Đến nội dung

dogsteven

dogsteven

Đăng ký: 01-05-2014
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#690506 $$f\left ( a_{n} \right )= f\left ( b_...

Gửi bởi dogsteven trong 14-08-2017 - 17:16

Xét $f(x)$ là hàm hằng thì bài toán thỏa mãn.

Xét $f(x)$ không là hàm hằng.

Do $f(x)$ liên tục trên $[0, 1]$ nên tồn tại $0\leqslant a<b\leqslant 1$ thỏa mãn $f(a) = f(b)=f(1)$ sao cho $a,b$ liên tiếp nhau trong $f(x)=f(1)$

Khi đó $f(x)$ trong $[a,b]$ luôn mang một dấu duy nhất, giả sử dấu dương.

Khi đó xét điểm cực trị $c$ của $f(x)$ trên $(a,b)$ có tung độ là nhỏ nhất. Tồn tại $a_1\in (a,c)$ thỏa mãn $f(a)<f(a_1)<f(c)$ do $f$ liên tục.

Khi đó xét trong $(c,b)$ thì tồn tại $b_1$ thỏa mãn $f(b_1)=f(a_1)$. Tương tự chọn được $a_2\in (a, a_1)$ thỏa mãn $f(a)<f(a_2)<f(a_1)$

Lúc này tồn tại $b_2\in (b_1, b)$ thỏa mãn $f(b_2)=f(a_2)$. cứ làm liên tiếp thế thì ta tìm được một dãy thỏa mãn.




#690496 USAMO 2017 ngày 1

Gửi bởi dogsteven trong 14-08-2017 - 13:57

Bài 4.

1) Đầu tiên ta thấy rằng: Xét $(a)=(a_1, a_2, ..., a_n), (b)=(b_1, b_2, ..., b_n)$ là hai hoán vị bất kỳ của $(1, 2, 3, ..., n)$ thì bằng liên tiếp các bước đổi chỗ hai số có vị trí $(i, i+1)$ trong $(a)$ thì đến một lúc nào đó ta sẽ được $(b)$

Ta sẽ chọn số $a_k=b_1$ và đưa nó dần lên về vị trí đầu tiên, tương tự với các $b_2, b_3, ..., b_n$.

 

2) Ta sẽ chứng minh rằng: Khi đổi chỗ hai điểm $R_i, R_{i+1}$ thì kết quả bài toán không đổi.

Xét $B_i$ nằm trên cung $R_{i+1}R_{i}$ tính theo ngược chiều kim đồng hồ. Khi đó $B_{i+1}$ nằm trên cung $B_iR_{i}$ theo ngược chiều kim đồng hồ.

Khi đó ta đổi chỗ $R_i$ và $R_{i+1}$ thì $B_i$ và $B_{i+1}$ không đổi. Khi đó $(1, 0)$ dù ở vị trí nào cũng ra kết quả ban đầu.

Tương tự ta xét các trườn hợp còn lại.

 

Theo 1), với mỗi cách viết tùy ý $R_{i_1}, R_{i_2}, ...., R_{i_n}$ có thể được tạo ra nhờ các bước hoán vị liên tiếp các điểm có vị trí $j$ và $j+1$, bắt đầu từ $R_1, R_2, ..., R_n$

Theo 2), qua mỗi bước hoán vị hai điểm có vị trí liên tiếp thì kết quả không đổi.

 

Do đó ta có điều phải chứng minh.




#690447 Chứng minh rằng $OP\perp AQ$.

Gửi bởi dogsteven trong 13-08-2017 - 19:30

Cho mình hỏi tại sao hai chùm điều hòa bằng nhau lại vuông góc

Mình có định lý sau: Xét hai chùm $x,y,z,t$ và $x', y', z', t'$ thỏa mãn $x\perp x', y\perp y', z\perp z'$. Khi đó $(xy, zt)=(x'y', z't')\Leftrightarrow t\perp t'$

Ở trên có $O(AD, PM)=A(SP, QA')$, có $OA\perp AS, OD\perp AP, OM\perp AA'$ nên $AP\perp AQ$




#690359 $\sum_{k=1}^{\frac{p-1}{2}...

Gửi bởi dogsteven trong 12-08-2017 - 20:46

Ta có: $p!\sum\limits_{k=1}^{\frac{p-1}{2}}\dfrac{1}{k}\equiv -p!\sum\limits_{k=1}^{p-1}\dfrac{(-1)^{k+1}}{k}\equiv -(p-1)!(2^p-2)\equiv 2^p-2\pmod{p^2}$




#690265 Chứng minh rằng $OP\perp AQ$.

