Đến nội dung

nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

Đăng ký: 23-12-2014
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#742720 Cho n>4 là một hợp số sao cho $n\mid \varphi (n)\sigm...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 26-12-2023 - 07:27

Cho n>4 là một hợp số sao cho $n| \varphi (n)\sigma (n)+1$. Chứng minh rằng n có ít nhất ba ước nguyên tố phân biệt

Bổ đề

Không tồn tại hai số nguyên $a,b\ge 2$ thỏa mãn $ab\mid a^2+b^2-2$.

 

Giả sử $n$ có hai ước nguyên tố là $p$ và $q$. Nếu $p^2\mid n$ thì $p\mid \varphi(n)$ dẫn đến $p\mid 1$ (vô lí), do vậy $n=pq$. Từ đây thay vào giả thiết ta có

\[pq\mid (p-1)(q-1)\cdot(p+1)(q+1)+1\iff pq\mid p^2+q^2-2.\]

Theo Theorem thu được mâu thuẫn.

 

 

Ghi chú. Một số bài toán khác cũng sử dụng bước nhảy Vi-ét ở đâyđây.




#742704 Đề thi HSG 9 THPT chuyên Amsterdam

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 25-12-2023 - 15:01

Lớp 9 học giải phương trình đa thức rồi à :D

Các bạn lớp 9 hiện tại học nhiều ghê anh ạ  :wacko: .

 

Bài V.

1) Cho $2024$ số nguyên dương $x_1,x_2,\dots,x_{2024}$ được viết thành một hàng ngang theo thứ tự đó, thỏa mãn $x_1=1$ và với mỗi $k\in\{,1,2,\dots,2024\}$, tổng của $k$ số liên tiếp bất kì trong hàng chia hết cho $x_k$. Chứng minh rằng $x_{2024}\le 2^{1012}-1$.

Với mỗi số nguyên $n$ đặt $X_n=x_1+x_2+\dots+x_n$, từ giả thiết dễ thấy

\[x_n\mid X_{n-1},\qquad x_{n+1}\equiv 1\pmod{x_n}.\tag{$\ast$}\]

Trước tiên ta sẽ nháp để xem các giá trị của dãy số như thế nào. Dễ thấy $x_2=1$ và $x_3\in \{1,2\}$, với hai trường hợp của $x_3$ thì ta sẽ tính các giá trị khác với mong muốn mỗi giá trị $x_n$ đạt giá trị lớn nhất, đồng thời thỏa mãn điều kiện $(\ast)$.

\[\begin{array}{c|cccccccccc}n& 1& 2& 3& 4& 5& 6& 7& 8& 9& 10\\\hline x_n& 1& 1& \color{red}{2}& 1& 1& 2& 1& 3& 4& 1 \\ X_n& 1& 2& 4& 5& 6& 8& 9& 12& 16&  \end{array}\qquad \begin{array}{c|cccccccccc}n& 1& 2& 3& 4& 5& 6& 7& 8& 9& 10\\\hline x_n& 1& 1& \color{red}{1}& 3& 1& 7& 1& 15& 1& 31 \\ X_n& 1& 2& 3& 6& 7& 14& 15& 30& 31&  \end{array}\]

Từ đây ta thấy rằng các giá trị của $x_{2n}$ lớn hơn khi $x_3=1$ và cũng phù hợp với yêu cầu chứng minh của đề bài :icon6: . Cũng dựa vào bảng giá trị thì nghĩ đến việc quy nạp đồng thời

\[X_{2n}\le 2^{n+1}-2\qquad\text{và}\qquad x_{2n}\le 2^n-1.\]

Spoiler



#742700 $f(x+f(y))=f(x+y)+f(y),\forall x,y>0$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 25-12-2023 - 11:21

Tìm tất cả hàm số f : $\mathbb{R^{+}}$ $\rightarrow$ $\mathbb{R^{+}}$ thỏa mãn:

$f(x+f(y))=f(x+y)+f(y),\forall x,y>0$

Nếu tồn tại số dương $k$ sao cho $f(k)<k$ thì ta thay $x:=k-f(k)$ và $y:=k$ sẽ thấy ngay vô lí, do vậy

\[f(x)\ge x,\quad \forall x>0.\tag{1}\]

Cố định số dương $y_0$, thay $x:=x-y_0$ và $y:=y_0$ ta có $f\big(x+f(y_0)-y_0\big)=f(x)+f(y_0)$ với mọi $x>y_0$. Như vậy ta có kết quả

\[f(x+a)=f(x)+b,\quad \forall x>y_0\tag{2}\]

với $a=f(y_0)-y_0$ và $b=f(y_0)$ là các hằng số.

