Đến nội dung

etucgnaohtn

etucgnaohtn

Đăng ký: 11-05-2013
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

Đề thi tuyển sinh vào THPT Chuyên Sư Phạm 2017 vòng 1 + vòng 2

31-05-2017 - 16:11

File gửi kèm  18891431_1680240951993660_4634610861669563797_o.jpg   93.49K   327 Số lần tải


1 cách chứng minh khác cho hệ quả 2 trang 58 SGK Hình học nâng cao 11

29-10-2015 - 17:03

Giả thiết : (P) // a , (Q) // a
(P) giao (Q) = b 
Chứng minh b//a 
_______________
Giả sử b không song song a , thì b cắt a tại I 
Khi đó I thuộc a 
I thuộc b thuộc (P)
Vậy a cắt (P) tại I ( vô lý )
Do đó b song song a 

 

Câu hỏi : Lời giải trên đúng hay sai ? Nếu không đúng hãy chỉ ra chỗ sai
 


[HOT] Cách khai triển đa thức 2 biến hệ số nguyên bằng casio

21-10-2015 - 17:32

Sau đây là một thủ thuật khai triển đa thức 2 biến bằng máy tính bỏ túi , và có thể bạn cũng nghĩ ra được nó nếu bạn đã học qua về lim ( giới hạn ) ...


 

CÁCH KHAI TRIỂN ĐA THỨC 2 BIẾN HỆ SỐ NGUYÊN

BẰNG MÁY TÍNH CASIO

 

Tác giả : Lương Đức Nghĩa K47 Tin THPT CSP 

( Tham khảo ghi rõ nguồn thay lời cảm ơn tác giả )

Yêu cầu : Vẫn là hiểu biết sơ bộ về thủ thuật CALC 1000
Bạn nào chưa biết cái này thì mình khuyên nên tìm hiểu về nó đi , ứng dụng của CALC 1000 là rất lớn vì ở đâu có $x$ thì ở đó có CALC 1000 !
Ý tưởng : Dùng lim ( giới hạn )
______________________________________________________
VÍ DỤ 1 : $(x+2y-1)^2(x+y+1)$

Nhận xét : Ta thấy bậc của x , y bằng nhau và bằng 3

Bước 1 :
Tính $(x+2y-1)^2(x+y+1):x^3$ tại $y=1000$ , $x=10^{10}$
Kết quả : 1,0000005
Bước 2 :
Tính $((x+2y-1)^2(x+y+1)-x^3):x^2$ tại $y=1000$ , $x=10^{10}$
Kết quả : $4999,0008 \approx 4999=5y-1$
Bước 3 :
Tính $(x+2y-1)^2(x+y+1)-x^3-(5y-1)x^2$ tại $x=0$ , $y=1000$
Kết quả : $3999997001=4y^3-3y+1$
Bước 4 :
Tính $((x+2y-1)^2(x+y+1)-x^3-(5y-1)x^2-4y^3+3y-1):x$ tại $x=1000$ , $y=1000$
Kết quả : $7997999=8y^2-2y-1$

Như vậy kết quả là : $(x+2y-1)^2(x+y+1)=x^3+(5y-1)x^2+(8y^2-2y-1)x+4y^3-3y+1$

VÍ DỤ 2 : $E=\frac{6x^3y+x^3+9x^2y^2-14x^2y+x^2-6xy^3-15xy^2+17xy-3x+4y^3+4y^2-5y+1}{x+2y-1}$

Nhận xét : Bậc bằng nhau và bằng 2
Ví dụ này khó hơn vì phép tính tràn màn hình , do đó ta phải dùng phương pháp " chia để trị " ( tức là chia nhỏ thành từng phần để trị )

Bước 1 :
Tính $E$ tại $x=10^{10},y=1000$ lưu vào $A$

Tính $E$ tại $x=0,y=1000$ lưu vào $B$
Tính $E$ tại $x=1000,y=1000$ lưu vào C
Bước 2 :
Tính $A:x^2$ tại $x=10^{10}$ ta được $6000,999699\approx6001=6y+1$

