Đến nội dung

TocSoanToanHoc

TocSoanToanHoc

Đăng ký: 23-01-2013
Offline Đăng nhập: Riêng tư
***--

Nghịch lý toán học ở Việt Nam : Học chỉ để... đếm tiền

27-07-2014 - 08:21

Đối mặt khủng hoảng nhân lực nhưng Toán học thiếu sự gắn bó với đời sống, kém hấp dẫn với học sinh, sinh viên, thậm chí nhiều bạn trẻ cho rằng môn học này chỉ để đếm tiền.

 

 

Những nghịch lý

GS Lê Tuấn Hoa, viện trưởng Viện Toán cho rằng, hiện ngành này đang đối mặt với khủng hoảng thiếu nguồn lực. Không chỉ thiếu những nhà toán học uy tín, tên tuổi mà còn thiếu về số lượng những người làm toán chuyên nghiệp.

Thực trạng này vừa là nguyên nhân và cũng là hệ quả của những nghịch lý trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu toán học hiện nay. Nghịch lý đầu tiên, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, những người tốt nghiệp đại học ngành toán rất “đắt hàng” khi đi xin việc thì hàng loạt cử nhân thất nghiệp.

Nghịch lý thứ hai, có thể xin được học bổng ở trường ĐH danh tiếng, có cơ hội được học với những thầy giỏi bậc nhất thế giới, nhưng không dễ tìm được người để giới thiệu đi học. Một nghịch lý nữa, ở Mỹ cũng như nhiều nước châu Âu, chỉ khoảng 1/4 số tiến sĩ ngành toán được nhận vào giảng dạy trong các trường ĐH (số còn lại làm cho các doanh nghiệp) ở nước ta, cứ có bằng tiến sĩ toán là các trường ĐH nhận ngay.

PGS Bùi Xuân Hải (khoa Toán Tin, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng nêu thực trạng khủng hoảng thiếu nhân lực chất lượng cao ở đơn vị mình mà chủ yếu do không có cơ chế thu hút người giỏi trở về.

Theo thầy Hải, ngành toán của trường mình đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng thiếu người học. Mỗi năm trường có khoảng 300 sinh viên theo học ngành toán, dù chất lượng đầu vào không cao nhưng may mắn thay vẫn có một số em giỏi vượt trội. Những em này đều được nhà trường giữ lại, nhưng chỉ một vài năm sau các em đều tìm đường du học và phần lớn không trở về. Một số có trở về nhưng chỉ làm được một thời gian ngắn lại bỏ đi, chủ yếu vì thu nhập quá thấp.

Ông Nguyễn Hữu Dư, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về toán cũng cho rằng, việc đối mặt với sự thiếu hụt người làm toán chuyên nghiệp là tình trạng chung của tất cả các trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu. Hiện nay, những nhà toán học tuổi 58-60 rất nhiều, trong khi tuổi 40-58 rất ít.

Ứng dụng môn toán chỉ là… đếm tiền?

Tuy nhiên, theo các nhà toán học, dù các sơ sở đào tạo, nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp nhằm tái cấu trúc nguồn nhân lực cho ngành toán nhưng tình hình sẽ không chuyển biến bao nhiêu một khi thực tế môn toán trong các nhà trường phổ thông thiếu hấp dẫn, đào tạo ngành toán trong các trường ĐH thiếu thiết thực.

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến ngành toán không đủ sức thu hút giới trẻ trong con đường lập nghiệp. Ở nhiều nơi có tình trạng chỉ những em không đủ điểm vào các ngành khác (tài chính, kinh tế…) thì mới đăng ký học ngành toán. Vì thế, học xong ĐH các em cũng khó học lên cao nữa, một phần vì không đủ năng lực, một phần vì không đủ đam mê.

Được mời tham gia cuộc tọa đàm, Nguyễn Huy Tùng, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Phú, Hải Phòng cho biết, sau khi được chọn vào đội tuyển quốc gia chuẩn bị dự kỳ thi Olympic toán học quốc tế 2014 sắp tới, nhiều bạn bè đặt câu hỏi với em: “Đạo hàm, tích phân, số phức… liệu có giúp ích gì cho cuộc sống không?”.

Em Tùng chia sẻ: “Nghe các bạn hỏi mà em cảm thấy hẫng. Em học chuyên nên học chương trình riêng. Nhưng em được biết các bạn không học chuyên cũng đều được học kỹ các kiến thức này. Sách giáo khoa cũng có một cuốn Giải tích, hai cuốn Đại số. Em xem thì thấy trong đó có rất nhiều bài tập bắt học sinh làm mà rất ít nội dung giúp học sinh thấy được giá trị ứng dụng của các kiến thức đã học.

Có lẽ đó là lý do để các bạn em thấy tích phân, đạo hàm… chỉ là những thứ tự nhiên nhảy vào sách giáo khoa, các bạn ấy buộc phải học và học xong thì tất cả những thứ đó trở thành dĩ vãng. Và rốt cục, sau 12 năm học, với nhiều bạn toán chỉ là môn giúp người ta… đếm tiền chứ không phải là một môn giúp con người có những suy luận logic trong đời sống”.