Do đó tồn tại hằng số $T=|2a-b|\ge 0$ sao cho

\[f(x)=f(x+T),\quad \forall x>c\]

với $c$ là hằng số nào đó. Như vậy với $n$ là số nguyên dương bất kì ta có

\[f(x)=f(x+nT)\overset{(1)}{\ge} x+nT.\]

Nếu $T$ dương thì từ bất đẳng thức trên dễ thấy vô lí khi cố định $x$ và cho $n\to \infty$. Vậy $T=0$, do đó

\[2a=b\implies 2(f(y_0)-y_0)=f(y_0)\implies f(y_0)=2y_0.\]

Thử lại thì hàm $f(x)\equiv 2x$ thỏa đề.

 

 

Ghi chú. Gần đây dạng PTH trên $\mathbb{R}^+$ với tính chất $f(x+a)=f(x)+b$ như trên được xử lí khá triệt để, bài toán này vốn nằm trong IMO Shortlist 2007 là một ví dụ điển hình.




#742676 $[(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2]^2(a^2+b^2+c^2)-18(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2\g...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 24-12-2023 - 10:40

Cho $a, b, c$ là các số thực bất kì, chứng minh rằng: $$[(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2]^2(a^2+b^2+c^2)-18(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2\geq0$$

Bài này nhìn cực kì nguy hiểm nhưng thật ra chỉ cần để ý rằng: đồng thời tăng $a,b,c$ một lượng $t$ thì vế phải là $18(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2$ không đổi, trong khi đó vế trái tăng, do vậy ta chỉ cần chứng minh trong trường hợp có một số bằng $0$. Phần còn lại là bất đẳng thức hai biến không quá khó.

 

Ghi chú. Hai bài tương tự ở đâyđây.




#742673 Đề thi HSG Toán 9, tỉnh Thái Bình năm học 2023-2024

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 24-12-2023 - 10:30

Bài 7. Cho a, b là các số nguyên thỏa mãn $a,b\neq -1$ và $\frac{(a-1)(a+1)^{2}+(b-1)(b+1)^{2}}{a+b+ab+1}$ là số nguyên.

            Chứng minh rằng $a^{2023}b^{2024}-a$ chia hết cho $a^{2}+a$.

Thấy rằng

\[\frac{(a-1)(a+1)^{2}+(b-1)(b+1)^{2}}{a+b+ab+1}=\frac{b^2-1}{a+1}+\frac{a^2-1}{b+1}.\]

Đặt $\frac{b^2-1}{a+1}=\frac{x}{y}$ và $\frac{a^2-1}{b+1}=\frac{z}{t}$ với $x,y,z,t$ là các số tự nhiên sao cho ƯCLN$(x,y)=$ƯCLN$(z,t)=1$. Theo giả thiết thì 

\[\frac{xt+yz}{yt}=\frac{x}{y}+\frac{z}{t}\in\mathbb{Z}\implies yt\mid xt+yz\implies y\mid xt\implies y\mid t.\]

Ngoài ra 

$$\frac{x}{y}\cdot \frac{z}{t}=(a-1)(b-1)\in\mathbb{Z}\implies yt\mid xz\implies y\mid z.$$

Mà ƯCLN$(z,t)=1$ nên $y=1$. Như vậy $\frac{b^2-1}{a+1}$ là số nguyên, nghĩa là $a+1\mid b^2-1$. Phần còn lại thì biến đổi

$$a^{2023}b^{2024}-a=ab^{2024}(a^{2022}-1)+a(b^{2024}-1).$$

Vì $a+1$ là ước của cả $a^{2022}-1$ lẫn $b^{2024}-1$ nên ta có điều cần chứng minh.

 

Ghi chú. Bài này dựa trên Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2007.




#742348 $x_n100^{n-1}+x_{n-1}100^{n-2}+...+x_1...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 04-12-2023 - 18:33

Cho $p$ là số nguyên tố lớn hơn $5$. Có tồn tại hay không số $n\in \mathbb{N^{*}}$ và các số nguyên dương $x_1, x_2, ..., x_n \in (1,9)$ sao cho:

$x_n100^{n-1}+x_{n-1}100^{n-2}+...+x_1\equiv 0 (mod p)$

Nhìn nguy hiểm nhưng bài này lại rất tầm thường. Câu trả lời là tồn tại, trường hợp $p\neq 11$ thì chọn $n=p-1$ và tất cả các số $x_i=2$, khi đó

\[2\left(100^{p-2}+\dots+100+1 \right )=\frac{2(100^{p-1}-1)}{99}.\]

Vì $p\mid 100^{p-1}-1$ và ƯCLN$(99,p)=1$ nên biểu thức trên là bội của $p$. Trường hợp $p=11$ thì bạn tự nghĩ thử nhé.




