Đến nội dung

viet nam in my heart

viet nam in my heart

Đăng ký: 22-02-2015
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

Đề chọn đội tuyển HSG QG Phú Thọ 2016-2017

24-09-2016 - 20:39

Ngày 1:

Bài 1: Xét dãy số thực vô hạn $x_1,x_2,...,x_n$ thỏa mãn 

$|x_{m+n}-x_{m}-x_{n}| < \dfrac{1}{m+n}$ với mọi số nguyên dương $m,n$

Chứng minh rằng $(x_n)$ là cấp số cộng

Bài 2: Cho tam giác $ABC$ ngoại tiếp $(I)$. Các cạnh $AB,AC$ tiếp xúc với $(I)$ tại $E,F$. Đường thằng qua $B$ song song với $AC$ cắt $EF$ tại $K$. $CK$ cắt $AB$ tại $G$. Chứng minh tam giác $AIG$ vuông

Bài 3: Một hàng cây bưởi Đoan Hùng gồm $17$ cây thẳng hàng đánh số cây theo thứ tự là các số tự nhiên từ $1$ đến $17$. Ban đầu mỗi cây có một con đậu trên đó để hút mật hoa. Sau đó, cứ mỗi giờ có hai con ong nào đó bay sang hai cây bên cạnh để tìm và hút mật nhưng theo hai chiều ngược nhau. Hỏi sau giờ có hay không trường hợp mà 

a) Không có con ong ở cây có số thứ tự chẵn 

b) Có $9$ con ong ở cây cuối cùng 

Bài 4: Tìm tất cả các đa thức hệ số nguyên $P(x)$ khác đa thức không sao cho $10^n-3n-2016$ chia hết cho $P(n)$ với mọi số nguyên dương $n$

Ngày 2:

Bài 5: Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ hệ số thực thỏa mãn

$$(x^2-6x+8)P(x)-(x^2+2x)P(x-2)=6x^2-12x$$ 

Bài 6: Cho đường tròn $(O)$ và dây cung $AB$. Các đường tròn $(O_1)$ và $(O_2)$ nằm về một phía đối với đường thẳng $AB$, Tiếp xúc với nhau tại $T$ đồng thời tiếp xúc trong với đường tròn $(O)$. Tiếp tuyến chung tại $T$ của $(O_1),(O_2)$ cắt đường tròn $(O)$ tại $C$ (Với $C$ thuộc nửa mặt phẳng bờ $AB$ chứa $(O_1),(O_2)$). Chứng minh rằng $T$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$

Bài 7: Với mỗi số nguyên dương $n$, gọi $f(n)$ là số cách chọn các dấu cộng, trừ trong biểu thức $E_n= \pm 1 \pm 2 \pm \dots \pm n$ sao cho $E_n=0$. Chứng minh rằng

a) $f(n)=0$ khi $n \equiv 1,2 (mod 4)$ 

a) Khi $n \equiv 0,3 (mod 4)$ ta có $\dfrac{\sqrt{2^n}}{2} \leq f(n) \leq 2^n -2^{1+[\dfrac{n}{2}]}$


Epsilon số 10

13-08-2016 - 20:26

Tạp chí Epsilon số 10 được ra mắt ngày 13 tháng 6 tại đây:https://www.facebook...035513/?fref=ts

Xem trực tiếp tại: https://drive.google...1MtZ3pBd0E/view

File gửi kèm  epsilon_vol10_2016August.pdf   5.61MB   1154 Số lần tải


Tổng hợp bổ đề hình học olympic

14-07-2016 - 19:51

Một tài liệu tổng hợp các bổ đề hình học

Nguồn: AOPS

File gửi kèm  Lemmas in olympiad geometry.pdf   165.58K   2803 Số lần tải


Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Vĩnh Phúc năm học 2016-2017 (vòng 2)

11-06-2016 - 12:47

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc                          KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 2016-2017

                Đề chính thức                                                                               ĐỀ THI MÔN: TOÁN

                                                                                       Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Toán, chuyên Tin

                                                                                       Thời gian làm bài : 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1:(2,0 điểm)  Cho phương trình: $x^4+3x^3-mx^2+9x+9=0$ ($m$ là tham số)

a) Giải phương trình khi $m=-2$

b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình đã cho có ít nhất một nghiệm dương

Câu 2:(3,0 điểm)

a) Giải phương trình: $3x^2-4x\sqrt{4x-3}+4x-3=0$

b) Tìm tất cả các nghiệm nguyên $x,y$ của phương trình $x^2=y^2\left(x+y^4+2y^2\right)$

