm những việc tương tự trong những bữa tiệc khác. Do đó, áp lực gián tiếp này có thể tạo nên một sự khác biệt trong cách hành xử của cô bé."

Nghiên cứu của giáo sư Estrada, được xuất bản trên tạp chí Nature phần Scientific Reports, cũng tính toán xem có bao nhiêu người lãnh đạo có thể hướng dẫn và ra quyết định cho những người khác trong cả một tổ chức. Ông nói: "Nghĩ về sự tồn tại của các nhóm trong những tổ chức khác nhau, như những công ty chẳng hạn. Mọi tổ chức đều có 1 hay nhiều những người lãnh đạo người mà có lẽ, ví dụ, đang cố thuyết phục các công nhân không tham gia (hay tham gia) vào một cuộc biểu tình về một vấn đề gây tranh cãi.""Tổ chức có thể đạt được một sự thống nhất về việc này chỉ khi cân nhắc đến những áp lực trực tiếp từ phía những thành viên của tổ chức và của người lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trong tổ chức thấy rằng những người công nhân khác ở bên ngoài lại tham gia vào cuộc biểu tình, họ có thể cũng sẽ tham gia – không quan tâm đến áp lực từ phía người lãnh đạo."

Trong một tổ chức xã hội nơi mà những áp lực xã hội thường vắng mặt, việc có bao nhiêu lãnh đạo có cùng một quan điểm đóng vai trò then chốt trong việc đi đến thống nhất một vấn đề. Tuy nhiên, khi có một áp lực xã hội đủ mạnh, vai trò của người lãnh đạo sẽ biến mất và những cá nhân không có vị trí quan trọng trong tổ chức có thể trở thành lãnh đạo của nhóm. Giáo sư Estrada nói: "Ví dụ như việc thay đổi quan điểm của mọi người trong việc hút thuốc lá chẳng hạn. Vào những năm 70, việc hút thuốc lá rất được coi trọng và bạn sẽ thấy các diễn viên luôn hút thuốc khi lên màn ảnh – đặc biệt là những cảnh quyết định trong phim."

"Sau đó, các cá nhân không chỉ nhận những áp lực từ phía bạn bè hay đồng nghiệp mà còn nhận những áp lực từ phía những người khác ở cùng địa vị xã hội, cùng độ tuổi đang làm những việc tương tự. Trong trường hợp này, sự kết hợp của những áp lực trực tiếp và áp lực xã hội đã khiến người ta bỏ thuốc lá.”"Từ một vài người bỏ thuốc họ đã tác động đến bạn bè (áp lực trực tiếp) và rất nhiều người khác cũng bỏ theo”"Tuy nhiên, bên cạnh đó – và có thể là quan trọng hơn—là các cá nhân chịu áp lực gián tiếp từ cộng đồng, xã hội đó là tránh hút thuốc nơi công cộng. Và hút thuốc không còn được hưởng ứng rộng rãi – việc kết hợp giữa áp lực trực tiếp và gián tiếp đã chiến thắng việc sử dụng thuốc lá."




#439417 Trường hè khoa học 2013

Gửi bởi bachocdien trong 30-07-2013 - 22:57

Thông tin này mình chia sẻ hơi muộn, chắc nhiều bạn cũng biết rồi  :( nếu ai muốn tham gia thì đăng kí nhé:

 

Trường hè "Hành trang Khoa học 2013"

Ngày 5-6/8/2013, chúng tôi sẽ tổ chức một Trường hè Khoa học dành cho các bạn sinh viên (đại học, sau đại học..) tại ĐHKH Tự nhiên, ĐHQG HN.
Để đăng ký, xin vui lòng gửi CV bằng tiếng Anh đến địa chỉ: [email protected]. Hạn cuối 23h59, 31/07/2013

Một số thông tin chính:

1. Mục đích
Giúp sinh viên hiểu khoa học, hiểu về công việc nghiên cứu, đồng thời cũng trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để tiếp cận với nghề nghiên cứu thông qua các bài giảng từ các diễn giả là những nhà khoa học, giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu và từng làm việc tại nước ngoài. Trường hè dự kiến được duy trì hàng năm cho sinh viên Việt Nam yêu thích khoa học, và là một hoạt đồng thuần túy học thuật, phi lợi nhuận. 

