Đến nội dung

Doraemon

Doraemon

Đăng ký: 19-01-2005
Offline Đăng nhập: 17-05-2009 - 15:37
***--

#157962 Bàn luận truyện Kim Dung đủ các kiểu!

Gửi bởi Doraemon trong 26-06-2007 - 12:50

Binh loan vê Lênh Hô Xung môt chut

Lệnh Hồ Xung hỡi Lệnh Hồ Xung
Nhạc Linh San đâu có yêu anh hùng
Năm phen bảy lượt nàng mắng chửi
Mà còn nhớ nhung như thằng khùng

Lệnh hồ đồ ơi Lệnh hồ đồ
Không hiểu tấm lòng của ni cô
Mầy lần nàng nhờ người ngỏ ý
Mà cứ ngu ngơ như thằng khờ

Lệnh Hồ điên ơi Lệnh Hồ điên
Nàng Nhậm Doanh Doanh đẹp như tiên
Đêm ngày ở cạnh ngươi chăm sóc
Mà chỉ khiến cho nàng muộn phiền

Lệnh Hồ hên ơi Lệnh Hồ hên
Ba chìm bảy nổi chín túi lênh đênh
Té núi lọt hầm đều lượm bí kiếp
Tưởng banh xác pháo lại được ôm cô mình


Bài thơ hay quá! Thơ của anh làm đó à anh TLCT? hehe , Lệnh hồ Xung mà nghe bài thơ này chắc cay cú rủ anh vào tửu quán làm mấy vò quá ! :|
Lúc đó Lệnh Hồ Xung nói : Này, toilachinhtoi, thực sự các hạ là ai mà biết rõ chuyện tình của ta vậy? Hôm nay ko say ko về nhe! :|


#156976 Bàn luận truyện Kim Dung đủ các kiểu!

Gửi bởi Doraemon trong 14-06-2007 - 12:03

Võ Công Trong Truyện Kim Dung



Cái hấp dẫn của truyện KD là ở chỗ tác giả đề cập đến 3 thứ chính yếu trong cuộc đời của một nam tử hán đại trượng phu. Đó là: Võ Công, Rượu và... Gái Đẹp.

Thật vậy, có ai mà chưa từng mơ ước có một võ công tuyệt thế, bản lãnh cao cường để cứu khổn phò nguy, để giàu sang phú quý hay làm bá chủ thiên hạ. Vậy thì phải đọc Kim Dung coi xem các nhân vật tập luyện võ công thế nào. Các vai chính đếu được trình bày xem họ đã tầm sư học võ ra sao, thời thơ ấu thế nào, gặp được cơ duyên nào để hấp thụ một nội lực phi thường dường ấy. Ngoại trừ Kiều Phong, kỳ dư ai cũng được kể lại quá trình thăng tiến võ thuật. Cái hấp dẫn của truyện Kim Dung là ở chỗ đó. Chứ đâu phải như trong Phượng Gáy Trời Nam hay Lưu Hương Đạo Soái, mới vô chương 1 đã thấy Lục Tiểu Phụng, Sở Lưu Hương bản lĩnh phi thường, võ công thâm hậu rồi, làm mất cả sự hấp dẫn tự nhiên của tiểu thuyết chưởng.

Tui thì thích nhứt diễn tiến võ công của Dương Qua. Một thân một mình hiên ngang tự lập, chịu trăm đắng nghìn cay để có được bản lĩnh tuyệt thế. Trong cuộc đời Dương Qua chưa từng có được một sư phụ theo đúng nghĩa của nó. Vậy mà sáng tác ra cả Am Nhiên Tiêu Hồn Chưởng thì đâu phải chuyện đùa.

Còn Quách Tỉnh thì sao ? Dở ẹt. Đã đần đần (??!!! , cái nầy là Lão Đông Tà nói đó nghe, ai mà có ý kiến khác chơi gan thì đóng tàu ra Đào Hoa Đảo tìm ổng) lại còn vô tình đẩy Dương Qua cho mấy cha lẩm cẩm ở Trùng Dương Cung làm tình làm tội thằng nhỏ. Quách Tỉnh chỉ biết nhờ có Hoàng Dung mới gà độ được Cửu Chỉ Thần Cái truyền Giáng Long Thập Bát Chưởng cho. Ông này thì chỉ tội ham ăn nhậu mà phải bấm bụng rút ruột chỉ cho thằng cù lần 18 thế. Nhưng dù sao cũng hên nhờ vậy mà còn truyền được tới hậu thế cho đến Kiều Phong. Dương Qua cũng được chỉ cho Giáng Long Thập Bát Chưởng trên núi Hoa Sơn, tui thấy còn xứng đáng hơn Quách Tỉnh nhiều.