Câu 3:(1,0 điểm) Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a+b+c=3$. Chứng minh rằng:

$$4\left(a^2+b^2+c^2\right)-\left(a^3+b^3+c^3\right) \geq 9$$

Câu 4:(3,0 điểm) Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$ với $AB<AC$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$. $AM$ cắt $(O)$ tại điểm $D$ khác $A$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $MDC$ cắt đường thẳng $AC$ tại $E$ khác $C$.Đường tròn ngoại tiếp tam giác $MDB$ cắt đường thẳng $AB$ tại $F$ khác $B$

a) Chứng minh rằng hai tam giác $BDF,CDE$ đồng dạng và ba điểm $E,M,F$ thẳng hàng

b) Chứng minh rằng $OA \perp EF$

c) Phân giác của góc $\widehat{BAC}$ cắt $EF$ tại điểm $N$. Phân giác của các góc $\widehat{CEN}$ và $\widehat{BFN}$ lần lượt cắt $CN,BN$ tại $P$ và $Q$. Chứng minh rằng $PQ$ song song với $BC$

Câu 5:(1,0 điểm) Tập hợp $A = \{1;2;3;,,,;3n-1;3n\}$ với $n$ là một số nguyên dương được gọi là tập hợp cân đối nếu có thể chia $A$ thành $n$ tập hợp con $A_1,A_2,...,A_n$ và thỏa mãn hai điều kiện sau:

   i) Mỗi tập hợp $A_i(i=1,2,..,n)$ gồm $3$ số phân biệt và có một số bằng tổng của hai số còn lại

   ii) Các tập hợp $A_1,A_2,..,A_n$ đôi một không có phần tử chung

a) Chứng minh rằng tập $A = \{1;2;3;...;92;93\}$ không là tập hợp cân đối

b) Chứng minh rằng tập $A = \{1;2;3;...;830;831\}$ là tập hợp cân đối

-------------Hết-------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Vĩnh Phúc năm học 2016-2017 (vòng 1)

10-06-2016 - 17:29

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc                          KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 2016-2017

                Đề chính thức                                                                               ĐỀ THI MÔN: TOÁN

                                                                                       Dành cho tất cả các thí sinh

                                                                                       Thời gian làm bài : 120 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1:(2,0 điểm)  Cho phương trình: $x^2-2mx+m+2=0$ ($m$ là tham số)

a) Giải phương trình khi $m=2$

b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình có nghiệm duy nhất

Câu 2:(2,0 điểm) Cho biểu thức $A=\left(\dfrac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}+1}-\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}\right)\left(\dfrac{1}{2\sqrt{x}}-\dfrac{\sqrt{x}}{2}\right)^2(x>0,x \neq 1)$

a)Rút gọn $A$

b) Tìm tất cả các giá trị của $x$ để $\dfrac{A}{\sqrt{x}} >3$

Câu 3:(2,0 điểm)  Cho hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} \left(m+1\right)x-2y=-1 \\  x+my=5\end{matrix}\right.$, với $m$ là tham số

a) Giải hệ phương trình khi $m=2$

b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để hệ có nghiệm duy nhất $(x,y)$ sao cho $5x+y$ lớn nhất

Câu 4:(3,0 điểm) Cho nửa đường tròn $(O)$ có tâm là $(O)$ và đường kính $AB=2R$ ($R$ là một số dương cho trước). Gọi $M,N$ là hai điểm di động trên đường tròn $(O)$. sao cho $M$ thuộc cung $\stackrel\frown{AN}$ và tổng khoảng cách từ $A$ và $B$ đến đường thẳng $MN$ bằng $R\sqrt{3}$. Gọi $I$ là giao điểm của các đường thẳng $AN$ và $BM$;$K$ là giao điểm của các đường thẳng $AM$ và $BN$

a) Chứng minh rằng bốn điểm $K,I,M,N$ cùng nằm trên một đường tròn $(C)$

b) Tính độ dài đoạn thẳng $MN$ và bán kính đường tròn $(C)$ theo $R$

c) Xác định ví trí của $M,N$ sao cho tam giác $KAB$ có diện tích lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó theo $R$

Câu 5:(1,0 điểm) Cho $x,y,z$ là các số thực không âm thỏa mãn $x^2+y^2+z^2+xyz=4$. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biểu thức $P=x+y+z$

-------------Hết-------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

P\s: Biết ngay năm nay ra bất là câu cuối mà (vẫn là bài quen thuộc)