2. Đối tượng
Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh sau đại học và học sinh chuyên. Học viên tham dự trường hè hoàn toàn miễn phí. 

3. Nội dung
• Hiểu về khoa học: Khoa học là gì? Phương pháp khoa học; Đạo đức khoa học; Tự do học thuật; Khoa học và nghệ thuật;
• Kỹ năng nghiên cứu khoa học: Cách tiếp cận vấn đề khoa học, kỹ năng nghiên cứu, viết báo;
• Hành trang khoa học: Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ, ngoại ngữ, xin học bổng;
• Nghề nghiên cứu: Nghiên cứu như một nghề nghiệp.
Thông tin chi tiết, các bạn có thể tìm thấy tại đây: https://www.facebook...nghekhoahoc2013

 

Nguồn: http://www.giapvan.n...a-hoc-2013.html




#433822 Toán học trong trò tung hứng

Gửi bởi bachocdien trong 08-07-2013 - 19:51

Tung hứng đã được phát triển rộng rãi trong nhiều thập kỉ gần đây, kể từ khi các nhà toán học bắt đầu khám phá một cách có hệ thống những kiểu tung hứng khả dĩ. Nhờ nghiên cứu này, những kiểu tung mới đã được tìm ra. Thêm vào đó,mối liên hệ giữa tung hứng và đại số nghiên cứu sự bện xoắn đã cung cấp một hướng tiếp cận mới trong việc phân tích trò tung hứng. 

 

Nhà khoa học máy tính Claude Shannon nổi tiếng như là cha đẻ của lý thuyết thông tin, đồng thời ông cũng là một người thích đi xe đạp 1 bánh, và tung hứng. Ông đã làm một cái máy tung hứng bằng các bộ phận từ 1 bộ đồ chơi xây dựng, và lập trình để nó tung hứng 3 quả bóng kim loại bằng cách làm nó nảy lên 1 chiếc trống như trong video này.

 

Vào đầu những năm 80, Shannon đã phát biểu dạng đầu tiên của lý thuyết toán cho trò tung hứng, mối liên hệ giữa thời gian bóng ở trên không khí và bóng ở trên tay. Lý thuyết của ông chỉ ra tầm quan trọng của tốc độ tay đối với sự thành công của việc tung hứng.

Các nhà toán học đã hứng thú với vấn đề này suốt từ đó. “Tôi nghĩ vấn đề là phải hiểu rõ thứ tự trong các trò tung hứng” Jonathan Stadler, một giáo sư toán ở đại học Capital ở Ohio, người cũng chơi tung hứng khi trẻ, đã nhận xét. “Nó liên quan đến việc hiểu mọi thứ tương hợp với nhau như thế nào.”

 

Phương trình của Shannon

$$(F + D)H = (V + D)N$$

$N$ = Số bóng được tung hứng
$F$ = Thời gian bóng ở trên không khí
$D$ = Thời gian một quả bóng được giữ trong một tay
$H$ = Số tay
$V$ = Thời gian một tay trống (không có bóng)

 

Về mặt bản chất, tung hứng có thể được giải thích bằng nhứng chuyển động phóng ra đơn giản, với những quả bóng được xem như là những chất điểm chuyển động theo 1 đường cong gần giống đường parabol khi chúng được tung lên— ngoại trừ với một số lớn bóng chúng sẽ chuyển động với những quỹ đạo đan xen nhau có tính chu kì. Với một người chơi tung hứng riêng lẻ, có 3 kiểu tung cơ bản: kiểu thác nước, một số lẻ bóng được tung lên từ một tay và đến tay kia; kiểu vòi phun, một số chắn bóng được tung thành 2 cột khác nhau; và kiểu mưa rào, tất cả bóng được tung hết lên và thành 1 vòng tròn. Một người tung hứng giàu kinh nghiệm có thể ném nhiều hơn một quả bóng từ 1 tay cùng 1 lúc, một kiểu kết hợp phức tạp.

