Đến nội dung

phamquanglam

phamquanglam

Đăng ký: 27-11-2013
Offline Đăng nhập: 17-04-2023 - 09:53
****-

#648478 Phân biệt kiềm

Gửi bởi phamquanglam trong 07-08-2016 - 22:14

Phân biệt các chất bột:

KOH;NaOH;$Ba(OH)_{2};Ca(OH)_{2}$

Bài này hay phết nhở  :D  :D  :D  :D  :D  :D. Do bài không giới hạn thuốc thử nên cứ dùng tẹt thôi......

+Cho vào $H_{2}O$ thì có $Ca(OH)_{2}$ đóng váng bên trên màu trắng, không tan. Qua đó nhận biết được $Ca(OH)_{2}$

_ 3 chất còn lại tan hết trong $H_{2}O$

+Cho vào $H_{2}SO_{4}$ thì có $Ba(OH)_{2}$ tạo kết tủa màu trắng. Qua đó nhận biết được $Ba(OH)_{2}$

_2 chất kia tan hết. Sau phản ứng lọc nước, thu lấy muối được $Na_{2}SO_{4}$ và $K_{2}SO_{4}$

Đem đốt 2 muối này trên ngọn lửa đèn cồn,

-đèn nào cháy màu vàng thì là muối của $Na_{2}SO_{4}$. Qua đó nhận biết được $NaOH$

-đèn nào cháy màu tím thì là muối của $K_{2}SO_{4}$. Qua đó nhận biết được $KOH$




#648476 Tính V biết H=100%

Gửi bởi phamquanglam trong 07-08-2016 - 22:06

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3; 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl. Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc).

Tính V biết H=100%

_Tại catot xảy ra quá trình khử:

$Fe^{+3}+1e\rightarrow Fe^{+2}$

$Cu^{+2}+2e\rightarrow Cu$

$2H^{+}+2e\rightarrow H_{2}$

_Tại anot xảy ra sự oxi hóa: 

$2Cl^{-}\rightarrow Cl_{2}+2e$

+Tại catot số mol e nhường là: $0,1+0,2.2+0,1=0,6$ mol

+Bảo toàn e thì số mol $Cl^{-}$ nhận là $0,6$ mol $n_{Cl_{2}}=0,3$ mol

Vậy thể tích khí thu được ở anot là: $6,72$ lít




#648473 $CO+Fe_{2}O_{3}$

Gửi bởi phamquanglam trong 07-08-2016 - 21:59

Hai bạn trả lời lại cho mình được không, mình thiếu điều kiện là $CO$ dư

_Thực chất nếu làm bài tập nếu $CO$ dư thì sẽ xảy ra phản ứng hoàn toàn của:

$3CO+Fe_{2}O_{3}\rightarrow 3CO_{2}+2Fe$

_Còn nếu trong bài tập lí thuyết bài có cho tạo ra 5 chất rắn thì chẳng qua là $Fe_{2}O_{3}$ bị khử dần các hóa trị của nó theo thời gian vào nhiệt độ tăng dần. Nhiệt độ có ghi rõ trong sách giáo khoa 12 mục "Sắt và các hợp chất của Sắt" cơ mà anh quên rồi............ :(  :(  :(

+ Giai đoạn đầu: $CO+3Fe_{2}O_{3}\rightarrow CO_{2}+2Fe_{3}O_{4}$

+ Giai đoạn 2: $CO+3Fe_{3}O_{4}\rightarrow CO_{2}+3FeO$

+Giai đoạn 3: $CO+FeO\rightarrow CO_{2}+Fe$

Tùy từng bài, tùy từng trường hợp và dữ kiện bài cho để giải quyết




#648416 Tinh Hoa Hóa Học: Hoán đổi lượng chất

Gửi bởi phamquanglam trong 07-08-2016 - 15:23

13882186_1778666475678858_36223884457536

13876430_1778666465678859_57666384469117

13912864_1778666472345525_26869081231548

13880299_1778666515678854_3694876038610313962534_1778666502345522_41744474535911

13876287_1778666499012189_23814954797330

13880322_1778666525678853_25092504623162

13962652_1778666539012185_18048468243597

13938591_1778666549012184_41003453708989




#648414 Tinh Hoa Hóa Học: Hoán đổi lượng chất

Gửi bởi phamquanglam trong 07-08-2016 - 15:21

13876526_1778666245678881_2204988662240813895076_1778666239012215_16797948533612

13901530_1778666242345548_24310751712624

13882674_1778666259012213_11821503126498

13900075_1778666262345546_77448243074677

13907081_1778666325678873_10146412724672

13901555_1778666362345536_2349232682023713876579_1778666365678869_64360137768980

13895559_1778666379012201_6694449284222613882197_1778666442345528_4317946432580413912715_1778666429012196_6399105042476613939537_1778666425678863_84003669713072