Gửi bởi dogsteven trong 11-08-2017 - 21:41

Dựng $A'$ thuộc $SP$ sao cho $AA' || BC$, khi đó $O(AD, PM)=(AD, PM)=(A'Q, PS)=A(SP, QA')\Rightarrow OP\perp AQ$




#690194 VMF's Marathon Hình học Olympic

Gửi bởi dogsteven trong 11-08-2017 - 02:18

Bài toán 199. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, trực tâm $H$. $OH$ cắt $(O)$ tại $E, F$. $AH$ cắt $BC$ tại $D$. dựng các hình thang cân $ACBB'$ và $ABCC'$ với $BB' || AC, CC'|| AB$. $BC$ cắt $B'C'$ tại $X$. Chứng minh $E, F, X, D$ đồng viên.




#690193 VMF's Marathon Hình học Olympic

Gửi bởi dogsteven trong 11-08-2017 - 02:16

Hướng chứng minh cho Bài toán 196:

Chứng minh $J$ là tâm nội tiếp và $LP$ vuông góc với $QR$ => $LG$ đi qua trực tâm $AEF$ và $AQR$ nên $LG$ vuông góc với đường thẳng Gauss.

@halloffame: Lời giải này chưa hoàn thiện, đầy đủ.




#690119 Cho a + b = c, a >0, b > 0. Chứng minh rằng: $a ^{\fr...

Gửi bởi dogsteven trong 10-08-2017 - 15:29

$m=\dfrac{2008}{2009}<1$. Khi đó áp dụng bất đẳng thức Bernoulli $\dfrac{c^m}{a^m}\leqslant \dfrac{a+mb}{a}<\dfrac{a+b}{a}$ 

Do đó $a^m>\dfrac{ac^m}{a+b}$, tương tự ta có $b^m>\dfrac{bc^m}{a+b}$ nên $a^m+b^m>c^m$




#690118 Trên bảng cho đa thức $x^8+x^7$. Mỗi lần đc phép nhân đa thức vs...

Gửi bởi dogsteven trong 10-08-2017 - 15:15

Giả sử đến một lúc nào đó ta có đa thức $P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0$, ta sẽ chứng minh $(n-1)!.(na_{n}-a_{n-1})\vdots 8!-7!$

Với đa thức đầu tiên thì hiển hiên đúng.

Giả sử ta đang được đa thức $P(x)$ thỏa mãn tính chất trên.

Khi đó $P'(x)=na_n.x^{n-1}+(n-1)a_{n-1}.x^{n-2}+...+2a_2x+a_1$ cũng thỏa mãn vì $(n-2)!((n-1)na_n-(n-1)a_{n-1})=(n-1)!(na_n-a_{n-1})\vdots 8!-7!$

Và $P(x)(x+1)=a_nx^{n+1}+(a_n+a_{n-1})x^{n}+...+(a_1+a_0)x+a_0$ thỏa mãn vì $n!((n+1)a_n-a_n-a_{n-1})=n!(na_n-a_{n-1})\vdots 8!-7!$

 

Một lúc nào đó đến đa thức $ax+b$ thì $0!(1.a-b)\vdots 8!-7!$ nên $a-b\vdots 8!-7!\vdots 49$

 

Phương pháp làm: Spam nhiều vào sẽ ra!




#689848 Bất đẳng thức lượng giác

Gửi bởi dogsteven trong 07-08-2017 - 20:26

Anh Huyện có một cách phản chứng khá hay: Giả sử bất đẳng thức trên là sai. Khi đó nó lại mâu thuẫn với yêu cầu bài toán là chứng minh bất đẳng thức trên đúng. Do đó bất đẳng thức trên đúng (dpcm).

 

Em spam ạ!


  • Ren yêu thích


#689788 Tuần 2 tháng 8/2017: đường tròn $(D,DP)$ tiếp xúc với đường tròn...

Gửi bởi dogsteven trong 06-08-2017 - 23:02

Bài 1. Lấy $A'$ đối xứng với $A$ qua trung trực $BC$ ta suy ra $A', R, P$ thẳng hàng.

Mà $KO\perp AA'$, do đó $RP$ cắt $(O)$ tại $T$ khác $A'$ thì $D, T, L$ thẳng hàng và $DT=DP$

Tương tự như bước đầu của bạn ecchi123, ta có được $(AEF)$ cắt $(O)$ tại $S$ thì $\angle ASP=90^o$

$O'$ là tâm của $(AEF)$ thì $A', O', A$ thẳng hàng. Khi đó ta có góc $(SP, RK) = (SA, BC)=(SA, AO')=\angle O'AS = \angle STA'=(ST, RP)$
Do đó $\angle TSP = \angle PRK = \dfrac{\angle TDP}{2}$ nên $S$ thuộc $(D, DP)$
Ta có góc $(SD, BC)=2\angle STP = 2\angle O'AS = (SO', BC)$ nên $S, D, O'$ thẳng hàng. Suy ra $(D, DP)$ tiếp xúc với $(AEF)$



#689629 $DT$ đi qua điểm Lemoine của tam giác $ABC$.