 

Có nhiều cách kết hợp các kiểu ném khác nhau, vậy bằng cách nào để người nghệ sĩ tung hứng quyết định được kiểu nào sẽ tạo ra một mô hình hiệu quả? Họ làm như vậy bằng một hệ thống ký hiệu toán học được gọi là vị trí giao hoán liên hệ với thời gian mỗi quả bóng bị ném vào trong không khí, có thể mô tả điều này bằng từ "nhịp đập"

 

Ví dụ, với 1 "nhịp đập" nghĩa là người tung đơn giản ném những quả bóng từ một tay đến tay kia. Khi một quả bóng bay trong không khí, chiều cao mà nó đạt được xác định thời gian nó cần để quay lại tay người ném—2 nhịp, 3 nhịp, hoặc nhiều hơn cũng tương tự. Càng nhiều nhịp, những quả bóng càng phải được ném cao hơn để duy trì quá trình. Nhờ có những công cụ đồ họa online, một người tung hứng có thể nhìn thấy một kiểu tung hứng trông sẽ thế nào trước khi anh ta biểu diễn nó ngoài đời thật.

 

Rút cuộc, tung hứng vừa mang tính trí tuệ lại vừa mang tính nghệ thuật đối với các nhà toán học. “Cái cảm giác của tôi khi nhìn thấy một phương trình đẹp giống với cảm giác của tôi khi nhìn thấy một kiểu tung hứng đẹp vậy,” Burkard Polster của Đại học Australia’s Monash đã nói, người đã viết một cuốn sách về tung hứng năm 2002. “Không có cái gì là thừa ở đây cả.”

 




#431165 Hãy vẽ 1 hệ thống ròng rọc sao cho:

Gửi bởi bachocdien trong 27-06-2013 - 22:11

Lợi 4 lần về lực: 2 ròng rọc động 

Untitled.jpg

 

Lợi 5 lần về lực: 2 ròng rọc động trong đó 1 cái bị buộc vào ổ trục.

Untitled2.jpg

 

Nói chung cái rr cố định chỉ để đổi hướng, cái động chia đôi lực, cái động mà nối trục thì chia 3, từ mấy cái này với các kiểu tổ hợp khác nhau sẽ cho các kiểu lợi khác nhau, thậm chí là 1/6, 2/5... về lực. 




#428855 Sử dụng Vật lý để chứng minh Toán học

Gửi bởi bachocdien trong 19-06-2013 - 12:22

Lâu lắm không động đến chủ đề này, để cho các Topic về hóa lấn át quá :closedeyes: Hôm nay chợt đọc được quyển :" The mechanics mathematics" - " thợ cơ khí toán học" đột nhiên nhớ đến topic này của mình. Cuốn sách thực sự quá hay, viết về việc xây dựng các mô hình vật lý để giải các bài toán, từ giờ hàng tuần mình sẽ post các bài toán đó lên đây, cho mọi người cùng xem.  :lol: Life is modeling

 

Bài 1: Hãy chững minh công thức phương tích quen thuộc trong đường tròn: $AT^{2}=AP.AQ$ với A là điểm nằm ngoài đường tròn, cát tuyến $APQ$ và tiếp tuyến $AT$. Tất nhiên là bằng 1 mô hình vạt lý, có thể tham khảo mô hình chững minh định lý Py-ta-go ở trên.