Trước đó, nhiều nhà toán học đã cho rằng, nên đặt lại vấn đề dạy học môn toán trong trường phổ thông cũng như trong các trường ĐH. Thậm chí, cần nhìn lại trách nhiệm của các nhà toán học trong vấn đề này.

GS Phạm Thế Long, giám đốc học viện Kỹ thuật quân sự nói: “Lỗi một phần chính do những người làm toán. Những người làm toán chuyên nghiệp không góp phần làm cho xã hội hiểu được vẻ đẹp của toán. Những người dạy toán thì không giúp người học nhận thấy sự thiết thực của những gì mình dạy; sa đà vào việc tìm cách chứng minh, lập luận chặt chẽ mà ít chú ý tới việc giới thiệu tính ứng dụng của toán”.

Còn GS Ngô Việt Trung, nguyên viện trưởng Viện Toán học cũng nhận xét ứng dụng là cái yếu trong ngành toán, tuy nhiên giải quyết được bài toán này lại phụ thuộc vào… nhà nước.

 

Theo Tiền Phong


Giải mả một cách tính tuổi

20-06-2013 - 15:59

    Giải mả một cách tính tuổi

                     ______________________

 

  Nhân đọc một Facebook, thấy có  chia sẽ một bài viết như sau :

 

Hãy viết tên mẹ bạn ra giấy;

Rồi đếm có mấy chử cái?

Tiếp đến bạn lấy số chử cái đó :

- Nhân với 2

- Cộng tiếp với 5

- Nhân với 50

- Cộng tiếp với 1763

=> Bạn hãy lấy nó trừ đi năm sinh của bạn.

   * Hai số cuối của kết quả là tuổi của bạn đấy!

- Kỳ diệu thật!

 

     Tôi đã áp dụng thử 14 truòng hợp đều thấy đúng và quá đổi ngạc nhiên vì chưa hiểu tại sao nó lại cho ra kết quả hay như thế !? Đúng là kỳ diệu thật!

 

      Tuy nhiên sau 47 phút cố gắng khám phá bí mật của cách tính trên thì tôi lại thấy nó không có gì là kỳ diệu cả! Đến lúc nấy, tôi lại  thán phục ai đó đã nghỉ ra cách tính trên, vì cách tính  tuổi của người nầy rất hay!

 

      Các bạn hãy cho một ít ví dụ và tính thử xem !   

 

      Bạn nào không rổi rảnh để tự cho ví du, có thể dựa vào  ba kết quả do Tốc Soạn Toán Học giới thiệu dưới đây để khám phá bí mật của cách tính trên cũng được :

 

      1) Trường hợp 1 : Tên mẹ có 4 ký tự, năm sinh của con là 1965

                        Tuổi của con là 48 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  4

        + Nhân với 2 :                           4 x 2 = 8

        + Cộng tiếp với 5 :                    8 + 5 = 13

        + Nhân với 50 :                     13 x 50 = 650 

        + Cộng với 1763 :              650 + 1763 = 2413

        + Trừ cho năm sinh :        2413 – 1965 = 448  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  48     

 

       2) Trường hợp 2 : Tên mẹ có 5 ký tự, năm sinh của con là 2004

                         Tuổi của con là 9 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  5

        + Nhân với 2 :                           5 x 2 = 10

        + Cộng tiếp với 5 :                  10 + 5 = 15

        + Nhân với 50 :                     15 x 50 = 750 

        + Cộng với 1763 :           750 + 1763 = 2513

        + Trừ cho năm sinh :     2513 – 2004 = 509  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  9

 

      3) Trường hợp 3 : Tên mẹ có 2 ký tự, năm sinh của con là 1957

                         Tuổi của con là 56 ( Cho biết sau )

   Thử tính theo cách trên :

        + Lấy số ký tự của tên mẹ là :  2

        + Nhân với 2 :                           2 x 2 = 4

        + Cộng tiếp với 5                      4 + 5 = 9

        + Nhân với 50 :                       9 x 50 = 450 

        + Cộng với 1763 :           450 + 1763 = 2213

        + Trừ cho năm sinh :     2213 – 1957 = 256  

    Vậy hai số cuối của kết quả đúng  là tuổi của mẹ :  56

 

     Các bạn thử khám phá xem tại sao nó cho ra  kết quả

 đúng và hay như thế?

 

              Khám phá bí mật :

 

Bí mật cần được “ bật mí “ ra là ở  bước thứ tư của phép tính chọn số cộng thêm vào là 1763 .

      ( Thực ra thì  không cần chọn đúng số 1763, mà chỉ cần chọn một số nào có 4 chử số mà tận cùng là 63 như 5763 , 2463, 1963,… đều được).

      Kết quả của bước tính thứ ba trong cả ba trường hợp trên ( 750, 650 và 450 ) , nếu cộng từng số với 1763 thì được kết quả theo thứ tự là : 2413,  2513 và 2213.

 

Năm nay là năm 2013.

