Đến nội dung

qthinh4996

qthinh4996

Đăng ký: 03-03-2013
Offline Đăng nhập: 15-08-2018 - 11:19
-----

#542146 Tìm $\alpha$ để tích phân hội tụ

Gửi bởi qthinh4996 trong 28-01-2015 - 17:34

Tìm $\alpha$ để tích phân sau hội tụ:

$${I} = \int\limits_0^{ + \infty } {\frac{{dx}}{{1 + {x^\alpha }{{\sin }^2}x}}} $$




#485924 Đề thi HSG TP. Hồ Chí Minh năm học 2013-2014

Gửi bởi qthinh4996 trong 05-03-2014 - 16:32

Nhận thấy $m=0$ thì $PT$ vô nghiệm 
$m=1$ thì $PT$ có 1 nghiệm duy nhất ( chọn )
Xét $m\neq 0;1$
$PT\Rightarrow mx^{2}+mx+3=m^2x^2+2mx+1\Rightarrow x^{2}(m^{2}-m)+xm-2=0\Rightarrow \Delta =m^{2}+8(m^{2}-m)=0\Rightarrow 9m^{2}-8m=0\Rightarrow m=\frac{8}{9}$
Thử lại thì $m=\frac{8}{9}$ thỏa mãn
Vậy : $m\in \left \{ 1;\frac{8}{9} \right \}$
 

Bạn ơi! bạn chưa đặt ĐK đó.

Nếu mà ĐK nằm trong khoảng hai nghiệm của pt bậc 2 thì nó cũng có nghiệm duy nhất cơ mà...?




#485261 Thủ thuật: Khai triển đa thức 2 biến

Gửi bởi qthinh4996 trong 01-03-2014 - 11:12

Hôm nay, mình xin gởi đến các bạn thủ thuật khai triển đa thức 2 biến (chỉ bậc 4 trở xuống thôi!!!).

Trước khi đọc bài viết này, bạn cần phải biết cách khai triển đa thức 1 biến (xem bài viết của bạn Bùi Thế Việt).

* Bậc 2:

Ví dụ: Khai triển $(x+y-1)(2x-y+3)$

Đầu tiên, bạn nhập biểu thức trên vào máy tính

Nhấn CALC và cho X = 1000, Y = 0 =====> 2.000.997. Vậy số hạng chứa $x$ và hệ số tự do là:

$2x^2+x-3$. Trừ phần vừa tìm được: $(x+y-1)(2x-y+3)-(2x^2+x-3$ {ghi zô máy}

Tiếp tục nhấn CALC và cho X = 0, Y = 1000 ====> -996.000. Vậy số hạng chứa y là: $-y^2+4y$.

Tiếp tục trừ phần tìm được $(x+y-1)(2x-y+3)-(2x^2+x-3-y^2+4y$. Bây giờ, ta chỉ cần tìm hệ số của số hạng $xy$ là xong

Nhấn CALC cho X = 1, Y = 1 =====> 1. Vậy, kết quả là $(x+y-1)(2x-y+3)=2x^2+x-y^2+4y+xy-3$

Các bạn có thể "thực hành" với khai triển $(2x+y-1)^2$. KQ: $4x^2-4x+y^2-2y+4xy+1$

* Bậc 3:

+ Với dạng thuần nhất thì dễ rồi (làm nháp cũng được, tui viết ra để minh họa thôi): VD: Khai triển $(x-2y)^3$

     Viết biểu thức vào máy và cho X=1000, Y=1 ===> 994.011.992. Mình ra biểu thức của x:$x^3 -6x^2+12x-8$ rồi mình điền $y$ vào: $x^3-6x^2y+12xy^2-8y^3$.

+ Với dạng có thêm hệ số tự do: nó sẽ ra $[]x^3+[]y^3+[]x^2y+[]xy^2+[]xy+[]x^2+[]y^2+[]x+[]y+[]$

Ví dụ Khai triển $(x+3y-2)^3$

Đầu tiên, bạn nhập biểu thức trên vào máy tính

Nhấn CALC và cho X = 1000, Y = 0 => số hạng chứa $x$ và hệ số tự do là: $x^3-6x^2+12x-8$

Trừ phần vừa tìm được: $(x+3y-2)^3-(x^3-6x^2+12x-8$ rồi nhấn CALC cho X = 0, Y = 1000 =>số hạng chứa y là: $27y^3-54y^2+36y$.