#426113 [Fshare] Danh sách nhạc Lossless

Gửi bởi bachocdien trong 11-06-2013 - 16:22

Bạn tìm giúp mình lossless của mấy bài này được không

 

I won't give up - Jason Mraz

 

Just the way you are - Bruno Mars

 

Lazy song - Bruno Mars

 

Not afraid - Eminem

 

Just a dream - Nelly, có thêm bản cover của Tsui thì tuyệt  :icon6:

 

Crazier - Taylor Swift

 

A thousand years - Christina Perri

 

Thanks  :namtay




#416329 $af(f(x))=bf(x)+cx$

Gửi bởi bachocdien trong 04-05-2013 - 10:38

Sau đây là lời giải của pco mình dịch và post cho mọi người tham khảo:

 

Do không có giới hạn, điều kiện gì của $a,b,c$ do đó ta xét các trường hợp sau:

 

TH1: nếu $a=b=c=0$, phương trình nghiệm đúng với mọi $f(x)$

 

TH2: $a=b=0$ và $c\neq 0$: phương trinh vô nghiệm

 

TH3: $a=0$ và $b\neq 0$: nghiệm duy nhất: $f(x)=\frac{-cx}{b}$

 

TH4: $a\neq 0$ và $b=c=0$: phương trình trở thành : $f(f(x))=0$ và vì vậy $f(x)=0, \forall x\in f(\mathbb{R})$, và $f(\mathbb{R})$ là 1 khoảng, do đó ta có các trường hợp nhỏ:

 

TH4.1:  $f(\mathbb{R})=R$, nghiệm duy nhất $f(x)=0  \forall x$

 

TH4.2:  $f(\mathbb{R})=[a,+\infty )$, với $a\leq 0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $(-\infty ,a]$ đến $[a,+\infty )$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x <a$ và $f(x)=0 \forall x\geq a$

 

TH4.3:  $f(\mathbb{R})=(a,+\infty )$, với $a<0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $(-\infty ,a]$ đến $(a,+\infty )$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x <a$ và $f(x)=0 \forall x\geq a$

 

TH4.4:  $f(\mathbb{R})=[-\infty ,a]$, với $a\geq 0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $[a,+\infty )$ đến $(-\infty ,a]$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x >a$ và $f(x)=0 \forall x\leq a$

 

TH4.5:  $f(\mathbb{R})=[-\infty ,a)$, với $a>0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $[a,+\infty )$ đến $(-infty ,a)$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x >a$ và $f(x)=0 \forall x\leq a$

 

TH4.6: $f(\mathbb{R})=[a, b]$, với $a\leq 0\leq b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 hàm liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=[a, b]$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH4.7: $f(\mathbb{R})=[a, b)$, với $a\leq 0< b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 hàm liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=[a, b)$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH4.8: $f(\mathbb{R})=(a, b]$, với $a< 0\leq b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=(a, b]$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH4.9:  $f(\mathbb{R})=(a, b)$, với $a< 0< b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=(a, b)$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH5: $a\neq 0, b=0, c\neq 0$ phương trình $f(f(x))=tx$ với $t=\frac {c}{a}\neq 0$

$f(x)$ là song ánh, liên tục và đơn điệu

vì vậy, $f(f(x))$ là 1 hàm tăng 

 

TH5.1: Nếu $t<0$ ($ac<0$), vô nghiệm

 

TH5.2: Nếu $1>t>0$ ($a>c>0$ hoặc $a<c<0$) 

 

5.2.1:

 

$\forall x>0$,

 

cho $a\in (t,1)$

 

$h_{1}(x)$ là song ánh tăng liên tục từ $[a,1]$ đến $[t,a]$

 

Xác định $f(x)$: 

 

$\forall x\in (a, 1] : f(x)= h_{1}(x)$

 

$\forall x\in (t, a] : f(x)= t(h_{1})^{-1}x$

 

$\forall x\in (0,t]\cap (1, +\infty) : f(x)= t^{\left \lfloor log_{t}x \right \rfloor}f(xt^{-\left \lfloor log_{t}x \right \rfloor})$

 

 

$\forall x<0$,

 

cho $b\in (-1,-t)$

 

$h_{2}(x)$ là song ánh tăng liên tục từ $[-1,b]$ đến $[b,-t]$

 

Xác định $f(x)$: 

 

$\forall x\in [-1, b) : f(x)= h_{2}(x)$

 

$\forall x\in [b, -t) : f(x)= t(h_{2})^{-1}x$

 