#742347 $\frac{a+b+c}{3}-\sqrt[3]{abc}...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 04-12-2023 - 18:26

cho a,b,c là các số thực dương. CMR:
$\frac{a+b+c}{3}-\sqrt[3]{abc}\leq max {(\sqrt{a}-\sqrt{b})^{2},(\sqrt{b}-\sqrt{c})^{2},(\sqrt{c}-\sqrt{a})^{2}}$

                                                                                    (đề chọn đội tuyển dự thi Toán quốc tế, Mỹ năm 2000)

Bài này khá lỏng, dễ thấy 

\[\max \left( (\sqrt{a}-\sqrt{b})^{2},(\sqrt{b}-\sqrt{c})^{2},(\sqrt{c}-\sqrt{a})^{2}\right )\ge \frac{\sum (\sqrt{a}-\sqrt{b})^{2}}{3}=\frac{2}{3}\left(\sum a-\sum \sqrt{ab}\right).\]

Như vậy ta cần chứng minh

\[\frac{1}{3}\sum a-\sqrt[3]{abc}\le\frac{2}{3}\left(\sum a-\sum \sqrt{ab}\right)\iff \sum a+3\sqrt[3]{abc}\ge 2\sum\sqrt{ab}.\]

Tuy nhiên theo bất đẳng thức Schur thì

\[\sum a+3\sqrt[3]{abc}\ge \sum\sqrt[3]{ab}(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b})\ge \sum\sqrt[3]{ab}\cdot 2\sqrt{\sqrt[3]{ab}}=2\sum \sqrt{ab}.\]




#742329 $\int_{0}^{1}(f'(x))^{2}=\in...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 02-12-2023 - 17:28

Mọi người giúp mình bài này với ạ:

Cho hàm số f(x) có đạo hàm liên tục trên [0;1] thỏa mãn $f(1)=0$ và $\int_{0}^{1}(f'(x))^{2}=\int_{0}^{1}(x+1)e^{x}f(x)dx=\frac{e^{2}-1}{4}$. Tính $\int_{0}^{1}f(x)dx$

Ta có

\[\int_{0}^{1}(x+1)e^{x}f(x)\mathrm{d}x=xe^xf(x)\Big|_0^1-\int_{0}^{1}xe^xf'(x)\mathrm{d}x,\]

kết hợp với giả thiết suy ra $\int_{0}^{1}xe^xf'(x)\mathrm{d}x=\frac{1-e^2}{4}$. Theo bất đẳng thức tích phân thì

\[\left(\int_{0}^{1}xe^xf'(x)\mathrm{d}x\right)^2\le \int_{0}^{1}\left(xe^x \right )^2\mathrm{d}x\cdot \int_{0}^{1}\left(f'(x) \right )^2\mathrm{d}x.\]

Tích phân từng phần sẽ tìm được $\int_{0}^{1}\left(xe^x \right )^2\mathrm{d}x=\left.\frac{e^{2x}(2x^2-2x+1)}{4}\right|_0^1=\frac{e^2-1}{4}$, như vậy dấu bằng của bất đẳng thức trên xảy ra nên $f'(x)=k\cdot xe^x$ với $k$ là hằng số. Phần còn lại không khó.




#742265 A,B là 2 ma trận khả nghịch.Biết $A^{5}=I$,$AB^...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 27-11-2023 - 17:45

Cho A,B là hai ma trận khả nghịch. Giả sử $A^{5}=I$, $AB^{2}=BA$ và B#I. Tìm số nguyên k nhỏ nhất sao cho $B^{k}=I$, trong đó I là ma trận đơn vị.

 

Ta sẽ chứng minh rằng với số nguyên dương $n$ thỏa mãn $A^{-n}BA^n=B^{2^n}$ thì $A^{-n-1}BA^{n+1}=B^{2^{n+1}}$, thật vậy

\[B^{2^{n+1}}=\left(B^{2^n} \right )^2=\left(A^{-n}BA^n \right )^2=A^{-n}B^2A^n=A^{-n}(A^{-1}BA)A^n=A^{-n-1}BA^{n+1}.\]

Theo giả thiết thì $A^{-1}BA=B^2$, kết hợp với kết quả vừa chứng minh ta có

\[A^{-5}BA^5=B^{2^5}\implies B=B^{32}\implies B^{31}=I.\]

Với $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa mãn $B^k=I$ thì $k\mid 31$, mà $k\neq 1$ nên $k=31$.