Một điểm đặc sắc nữa là võ công trong truyện Kim Dung luôn có chỗ éo le bất ngờ của nó. Lúc Trương Vô Kỵ luyện Càn Khôn đại Nã Di trong cấm địa Minh Giáo, nếu "tiểu dâm tặc" ham hố tham lam mà ráng tập cho hết tầng thứ bảy thì coi như tiêu đời nhà ma rồi. Nặng thì kinh mạch banh tà lông, nhẹ thì tẩu hoả nhập ma, nhẹ hơn nũa thì có thể thành nhưng thần trí hồ đồ, dở dở điên điên như Tây Độc lúc cuối đời vậy. Chẳng qua là vì người viết Càn Khôn Đại Nã Di trên tấm da dê bảo rằng ổng cũng chưa từng luyện tới tầng này, chỉ tưởng tượng ra mà viết. Cũng may có Tiểu Siêu kế bên nhắc nhẹ: " Công tử ơi, hổng được thì thôi đừng có ráng". Không hiểu trong đầu cô bé đó nghĩ sao khi nói câu này nhưng xem ra Trương Vô Kỵ cũng hoảng nên chịu dừng lại, hổng thôi sau này võ công cao cách mấy cũng bị khùng khùng, đâu có làm ăn gì được với cả tứ đại mỹ nhân trên chuyến đi ra Băng Hỏa Đảo tìm nghĩa phụ.

Doraemon -st-


#156803 Bàn luận truyện Kim Dung đủ các kiểu!

Gửi bởi Doraemon trong 11-06-2007 - 19:27

Tại hạ mở tửu quán này nhằm mời các hảo huynh đệ trong giang hồ bàn thảo một chút về gia gia Kim Dung, cha đẻ của Quách Tĩnh đại hiệp, Dương Quá, Lệnh Hồ hảo huynh đệ, Trương Vô Kị,...
Các hảo huynh đệ vào quán vị nào rành kiếm pháp thì bàn về kiểm pháp, vị nào rành chưởng pháp thì xuất chiêu chưởng pháp , vị nào mọt sách thì bàn về các kinh thư như: Thư, Kinh, Phổ,... riêng tại hạ thì hoan hộ vị nào rành về ...người đẹp thì bàn về các mỹ nhân, he he :(

Kiếm Pháp Trong Truyện Kim Dung




Khách giang hồ dấn thân vào trường hiểm ác thì đi đâu cũng thủ vài món đồ vũ khí để gặp bất trắc là chơi luôn tới bến, bằng không thì cũng hù cho tụi nó sợ. Cái thứ dễ mang, gọn nhẹ nhất bên mình là đao là kiếm. Chỉ cần đeo lên lưng hay treo lủng lẳng bên hông là xong. Đã nói đến kiếm thời có Kiếm Pháp. Chiêu này thế nọ, gạt đỡ tấn công, lụi sang bên phải, tạt ngang sang trái ra sao là phải thuộc nằm lòng. Mỗi chiêu đều có những cái tên đầy hoa mỹ như "Hoa rụng bên đường" , "Hoa nở dưới tuyết" , "Đường chiều lá rụng" ... Kiếm pháp trong truyện Kim Dung không thuần túy là thứ kiếm pháp chặt đầu cắt cổ, hay đơn giản múa may cho nhanh, cho chính xác mạnh mẽ. Thứ Kiếm pháp tối thượng là kiếm xuất từ ý mà tùy cơ ứng biến, là Kiếm Pháp vô chiêu của Độc Cô Cầu Bại chỉ mong một lần thua mà cả đời không sao toại nguyện để rồi chết trong cô đơn lạnh lẽo. Hên là còn Lệnh Hồ Xung duyên may thủ đắc để rồi tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, ra sức đọ cùng Tịch Tà Kiếm Phổ. Ôi, Tịch Tà Kiếm Pháp! Phải chăng là một thứ võ công tàn độc mà chính người sở đắc một ngày nào đó phải mang số phận thảm thương. Mất giống thì đã đành, đằng này vinh quang chưa tới mà kẻ bị mổ bụng tung toé trên Hắc Mộc Nhai, người ngậm hờn nơi ngục thất dưới đáy hồ, kẻ thì hai mắt đui mù, kẻ thì ngàn đời bị nguyền rủa.