$\forall x\in (-\infty, -1)\cap [-t, 0) : f(x)= t^{\left \lfloor log_{t}-x \right \rfloor}f(xt^{-\left \lfloor log_{t}-x \right \rfloor})$

 

 

 

 




#416156 $af(f(x))=bf(x)+cx$

Gửi bởi bachocdien trong 03-05-2013 - 10:27

Một bài trên  mathlink : Tìm hàm liên tục $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ sao cho:

 

$af(f(x))=bf(x)+cx$

 




#411656 Canada National Olympiad 2013

Gửi bởi bachocdien trong 10-04-2013 - 15:12

Câu 1: Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ hệ số thực sao cho: 

 

$(x+1)P(x-1)-(x-1)P(x)$

 

là đa thức hằng.

 

Câu 2: Dãy số $a_{1},a_{2},a_{3}...,a_{n}$ bao gồm các số $1,2,3,...,n$ theo thứ tự. Tìm $n$ sao cho $n+1$ số :$0,a_{1},a_{1}+a_{2},...,a_{1}+a_{2}+a_{3}+...+a_{n}$ có số dư khác nhau khi chia cho $n+1$

 

Câu 3: Cho $G$ là trọng tâm của tam giác vuông $ABC$ có $\angle BCA=90$. Cho $P$ là điểm nằm trên tia $AG$ sao cho $\angle CPA=\angle CAB$ và $Q$ là điểm nằm trên tia $BG$ sao cho $\angle CQB=\angle ABC$. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp của tam giác $AQG$ và $BPG$ cắt nhau tại 1 điểm nằm trên cạnh $AB$

 

Câu 4: Cho $n$ là 1 số nguyên dương, Với các số $j$ nguyên dương và $m$ thực dương, gọi $f_{i}(m)$ và $g_{j} (m)$ là:

 

$f_{j} (m)=min(jm,n)+min(\frac{j}{m},n)$ và $g_{j} (m)=min(\left \lceil jm \right \rceil,n)+min(\left \lceil \frac{j}{m} \right \rceil,n)$

 

Chứng minh rằng:

 

$\sum_{j=1}^{n}f_{j}(m)\leq n^{2}+n\leq \sum_{j=1}^{n}g_{j}(m)$

 

với mọi số thực dương $m$.

 

Câu 5: Cho $O$ là trọng tâm của 1 tam giác nhọn $ABC$. Cho điểm $P$ nằm trên cạnh $AB$ sao cho $\angle BOP=\angle ABC$, và điểm $Q$ nằm trên cạnh $AC$ sao cho $\angle COQ=\angle ACB$. Chứng minh rằng hình chiếu của $BC$ trên đường thẳng $PQ$ tiếp tuyến với đường tròn ngoại tiếp tam giác $APQ$




#410115 USA Harvard-MIT Mathematics Tournament 2013 - Đại số

Gửi bởi bachocdien trong 03-04-2013 - 14:59

Câu 1: Cho $x,y$ là các số thực, $x>y$ sao cho $x^{2}y^{2}+x^{2}+y^{2}+2xy$ và $xy+x+y=8$. Tìm giá trị của $x$

 

Câu 2: Cho $\left \{ a_{n} \right \}_{n\geq 1}$ là 1 dãy cấp số cộng và $\left \{ g_{n} \right \}_{n\geq 1}$ là 1 dãy cấp số nhân, sao cho 4 số hạng đầu tiên của $\left \{ a_{n}+g_{n} \right \}$ là $0,0,1$ và $0$ theo thứ tự. Tìm số hạng thứ 10 của dãy $\left \{ a_{n}+g_{n} \right \}$

 

Câu 3: Cho $S$ là 1 tập nguyên dạng $2^{x}+2^{y}+2^{z}$ trong đó $x,y,z$ là các số nguyên không âm đôi một khác nhau. Tìm phần tử nhỏ nhất thứ $100$ của $S$.

