Đến nội dung

VODANH9X

VODANH9X

Đăng ký: 15-05-2014
Offline Đăng nhập: 04-09-2017 - 09:18
***--

#683002 $9^x + 6^x = 2.4^x$

Gửi bởi VODANH9X trong 04-06-2017 - 10:13

Bái này dễ

Pt $\Leftrightarrow (\frac{9}{4})^{x}+(\frac{6}{4})^{x}=2$

Xét hám số $f(x)=(\frac{9}{4})^{x}+(\frac{6}{4})^{x}$

$f(x)$ đồng biến nên nên pt $f(x)=2$ có nghiệm duy nhất 

mà $x=0$ là nghiệm

Vậy pt có nghiệm duy nhất $x=0$




#677554 Tìm giới hạn: $\lim_{n\rightarrow +\infty }...

Gửi bởi VODANH9X trong 16-04-2017 - 11:28

2.

$1^{2}+2^{3}+...+n^{3}=(\frac{n(n+1)}{2})^{2}$

$\Rightarrow lim S = lim\frac{n^{2}(n+1)^{2}}{4(2n^{4}+3n^{2}+5)}=lim \frac{1}{8}$

3.

$2.1^{2}+2.2^{2}+...+(n+1)n^{2}=(1^{2}+2^{2}+...+n^{2})+(1^{3}+2^{3}+...+n^{3})=\frac{n(n+1)(2n+1)}{6}+\frac{(n(n+1))^{2}}{4}$ 

 đến đây quy đồng mà giải tiếp




#677548 Tìm giới hạn: $\lim_{n\rightarrow +\infty }...

Gửi bởi VODANH9X trong 16-04-2017 - 11:06

1.$\frac{k-1}{k!}=\frac{k}{k!}-\frac{1}{k!}=\frac{1}{(k-1)!}-\frac{1}{(k)!}$

$\Rightarrow \sum_{k=1}^{n}\frac{(k-1)}{k!}=1-\frac{1}{n!}$

$\Rightarrow lim =1$

 




#676428 Đề thi thử AMSTERDAM Hà Nội vòng 2 2016-2017

Gửi bởi VODANH9X trong 06-04-2017 - 18:07

Đề hay.

1.b)

Đặt $\sqrt{x}=a,\sqrt{y}=b,2\sqrt{z}=c$

$\Rightarrow a^{2}+a^{2}+a^{2}=ab+bc+ca\Rightarrow a=b=c$

Đến đây là ok rổi

2.b

Pt$\Leftrightarrow (x-y)^{2}+3(x-1)^{2}+(2x+3)^{2}=62$

 




#676427 Cho tam giác ABC có A(2;1;0);B(1;-1;1);C(0;1;4)

Gửi bởi VODANH9X trong 06-04-2017 - 17:48

Dễ mà

Gọi tâm I(a,b,c)

Lập hệ 3 pt 3 ẩn $AI^{2}=BI^{2} $

                           $AI^{2}=BI^{2} $
1 PT  nữa là (tích có hướng của AI vs BI) nhân  vecto CI $=0$

 




#650043 giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix...

Gửi bởi VODANH9X trong 17-08-2016 - 14:32

 $\left\{\begin{matrix}x^3+x+2-4/y=0 & & \\1+y^2-y^3(4x-2)=0& & \end{matrix}\right.$

Nhận xét $y=0$ không phải là nghiệm.Chia 2 vế của pt2 với $y^{3}$.Đặt $a=\frac{1}{y}$ ta được hệ

$\left\{\begin{matrix} x^{3}+x+2-4a=0&  & \\  a^{3}+a+2-4x=0&  & \end{matrix}\right.$

Trừ vế theo vế ta được $x^{3}+5x=a^{3}+5a$

$\Leftrightarrow a=x \Leftrightarrow \frac{1}{y}=x$.Thay vào pt1 ta được 

$x^{3}-3x+2=0\Leftrightarrow (x+2)(x-1)^{2}=0$

Suy ra $x=1,y=1$ và $x=-2,y=-\frac{1}{2}$




#650040 $\begin{cases}4x^{3}-12x^{2}+15x=(y+1)\sqrt{2y-1}+7\...