Vậy đó, cũng là kiếm thôi nhưng thứ thì gây nên hận thù tranh đoạt tàn sát lẫn nhau, thứ thì giúp người thoát khỏi mọi lề thói để vượt lên mức độ Kiếm là Người mà Người là Kiếm. Phải nói Độc Cô Cửu Kiếm là một thứ Kiếm pháp như vậy. Đầu tiên là Vi Tử Kiếm tuy sắc bén thật, nhưng rốt cuộc chỉ là thứ vô tri vô giác, nỡ lòng trong một phút điên cuồng mà xuống tay hạ độc Người Quân tử. Quân Tử Kiếm của Dương Qua dù giúp chàng sát cánh cùng Thục Nữ Kiếm Tiểu Long Nữ thoát khỏi lưới tình của Công tôn Cốc chủ, nhưng đâu ngăn được cơn điên cuồng của con nhỏ Quách Phù. Cánh tay để lại Tương Dương là ai chặt đó, Quách Phù cô nương hay Vi Tử Kiếm sắc bén lạnh lùng ?


Thiết Huyền Trọng Kiếm cương cương dũng mãnh, giúp Dương Qua hộ thành cứu Quách Tỉnh, thật xứng đáng là Kiếm báu. Nhưng té ra lại là tiền thân của Đồ Long Đao và ỷ Thiên Kiếm, khiến giang hồ lại một phen náo động thảm sầu. Cũng do lòng tham con người mà ra cả. Liễu Kiếm nhẹ nhàng ẻo lả, tuy chưa một phen náo động võ lâm, cũng là một báu kiếm ẩn tàng nơi thâm sâu cùng cốc.


Nhưng chỉ biết tới Độc Cô Cửu Kiếm mà bỏ qua Thái Cực Kiếm Pháp thì thật là thiếu sót. Cả đời Trương Tam Phong tâm huyết để cả vào thứ kiếm pháp diệu thương này. Đến nỗi cường địch tới nơi mà lão già trăm tuổi bị một chưởng tấn công gần tắt thở, cùng không quên bắt Dư Đại Nham nhai rau ráu thuộc lòng để mong rủi mình bị xui xẻo thì hy vọng còn có truyền nhân. Hên là hôm đó có Trương Vô Kỵ. Thật lạ là thằng nhỏ ham chơi mê gái đẹp nên bắt ông già chỉ tới ba lần, càng học càng quên sạch. Đến lần thứ ba thì quên ráo trọi. Ông già chịu chơi không những không la rầy mà còn khoái chí cười ha hả. Phải chăng đây là thứ Kiếm pháp không nên học thuộc lòng ? Vậy còn bắt Dư Đại Nham bại xụi học làm gì. Các chưởng môn nhân cấp cao có những triết lý không ai hiểu được. Người phàm mắt thịt như tui chi biết là cao diệu vậy thôi, chứ không sao hiểu nổi.


Sau này Thái Cực Kiếm Pháp được gia biến để trở thành Vô Cực Kiếm Pháp bủa vây chung quanh Lệnh Hồ Xung lúc đó dẫn một đám anh hùng khua chiêng gióng trống kéo lên Thiếu Lâm Tự. Vô Cực Kiếm Pháp là thứ kiếm vô địch thiên hạ, chỉ chịu bại dưới tay thằng liều, chọt đại vô chính giữa tâm vòng tròn. Giả sử không phải là Lệnh Hồ Xung mà là tay hiệp khách nào khác thì đã chịu thảm bại rồi, đằng này Lệnh Hồ huynh đệ đã uống xỉn xỉn nên đếch cần biết chiêu này thế nọ, chọt đại vô chính giữa cho dễ, ai dè gặp hên. Thì ra kẻ anh hùng không sợ, chỉ sợ thằng say thằng liều. Vậy mới nói ông già Xung Hư đạo trưởng bày đặt chế ra Vô Cực Kiếm làm gì, cứ theo Thái Cực Của Sư tổ Trương Tam Phong là xong. Lúc đó chưa chắc Lệnh Hồ Xung đã thủ thắng để mở đường tới Thiếu Lâm Tự giành gái. Không phải thứ kiếm nào cũng mong đoạt mạng người. Có những thứ kiếm mang một ngụ ý trong một hoàn cảnh nào đó. Lúc đó Lệnh Hồ Chưởng môn dẫn một đám các em Hằng Sơn xinh như mộng tranh đoạt chức Tổng Chưởng môn Ngũ Nhạc Kiếm Phái. Nhạc Bất Quần đối đầu Lệnh Hồ Xung, chơi đi chơi lại cái chiêu "Lãng Tử Quy Hồi" để dụ dỗ thằng nhỏ quay về đặng đoạt Tịch Tà Kiếm Phổ. Y đồ thể hiện ngay trong Kiếm pháp, chỉ có tay cao thủ mới thực hiện được.