 

 

 

        Hóa học hiện đại nói chung và hóa học thi THPT nói riêng cần rất nhiều cải cách về cả cách làm lẫn tư duy trong quá trình làm bài. Đây chỉ là một ví dụ về phần tư duy được phát triển qua từng ngày của hóa học. Và đó cũng chính là Tinh Hoa Hóa Học. 

Cảm ơn mọi người...........!!!!!!!!!!!!!!

P/s: Download file PDF: 

File gửi kèm




#647970 Tính khối lượng kết tủa thu được

Gửi bởi phamquanglam trong 04-08-2016 - 21:17

$\left\{\begin{matrix} Cu_2O: 0,1 & & \\ Fe_3O_4: 0,05 & & \\ MgO: 0,1 & & \end{matrix}\right.\overset{H_2 }{\rightarrow}\left\{\begin{matrix} Cu:0,2 & & \\ Fe: 0,15 & & \\ MgO:0,1 & & \end{matrix}\right.\overset{dd CuSO_4}{\rightarrow}\left\{\begin{matrix} Cu:0,35 & & \\ Cu(OH)_2:0,05 & & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow m_{kt}=0,35.64+0,05.98=27,3 g$

Anh lấy vụ $Cu(OH)_2$ ở đâu ra -_- 




#647968 Tính khối lượng kết tủa thu được

Gửi bởi phamquanglam trong 04-08-2016 - 21:02

$\left\{\begin{matrix} Cu_2O: 0,1 & & \\ Fe_3O_4: 0,05 & & \\ MgO: 0,1 & & \end{matrix}\right.\overset{H_2 }{\rightarrow}\left\{\begin{matrix} Cu:0,2 & & \\ Fe: 0,15 & & \\ Mg:0,1 & & \end{matrix}\right.\overset{dd CuSO_4}{\rightarrow}Cu:0,45$

$\Rightarrow m_{Cu}=0,45.64=28,8 g$

Sai rồi làm lại đi em  :angry:  :angry:  :angry:  :angry:  :angry:

Sai cái ngu người 




#647851 Tính khối lượng chất rắn $E$ còn lại sau phản ứng

Gửi bởi phamquanglam trong 03-08-2016 - 22:45

$n_{NaOH}=0,1.2+0,1.2+0,04.2$ chứ

anh nhầm  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:




#647749 Tính khối lượng chất rắn $E$ còn lại sau phản ứng

Gửi bởi phamquanglam trong 03-08-2016 - 12:35

Hỗn hợp $A$ gồm $Mg$ và $Fe$. Cho 8g $A$ tác dụng hoàn toàn với dd $H_{2}SO_{4}$ 1M. Sau phản ứng thu được V lít khí $H_{2}$ (đktc) và dd $B$. Thấy khối lượng dd tăng 7.6g. Cho $B$ tác dụng với dd $NaOH$ a mol/l đến kết tủa hoàn toàn thì cần 2 lít dd $NaOH$, thu được kết tủa $C$. Nung $C$ trong không khí đến khi khối lượng không đổi được chất rắn $D$. Cho $CO$ dư đi qua $D$ nung nóng thu được chất rắn $E$.

a, Viết các PTPƯ

b, Tính % khối lượng kim loại trong $A$

c, Tính thể tích $H_{2}SO_{4}$ đã dùng biết $H_{2}SO_{4}$ dư 20% so với lượng phản ứng.

d, Tính a.

e, Tính khối lường $E$

Các bạn giải hộ mình nhé mình đang cần gấp

a. Phần này tự viết nhé, dài lắm a ko viết đâu  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:

b.

Theo ta biết: khối lượng dung dịch thay đổi = khối lượng chất cho vào trừ đi khối lượng chất thoát ra.

Vậy ở đây: $7,6=8-m_{H_{2}}\Leftrightarrow m_{H_{2}}=0,4 \Leftrightarrow n_{H_{2}}=0,2$

Gọi số mol của $Mg$ và $Fe$ lần lượt là $a$ và $b$.