 

Câu 4: Tìm tất cả các giá trị thực của $A$, sao cho tồn tại các số phức $x_{1}, x{2}$ phân biệt thoả mãn hệ:

$x_{1}(x_{1}+1)=A$

$x_{2}(x_{2}+1)=A$

$x_{1}^{4}+3x_{1}^{3}+5x_{1}=x_{2}^{4}+3x_{2}^{3}+5x_{2}$

 

Câu 5: Cho $a, b$ là các số thực, $r, s, t$ là nghiệm của đã thức $f(x)=x^{3}+ax^{2}+bx-1$. Đa thức $g(x)=x^{3}+mx^{2}+nx+p$ có nghiệm $r^{2}, s^{2}$ và $t^{2}$. Nếu $g(-1)$=5, thì giá trị lớn nhất có thể của b là bao nhiêu?

 

Câu 6: Có bao nhiêu số nguyên $n$ thoả mãn:

$1+\left \lfloor \frac{100n}{101} \right \rfloor=\left \lceil \frac{99n}{100} \right \rceil$

 

Câu 7: Tính: 

$\sum_{a_{1}=0}^{\infty }\sum_{a_{2}=0}^{\infty }...\sum_{a_{7}=0}^{\infty }\frac{a_{1}+a_{2}+...+a_{7}}{3^{a_{1}+a_{2}+...+a_{7}}}$

 

Câu 8: Cho $x, y$ là các số phức sao cho $\frac{x^{2}+y^{2}}{x+y}=4$ và $\frac{x^{4}+y^{4}}{x^{3}+y^{3}}=2$. Tìm $\frac{x^{6}+y^{6}}{x^{5}+y^{5}}$

 

Câu 9: Cho số phức $z$ không thực( $b\neq 0$) với $z^{23}=1$. Tính:

$\sum_{k=0}^{22}\frac{1}{1+z^{k}+z^{2k}}$

 

Câu 10: Cho $N$ là 1 số nguyên dương viết trong hệ thập phân có chứa nhiều dãy $11235$ kề nhau, Cho $k$ là 1 số nguyên dương sao cho $10^{k}>N$. Tìm giá trị nhỏ nhất của":

$\frac{10^{k}-1}{gcd(N,10^{k}-1)}$

với $gcd$ là ước chung lớn nhất




#408577 Định lý lớn Fermat có thể được giải đơn giản hơn

Gửi bởi bachocdien trong 28-03-2013 - 15:36

Định lý cuối cùng của Fermat - một phương trình có vẻ ngoài đơn giản nhưng không có lời giải trong suốt 350 năm, mãi đến khi nhà toán học người Anh Andew Wiles giải quyết năm 1995. Bây giờ Colin McLarty thuộc đại học Case Western Reserve đã chỉ ra rằng định lý này có thể được chứng minh một cách đơn giản hơn.

 

Định lý này được gọi là định lý cuối cùng của Fermat hay định lý Lớn Fermat là vì vào năm 1630, Fermat viết vào lề của 1 cuốn sách toán Hy lạp cũ rằng ông đã chứng minh được rằng không có số nguyên nào nghiệm đúng phường trình $x^{n}+y^{n}=z^{n}$ với n lớn hơn 2. Ông cũng viết rằng mình không có đủ không gian trong lề giấy để có thể viết lời giải của mình ra. Việc ông có thực sự chứng minh được định lý đó hay không vẫn còn gây tranh cãi, nhưng vấn đề này đã trở thành một vấn đề nổi tiếng trong toán học. Các nhà toán học hết thế hệ này đến thế hệ khác đã cố sức và đều thất bại trong việc tìm ra lời giải cho định lý này.

 

Vì thế, khi Wiles tìm ra lời giải năm 1995, McLarty đã nói: “Đó là một cú sốc rất lớn đối với chúng tôi - rằng vấn đề này có thể được giải đáp. Và chúng tôi đã nghĩ bây giờ thì làm gì đây, không còn vấn đề mới nổi tiếng nào nữa rồi”

McLarty là một giáo sư triết học ở Case Western Reserve 1 người chuyên về logic và có bằng đại học về toán. Ông không phát triển một cách nào để chứng minh định lý cuỗi của Fermat nhưng đã chỉ ra rằng định lý này có thể được chứng minh bằng 1 cách đơn giản hơn cách mà Wiles đã làm.

