Đến nội dung

Khoai Lang

Khoai Lang

Đăng ký: 25-12-2013
Offline Đăng nhập: 08-04-2016 - 19:41
****-

#566815 Chứng tỏ M luôn có già trị dương với mọi x,y

Gửi bởi Khoai Lang trong 19-06-2015 - 10:05

Ta có: $M=x^2-2x(y-1)+y^2-2y+1+y^2-8y+16+1$

$\Leftrightarrow M=(x-y+1)^2+(y-4)^2+1 \geq 1$

Từ đó ta có $đpcm$




#566730 giải pt trên tập số nguyên $x^{2015}=\sqrt{y(y+1)(y+...

Gửi bởi Khoai Lang trong 18-06-2015 - 21:00

t đâu có lớn hơn 0 đâu bạn

$x \neq 1$ nên $y \neq -3;-2;-1;0$ nên $t>0$




#566725 giải pt trên tập số nguyên $x^{2015}=\sqrt{y(y+1)(y+...

Gửi bởi Khoai Lang trong 18-06-2015 - 20:52

Xét $x=1 \rightarrow \begin{bmatrix} y=0 & \\ y=-1 & \\ y=-2 & \\ y=-3 & \end{bmatrix}$

Xét $x\neq 1$

Ta có: $y(y+1)(y+2)(y+3)=t^2+2t ( t=y^2+3y)$

Mà ta có: $t^2<t^2+2t<(t+1)^2$

Điều đó chỉ ra được $y(y+1)(y+2)(y+3)$ không là số chính phương,hay $\sqrt{y(y+1)(y+2)(y+3)}$ là số vô tỉ. $(1)$

Mà $x$ nguyên nên $x^{2015}$ nguyên. $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ ta thấy phương trình vô nghiệm với $x\neq 1$

Kết luận:.......................




#566425 Đề thi Toán chuyên Bến Tre 2015-2016

Gửi bởi Khoai Lang trong 17-06-2015 - 14:02

Câu 2:

a) Để phương trình $(1)$ có 2 nghiệm phân biệt thì:

$\Delta_{(1)}=4-m >0$

$\Leftrightarrow 4>m$

Vậy với $m<4$ thì phương trình $(1)$ có 2 nghiệm phân biệt.

b) Vì $x_1$ là nghiệm của phương trình $(1)$ nên

$x_1^2-2x_1+m-3=0$

$\Leftrightarrow x_1^2=2x_1-m+3$

Tương tự: $x_2^2=2x_2-m+3$

Mặt khác theo giả thiết ta có:

$\frac{x_1+x_2}{x_2^2+2x_1+m^2}+\frac{x_1^2+2x_2+m^2}{x_1+x_2}=\frac{53}{14}$

Thế $x_1^2,x_2^2$ vào ta được

$\frac{x_1+x_2}{2x_2-m+3+2x_1+m^2}+\frac{2x_1-m+3+2x_2+m^2}{x_1+x_2}=\frac{53}{14}$

Tới đây theo định lý Viet ta thế vào và tìm được $m$

c) Ta có $\Delta_{(2)}=m^2-m-3$

Xét tổng $\Delta_{(1)}+\Delta_{(2)}=m^2-2m+1=(m-1)^2\geq 0,\forall m$

Nên trong hai biệt thức trên tồn tại ít nhất một biệt thức lớn hơn hoặc bằng không, hay một trong hai phương trình có nghiệm (đpcm).




