Đến nội dung

Johan Liebert

Johan Liebert

Đăng ký: 10-10-2013
Offline Đăng nhập: 17-04-2019 - 21:18
****-

#571162 Thảo luận về Đề thi và Lời giải của IMO 2015

Gửi bởi Johan Liebert trong 10-07-2015 - 20:30

Bài 1: 

b) Số các đoạn thẳng là $\dfrac{n(n-1)}{2}$

Xét n lẻ dễ thấy các n giác đều đều thỏa mãn

Xét n chẵn.Đặt n=2k. Theo Dirichlet ta thấy phải có 1 điểm nằm trên trung trực của $k$ đoạn thẳng (gọi là điểm O)

Do tập các điểm là không tâm nên trung trực 2 đoạn thẳng $AB,AC$ không thể đi qua cùng 1 điểm

Vì vậy k đoạn thẳng có trung trực đi qua điểm O đó không thể có chung đầu mút

Suy ra phải có ít nhất $2k$ điểm

Mà chỉ còn lại $2n-1$ điểm. Vô lý

Vậy n lẻ




#571057 Chứng minh tổng tất cả các số nhận được bằng $n.4^{n-1}$

Gửi bởi Johan Liebert trong 10-07-2015 - 15:43

Cách tính như của bạn Belphegor Varia mình nghĩ là đúng

 

Do $A_1;A_2$ được chọn 1 cách riêng lẻ mà. Vì được chọn riêng lẻ nên cặp $(A,B);(B,A)$ là 2 cặp khác nhau




#562847 $f(f(x))=x^2-2$

Gửi bởi Johan Liebert trong 01-06-2015 - 15:15

Chứng minh không tồn tại hàm số $f(x)$ xác định với mọi số thực $x$ và thỏa mãn $f(f(x))=x^2-2$ với mọi x




#561463 $f(y+f(x))=f(x)f(y)+f(f(x))+f(y)-xy,\;\forall x,y\in...

Gửi bởi Johan Liebert trong 25-05-2015 - 09:25

Thay $y:=f(y)$ ta có:

$f(f(y)+f(x))=f(x)f(f(y))+f(f(x))+f(f(y))-xf(y)(1)$

Thay $y:=f(x) \ \ \ x:=y$ ta có

$f(f(x)+f(y))=f(y)f(f(x))+f(f(x))+f(f(y))-yf(x)(2)$

Từ $(1);(2)$ ta có

$f(x)f(f(y))--xf(y)=f(y)f(f(x))-yf(x)$

$\leftrightarrow f(x)[f(f(y))+y]=f(y)[f(f(x))+x]$

$\rightarrow \frac{f(f(x))+x}{f(x)}=k$ với k là hằng số

$\rightarrow f(f(x))=kf(x)-x$ và $f(f(f(x)))=(k^2-1)f(x)-kx$(3)

Thay vào đề bài $x:=f(x) \ \ \ \ y:=f(x)$ 

Thay tiếp vào đề bài $x:=x \ \ \ \ y:=f(f(x))$

Vì 2 vế trái bằng nhau đều là $f(f(x)+f(f(x)))$ nên 2 vế phải bằng nhau

Biến đổi hết về x và f(x) theo (3)

Ta sẽ được $(k^2-1)f^2(x)-(k^2+k-1)xf(x)+kx^2=0$

Đến đây dễ rồi




#526952 chứng minh rằng:$abc\vdots 3$

Gửi bởi Johan Liebert trong 02-10-2014 - 21:57

Nhận thấy $a^3-a=a(a-1)(a+1) \vdots 3$

 

Tương tự $\rightarrow a+b+c \vdots 3$

 

Lại có $a^3+b^3+c^3-3abc=(a+b+c)[(a+b+c)^2-3ab-3bc-3ca] \vdots 9$

 

$\rightarrow 3abc \vdots 9 \rightarrow abc \vdots 3$

 




#525591 $ma^2+nb^2+pc^2\geq 4\sqrt{mn+np+pm}.S_{ABC...

Gửi bởi Johan Liebert trong 21-09-2014 - 20:34

Ta có:

 

$ma^2+nb^2+pc^2=m(b^2+c^2-2bc.cosA)+nb^2+pc^2=(m+n)b^2+(m+p)c^2-2mbc.cosA$

 

$4S_{ABC}\sqrt{mn+np+mp}=2bc.sinA\sqrt{mn+np+mp}$

 

$4S_{ABC}\sqrt{mn+np+mp} \leq ma^2+nb^2+pc^2$

 

$\leftrightarrow 2bc.sinA\sqrt{mn+np+mp}+2mbc.cosA \leq (m+n)b^2+(m+p)c^2$

 

Đến đây vế phải áp dụng bất đẳng thức Cô-si còn vế trái dùng Bunhiacopxki là ra




#516528 $$\sum \frac{a\sqrt{a}}{...