Gửi bởi VODANH9X trong 17-08-2016 - 14:11

 

$\left\{ \begin{array}{l} 4x^{3}-12x^{2}+15x=(y+1)\sqrt{2y-1}+7\\ 6(x-2)y-x+26=6\sqrt[3]{16x+24y-28} \end{array} \right. $

 

Pt 1 $\Leftrightarrow (2x-2)^{3}+3(2x-2)=(2y-1)\sqrt{2y-1}+3\sqrt{2y-1}$

$\Leftrightarrow 2x-2=\sqrt{2y-1}\Leftrightarrow 2y=4x^{2}-8x+5 $

Thay vào pt 2 ta được $6x^{3}-24x^{2}+31x-2=\sqrt[3]{48x^{2}-80x+32}$

Pt này chỉ có nghiệm $x=2$ nhưng mình vẫn chưa làm được bạn nào làm giúp mình nhé.




#650011 $\begin{Bmatrix}x^3-8x=y^3+2y\\ x^2-3y^2=6...

Gửi bởi VODANH9X trong 17-08-2016 - 10:25

Giải hệ phương trình: 

   $\begin{Bmatrix}x^3-8x=y^3+2y\\ x^2-3y^2=6\end{matrix}$

Bài này đưa về pt đẳng cấp bậc 3.

Pt 1 $\Leftrightarrow x^{3}-y^{3}=2(4x+y)\Leftrightarrow 3(x^{3}-y^{3})=6(4x+y)\Leftrightarrow 3(x^{3}-y^{3})=(x^{2}-3y^{2})(4x+y)$

$\Leftrightarrow x(x-3y)(x+4y)=0$

Thế vào giải là được




#650008 Topic: [LTDH] Mỗi ngày hai bất đẳng thức.

Gửi bởi VODANH9X trong 17-08-2016 - 10:08

Tiếp theo:

Bài 22: Cho $a,b,x,y$ là bốn số dương thỏa mãn: $a^5+b^5=2$ và $x,y\le 4$. Hãy tìm GTNN của biểu thức:

$P=\frac{x^2+2y^2+24}{xy(a^2+b^2)}$

Áp dụng bđt AM-GM:$a^{5}+a^{5}+1+1+1\geq 5a^{2}$

                                  $b^{5}+b^{5}+1+1+1\geq 5b^{2}$

$\Rightarrow 2a^{5}+2b^{5}+6\geq 5(a^{2}+b^{2})\Leftrightarrow a^{2}+b^{2}\leq 2$

$\Rightarrow P\geq \frac{x^{2}+2y^{2}+24}{2xy}=\frac{x}{2y}+\frac{y}{x}+\frac{12}{xy}$

Xét hàm số $f(x)=\frac{x}{2y}+\frac{y}{x}+\frac{12}{xy}$ với $0< x\leq 4$ và y là tham số

$f'(x)=\frac{x^{2}-2y^{2}-24}{2x^2y}\leq \frac{4^{2}-2.0^{2}-24}{2x^{2}y}=\frac{-8}{2x^{2}y}< 0$

Suy ra $f'(x)$ nghịch biến trên $0< x\leq 4$.Do đó $f(x)\geq f(4)$

suy ra $P\geq g(4)=\frac{2}{y}+\frac{y}{4}+\frac{3}{y}=\frac{5}{y}+\frac{y}{4}$

Xét hàm số $g(y)=\frac{5}{y}+\frac{y}{4}$ với $0< y\leq 4$ 

$g'(y)=-\frac{5}{y^{2}}+\frac{1}{4}\leq -\frac{5}{16}+\frac{1}{4}< 0$

Suy ra $g(y)$ nghịch biến trên $0< y\leq 4$.Suy ra $g(y)\geq g(4)=\frac{9}{4}$

Suy ra $P\geq \frac{9}{4}$ dấu bằng xảy ra khi $x=y=4$ và $a=b=1$




#649999 Topic toán THCS

Gửi bởi VODANH9X trong 17-08-2016 - 08:36

Tìm hai số, biết rằng tổng của chúng gấp 5 lần hiệu của chúng, còn tích của chúng gấp  24 lần hiệu của chúng.

Bài này chỉ là giải hệ pt thôi.Gọi hai số là a,b  ($a> b$)

Theo đề bài ta có $a+b=5(a-b)$ và $ab=24(a-b)$




#649991 Chứng minh rằng: $(C_{n}^{0})^{^{2}...

Gửi bởi VODANH9X trong 17-08-2016 - 07:57

Chứng minh rằng: $$(C_{n}^{0})^{^{2}} + (C_{n}^{1})^{^{2}} + (C_{n}^{2})^{^{2}} +...+ (C_{n}^{n})^{^{2}} = C_{2n}^{n}$$

Bài này không khó nhưng phải biết.