 

      Nếu ta lấy một trong những số 2413, 2513, 2213 trừ cho năm sinh của một người nào đó thì chắc chắn ta sẽ được tuổi của người nầy, vì ta chỉ căn cứ  vào hai chử số cuối của kết quả tìm được.

 

      (Lấy  2013 trừ cho năm sinh cũng sẽ cho ra kết quả giống với các phép trừ trên).

 

      Như vậy, bí mật của của phương pháp tính tuổi trên đã bị “ bật mí “ rồi, phải không các bạn ?

_____________________

 

  ( Soạn ngày : 18/6/2013 )


Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch

09-06-2013 - 22:49

                                Chỉ một lần bấm máy tính, thấy ngay năm Âm lịch

                                                                                                      ___________________________

                      

      Năm Âm lịch được xác định bởi 10 Thiên can ( Giáp, Ất, Bính,…) và 12 Địa chi (Tý, Sửu, Dần,…). Năm Âm lịch và Năm Dương lịch có liên quan rất chặt chẻ và thật lý thú. Sự liên quan của chúng có thể lập thành công thức toán hoc. (Sẽ giới thiệu công thức nầy trong một bài viết khác)

 

     Trong bài giới thiệu nầy,Tốc Soạn Toán Học không để cập gì tới việc phối hợp thiên can và địa chi để tạo thành Lục thập hoa giáp ( Chu kỳ 60 năm của Âm lịch). Bạn nào muốn tìm hiểu về việc nầy nên đọc các LỊCH VẠN NIÊN  hoặc  những bài báo nói về cách tính từ năm Duong lịch sang năm Âm lịch…

 

       Nhân dịp nầy, Tốc Soạn Toán Học giới thiệu  một phương pháp từ năm Dương lịch chỉ cần một lần bấm máy tính và nhìn vào bảng định số sau đây sẽ nhanh chóng tìm thấy năm Âm lịch  :

 

                        Định số tính nhanh ra năm Âm lịch

                                                                    ____________________

 

                         Canh    0 00  Thân        Bính    6 50  Dần

                         Tân      1 08   Dậu         Đinh   7 58  Mảo  

                         Nhâm  2 16  Tuất         Mậu    8 66  Thìn

                         Quí      3 25  Hợi          Kỷ      9 75   Tỵ              

                         Giáp    4 33  Tý              /     10 83   Ngọ

                         Ất        5 41  Sửu            /     11 91  Mùi

       

     Cách áp dụng :

 

       1) Tìm CAN : Dựa vào chử số cuối của năm Dương lịch (1930, 1945, 1954, 1975 , 2013,…rồi nhìn vào bảng định số đọc tên CAN :

 

                               - CAN của năm 1930 là CANH

                               - CAN của năm 1932 là NHÂM 

                               - CAN của năm 1945 là    ẤT

                               - CAN của năm 1954 là GIÁP

                               - CAN của năm 1968 là MẬU

                               - CAN của năm 1975 là   ẤT

                               - CAN của năm 2013 là  QUÝ

 

    2) Tìm CHI :  Lấy năm Dương lịch chia cho 12, rồi căn cứ vào hai chử số đầu tiên của số dư cho bởi phép chia để tìm ra CHI :

 

                - CHI của năm 1930 là NGỌ    (Vì 1930 / 12 = 0,83)

                  - CHI của năm 1932 là THÂN  (Vì 1932 / 12 = 0,00…)

                  - CHI của năm 1945  là   DẬU (Vì 1945 / 12 =  0,08…)

                  - CHI của năm 1954  là  NGỌ  (Vì 1954 / 12 =  0,83…)

                  - CHI của năm 1968  là THÂN (Vì 1968 / 12 = 0,00…)

                  - CHI của năm  1975  là MẢO  (Vì 1975 / 12 = 0,58…)

                  - CHI của năm 2013    là     TỴ (Vì 1913 / 12 = 0,75…)

                                

      Kết hợp hai kết quả trên thì được :

 

               - Năm 1930 là năm CANH NGỌ

               - Năm 1932 là năm NHÂM THÂN 

               - Năm 1945 là năm ẤT DẬU   

               - Năm 1954 là năm GIÁP NGỌ   

               - Năm 1968 là năm MẬU THÂN   

               - Năm 1975 là năm ẤT MẢO  

               - Năm 2013 là năm QUÝ TỴ

 

      Các bạn tự cho ví dụ và áp dụng phương pháp trên thử xem ! Rất đơn giản và dể tính lắm. Nếu đã có năm dương lịch, chỉ cần một phút là tìm được năm âm lịch ngay!

 

      Tốc Soạn Toán Học đã tìm được bảy phương pháp tìm ra năm âm lịch, mà phương pháp trên là một trong hai phương pháp đơn giản nhứt.

 

_____________________________

 

( Soạn ngày :  5/6/2013 )

 

 Các địa chỉ có liên quan đến Tốc SoạnToán Học :

http://diendantoanho...Toán-học-lý-thú

http://tocsoantoanho...cac-bai-da-dang

https://www.facebook.com/vovanle42

https://www.facebook.../TocSoanToanHoc