Trừ phần vừa tìm được: $(x+3y-2)^3-(x^3-6x^2+12x-8+27y^3-54y^2+36y$. Nhấn CALC X = 1000, Y = 1

===>8.991.000 {hệ số $x^2$ là 9} $\Rightarrow 9x^2y$

Nhấn CALC X = 1, Y = 1000 ===>26.973.000 {hệ số $y^2$ là 27} $\Rightarrow 27xy^2$

Trừ phần vừa tìm được $(x+3y-2)^3-(x^3-6x^2+12x-8+27y^3-54y^2+36y+9x^2y+27xy^2$. Cho X=1,Y=1 ta sẽ tìm được hệ số của $xy$.

Vậy, $(x+3y-2)^3=x^3-6x^2+12x-8+27y^3-54y^2+36y+9x^2y+27xy^2-36xy$

Các bạn có thể "thực hành" với khai triển $(x+y+1)(x+2y-1)$. KQ: $x^3-x^2-x+1+4y^3-3y+5x^2y+8xy^2-2xy$

* Bậc 4:

+ Với dạng thuần nhất (làm như bậc 3)

+ Với dạng có thêm hệ số tự do: nó sẽ ra $[]x^4+[]y^4+[]x^3y+[]xy^3+[]x^2y^2+[]x^3+[]y^3+[]x^2y+[]xy^2+[]xy+[]x^2+[]y^2+[]x+[]y+[]$ {hơi dài đó} {nếu chút nữa đánh zô máy ko đủ thì chia làm 2 phần nhé!!!}

Ví dụ Khai triển $(x+y+1)^4$

Khúc đầu làm giống như bậc 3 ~~~~~>$x^4+4x^3+6x^2+4x+1+y^4+4y^3+6y^2+4y$

Trừ phần vừa tìm được: $(x+y+1)^4-(x^4+4x^3+6x^2+4x+1+y^4+4y^3+6y^2+4y$. Cho X = 1000, Y = 1 ra kq mình lấy hệ số của $x^3$ thôi $\Rightarrow 4x^3y$

Cho X = 1, Y = 1000 $\Rightarrow 4xy^3$

Trừ phần vừa tìm được: $(x+y+1)^4-(x^4+4x^3+6x^2+4x+1+y^4+4y^3+6y^2+4y+4x^3y+4xy^3$

Bây giờ, ta còn tìm hệ số của $x^2y^2; x^2y; xy^2; xy$ nữa là xong.

Ta đặt, các hệ số đó lần lượt là a, b, c, d. {xem kĩ nhá, bước này quan trọng nè}

Nhấn CALC cho X = 1000, Y = 1 rồi nhấn Ans SHIFT STO A (tức là lưu số vừa tính vào A)

Nhấn CALC cho X = 1000, Y = 2 rồi nhấn Ans/2 - RLC A ====> 6.012.000 .Từ đây mình suy ra: a = 6 và c = 12

Tiếp tục nhấn: ALPHA A - Ans =====> 12.012.000 .Từ đây mình suy ra: b = 12 và d = 12

Vậy, $(x+y+1)^4=x^4+4x^3+6x^2+4x+1+y^4+4y^3+6y^2+4y+4x^3y+4xy^3+6x^2y^2+12x^2y+12xy^2+12xy$ (ko tin thì cứ thử)

Các bạn có thể "thực hành" với khai triển $(x-y+2)^3(2x+y-3)$. KQ: $2x^4+9x^3+6x^2-20x-24-y^4+9y^3-30y^2+44y-5x^3y+xy^3+3x^2y^2-9x^2y-9xy^2+24xy$

Có gì thắc mắc thì ghi ở dưới nha.

Võ Quốc Thịnh, lớp 12C1 THPT Quốc Văn Sài Gòn




#484177 Vincal 570ES PLUS II giải sai nghiệm ?