_Khối lượng của A là 8gam và số mol H_{2} là 0,2 nên ta có hệ sau: 

$\left\{\begin{matrix} 24a+56b=8 & & \\ a+b=0,2& & \end{matrix}\right.$

Giải hệ ta thu được $a=b=0,1$ mol.

Từ đó em tự tính % khối lượng từng kim loại đi.

c.

Số mol $H_{2}SO_{4}$ phản ứng bằng số mol của H_{2} = 0,2 mol.

Mà $H_{2}SO_{4}$ dùng dư 20% nên số mol $H_{2}SO_{4}$ có là: $n_{H_{2}SO_{4}}=0,2+0,2.20%=0,24$

Vậy thể tích $H_{2}SO_{4}$ là $0,24l$

d.

Dung dịch B có: $\left\{\begin{matrix} MgSO_{4}:0,1 &;FeSO_{4}:0,1 & \\ H_{2}SO_{4}:0,04 & & \end{matrix}\right.$

Khi B tác dụng với $NaOH$ thì số mol $NaOH$ phản ứng là: 

$n_{NaOH}=0,1.2+0,1.2+0,1.2=0,6$

Vậy $a=0,3$

e.

$E$ gồm gì? $E$ gồm $MgO:0,01$ và $Fe:0,01$

Vậy khối lượng của E là: 0,96 gam




#644076 Tư duy Hoán đổi lượng chất

Gửi bởi phamquanglam trong 08-07-2016 - 09:17

Chào mọi người. Anh tên là Phạm Quang Lâm. Anh vừa thi đại học xong, anh có học về chuyên hóa và có làm một số phần về cách nhìn mới trong hóa học. Đó là Hoán đổi lượng chất. Đây không hẳn là về một phần riêng este như anh đã viết ở trong đây, mà nó là về toàn bộ chương trình học, kể cả phần peptit mà sau này các em sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận nó. Phương pháp này không hẳn là mới, nhưng anh tin nó có ích và có thể giải quyết triệt để được một vài vấn đề tồn tại ở một số câu phân loại học sinh. Cứ từ từ dần dần các em học đến đâu của lớp 12 về môn hóa anh sẽ đăng 1 bài tổng hợp và cách làm tối ưu nhất
_Phạm Quang Lâm_

File gửi kèm




#643794 Cập nhật tình hình thi THPT Quốc gia 2016 của các thành viên VMF

Gửi bởi phamquanglam trong 05-07-2016 - 22:17

Anh thi tốt chứ, chắc 9,5 rồi. Khi nào dạy em Hóa nhé 

ờ khi nào a dạy hóa :)))))))))))

Anh định mở 1 topic trên diễn đàn này để tiện.

nhưng mà giờ vẫn hơi bận

Anh sẽ đưa 1 số phương pháp thông dụng và thêm 1 vài phần nhỏ mà anh tự nghĩ ra nữa :) hy vọng giúp được 99er




#643727 Cập nhật tình hình thi THPT Quốc gia 2016 của các thành viên VMF

Gửi bởi phamquanglam trong 05-07-2016 - 11:53

vãi cả thi. 

Làm câu cuối đến khi xét hàm thì quên mịa nó mất đạo hàm bằng gì  :(  :(  :(  :(  vậy là thôi không làm nữa :'(




#642778 TOPIC hình học phẳng ôn thi THPT Quốc Gia 2017

Gửi bởi phamquanglam trong 29-06-2016 - 15:29

Tiếp nối sự thành công của TOPIC này 

Mình xin lập Pic này để tiếp tục cùng các bạn ôn hình học phẳng thi THPT Quốc Gia. Hy vọng pic sẽ giúp ích cho các bạn.

Chú ý :

  - Không spam chém gió, có thái độ không đúng khi thỏa luận.

  - Trình bày lời giải không dẫn link đáp án hoặc chỉ nêu ý tưởng 

  -  Đánh STT trước mỗi bài

Bài 1

 Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao. Gọi là điểm thuộc đoạn  HC(M không trùng với H, C);E, K lần lượt là hình chiếu của B, C trên đường thẳng AM. Biết H(2;2), K(3;1), A thuộc đường thẳng  d1 : 2x - 2 = 0 , thuộc đường thẳng  d2 : - 6 = 0 , Tìm tọa độ các điểm A, B, C 

Bài 2

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC vuông tại B. AB=2BC, D là trung điểm của BA và E thuộc đoạn AC sao cho AC sao cho AC=3EC, biết phương trình đường thẳng CD:  x – 3y + 1 = 0  và E (16/3; 1). Tìm tọa độ các điểm A; B; C.