#565681 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN LAM SƠN - THANH HÓA

Gửi bởi Khoai Lang trong 14-06-2015 - 15:04

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN

          THANH HÓA                                                     NĂM HỌC 2015-2016

                                                            MÔN TOÁN ( dành cho thí sinh thi chuyên Toán )

                                                                                 Thời gian : 150 phút

Câu 2:

a/ Giải phương trình : $\frac{5x^{2}}{9}+\frac{8}{x^{2}}=\frac{4}{3}-x\left ( \frac{x}{3}-\frac{4}{x} \right )$

b/ Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^{2}+x-1=y & & \\ y^{2}+y-1=z & & \\ z^{2}+z-1=x & & \end{matrix}\right.$

 

                                        

a/ $ĐK: x\neq 0$

$PT \Leftrightarrow \frac{5x^2}{9}+\frac{8}{x^2}=\frac{16}{3}-\frac{x^2}{3}$
$\Leftrightarrow 8(x-\frac{1}{x})^2=0$
$\Leftrightarrow x-\frac{1}{x}=0$
b/ Cộng cả 3 phương trình ta được $x^2+y^2+z^2=3(1)$
Mặt khác: $HPT \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x(x+1)=y+1 & & \\ y(y+1)=z+1 & & \\ z(z+1)=x+1 & & \end{matrix}\right.$
Dễ thấy $xyz \neq 0$
Xét $x=-1$
Từ đó có được $(x;y;z)(-1;-1;-1)$
Xét $x,y,z \neq-1$
Từ đó có được $xyz=1$
Mà $x^2+y^2+z^2 \geq \sqrt[3]{x^2y^2z^2}=3 (2)$
Từ $(1)$ và $(2)$ ta có $x=y=z=1$
Vậy nghiệm của hệ phương trình $(x;y;z)(-1;-1;-1)(1;1;1)$



#565628 Tìm x $\sqrt{2+\sqrt{3}}+\sqrt{2...

Gửi bởi Khoai Lang trong 14-06-2015 - 09:54

Tìm x

$\sqrt{2+\sqrt{3}}+\sqrt{2-\sqrt{3}}=\sqrt{2x}$

Cách khác:

$PT \Leftrightarrow \sqrt{4+2\sqrt{3}}+\sqrt{4-2\sqrt{3}}=2\sqrt{x}$
$\Leftrightarrow |1+\sqrt{3}|+|\sqrt{3}-1|=2\sqrt{x}$
$\Leftrightarrow \sqrt{3}=\sqrt{x}$
$\Leftrightarrow x=3$



#562410 Đề thi 10 PTNK-DHQG 2015-2016 môn Toán (2 vòng)

Gửi bởi Khoai Lang trong 30-05-2015 - 11:14

           ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM                                                          ĐỀ THI TUYẾN SINH LỚP 10

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU                                                            Năm học: 2015-2016

           HỘI ĐỒNG TUYẾN SINH                                                             Môn thi: Toán (không chuyên)

                                                                                                      Thời   gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

 

Bài 1: (2 điểm)

a) Giải phương trình:$(x^2-9)\sqrt{2-x}=x(x^2-9)$

b) Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} (x^2+4y^2)^2-4(x^2+4y^2)=5 & \\3x^2+2y^2=5 & \end{matrix}\right.$

Bài 2: (1,5 điểm) Cho phương trình $\frac{(x-2m)(x+m-3)}{x-1}=0 (1)$

a) Tìm $m$ đề phương trình $(1)$ có 2 nghiệm phân biệt $x_1,x_2$

b) Tìm $m$ để $x_1^2+x_2^2-5x_1x_2=14m^2-30m+4$

Bài 3: (1,5 điểm) a) Rút gọn $Q=(\frac{3+\sqrt{x}}{3-\sqrt{x}}+\frac{3-\sqrt{x}}{3+\sqrt{x}}-\frac{36}{x-9}):\frac{\sqrt{x}-5}{3\sqrt{x}-x} (x>0;x\neq 9;x\neq25)$

                           b) Tim $x$ để $Q<0$

Bài 4: (2 điểm):

a) Cho một tam giác vuông. Nếu ta tăng độ dài mỗi cạnh góc vuông thêm $3cm$ thì diện tích tăng $33 cm^2$; nếu giảm độ dài một cạnh vuông đi $2cm$ và tăng độ dài cạnh vuông còn lại lên $1cm$ thì diện tích giảm $2cm^2$. Hãy tính độ dài các cạnh góc vuông.

