Đến nội dung

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Đăng ký: 23-06-2014
Offline Đăng nhập: 27-12-2018 - 13:25
**---

#674917 Cho tam giác $ABC$ biết $B(-2;1)$

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 21-03-2017 - 06:32

Cho tam giác $ABC$ biết $B(-2;1)$, đường cao và đường phân giác trong qua $A$, $C$ lần lượt là $d1=3x-4y+27=0$ và $d2=x+2y-5=0$. Viết phương trình các cạnh của tam giác.




#663588 $P=cosa.cos2a.cos4a...cos2^{n}a$

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 01-12-2016 - 22:14

Tính $P=cosa.cos2a.cos4a...cos2^{n}a$

$2^{n+1}.sina.P=2^n.(2sina.cosa)cos2a.cos4a...cos2^na=2^n.sin2a.cos2a.cos4a...cos2^na=...=sin2^na\Leftrightarrow P=\frac{sin2^{n+1}a}{2^{n+1}.sina}$




#657091 Tính A= $\frac{\sqrt{a^{3}+a^{2}...

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 08-10-2016 - 11:02

Gợi ý: $a(\sqrt[3]{2}-1)=(\sqrt[3]{2})^3-1=1 \Rightarrow a=\frac{1}{\sqrt[3]{2}-1}$

Thay vào tính từ từ nha bạn =))




#640910 Đề thi tuyển sinh chuyên Toán tỉnh Khánh Hòa vào năm học 2016-2017

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 17-06-2016 - 19:17

Untitled.png

Mình đóng góp cái hình thôi, chứ không làm được bài hình :D




#640632 Đề thi vào lớp 10 chuyên toán Long An

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 16-06-2016 - 08:07

13445678_1562495927384422_10209580246333

Câu 2:

$\Delta=4(m-1)^2+4(2m-5)=4m^2-16\geq 0 \Leftrightarrow m\geq 2 \vee m\leq -2$

Theo định lý $Vietè$, ta có: $x_{1}+x_{2}=2m-2;x_{1}x_{2}=-2m+5\Rightarrow x_{1}+x_{2}+2x_{1}x_{2}=26=2m-2+2(-2m+5)\Leftrightarrow -2m+8=26\Leftrightarrow m=-9$ (nhận)

Vậy $m=-9$

Câu 1:

a)$P=\frac{2\sqrt{x}+1+10\sqrt{x}+10-5}{(\sqrt{x}+1)(2\sqrt{x}+1)}=\frac{12\sqrt{x}+6}{(\sqrt{x}+1)(2\sqrt{x}+1)}=\frac{6}{\sqrt{x}+1}$ ($x\geq 0$)

b) Đễ $P$ là số nguyên tố, trước hết cần tìm giá trị của $x$ để $P$ là số nguyên dương

Từ câu a suy ra: $\sqrt{x}+1\in \left \{ 1;2;3;6 \right \}\Leftrightarrow x\in \left \{ 0;1;4;25 \right \}$

Ta thấy rằng chỉ khi $x\in \left \{ 1;4 \right \}$ thì $P$ mới là số nguyên tố nên chọn các giá trị của $x$ là $1;4$




#640627 Đề thi vào lớp 10 chuyên toán Long An

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 16-06-2016 - 07:53

Bài hình:

a) Có: $\left\{\begin{matrix} \widehat{SBM}=\widehat{BAE}\\ \widehat{SMB}=\widehat{BEA} \end{matrix}\right.$ (dựa vào tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau tại một điểm)

Vậy: $\Delta SBM\sim \Delta BAE\Rightarrow AB.BM=AE.BS$

b) Tam giác $BEC$ vuông ở $E$ có trung tuyến $EM$ nên $BM=EM$, từ câu a suy ra: $AB.EM=AE.BS$ $\Rightarrow \frac{AB}{BS}=\frac{AE}{EM}$, thêm nữa là $\widehat{AEM}=180^{\circ}-\widehat{MEC}=180^{\circ}-\widehat{MCE}=\widehat{ABC}+\widehat{BAE}=\widehat{ABC}+\widehat{SBM}$ (do $\Delta SBM\sim \Delta BAE$) $=\widehat{ABS}$

Suy ra: $\Delta AEM\sim \Delta ABS$ nên $\widehat{AME}=\widehat{ASB}$

Hình gửi kèm

  • Phieu dang ky anh van-1_zpscsjxjss0.jpg



#640413 Chứng minh BECF là hình chữ nhật.