Gửi bởi Johan Liebert trong 30-07-2014 - 16:34

$\rightarrow abc \leq 1$

 

Đặt $a=\dfrac{m}{n}; b=\dfrac{n}{p} \rightarrow c \leq \dfrac{p}{m}$

 

$\rightarrow \sqrt{\dfrac{c^3}{c^3+1}}=\sqrt{1-\dfrac{1}{c^3+1}} \leq \sqrt{\dfrac{m}{m+n}}$

 

Tương tự

 

$\rightarrow \sum \sqrt{\dfrac{a^3}{a^3+1}} \leq \sum \sqrt{\dfrac{m}{m+n}}$

 

$(\sum \sqrt{\dfrac{m}{m+n}})^2=(\sum \sqrt{\dfrac{m(m+p)}{(m+n)(m+p)}})^2$

 

$\leq 2(m+n+p)(\sum \dfrac{m}{(m+n)(m+p)}$

 

$=\dfrac{4(m+n+p)(mn+np+mp)}{(m+n)(n+p)(m+p)} \leq \dfrac{9}{2}$

 

Vậy ta có dpcm




#516521 $$\sum \frac{1}{\sqrt{a^3+1...

Gửi bởi Johan Liebert trong 30-07-2014 - 16:23

$\rightarrow abc \geq 1$

 

Đặt $a=\dfrac{x}{y}; b=\dfrac{y}{z} \rightarrow c \geq \dfrac{z}{x}$

 

$\rightarrow \dfrac{1}{\sqrt{a^3+1}}=\sqrt{\dfrac{y^3}{x^3+y^3}}$

 

Tương tự cộng từng vế

 

$\sum \dfrac{1}{\sqrt{a^3+1}} \leq \sum \sqrt{\dfrac{y^3}{x^3+y^3}}$

 

Đặt $x^3=m ; y^3=n ; z^3=p$

 

$\rightarrow \sum \dfrac{1}{\sqrt{a^3+1}} \leq \sum \sqrt{\dfrac{n}{m+n}}$

 

$(\sum \sqrt{\dfrac{n}{m+n}})^2$

 

$=(\sum \sqrt{\dfrac{n(n+p)}{(m+n)(n+p)}})^2$

 

$\leq (n+p+m+n+m+p)(\sum \dfrac{n}{(m+n)(n+p)})$

 

$=\dfrac{4(m+n+p)(mn+mp+np)}{(m+n)(n+p)(m+p)}$

 

$\leq \dfrac{9}{2}$

 

Vậy ta có dpcm




#502127 $x^{3}+y^{3}+z^{3}+xyz\geq 4$

Gửi bởi Johan Liebert trong 28-05-2014 - 10:08

Cách khác:

 

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có:

 

$2(x^3+y^3+z^3)+3 \geq 3(x^2+y^2+z^2)$

 

Lại có $3 \leq x^2+y^2+z^2 \rightarrow x^3+y^3+z^3 \geq x^2+y^2+z^2$

 

$\leftrightarrow x^3+y^3+z^3+xyz \geq x^2+y^2+z^2+xyz $

 

Áp dụng bất đẳng thức $a^2+b^2+c^2+2abc+1 \geq 2(ab+bc+ca)$(chứng minh bằng Đi-dép-lê)

 

$\rightarrow 2(x^2+y^2+z^2)+2xyz \geq x^2+y^2+z^2+2(xy+yz+xz)-1=8$

 

$\leftrightarrow x^2+y^2+z^2 +xyz \geq 4(dpcm)$




#501388 Chứng minh $\sum \frac{a^2}{b^2+c^2}\...

Gửi bởi Johan Liebert trong 25-05-2014 - 08:04

Không mất tính tổng quát giả sử $a \geq b \geq c$

 

Ta có:

 

$\dfrac{a^2}{b^2+c^2}-\dfrac{a}{b+c}=\dfrac{ab(a-b)+ac(a-c)}{(b^2+c^2)(b+c)}$

 

Tương tự cộng từng vế ta có:

 

$VT-VP=ab(a-b)[\dfrac{1}{(b^2+c^2)(b+c)}-\dfrac{1}{(a^2+c^2)(a+c)}]$

 

$+ac(a-c)[\dfrac{1}{(b^2+c^2)(b+c)}-\dfrac{1}{(a^2+b^2)(a+b)}]$

 