#742240 giải phương trình $x^{4}-1=3y^{2}$ với x,y nguy...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 26-11-2023 - 19:32

Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm  nguyên dương:

$x^{4}-1=3y^{2}$

Bài này không hề tầm thường. Ljunggren đã chứng minh rằng phương trình $x^4-Dy^2=1$ có tối đa hai nghiệm, chứng minh của Cohn theo mình có thể hiểu kha khá dựa vào toán sơ cấp.




#742203 CMR: $a+b+c \geq ab + bc + ac$.

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 24-11-2023 - 07:56

Bài này có hướng giải theo cách lớp 9 không ạ
Cho $a, b, c$ là các số thực không âm thoả mãn:

$ab + bc + ac + abc\leq 4$. CMR: $$ab+bc+ac \leq a+b+c.$$

Theo nguyên lí Đi-rich-lê thì trong ba số $a-1,b-1,c-1$ phải có hai số cùng dấu; giả sử là $a-1$ và $b-1$. Khi đó

\[c(a-1)(b-1)\ge 0\implies c\ge ac+bc-abc\implies a+b+c\ge a+b-abc+ac+bc.\]

Như vậy ta cần chứng minh

\[a+b-abc+ac+bc\ge ab+bc+ca\iff a+b\ge ab(c+1).\]

Mặt khác theo giả thiết thì $c\le \frac{4-ab}{a+b+ab}$ (ở đây đang xét $a^2+b^2\neq 0$), do đó ta cần chứng tỏ

\[a+b\ge ab\left(\frac{4-ab}{a+b+ab}+1\right)\iff \frac{(a-b)^2}{a+b+ab}\ge 0.\]




#742153 $\left \{ x^2 \right \}+\left \{ y^2...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 17-11-2023 - 22:12

Chứng minh phương trình $\left \{ x^2 \right \}+\left \{ y^2 \right \}=\left \{ z^2 \right \}$ có vô số nghiệm trên tập $\mathbb{Q}\setminus \mathbb{Z}$

Gọi $a,b,c$ là các số nguyên dương thỏa mãn
\[2a^2<b^2\quad\text{và}\quad 2a^2+b^2=c^2,\tag{$\ast$}\]
khi đó $2\left(\frac{a}{b}\right)^2+1=\left(\frac{c}{b}\right)^2$. Như vậy với $x=y=\frac{a}{b}$ và $z=\frac{c}{b}$ thì phương trình $\{x^2\}+\{y^2\}=\{z^2\}$ có nghiệm trên $\mathbb{Q}\setminus \mathbb{Z}$.
Phần còn lại là chứng minh có vô số nghiệm, ta sẽ thực hiện điều đó bằng cách chứng tỏ rằng có vô hạn bộ ba số $a,b,c$ đôi một nguyên tố cùng nhau thỏa mãn $(\ast)$. Để ý đẳng thức
\[2(2mn)^2+(2m^2-n^2)^2=(2m^2+n^2)^2.\]
Từ đây ta chọn $a=2mn,b=2m^2-n^2$ và $c=2m^2+n^2$ với $m,n$ là hai số nguyên dương nguyên tố cùng nhau thỏa mãn $n<\frac{m}{2}$ và $n$ lẻ.
 
Ghi chú. Một bài toán khá tương tự như sau: Chứng minh rằng với mọi số nguyên $n\ge 2$ thì luôn tồn tại các số $x_1,x_2,\dots,x_n,x_{n+1}\in \mathbb{Q}\setminus \mathbb{Z}$ thỏa mãn
\[\left \{ x_1^3 \right \}+\left \{ x_2^3 \right \}+\dots+\left \{ x_n^3 \right \}=\left \{ x_{n+1}^3 \right \}.\]



#742139 tổng tất cả các ước dương của $n$ là $n(p-1)$ với $p...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 15-11-2023 - 20:45

Tìm số nguyên dương $n$ sao cho tổng tất cả các ước dương của $n$ (tính cả $n$) là $n(p-1)$ với $p$ là ước nguyên tố lớn nhất của $n$

Kí hiệu $\sigma(n)$ là tổng các ước dương của $n$, bài này sẽ được xử lí thông qua đánh giá sau:

\[\frac{\sigma(n)}{n}\le \text{Số ước nguyên tố của}\ n.\]