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 15-06-2016 - 07:39

Cho đường tròn (O) và điểm A ở ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến AB (B là tiếp điểm) và đường kính BC. Trên đoạn OC lấy điểm I. Đường thẳng AI cắt (O) tại D và E (D thuộc AE). Gọi H là trung điểm DE.
a) Chứng minh ABDH nội tiếp.
b) Chứng minh $\frac{AB}{AE}=\frac{BD}{BE}$

c) Đường thẳng d đi qua E và song song AO, d cắt  BC tại K. Chứng minh HK // CD.

d) Tia CD cắt AO tại P, tia EO cắt BP tại F. Chứng minh BECF là hình chữ nhật.

Các bạn giải câu d?

d)

Kẻ $BQ$ vuông góc $AO$ tại $Q$

Dễ CM: $AG.AO=AB^2=AD.AE$, suy ra cặp tam giác $AQD$ và $AEO$ đồng dạng, suy ra $\widehat{AEO}=\widehat{AQD}=\widehat{DBF}$ (dễ CM $BQDP$ là tgnt do có $\widehat{BQP}=\widehat{BDP}=90^{\circ}$

Vậy $EBFD$ là tgnt, suy ra $O$ là trung điểm của $EF$, đồng thời cũng là trung điểm $BC$, suy ra đpcm

P/S: câu a phải là $ABOH$ chứ??

Hình gửi kèm

  • Phieu dang ky anh van-1_zpscsjxjss0.jpg



#640253 Đề thi môn Toán chuyên trường Chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình năm 2016-2017

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 14-06-2016 - 12:27

Bài hình:

a) $\widehat{BFC}=\widehat{BEC}=90^{\circ}\Rightarrow$ $BCEF$ là tứ giác nội tiếp

Gọi $N$ là giao điểm của $AO$ và $EF$, ta có: $\widehat{GAC}+\widehat{AEF}=\widehat{GBC}+\widehat{ABC}=\widehat{ABG}$ (do $BCEF$ là tứ giác nội tiếp)

Mà: tam giác $ABG$ nội tiếp đường tròn đường kính $AG$ nên tam giác $ABG$ vuông ở $B$, suy ra $\widehat{ABG}=90^{\circ}$, suy ra $\widehat{GAC}+\widehat{AEF}=90^{\circ}$

Vậy $AO$ vuông góc $EF$

b) Đầu tiên gọi $G'$ là điểm đối xứng của $H$ qua $M$, suy ra $BHCG'$ là hình bình hành nên góc $BG'C$ bằng góc $BHC$ và bằng $180^{\circ}-\widehat{BAC}$, suy ra $A,B,G',C$ cùng thuộc một đường tròn nên $G$ trùng $G'$

Đến đây ta có: $OM$ là đường trung bình của tam giác $AGH$ nên $2OM.AD=AH.AD$

Dễ CM: $AH.AD=AF.AB$ do cặp tam giác $AFH$ và $ADB$ đồng dạng với nhau (g.g)

Bài toán chuyển về thành chứng minh $AI^2=AF.AB$
Có: $BCEF$ là tứ giác nội tiếp nên $\widehat{AFI}=\widehat{BFE}=180^{\circ}-\widehat{ACB}=\widehat{AIB}$ nên 2 tam giác $AFI$ và $AIB$ đồng dạng (g.g)
Suy ra: $AI^2=AF.AB$
Vậy ta có điều phải chứng minh
c) tam giác $ABC$ cân ở $A$ nên dễ dàng CM $A$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$, khi này để $P$ lớn nhất thì mình dự đoán $x=0$ chứ chả biết làm :P

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#640247 Đề Toán vòng 2 chuyên Tin - tuyển sinh 10 chuyên Bình Thuận 2016-2017

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 14-06-2016 - 11:15

Đề Toán vòng 2 chuyên Tin - tuyển sinh 10 chuyên Bình Thuận 2016-2017

Bài 2a:

$x^2+\frac{1}{x^2}=7\Leftrightarrow (x+\frac{1}{x})^2=9\Leftrightarrow x+\frac{1}{x}=3(x>0)\Leftrightarrow x^3+\frac{1}{x^3}=27-3(x+\frac{1}{x})=18$