Nhưng có một thứ Kiếm pháp tuyệt diệu không lấy máu ai cả, mà là một thứ Vũ Kiếm của đôi uyên ương cùng thề non hẹn biển sát cánh bên nhau trong chốn giang hồ sôi động: Xung Linh Kiếm Pháp trên đỉnh Ngọc Nữ Phong. Ôi ! Những đêm trăng Đại sư ca và Tiểu sư muội đôi mái đầu xanh chế ra một thứ Kiếm pháp của tình yêu mặn nồng. Vậy mà đùng một cái, Tịch Tà Kiếm Phổ cướp đi mối tình đầu thơ mộng. Thương thay cho nàng Nhạc Linh San. Vũ điệu Xung Linh Kiếm Pháp đã cùng chàng âu yếm mặn nồng ngay trong trận tranh đoạt, giữa bao nhiêu cặp mắt của cao thủ Ngũ phái. Chàng và nàng coi như pha, biểu diễn Xung Linh Vũ Kiếm ngay giữa trường ác đấu. Trong trường sát khí đằng đằng lại nở ra hoa tình yêu. Đó là một trận đấu hay nhất trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Tiếc thay Kiếm Vũ tình yêu chưa biễu diễn xong thì nàng đã tức tưởi ra đi. Phải chăng đó là chiêu cuối cùng của Xung Linh Kiếm Vũ ?


Cũng có một thứ kiếm pháp của đôi uyên ương Dương Qua- Tiểu Long Nữ. Nàng sử Ngọc Nữ Kiếm Pháp quấn quít bên chàng với Toàn Chân Kiếm Pháp. Tổ sư Vương Trùng Dương cùng Lâm Triều Anh chưa bao giờ thử cùng nhau đối địch bằng kiếm pháp do hai người sáng lập, nhưng đôi uyên ương sau này đã đánh bại Kim Luân Pháp Vương bằng thứ kiếm pháp Song Kiếm Hợp Bích này. Kim Luân không thua vì võ công. Mà thua vì một mình lẻ bóng, đương đầu sao nổi với tình yêu mặn nồng, ý hợp tương đồng của Dương Qua và hiền thê - sư phụ Tiểu Long Nữ. Sau này độc đáo ở chỗ Lão Ngoan Đồng đã chỉ cho Tiểu Long Nữ đem hai thứ phối hợp với nhau, hai tay sử hai thứ kiếm pháp, làm bọn Ni ma Tinh, Tiêu tương Tử táng đởm kinh hồn. Thế mới biết chỉ có cao thủ mới nghĩ ra những Kiếm ý lạ thường. Và tình yêu xa cách không làm nàng Tiểu Long Nữ thay lòng đổi dạ như ai đó, chỉ làm cho nàng đem cả tình yêu thương vò võ 16 năm phổ thành Thương Tâm Đoạn Trường Kiếm. Tuy không phải là tuyệt đỉnh vô song để làm bá chủ thiên hạ, nhưng là kiếm pháp của mối tình tuy xa cách mà vẫn giữ vẹn lòng trinh.


Cũng nên kể thêm Lục Mạch Thần Kiếm của nhà họ Đoàn, nhưng đó là Kiếm Khí chứ không là Kiếm Pháp. Còn những Âm Dương Kiếm, Lạc Anh Kiếm Pháp v.v... sao đó nổi những thứ kiếm ở trên. Tỷ như Nhất Tự Điện Thanh sử kiếm nhanh như sao xẹt, nhưng như Nhậm Ngã Hành đã đoán, nhanh cho lắm cùng chỉ tổ tự đưa tay mình vào kiếm đối phương. Rốt cuộc thứ kiếm vô địch chỉ là Kiếm ý Vô Chiêu chỉ dùng ý mà đã bại hai cao thủ phái Võ Đang, là thứ Kiếm mà như Độc Cô Cầu Bại đã phán : " ... đến cỏ cây cùng có thể là kiếm như thường ...".