Giả sử phân tích thừa số nguyên tố của $n$ là $p_1^{a_1}p_2^{a_2}\dots p_k^{a_k}$ ($p_i$ là các số nguyên tố đôi một phân biệt, $a_i$ là các số nguyên dương), khi đó

\[\begin{align*} \frac{\sigma(n)}{n}=\prod_{i=1}^k\left ( 1+\frac{1}{p_i}+\dots+\frac{1}{p_i^{a_i}} \right )&<\prod_{i=1}^k\left ( 1+\frac{1}{p_i}+\dots+\frac{1}{p_i^{a_i}} +\cdots\right )\\&=\prod_{i=1}^k\frac{1}{1-\frac{1}{p_i}}<\prod_{i=1}^k\frac{1}{1-\frac{1}{i+1}}=k+1.\end{align*}\]

Với kết quả này thì phần còn lại không hề khó, kết hợp với giả thiết thì $p-1\le k$, mặt khác $p\ge 2k-1$ nên $k\le 2$. Từ đây bạn tự xử lí, chỉ cần xét $n\in \{2^x,3^x,2^x3^y\}$ rồi giải phương trình nghiệm nguyên.

 

Ghi chú. Một số bài toán nghiệm nguyên liên quan đến hàm số học có thể tham khảo tại đây, đâyđây.




#742047 $(3^n-1) \vdots 2^{^{2023 }}$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 06-11-2023 - 09:32

Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất sao cho

$(3^n-1) \vdots 2^{^{2023 }}$

Để tránh sử dụng bổ đề nâng lũy thừa thì làm như sau. Đặt $n=2^ab$ với $a,b$ là các số tự nhiên sao cho $b$ lẻ, khi đó

\[3^n-1=\big(3^{2^a}\big)^b-1=\left(3^{2^a}-1 \right )\bigg[\underbrace{\big(3^{2^a}\big)^{b-1}+\big(3^{2^a}\big)^{b-2}+\dots+3^{2^a}+1}_{B} \bigg].\]

Dễ thấy $B\equiv b\pmod{2}$, mà $b$ lẻ nên $B$ lẻ. Như vậy

\begin{equation}\label{1}2^{2023}\mid 3^n-1\iff 2^{2023}\mid 3^{2^a}-1.\end{equation}

Tiếp theo ta có

\[\begin{align*}3^{2^a}-1=( 3^{2^{a-1}}-1 )( 3^{2^{a-1}}+1)=\dots &=(3-1)(3+1)(3^2+1)\dots(3^{2^{a-1}}+1 )\\ &=8(3^2+1)(3^4+1)\dots(3^{2^{a-1}}+1 ).\end{align*}\]

Với mọi $k\in\{1,2,\dots,a-1\}$ thì $3^{2^k}+1$ là bội của $2$ nhưng không phải bội của $4$, do vậy $3^{2^a}-1$ là bội của $8\cdot 2^{a-1}=2^{a+2}$ nhưng không phải bội của $2^{a+3}$. Dẫn đến

\begin{equation}\label{2}2^{2023}\mid 3^{2^a}-1\iff a+2\ge 2023\iff a\ge 2021.\end{equation}

Từ \eqref{1} và \eqref{2} suy ra $n=2^{2021}$ là số nhỏ nhất cần tìm.




#742037 $ \frac{n}{x_1^2+x_2^2+x_3^2+\dots+ x_n^2}\leq\sum_{...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 05-11-2023 - 19:11

Mời mọi người giải trí với bài tổng quát này nhé. 

Xét các số thực dương $x_1,x_2,x_3\ldots, x_n$ thỏa mãn $x_1x_2x_3\dots x_n=1$. Chứng minh rằng $$ \frac{n}{x_1^2+x_2^2+x_3^2+\dots+ x_n^2}\leq\sum_{cyc}\frac{1}{x_1^2+x_2+x_3+\dots+x_n}\leq \frac{n}{x_1+x_2+x_3+\dots+ x_n} $$

Vế trái dễ hơn chỉ cần sử dụng bất đẳng thức Cô-si Sơ-vác dạng mẫu, kết hợp với $\sum_{i=1}^nx_i^2\ge \sum_{i=1}^nx_i$.

Giờ đây tập trung vào vế phải, để cho dễ trình bày thì mình sẽ chứng minh với $n=3$ (các trường hợp khác tương tự). Ta có

\[\begin{align*} \sum\frac{1}{x_1^2+x_2+x_3}&=\sum\frac{1+x_2+x_3}{(x_1^2+x_2+x_3)(1+x_2+x_3)}\\&\le \sum\frac{1+x_2+x_3}{(x_1+x_2+x_3)^2}\\&=\frac{3+2(x_1+x_2+x_3)}{(x_1+x_2+x_3)^2}\\&\le \frac{x_1+x_2+x_3+2(x_1+x_2+x_3)}{(x_1+x_2+x_3)^2}\\&=\frac{3}{x_1+x_2+x_3}.\end{align*}\]