b) Bạn An dự định trong khoảng thời gian từ ngày $1/3$ đến $30/4$ sẽ giải mỗi ngày $3$ bài toán. Thực hiện đúng kế hoạch một thời gian, thì đến cuối tháng $3$ ( tháng $3$ có $31$ ngày), thì An bị bệnh phải nghỉ giải toán nhiều ngày liên tiếp. Khi hồi phục, trong tuần đầu tiên An chỉ giải được $16$ bài; sau đó An cố gắng giải $4$ bài một ngày, và đến $30/4$ thì An cũng hoàn thành đúng kế hoạch đã định. Hỏi bạn An đã nghỉ giải toán ít nhất bao nhiêu ngày?

Bài 5: Hình bình hành $ABCD$ có tam giác $ADC$ nhọn, $\widehat{ADC}=60^{\circ}$. Đường tròn tâm $O$ ngoại tiếp $ADC$ cắt $AB$ tại $E$ ($E \neq A$), $AC$ cắt $DE$ tại $I$.

a) Chứng minh tam giác $BCE$ đều và $IO \perp DC$

b) Gọi $K$ là trung điểm của $BD$, $KO$ cắt $DC$ tại $M$. Chứng minh $A,D,M,I$ thuộc cùng một đường tròn.

c) Gọi $J$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$. Tính $\frac{JO}{DE}$

..............................................Hết.................................................

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm




#560368 $\boxed{TOPIC}$ Các đề thi ôn luyện tuyển sinh vào t...

Gửi bởi Khoai Lang trong 19-05-2015 - 17:20

$\boxed{Đề4}$

Câu 3: Tìm tất cả các số hữu tỉ $x$ sao cho giá trị biểu thức $x^{2}+x+6$ là số chính phương

Vì $x$ là số hữu tỉ. Đặt $x=\frac{a}{b} ((a,b)=1)$

Ta có: $x^2+x \epsilon Z$

 $\Rightarrow \frac{a^2}{b^2}+\frac{a}{b} \epsilon Z$

$\Leftrightarrow b| a^2+ab$

$\Leftrightarrow b| a(a+b)$

Mà $(a,b)=1$

Nên $b=1$ từ đó ta có $x$ là số nguyên.

Tới đây giải giống cách của bạn marcoreus101




#559491 Cho phương trình: $\left ( m^{2}+5 \right )x^{2...

Gửi bởi Khoai Lang trong 15-05-2015 - 10:58

Câu a đề có sai không vậy bạn ? Tổng 2 nghiệm là $x_{1}+x_{2}=\frac{-b}{a}=2m$

Phương trình có nghiệm khi $m\geq 0$, vậy thì với $m$ có dạng $m=\frac{k}{2}$ với $k\in Z$ thì tổng 2 nghiệm sẽ nguyên thôi :)

Còn $a=m^2+5$ nữa mà bạn.

Tồng 2 nghiệm $x_1+x_2= \frac{2m}{m^2+5}$

Mà $m^2+5>2m$ nên không thể là số nguyên được.




#559472 $\boxed{TOPIC}$ Các đề thi ôn luyện tuyển sinh vào t...

Gửi bởi Khoai Lang trong 15-05-2015 - 08:26

2)

b) Cho $x=\sqrt[3]{1+\frac{\sqrt{84}}{9}}+\sqrt[3]{1-\frac{\sqrt{84}}{9}}$. Chứng minh $x$ là số nguyên.