#640229 Đề thi vào lớp 10 toán THPT Chuyên năng kiếu Trần Phú

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 14-06-2016 - 10:29

Phương trình tương đương $x(3x-5)(3x-1)(3x-4)-7=0\Leftrightarrow \left ( 3x^{2}-x \right )\left ( 9x^{2}-15x+4 \right )-7=0$

Đặt $3x^{2}-5x=t\Rightarrow t(3t+4)-7=0\Leftrightarrow (t-1)(3t+7)=0$

Hình như mấy chỗ trên bị sai thầy ạ! $3x^2-5x=t$ thì $(3x^2-x)(9x^2-15x+4)$ đâu có bằng $t(3t+4)$ đâu thầy

Em nghĩ chỗ màu xanh phải là: $(3x^2-5x)(9x^2-15x+4)$




#640204 Đề thi vào lớp 10 toán THPT Chuyên năng kiếu Trần Phú

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 14-06-2016 - 08:53

Góp hình bài 3, mới tập xài GSP nên chưa biết vẽ câu c =)))

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#640189 Đề thi vào lớp 10 toán THPT Chuyên năng kiếu Trần Phú

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 14-06-2016 - 07:37

Bài 4: 

Áp dụng Schawrz, ta có:

$A\geq 2\frac{a+b+c}{3}+3\frac{9}{\sqrt{a+b+c}}=\frac{2(a+b+c)}{3}+\frac{27}{\sqrt{a+b+c}}$

Dễ thấy rằng: $\sqrt{a+b+c}\geq 3$

Suy ra: $A\geq \frac{2(a+b+c)+27}{\sqrt{a+b+c}}\geq 15$

BĐT cuối hiển nhiên đúng vì đặt: $\sqrt{a+b+c}=t,t-3\geq 0$ ta được: $\frac{2t^2+27}{t}\geq 15\Leftrightarrow (2t-9)(t-3)\geq 0$

Dấu bằng xảy ra khi a=1;b=3;c=5.

Sai ở chỗ màu đỏ nhé!

Đến chỗ màu xanh mình nghĩ phải chọn điểm rơi




#639633 Tính $G=(a-b)^{2016}$

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 11-06-2016 - 19:20

1.Cho $a^{2}+b^{2}=2 ; (a+b)(2+2ab)=8$

   Tính $F=(a+b-2)^{10}$

$a^2+b^2=2=(a+b)^2-2ab\Leftrightarrow 2ab=(a+b)^2-2$

Suy ra: $(a+b)(2+(a+b)^2-2)=8\Leftrightarrow a+b=2$

Vậy: $F=0$




#638661 Chứng minh tồn tại các số nguyên a, b, c sao cho: $0 < \left |...

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 07-06-2016 - 10:28

Các anh/chị/bạn cho em/mình hỏi 3 bài số học....

1. Tìm tất cả các số nguyên tố p và các số nguyên dương x, y thỏa mãn:

$\left\{\begin{matrix} p - 1 = 2x(x+2)\\ p^{2} - 1 = 2y(y+2) \end{matrix}\right.$

2. Tìm tất cả các số nguyên dương n sao cho tồn tại các số nguyên dương x, y, z thỏa mãn:

$x^{3} + y^{3} + z^{3} = nx^{2}y^{2}z^{2}$

3. Chứng minh tồn tại các số nguyên a, b, c sao cho:

$0 < \left | a + b\sqrt{2} + c\sqrt{3} \right | < \frac{1}{1000}$

bài 3 mình nghĩ là ngồi mò $a,b,c$ thôi :D nếu mò ra được thì suy ra tồn tại, còn nếu không được thì....mình chịu :3 hihi




#638635 mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được bao nhiêu lít nước.

Gửi bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO trong 07-06-2016 - 08:06

Hai chiếc bình rỗng giống nhau có cùng dung tích là 375 lít. Mỗi bình có một vòi nước chảy vào và dung lượng nước chảy trong một giờ là như nhau. Người ta mở cho hai vòi cùng chảy vào bình nhưng sau 2 giờ thì khoá vòi thứ hai lại và sau 45 phút mới tiếp tục mở lại. Để hai bình cùng đầy một lúc người ta phải tăng dung lượng vòi thứ hai thêm 25 lít/giờ. 
Tính xem mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được bao nhiêu lít nước.

Bạn xài phương pháp đặt ẩn phụ đi! Sau đó lập hệ phương trình