Đến nội dung

manhhung2013

manhhung2013

Đăng ký: 31-01-2013
Offline Đăng nhập: 02-12-2021 - 14:49
***--

#693334 Chứng minh $MN \perp OP$

Gửi bởi manhhung2013 trong 18-09-2017 - 22:40

Chọn đội tuyển KHTN 2013, thầy Hùng có 1 chuyên đề viết về cấu hình này




#687676 Cmr BX, CY và IA đồng quy

Gửi bởi manhhung2013 trong 16-07-2017 - 09:11

Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D,E, F. BE cắt DF tại M, CF cắt DE tại N. X, Y là trung điểm NF, ME. Cmr BX, CY và IA đồng quy

 

 




#681808 Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

Gửi bởi manhhung2013 trong 24-05-2017 - 17:05

Bài toán: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} 4x^{2}=(\sqrt{x^{2}+1}+1)(x^{2}-y^{3}+y-2)\\(x^{2}+y^{2})^{2}+1=x^{2}+2y \end{matrix}\right.$




#681803 Chứng minh rằng tồn tại nửa hình tròn chứa đủ các số 1;2;3...;n.

Gửi bởi manhhung2013 trong 24-05-2017 - 16:54

Chia hình tròn thành 2n quạt bằng nhau. Tô n quạt màu xanh và n quạt màu đỏ. Bắt đầu từ quạt đỏ nào đó theo chiều kim đồng hồ lần lượt viết các số 1;2;3...;n. Lại bắt đầu từ quạt xanh nào đó theo chiều ngược kim đồng hồ viết lần lượt các số 1;2;3...;n. Chứng minh rằng tồn tại  nửa hình tròn chứa đủ các số 1;2;3...;n.




#681784 Tìm $\lim_{n\rightarrow +\infty }\frac...

Gửi bởi manhhung2013 trong 24-05-2017 - 11:14

sử dụng định lý Cesaro ft. Stolz

Trước hết chứng minh dãy trên $u_{n}$ tăng và không bị chặn trên.(dễ cm)

$\lim_{n\rightarrow +\propto }(u_{n+1}^{2}-u_{n}^{2})=\lim_{x\rightarrow +\propto }((u_{n}+\frac{1}{u_{n}})^{2}-u_{n}^{2})=\lim_{x\rightarrow +\propto }(2+\frac{1}{u_{n}^{2}})=2$

Theo định lý Cesaro:

$\lim_{n\rightarrow \propto }\frac{u_{n}}{n}=2\Rightarrow\lim_{x\rightarrow \propto }\frac{u_{n}}{\sqrt{n}} =\sqrt{2}$

Đặt:$x_{n}=u_{1}+u_{2}+...+u_{n},y_{n}=n\sqrt{n}$

Khi đó dãy (yn) tăng thực sự và không bị chặn trên. Định lý stolz:

$\lim_{n\rightarrow +\propto }\frac{x_{n+1}-x_{n}}{y_{n+1}-y_{n}}=\lim_{n\rightarrow +\propto }\frac{u_{n+1}}{(n+1)\sqrt{n+1}-n\sqrt{n}}=\lim_{n\rightarrow +\propto }\frac{u_{n+1}((n+1)\sqrt{n+1}+n\sqrt{n})}{3n^{2}+3n+1}=\lim_{n\rightarrow +\propto }\frac{u_{n+1}}{\sqrt{n}}.\frac{(1+\frac{1}{n})\sqrt{1+\frac{1}{n}}+1}{3+\frac{3}{n}+\frac{1}{n^{2}}}= \frac{2\sqrt{2}}{3}$




#681722 gpt $x^{2}+(\frac{x}{x+1})^{2...

Gửi bởi manhhung2013 trong 23-05-2017 - 22:51

$x^{2}+(\frac{x}{x+1})^{2}=1$

$\Leftrightarrow (x-\frac{x}{x+1})^{2}=1-2\frac{x^{2}}{x+1}\Leftrightarrow \frac{x^{4}}{(x+1)^{2}}+2\frac{x^{2}}{x+1}-1=0$

Đến đây bạn đặt ẩn phụ và giải tiếp nhé.