Xét $(x+1)^{2n}=C_{2n}^{0}+xC_{2n}^{1}+...+x^{n}C_{2n}^{n}+...+x^{2n}C_{2n}^{2n}$

Hệ số của $x^{n}$ là $C_{2n}^{n}$

Ta lại có $(x+1)^{2n}=(x+1)^{n}(x+1)^{n}=(C_{n}^{0}+xC_{n}^{1}+...+x^{n}C_{n}^{n})(x^{n}C_{n}^{0}+x^{n-1}C_{n}^{1}+...+C_{n}^{n})$

Khai triển ra ta được hệ số của $x^{n}$ là $(C_{n}^{0})^{2}+(C_{n}^{1})^{2}+...+(C_{n}^{n})^{2}$

Suy ra $(C_{n}^{0})^{2}+(C_{n}^{1})^{2}+...+(C_{n}^{n})^{2}=C_{2n}^{n}$ đpcm




#649965 Tính A = $1.C_n^1+2.C_n^2+...+n.C_n^n$

Gửi bởi VODANH9X trong 16-08-2016 - 22:08

Tính A = $1.C_n^1+2.C_n^2+...+n.C_n^n$

Xét $(x+1)^{n}=C_n^0+x.C_n^1+x^{2}.C_n^2+...+x^{n}.C_n^n$

Lấy đạo hàm 2 vế thay $x=1$ ta được kết quả $A=n.2^{n-1}$




#649432 Tìm đạo hàm của hàm số : $2^{1-a}-a$

Gửi bởi VODANH9X trong 13-08-2016 - 18:31

Tìm đạo hàm của hàm số :

$2^{1-a}-a=0$

Xét $f(a)=2^{1-a}-a$

$\Rightarrow f'(a)=-2^{1-a} ln2-1$




#649355 \left\{\begin{matrix} \sqrt{x^{2...

Gửi bởi VODANH9X trong 13-08-2016 - 09:52

Thay x+1-y=0 vào pt 1. Chứng minh vế còn lại dương với $x\geq 0$ như thế nào?

Mình xét hàm đó mà




#649335 Topic: [LTDH] Mỗi ngày hai bất đẳng thức.

Gửi bởi VODANH9X trong 13-08-2016 - 07:49

Lời giải của hai bài toán 11bài toán 12 hoàn toàn giống lời giải của bạn VODANH9Xcyldaquil. Nên mình xin đề xuất hai bài tiếp theo:

Bài 13: Tìm GTLN,GTNN của biểu thức:

$Q=\frac{\sqrt{3}}{4}(x+y+xy)+\frac{\sqrt{6}}{6}\sqrt{x^2+y^2-xy}$ biết $x,y$ thỏa mãn: $x,y\in (0,1]$ và $x+y=3xy$.

Bài 14: Cho $a,b,c$ là các số không âm thỏa mãn: $a>b>c$ và $3ab+5bc+7ca\le 9$. Tìm GTNN của biểu thức:

$P=\frac{32}{(a-b)^4}+\frac{1}{(b-c)^4}+\frac{1}{(c-a)^4}$. 

Bài 13:

Đặt $x+y=t\Rightarrow xy=\frac{t}{3}$

$\Rightarrow Q=\frac{\sqrt{3}}{3}t+\frac{\sqrt{6}}{6}\sqrt{t^{2}-t}$

$x+y=3xy\leq \frac{3}{4}(x+y)^{2}\Rightarrow x+y\geq \frac{4}{3}\Leftrightarrow t\geq \frac{4}{3}$

Ta lại có $(x-1)(y-1)\geq 0\Leftrightarrow xy+1\geq x+y\Leftrightarrow \frac{t}{3}+1\geq t\Leftrightarrow t\leq \frac{3}{2}$

Xét hàm $f(t)=\frac{\sqrt{3}}{3}t+\frac{\sqrt{6}}{6}\sqrt{t^{2}-t}$ trên $\frac{4}{3}\leq t\leq \frac{3}{2}$

Hàm này đồng biến trên đoạn đó.

Vậy Min $Q=f(\frac{4}{3})$ khi $x+y=3xy,x+y=\frac{4}{3} \Leftrightarrow x=y=\frac{2}{3}$

       Max$Q=f(\frac{3}{2})$ khi $x+y=3xy,x+y=\frac{3}{2} \Leftrightarrow x=1,y=\frac{1}{2}$,và ngược lại.