Lượm lặt trên Net


#134910 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Gửi bởi Doraemon trong 30-11-2006 - 22:53

Bất đẳng thức nói chung là một thứ có rất ít nội dung - vì đích chủ yếu của nó chỉ là đo đạc. Khi một cấu trúc đã được xây dựng và làm sáng tỏ tới một mức nào đó, người ta mới có thể tiến hành đo đạc. Tóm lại là BDT không quan trọng lắm đối với việc phát triển một lý thuyết toán học nào đó. More or less nó chỉ là một kỹ thuật chứ không phải là một lý thuyết. Mà kỹ thuật trong toán học thì có nhiều vô số kể.
Còn ở VN, người ta chỉ quan tâm đến việc dùng BDT để giải quyết những bài toán rất trivial về mặt ý nghĩa đóng góp đối với toán học. Lắt léo lằng nhằng là tố chất của BDT, nhưng chả có cái quái gì tinh hoa cả. Thay vì cho học sinh có năng khiếu học Group, Ring, Field, Galois - để phát triển khả năng tư duy chiều sâu và bản chất, tức là hướng dẫn những tài năng trẻ này vào con đường nghiên cứu toán học thực sự, chỉ vì thành tích mà người ta dạy trẻ con toàn những trò vặt vãnh tủn mủn để đi thi đấu quốc tế quốc téo này kia. Thật đáng chua xót.

Sau mình về VN mà được làm thầy giáo làng, dù chỉ ở làng (!) mình cũng sẽ dạy những đứa có tố chất tốt về Group, Galois chứ thề không mở mồm một câu nào về các thứ kỹ thuật như bất đẳng thức hay các loại lắt léo đặt thế này, đổi thế kia để giải toán.

Giờ mà bác về dạy thử xem có đứa nào tin ko? Có khi mấy đứa "tư chất tốt" đó nó lại nói là có ông thầy điên điên đi dạy chương trình đại học cho bọn mình trong khi cái mà bọn mình cần là "Bất đẳng thức và các chuyên đề về mẹo" để thi đội tuyển sắp tới kia kìa! He he :D . Học mấy cái Group, ring, fields,... của ông thầy cellist thì bọn em còn đâu cơ hội mà giật giải quốc gia...cơ chứ :D


#71019 Alexander Grothendieck

Gửi bởi Doraemon trong 19-04-2006 - 14:38

Alexander Grothendieck.


Grothendieck sinh ngày 28 tháng 3 năm 1928 tại Berlin, Đức. Cha ông mất sớm. Sau đó ông sang Pháp năm 1941 và học đại học tại trường Đại học Montpellier. Sau khi tốt nghiệp trường Montpellier, ông tiếp tục học lên trường Sư phạm cao cấp (École Normale Supérieure) tại Paris.

Năm 1949, Grothendieck chuyển đến trường Đại học Nancy và làm việc trong lĩnh vực Giải tích hàm với sự hướng dẫn của Dieudonné. Ông trở thành một thành viên của nhóm Bourbaki, gồm có Weil, Henri Cartan và Jean Dieudonné. Ông bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài ìTích tenxơ tô pô của các không gian hạch”.

Từ 1953 đến 1955, Grothendieck đến làm việc tại trường Đại học Sao Paulo và những năm sau đó là tại trường Đại học Kansas. Đó chính là thời kỳ thay đổi trong công việc nghiên cứu của ông, ông bắt đầu quan tâm đến tô pôhình học.
Thật ra, trong suốt thời kì đó, Grothendieck đã được hỗ trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc tế, kể từ 1950. Vì vậy, năm 1956, sau khi rời khỏi Kansas, ông trở lại Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc tế. Tuy nhiên, năm 1959, ông được mời làm chủ tịch ở một viện nghiên cứu mới gọi là Institut des Hautes Etudes Scientifiques, chính là Viện IHES nổi tiếng sau này. Quyển sách [2] đã miêu tả thời kì này của Grothendieck như sau:
ìKhông quá phóng đại khi nói những năm 1959-1970 tại IHES là ‘Những kỷ nguyên Vàng’ của Grothendieck, suốt những năm đó, những lớp mới về Toán học đã hoạt động dưới sự lãnh đạo của ông. Seminar của Grothendieck về Hình học đại số được thiết lập tại IHES như là một Trung tâm hình học đại số của thế giới mà ông là người dẫn dắt. Ông được nhận giải thưởng Fields năm 1966. Nhìn lại thời kì này, ta lấy làm lạ là với sự hào phóng của mình, Grothendieck đã chia sẻ những ý tưởng của mình với các nghiên cứu sinh và sinh viên, vì thế sự nhiệt thành của ông và những cộng sự đã dành hết cho những bài viết Toán học thật kĩ càng tỉ mỉ. Sự sôi nổi ấy dành cho việc khám phá ra cả một vùng đất mới của Toán học.”