Gửi bởi qthinh4996 trong 22-02-2014 - 20:11

Dùng máy Vinacal, hãy thử giải pt này xem: $x^3+x^2+100000x+100000=0$

Nó sẽ ra nghiệm là x = 1

Nhưng nhìn cũng biết pt này có nghiệm là x = -1.




#419532 Tính tổng $S= 1^3 + 2^3 + 3^3 +....+ n^3$

Gửi bởi qthinh4996 trong 19-05-2013 - 19:03

Mình xin nói một cách tổng quát về bài toán tính tổng $S=1^k+2^k+3^k+...+n^k$ như sau:

Đầu tiên, với $k=1$ thì $S=1+2+3+...+n$ cái này thì ai cũng biết công thức và cách chứng minh rồi : $S=\frac{n(n+1)}{2}$

*Với $k=2$ thì $S=1^2+2^2+3^2+...+n^2$ để tính nó thì có nhiều cách lắm nhưng mình xin làm theo cách sau cho tổng quát:

Ta tính tổng :$S'=1.2+2.3+3.4+...+n(n+1)$

$\Leftrightarrow 3.S'=1.2.3+2.3.3+3.4.3+...+n(n+1).3=1.2.3+2.3.(4-1)+3.4.(5-2)+...+n(n+1)[(n+2)-(n-1)]$

Sau một hồi giản lược ta được: $3S'=n(n+1)(n+2) \Rightarrow S'=\frac{n(n+1)(n+2)}{3}$

Ta lại có: $S'=1.2+2.3+3.4+...+n(n+1)=(1^2+2^2+3^2+...+n^2)+(1+2+3+...+n) = S+ \frac{n(n+1)}{2}$

$ \Rightarrow S=\frac{n(n+1)(n+2)}{3} - \frac{n(n+1)}{2} = \frac{n(n+1)(2n+1)}{6}$

*Với $k=3$ thì $S=1^3+2^3+3^3+...+n^3$

Ta tính tổng $S'=1.2.3+2.3.4+3.4.5+....+n(n+1)(n+2)$

$ \Rightarrow 4S’=1.2.3.4+2.3.4.4+3.4.5.4+…+n(n+1)(n+2)4=1.2.3.4+2.3.4.(5-1)+3.4.5.(6-2)+…+n(n+1)(n+2)[(n+3)-(n-1)]$

Từ đó ta được: $S’= \frac{n(n+1)(n+2)(n+3)}{4}$

Ta có: $n(n+1)(n+2)=n^3+3n^2+2n$

Từ đó ta có: $S’=(1^3+2^3+3^3+…+n^3)+3.(1^2+2^2+3^2+…+n^2)+2.(1+2+3+…n)$

$\Rightarrow S=S’-3.\frac{n(n+1)(2n+1)}{6} – 2.\frac{n(n+1)}{2}=…=(\frac{n(n+1)}{2})^2$

Từ đây bạn làm tương tự với k=4; k=5; …

{Cái này ở lớp nhỏ mới dùng thôi, chứ thiệt sự thì dùng sai phân làm dễ hơn}




#408263 Giải PT nghiệm nguyên $2x+13y=156$ và một số bài toán

Gửi bởi qthinh4996 trong 27-03-2013 - 07:28

2, a. $2xy-4x+y=7$

Giải:

$2xy-4x+y=7 \Leftrightarrow y=\frac{4x+7}{2x+1} =2+ \frac{5}{2x+1}$

Do x, y nguyên nên $2x+1$ phải là ước của 5

$\Rightarrow$ $2x+1=1 hoặc 2x+1=-1 hoặc 2x+1=5 hoặc 2x+1=-5$

Từ đó ta tìm được các giá trị của x:
$x=0; x=-1; x=2; x=-3$
Bạn tự tìm y nha.
Các bài khác tương tự!!!



#401580 Tràn màn hình MTBT fx-570ms

Gửi bởi qthinh4996 trong 03-03-2013 - 09:54

Đây là một kinh nghiệm của tôi với dạng toán tràn màn hình

File gửi kèm