 

Mai lên trường thi, ngày kia lên thớt, hôm nay vẫn chém nhiệt tình  :D  :D  :D

Bài 1:

Nối $EH$ và $HK$

Ta có: 

+ Tứ giác $AHKC$ nội tiếp nên: góc AKH= góc ACH = góc HAB

+ Tứ giác $ABHE$ nội tiếp nên: góc ABH = góc HEK

Lại có: Góc ABH + Góc HAB =90 $\Leftrightarrow$ Góc HEK+ Góc HKE=90

Hay $EH$ vuông góc với $HK$ Suy ra tìm ra điểm E.

Từ E lập phương trình EK ==> tìm ra điểm $A$

Từ đó tìm được hết  :D  :D  :D  :D

Bài 2:

Ta gọi $C$ có tọa độ $C(3c-1;c)$

Vậy: vecto (CE) = $(\frac{19}{3}-3c;1-c)$

Mà $AD=AC$ nên ta có tiếp:

$Cos45=\frac{3(\frac{19}{3}-3c)+1-c}{\sqrt{3^{2}+1^{2}}.\sqrt{(\frac{19}{3}-3c)^{2}+(1-c)^{2}}}$

Từ đây tìm ra điểm $C$ 

Dùng tiếp đẳng thức:

Vecto (AE) = 3.Vecto (EC) 

Từ đó tìm được điểm $A$ thỏa mãn




#642751 Cho hình vuông $ABCD$, điểm $M(1;2)$ là trung điểm của...

Gửi bởi phamquanglam trong 29-06-2016 - 10:49

Cho hình vuông $ABCD$, điểm $M(1;2)$ là trung điểm của $AB$. Trên $AC$ lấy điểm $N$ sao cho $AN=3NC$. Tìm tọa độ điểm $A$ ($x_{A}>1$) biết $AN$ có phương trình là $x+y-1=0$

Hình như thế  :D  :D  :D  :D

Gọi $A(a;1-a)$

Thì vecto{AM}=(1-a;a+1)

Vậy nên: $Cos45=\frac{\left | (-1).(1-a)+(a+1) \right |}{\sqrt{1^{2}+1^{2}}.\sqrt{(1-a)^{2}+(a+1)^{2}}}$

Tìm ra A




#642573 $P=\dfrac{a}{3a+c}+\dfrac{b}...

Gửi bởi phamquanglam trong 28-06-2016 - 09:34

Cho các số thực dương $a,b,c$. Tìm $GTLN$ của biểu thức: $$P=\dfrac{a}{3a+c}+\dfrac{b}{3b+c}+\dfrac{c}{a+b+ 3c}$$.

Nhận thấy $P$ là biểu thức đồng bậc nên ta chuẩn tắc $a+b+c=3$

Ta có: $P=\frac{a}{3a+c}+\frac{b}{3b+c}+\frac{c}{a+b+3c}$

$\Leftrightarrow 2-3P=\frac{c}{3a+c}+\frac{c}{3b+c}-\frac{3c}{a+b+3c}\geq \frac{4c}{3(a+b)+2c}-\frac{3c}{a+b+3c}=\frac{4c}{9-c}-\frac{3c}{3+2c}$

Đặt: $f_{(c)}=\frac{4c}{9-c}-\frac{3c}{3+2c}$ với $0< c< 3$

Ta có: $f_{(c)}^{'}=\frac{36}{(9-c)^{2}}-\frac{9}{(3+2c)^{2}}=\frac{135c^{2}+594c-405}{(9-c)^{2}.(3+2c)^{2}}=0$

$\Rightarrow c=-5$ hoặc $c=\frac{3}{5}$

Xét theo điều kiện chỉ có $c=\frac{3}{5}$ là thỏa mãn 

Xét bảng biến thên ta thấy: $f_{(c)}\geq f_{(\frac{3}{5})}=\frac{-1}{7}$

Vậy: $2-3P\geq \frac{-1}{7}\Leftrightarrow P\leq \frac{5}{7}$

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=2c$