Trong suốt thời kì này, các công trình của Grothendieck đưa đến sự hợp nhất các lĩnh vực hình học, lý thuyết số, tô pôgiải tích phức. Ông đưa ra lý thuyết về các lược đồ trong hình học đại số trong những năm 60 và điều này cho phép tấn công các giả thuyết về lý thuyết số của Weil và cuối cùng các giả thuyết ấy đã được giải quyết. Ông còn làm việc trong lĩnh vực toán logic. Ngoài ra ông còn đưa ra chứng minh đại số cho Định lý Riemann-Roch. Ông đã đưa vào định nghĩa đại số cho nhóm cơ bản của một đường cong. Điều này được nói đến trong [2] như sau:
ìMột liệt kê nho nhỏ về sự đóng góp được biết đến nhiều nhất của Grothendieck đó là: Tích tenxơ tô pô và các không gian hạch, đối đồng điều của bó như một hàm tử, K-lý thuyết và Định lý Grothendieck-Riemann-Roch, điểm nhấn trong các công trình cơ bản là sự định nghĩa và xây dựng các vật thể hình học theo các hàm tử mà chúng biểu diễn trong phạm trù các thớ; về phương diện tô pô và topoi, xác định các phạm trù, hình thức hóa địa phương và toàn cục; nghiên cứu đối đồng điều étale, đối đồng điều của L-hàm, đối đồng điều crystalline, ‘giả thuyết tiêu chuẩn’, các môtip, phạm trù tenxơ và các nhóm Galois motivic. Thật khó mà tưởng tượng rằng tất cả chúng đều chứa trong một cái đầu”.

Grothendieck luôn có một tinh thần quốc tế mạnh mẽ, chống lại sự tham dự của quân đội vào khoa học trong những năm 60. Dường như đó chính là nguyên nhân khiến ông rời bỏ vị trí lãnh đạo IHES vào năm 1970. Ông đã rời bỏ toán học, lĩnh vực mà ông dành hết nhiệt tâm. Thế nhưng vào khoảng năm 1970-72, ông vẫn giữ mối liên lạc như một giáo sư thỉnh giảng tại trường cao đẳng Pháp, hay tại Orsay năm 1972-73. Năm 1973, ông chấp nhận sự liên lạc trên danh nghĩa của một giáo sư tại trường Đại học Montpellier.

Trái ngược với giải thưởng Fields năm 1966, ông từ chối nhận giải Crafoord vào năm 1988, khi ông tròn 60 tuổi. Quyển sách [2] được xuất bản kỷ niệm sinh nhật lần 60 của Grothendieck.
Tham khảo:
1. Biography in Encyclopaedia Britannica.
Books:
2. P Cartier, L Illusie, N M Katz, G Laumon, Y Manin and K A Ribet (eds.), The Grothendieck Festschrift (Boston-Basel, 1990).
Articles:
3. J Dieudonné, A Grothendieck's early work (1950-1960), K-Theory 3 (4) (1989), 299-306.
4. J-P Serre, Rapport au comité Fields sur les travaux de A Grothendieck, K-Theory 3 (3) (1989), 199-204
(Theo J.Connor và E.Robertson)

Trên đây chỉ là sơ lược tiểu sử. Còn nhiều thiếu sót, mong các bạn bổ sung để hoàn thiện hơn.
Có thể tham khảo:
- http://diendantoanho...?showtopic=2017 bài viết của Politopie và bài viết cũ AMS notice của canh_dieu.

Hình gửi kèm

  • Grothendieck.jpg



#25408 Bài tập về đồng cấu nhóm.

Gửi bởi Doraemon trong 27-06-2005 - 13:25

Có:
1i, Kiểm tra: http://dientuvietnam...metex.cgi?H<N(K).
2i, Xét đồng cấu sao cho . Đây là 1 toàn cấu, và nên áp dụng định lý đồng cấu nhóm là ra.
Không biết đã ngắn nhất chưa ?