 

Ta có $x^3=2+3x\sqrt[3]{\frac{-1}{27}}$

$\Leftrightarrow x^3+x-2=0$

$\Leftrightarrow (x-1)(x^2+x+2)=0$

$\Leftrightarrow x=1$ (Do $x^2+x+2=(x+\frac{1}{2})^2 + \frac{7}{4} >0$)




#558067 Chứng minh EF song song với HK

Gửi bởi Khoai Lang trong 06-05-2015 - 17:27

Dễ có $ \Delta AKC \sim \Delta A'HC (g.g)$

$\Rightarrow \frac{CH}{CK}=\frac{A'C}{AC} (1)$

Lại có $\Delta A'EC \sim \Delta AFC(g.g) $

$\Rightarrow \frac{A'C}{AC}=\frac{CE}{CF} (2)$

Từ $(1)$ và $(2)$

$\Rightarrow \frac{CK}{CH}=\frac{CF}{CE}$

$\Leftrightarrow EF||HK$ (Hệ quả Thalès)

Vậy ta có đpcm.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Capture.PNG




#558061 Chứng minh $H$ là trung điểm $AE$

Gửi bởi Khoai Lang trong 06-05-2015 - 16:48

Gọi $I$ là giao điểm của $BH$ với $AC$

$\Rightarrow BI \bot AC$

Gọi $M$ là trung điểm của $EC$

       $N$ là giao điểm của $BI$ với $AN$

$\Rightarrow BN \bot MN$

Từ đó dễ có từ giác $EHNM$ nội tiếp

$\Rightarrow \widehat{NMH}=\widehat{HEN}$

Mà $\widehat{HEN}=\widehat{ABN}$ ( dot tứ giác $ANEB$ nội tiếp)

Nên $\widehat{NMH}= \widehat{ABN} (1)$ 

Mặt khác dễ thấy $AM||FC$

$\Rightarrow \widehat{FCA}=\widehat{CAM} (2)$

Mà ta lại có tứ giác $AICB$ nội tiếp

$\Rightarrow \widehat{ICA}=\widehat{ABI} (3)$

Từ $(1),(2)$ và $(3)$

$\Rightarrow \widehat{HMA}=\widehat{MAC}$

Từ đó có $HM||AC$

Hay $H$ là trung điểm của $AE$, đây là điều phải chứng minh.

Vậy ta có đpcm.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Capture.PNG




#557821 cho OM=3R...Chứng minh: CF là tia phân giác của góc MCA

Gửi bởi Khoai Lang trong 04-05-2015 - 16:16

cho OM=3R. MA, MB là 2 tiếp tuyến. vẽ AD // MB. MD cắt đường tròn (O) tại C. BC cắt MA tại F. AC cắt MB tại E[/size]
a) Chứng minh: MAOB nội tiếp[/size]
b) Chứng minh: EB.EB = EC.EA[/size]
c) Chứng minh: E là trung điểm của MB[/size]
d) Chứng minh: BC.BM=MC.AB[/size]
e) Chứng minh: CF là tia phân giác của góc MCA (giúp câu này nhé)[/size]

Gợi ý $\Delta ABD$ cân tại $D$

Có gì không hiểu bạn xem cái "ẩn" ở dưới




#557808 Tìm Min $P=\dfrac{a}{a^{2}+8bc}+...

Gửi bởi Khoai Lang trong 04-05-2015 - 12:06

Cho $a,bc,c$ là các số dương thỏa mãn $a+b+c=1$

Tìm Min $P=\dfrac{a}{a^{2}+8bc}+\dfrac{b}{b^{2}+8ac}+\dfrac{c}{c^{2}+8ab}$




#557754 Cho đường tròn (O; R)...Chứng minh rằng tứ giác MHEN nôi tiếp

Gửi bởi Khoai Lang trong 03-05-2015 - 20:43

điều này thì ai cũng biết rồi ạ. nhưng làm sao để chứng minh $\widehat{MHN}=\widehat{MEN}=90^{0}$ ???

Với $\widehat{MEN} =90^{0}$ thì có được là do $MO$ là đường kính

Với $\widehat{MHN} =90^{0}$  thì do $DA$ là dây chung của 2 đường tròn nên đường nối tâm $MO \perp DA$