 

Wiles tin vào cái nhìn sâu sắc của ông trong lý thuyết số và công việc của những người khác- bao gồm cả Alexander Grothendieck- để đưa ra chứng minh dài 110 trang giấy cùng rất nhiều lần sửa đổi.

 

Grothendieck đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý thuyết số, xây dựng lại đại số hình học vào những năm 60, 70. Ông đã có những giả thuyết táo bạo để hỗ trợ cho những ý tưởng hết sức trừu tượng của mình, bao gồm ý tưởng về sự tồn tại một vũ trụ của nhứng tập vô cùng lớn mà lý thuyết về tập hợp chuẩn không thể chứng minh nó tồn tại. Lý thuyết tập hợp chuẩn được tạo nên bởi những quy luật thông thường hay những định lý mà các nhà toán học vẫn hay sử dụng.

 

McLarty gọi những công việc mà Grothendieck là "một bộ công cụ" và chỉ ra rằng đó chỉ là một phần nhỏ cần thiết để chứng minh định lý lớn Fermat.

 

McLarty nói:" Phần lớn những nhà lý thuyết giống như những tay đua xe, họ chọn lấy chiếc xe tốt nhất nhưng họ không xây dựng ra chiếc xe của chính họ". McLarty nói "Grothendieck đã tạo ra một bộ công cụ để tạo ra chiếc xe của ông ấy"."Tôi đã sử dụng 1 phần lý thuyết tập hợp mạnh của Grothendieck: một số bậc hữu hạn số học nơi mà tất cả các tập được xây dựng từ những con số chỉ trong một vài bước".

 

"Ban không cần sử dụng đến những tập hợp của tập hợp của số mà Grothendieck sử dụng trong bộ công cụ của ông ấy hay Wiles dùng để chứng minh định lý Fermat những năm 90". McLarty chỉ ra rằng tất cả ý tưởng của Grothendieck thậm chí là những ý tưởng trừu tượng nhất cũng có thể được sử dụng hợp lý để chỉ dùng một số ít các lý thuyết tập hơp, ít hơn nhiều so với lý thuyết tập hợp chuẩn. Đặc biệt chúng có thể sử dụng hợp lý các bậc số học hữu hạn, nghĩa là các số, tập của các số đó và tập của những tập đó, cứ như vậy nhưng số lượng ít hơn nhiều so với mô hình chuẩn.

 

"Tôi đánh giá cao sự toàn vẹn của những cơ sở mà Grothedieck đã tạo ra, tôi muốn lấy toàn bộ những điều đó và làm nó hữu dụng hơn trong việc tính toán" McLarty nói.

 

Nhà toán học Harvey Friedman người nổi tiếng vì những thành tựu của mình: Tốt nghiệp ở MIT sau 3 năm, và bắt đầu giảng dạy ở Stanford năm 18 tuổi đã gọi công việc trên là "bước đâu tiên xán lạn". Friedman bây giờ là giáo sư toán danh dự ở Ohio gọi cho Mclarty để mở rộng hướng đi này nếu lý thuyết có thẻ được chứng minh chỉ bằng số học thuần túy không cần phải có tập hợp nào.

"Định lý cuối của Fermat chỉ nói về các số vì thế có lẽ chúng ta có thể chứng minh nó chỉ bằng các số, tôi tin mình sẽ làm được nhưng tôi sẽ cần những cái nhìn sâu sắc mới về số. Nó sẽ rất khó."McLarty nói. 

 

Nguồn:http://www.scienceda...30304105652.htm




#407699 Biểu thức nguyên

Gửi bởi bachocdien trong 25-03-2013 - 00:45

Tính tổng các giá trị của số thực x, sao cho đồng thời cả 2 biểu thức 

$\frac{x^{2}+4x-1}{7x^{2}-6x-5}$ và $\frac{1-x}{1+x}$ nhận các giá trị nguyên.