Gửi bởi dogsteven trong 05-08-2017 - 15:58

Bổ đề 1 chứng minh làm sao ạ? Cho em xin cách giải bổ đề 1 ạ!!

$AS$ cắt $EF$ tại trung điểm $J$ thì $JTIS$ nội tiếp nên $ST\perp BC$




#689598 Đề thi trại hè Hùng Vương 2017 - Khối 11

Gửi bởi dogsteven trong 05-08-2017 - 14:21

Bài 2 liệu có thể giải quyết bằng phép Quay ?

Câu a có thể giải cực kỳ ngắn gọn bằng phép quay vector.




#689234 Đề thi trại hè Hùng Vương 2017 - Khối 11

Gửi bởi dogsteven trong 01-08-2017 - 17:55

Tổ hợp. Với hai tập $A, B$, ta định nghĩa $A+B=\{a+b| a\in A, b\in B\}$. Khi đó dễ thấy $|A+B|\leqslant |A|.|B|$

Thấy rằng $\forall x\in \{0, 1, 2, ..., 10^{2017}-1\}$ thì $x\in A_1+A_2+...+A_{2017}$ nên $|A_1+A_2+...+A_{2014}|\geqslant 10^{2017}$

Ta có $|A_1+A_2+...+A_{2017}|\leqslant |A_1|.|A_2+A_3+...+A_{2017}|\leqslant ... \leqslant |A_1|.|A_2|.....|A_{2017}|=k^{2017}$

Do đó $k\geqslant 10$. Với $k=10$,  đặt $A_i=\{0, 10^{i-1}, 2.10^{i-1}, ..., 9.10^{i-1}\}$

Do $x\in \{0, 1, 2, ..., 10^{2017}-1\}$ thì $x<10^{2017}$ nên có thể viết $x=a_1+a_2.10+a_3.10^2+...+a_{2017}.10^{2016}$ với $a_i\in \{0, 1, ..., 9\}$

Và hiển nhiên $a_i.10^{i-1}\in A_i$ nên ta có điều phải chứng minh.

Vậy $k$ bé nhất là $10$




#689131 Tuần 1 tháng 8/2017: $AU,BV,CW$ đồng quy

Gửi bởi dogsteven trong 30-07-2017 - 23:10

Bài 1. Đặt $\dfrac{LX}{XA}=k, d=AL, e=BL, z=CL$. Khi đó $\dfrac{1}{k}\vec{LD}+\vec{BD}+\vec{CD}=\vec{0}$

Do đó mà $ka^2\vec{LU}+f^2\vec{BU}+e^2\vec{CU}=\vec{0}$

Như vậy:

$\vec{BU}=\dfrac{(ka^2+e^2)\vec{BL}-e^2\vec{CL}}{ka^2+e^2+f^2}$

$\vec{CU}=\dfrac{(ka^2+f^2)\vec{CL}-f^2\vec{BL}}{ka^2+e^2+f^2}$

$\vec{AU}=\vec{AL}+\vec{LU}=\dfrac{-b^2\vec{BL}-c^2\vec{CL}}{a^2}+\dfrac{-f^2\vec{BL}-e^2\vec{CL}}{ka^2+e^2+f^2}$

Ta sẽ tìm $y,z$ thỏa mãn: $\vec{AU}+y\vec{BU}+z\vec{CU}=\vec{0}$ hay

$\dfrac{-b^2}{a^2}+\dfrac{y(ka^2+e^2)-(z+1)f^2}{ka^2+e^2+f^2}=-\dfrac{c^2}{a^2}+\dfrac{z(ka^2+f^2)-(y+1)e^2}{ka^2+e^2+f^2}=0$

Do đó $y=\dfrac{ka^2b^2+f^2(a^2+b^2+c^2)}{ka^4}, z=\dfrac{ka^2c^2+e^2(a^2+b^2+c^2)}{ka^4}$

Mà $a^2\vec{AL}+b^2\vec{BL}+c^2\vec{CL}=\vec{0}$ nên

$2c^2a^2-(a^2d^2+b^2e^2+c^2f^2)=e^2(a^2+b^2+c^2)$ và $2a^2b^2-(a^2d^2+b^2e^2+c^2f^2)=f^2(a^2+b^2+c^2)$

Do đó $\dfrac{y}{z}=\dfrac{(k+2)a^2b^2-(a^2d^2+b^2e^2+c^2f^2)}{(k+2)c^2a^2-(a^2d^2+b^2e^2+c^2f^2)}$

Tương tự với các cạnh còn lại và áp dụng định lý Ceva cho ta điều phải chứng minh.