#681489 VMF's Marathon Hình học Olympic

Gửi bởi manhhung2013 trong 22-05-2017 - 10:17

Lời giải bài toán 193.

Cách 1: sử dụng phương tích và trục đẳng phương.

Cách 2: sử dụng đường thẳng Newton.




#681389 Chứng minh$\sqrt{a^2+1}+\sqrt{b^2+1}+...

Gửi bởi manhhung2013 trong 21-05-2017 - 11:48

Cho $a,b,c>0$ và $abc \geq 1$. Chứng minh rằng:

$\sqrt{a^2+1}+\sqrt{b^2+1}+\sqrt{c^2+1}\leq \sqrt{2}(a+b+c)$

Source: Đề thi thử của trường.

Áp dụng BĐT$\sqrt{x}+\sqrt{y}\leqslant \sqrt{2(x+y)}$ (thì cũng là bất đẳng thức cơ bản chỉ là khai căn ra mà thôi)

$\sqrt{a^{2}+1}+\sqrt{2a}\leqslant \sqrt{2(a^{2}+2a+1)}=\sqrt{2}\left ( a+1 \right )\Rightarrow\sqrt{a^{2}+1}\leq \sqrt{2}\left ( a+1 \right )- \sqrt{2a}$.

Viết tương tự cho b và c rồi cộng lại:$\sqrt{a^{2}+1}+\sqrt{b^{2}+1}+\sqrt{c^{2}+1}\leqslant \sqrt{2}(a+b+c)+3\sqrt{2}-(\sqrt{2a}+\sqrt{2b}+\sqrt{2c})\leqslant \sqrt{2}(a+b+c)+3\sqrt{2}-3\sqrt[3]{\sqrt{2a}\sqrt{2b}\sqrt{2c}}= \sqrt{2}(a+b+c)$




#681388 Hãy xác định số phần tử của tập $\bigcup_{i=1}^{n...

Gửi bởi manhhung2013 trong 21-05-2017 - 11:30

Cho các số nguyên dương k, n thỏa mãn điểu kiện n>$k^{2}-k+1$. Giả sử n tập $A_{1},A_{2},...,A_{n}$ thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:

a)$\left | A_{i} \right |=k,\forall i(1\leqslant i\leqslant n);$

b)$\left | A_{i}\cap A_{j} \right |=2k-1;\forall i,j (i\neq j,1\leq i,j\leq n)$

Hãy xác định số phần tử của tập $\bigcup_{i=1}^{n}A_{i}$




#681380 VMF's Marathon Hình học Olympic

Gửi bởi manhhung2013 trong 21-05-2017 - 10:55

Bài toán 193. (AOPS) Tam giác ABC có (O) là đường tròn ngoại tiếp, H trực tâm, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC,CA, AB tại D, E, F. G là hình chiếu của D trên EF. Chứng minh rằng GD là phân giác $\widehat{HGI}$.




#681209 $P=\sum \frac{x^{3}}{2(z+x)y}$

Gửi bởi manhhung2013 trong 19-05-2017 - 21:39

Cho x,y,z là các số thực dương thoả mãn $\sqrt{xy}+\sqrt{yz}+\sqrt{zx}=1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$P=\sum \frac{x^{3}}{2(z+x)y}$

Áp dụng BĐT AM-GM:

$\frac{x^{3}}{2(z+x)y}+\frac{z+x}{8}+\frac{y}{4}\geqslant \frac{3x}{4}\Rightarrow P+\frac{x+y+z}{4}+\frac{x+y+z}{4}\geqslant \frac{3}{4}(x+y+z)\Rightarrow P\geqslant \frac{1}{4}(x+y+z)\geq \frac{1}{4}(\sqrt{xy}+\sqrt{yz}+\sqrt{zx})\geqslant \frac{1}{4}$




#681092 VMF's Marathon Hình học Olympic

Gửi bởi manhhung2013 trong 18-05-2017 - 11:46

 

Lời giải bài 186:

Để ý là $H$ là tâm nội tiếp $\Delta DEF$ nên ta đưa bài toán ban đầu về bài toán tương đương sau:

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O),(I)$ nội tiếp $\Delta ABC$ và tiếp xúc $BC,CA,AB$ tại $D,E,F.$ Qua $D$ kẻ đường thẳng vuông góc với $AI$ cắt $IC$ tại $P.$
Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta BPC$ thuộc $AD.$

Em xin trình bày một cách khác chứng minh bổ đề, có gì xin mọi người chỉ bảo:

Vẫn sử dụng hình vẽ của Lephuoc87

Gọi EF cắt BC tại U, PB cắt CQ tại V. Ta có:$I(VDQC)=-1$  và $I(UDBC)=-1$ (do AD, BE, CF đồng quy) do đó I, U, V thẳng hàng.(1)

Mặt khác U thuộc đường đối cực của AD nên  $IU\perp AD$.(2)

Áp dụng định lí brocard cho tứ giác nội tiếp QBPC với tâm là J ta có $IV\perp JD$.(3) 

Từ (1), (2), (3) suy ra A, D, S thẳng hàng

P/s: lần đầu đăng bài ở topic này nên còn nhiều sai sót, mạng thì yếu, bàn phím thì hỏng, em phải gõ cả nửa tiếng không vẽ được hình mong mọi người lượng thứ.




#680976 $\left\{\begin{matrix} U_{1}=1...

Gửi bởi manhhung2013 trong 17-05-2017 - 11:33

Cho $U_{n}$

 $\left\{\begin{matrix} U_{1}=1 & \\ U_{n+1}=1+U_{1}.U_{2}...U_{n} & \end{matrix}\right.$

Đặt $S_{n}=\sum_{n}^{k=1}\frac{1}{U_{k}}$

Tìm lim $S_{n}$

$\Rightarrow u_{n}^{2}=u_{n}+(u_{n+1}-1)\Rightarrow u_{n}(u_{n}-1)=u_{n+1}-1=>\frac{1}{u_{n}(u_{n}-1)}=\frac{1}{u_{n+1}-1}\Rightarrow \frac{1}{u_{n}-1}-\frac{1}{u_{n}}=\frac{1}{u_{n+1}-1}\Rightarrow \frac{1}{u_{n}-1}-\frac{1}{u_{n+1}-1}=\frac{1}{u_{n}},\forall n\geqslant2$

Truy hồi:

$S_{n}=1+(\frac{1}{u_{2}-1}-\frac{1}{u_{n+1}-1})=\frac{3}{2}-\frac{1}{u_{n+1}-1}$

$\lim_{n\rightarrow +\propto }u_{n}=+\propto \Rightarrow \lim_{n\rightarrow +\propto }S_{n}=\frac{3}{2}$




#680971 $\left\{\begin{matrix} x+y+xy=3 &...

Gửi bởi manhhung2013 trong 17-05-2017 - 11:10

Đặt $x=ky$ ta có: $\left\{\begin{matrix}y^2+(k+1)y-3=0\\ y^3-6k^2y+13-8=0\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}y^3+(k+1)y^2-3y=0\\ y^3-6k^2y+13-8=0\end{matrix}\right.$

Trừ $2$ PT trên theo vế ta có: $(6k^2+k+1)y^2-16y+8=0$

$\Delta ' = -48k^2-8k+56=0 \Rightarrow 8(k-1)(7k+6)=0$

$\Rightarrow \begin{bmatrix}k=1\\ k=-\dfrac{7}{6}\end{bmatrix}$

Lần lượt thay $x=y,x=-\dfrac{7}{6}y$ vào PT ban đầu

Thôi thì bài này phải chịu khó trâu bò thôi:

từ phương trình 2 => y>0.

rút x theo y từ pt  thế vào 2 phân tích thành nhân tử ta được:

$(y-1)(y^{4}+3y^{3}+11y^{2}+y+31)=0$.

Do y>o nên có nghiệm duy nhất x=y=1




#680968 $\left\{\begin{matrix} x+y+xy=3 &...

Gửi bởi manhhung2013 trong 17-05-2017 - 10:51

Ở trên giải mỗi $\Delta$'=0

Tức là lời giải vẫn chưa đúng :v