$B = 2002999=2y^2+3y-1$
Tính $(C-(6y+1)x^2-2y^2-3y+1):x$ tại $x=1000,y=1000$ ta được $-3009998=-3y^2-10y+2$

Như vậy kết quả là $E=(6y+1)x^2-(3y^2+10y-2)x+2y^2+3y-1$

VÍ DỤ 3 : $F=\sqrt{9x^4y^6 + 6x^3y^4 - 6x^3y^3 + 6x^2y^3 + x^2y^2 - 2x^2y + x^2 + 2xy - 2x +1}$


Nhận xét : Bậc của y là cao hơn ( bằng 3 ) , do đó ta sẽ cho $y=1000$ rồi chia theo $x$

Bước 1 :
Tính $E$ tại $x=10^{10},y=1000$ lưu vào $A$
Tính $E$ tại $x=0,y=1000$ lưu vào $B$
Tính $E$ tại $x=1000,y=1000$ lưu vào $C$

Bước 2 :
Tính $A:x^2$ tại $x=10^{10}$ ta được $3000000000=3y^3$

$B=1$
Tính $(C-3y^3x^2-1):x$ tại $x=1000,y=1000$ ta được $999=y-1$

Như vậy kết quả là $F=\left|3y^3x^2+(y-1)x+1 \right|$



_______________________________________

P/s : Like và share thay lời cảm ơn tác giả !


Phương pháp truy ngược biểu thức tính tổng của một dãy số

01-09-2015 - 04:17

Lời nói đầu : Đây là phương pháp mình nghĩ ra năm lớp 11 
Ý tưởng xuất phát từ 1 tiết học , thầy giáo ra một bài toán liên quan đến việc tính tổng của dãy số sau 
$1^3+2^3+3^3+...+n^3=?$
Vấn đề đặt ra là tìm dấu $?$
Vấn đề này khiến cả lớp đau đầu suy nghĩ 
1 phút , 2 phút rồi 3 phút ... chẳng có ai làm ra 
Thấy vậy , thầy Tình liền điền vào dấu $?$
$1^3+2^3+3^3+...+n^3=\frac{1}{4}n^4+\frac{1}{2}n^3+\frac{1}{4}n^2$
Nhiều tiếng xôn xao rộn ràng reo lên , làm sao để tìm được dấu hỏi chấm đang là vấn đề HOT được cả lớp bàn tán sôi nổi
Cả tiết học đó , mình chỉ chăm chú vào dòng công thức trên bảng 
$1^3+2^3+3^3+...+n^3=\frac{1}{4}n^4+\frac{1}{2}n^3+\frac{1}{4}n^2$
Đến khi nhìn sang biểu thức bên phải thì " Thôi xong ! Thì ra là vậy "
Thì ra ý tưởng rất đơn giản , như tiêu đề , truy ngược biểu thức để tìm tổng của dãy số 
Các bạn thử làm các ví dụ sau rồi mình sẽ trình bày ý tưởng 
$1.2+2.3+...+n(n+1)=?$
$1.3.2^2+2.4.3^2+...+n(n+1)^2(n+2)=?$

Cho A(10;5) , B( 15; -5 ) , D(-20 ; 0 ) là 3 đỉnh của hình thang cân ABCD . Tìm toạ độ...

17-07-2015 - 06:28

Cho A(10;5) , B( 15; -5 ) , D(-20 ; 0 ) là 3 đỉnh của hình thang cân ABCD 
AB // CD
Tìm toạ độ điểm C
Bài này mình làm đến đoạn ra toạ độ 2 điểm C thì ko biết làm thế nào nữa ( vì chỉ có duy nhất 1 điểm C thoả mãn ) , mong các bạn giúp đỡ !