$+bc(b-c)[\dfrac{1}{(a^2+c^2)(a+c)}-\dfrac{1}{(a^2+b^2)(a+b)}]$

 

Nhận thấy vì $a \geq b \geq c$ nên $VT \geq VP$ (mỗi ngoặc đều $\geq 0$)

 

Dấu $"="$ xảy ra $\leftrightarrow a=b=c$

 

 




#501342 CM:có thể chon ra 1 hoặc vài số có tổng bằng 100

Gửi bởi Johan Liebert trong 24-05-2014 - 22:06

Mình vẫn chưa hiểu chỗ này

Đó là trường hợp $a_1=a_2=...=a_{100}$ mà $a_1+a_2+...+a_{100}=200$ nên $a_1=a_2=...=a_{100}=2$

Tổng 50 số bất kì trong 100 số đó là 100. Thỏa mãn điều phải chứng minh




#501326 CM:có thể chon ra 1 hoặc vài số có tổng bằng 100

Gửi bởi Johan Liebert trong 24-05-2014 - 21:42

Xét 100 số đã cho bằng nhau thì tổng 20 số bất kì luôn bằng 100

 

Xét có ít nhất 2 số khác nhau, không mất tính tổng quát gỉa sử 2 số đó là $a_1;a_2$.

 

Ta xét 101 tổng

 

$S_1=a_1 \\ S_2=a_2 \\ S_3=a_1+a_2 \\ S_4=a_1+a_2+a_3 \\ S_5=a_1+a_2+a_3+a_4 \\ ... \\ S_{101}=a_1+a_2+...+a_{100}$

 

Ta có 101 tổng trên có 2 tổng có cùng số dư khi chia cho 100 ( 2 tổng đó không thể là $S_1;S_2$)

 

Vì vậy hiệu 2 tổng đó sẽ chia hết cho 100 mà bé hơn 200 và lớn hôn 0 nên hiệu 2 tổng đó sẽ bằng 100

 

Mà hiệu 2 trong các tổng đã xét khác hiệu 2 tổng $S_1$ và $S_2$ đều cho ta tổng một số số trong các số đã cho

 

Vậy ta có dpcm

 

 




#501323 Cho $xyz=1$. Chứng minh rằng : $3+\sum \frac{x...

Gửi bởi Johan Liebert trong 24-05-2014 - 21:33

Đặt $x=\dfrac{c}{b} \ \ \ \ y=\dfrac{a}{c} \ \ \ \ z=\dfrac{b}{a}$

 

Bất đẳng thức tương đương với:

 

$3+\dfrac{c^2}{ab}+\dfrac{a^2}{bc}+\dfrac{b^2}{ac} \geq \dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{z}+\dfrac{z}{x}+\dfrac{y}{x}+\dfrac{z}{y}+\dfrac{x}{z}$

 

$\leftrightarrow a^3+b^3+c^3+3abc \geq a^2b+b^2c+c^2a+ab^2+bc^2+ca^2(1)$

 

Không mất tính tổng quát giả sử $a \geq b \geq c$

 

$(1) \leftrightarrow (a-b)^2(a+b-c)+c(c-a)(c-b) \geq 0$(luôn đúng)

 

Dấu $"="$ xảy ra $\leftrightarrow a=b=c \leftrightarrow x=y=z=1$

 




#500626 $x^3-y^3-12(x-y)$

Gửi bởi Johan Liebert trong 21-05-2014 - 21:48

$x^{2}+xy+y^{2}-12=(x+\frac{1}{2}y)^{2}+\frac{3}{4}y^{2}-12\geq -12$

Đẳng thức xảy ra khi x=y=0 $\Rightarrow (x-y)(x^{2}+xy+y^{2}-12)=0$

Sai rồi nhé. Thử lại là thấy ngay

$5>0 \ \ \ \ \ \ \ \ -6 > -12$

$\rightarrow -30 >0$

Bạn làm như vậy là sai rồi




#500237 Tìm Min P=$\frac{\sum x^{5}}{\su...

Gửi bởi Johan Liebert trong 20-05-2014 - 10:49

bạn thử làm cách không sử dụng bdt holder xem sao( cái này cấp 3 mới học)

Tùy bạn thôi. Nhưng mà đúng là dùng Holder bài này cũng không cần

 

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM

 

$x^3+y^3+8 \geq 6xy$

 

$z^3+t^3+8 \geq 6zt$

 

$\leftrightarrow x^3+y^3+z^3+t^3 \geq 6(xy+zt)-16=32$

 

Được chưa bạn